NGƯỜI VIỆT NAM CÔNG GIÁO 6
Chương 6. SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH THẾ GIỚI VÀ NƯỚC VIỆT-NAM
Tại Vatican, sáng 11.12.2007, Đức Hồng Y Renato Martino, Chủ Tịch Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hòa bình đã mở cuộc họp báo để công bố Sứ điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 nhân ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 41, ngày 01.01.2008 với chủ đề ”Gia đình nhân loại: cộng đồng hòa bình”.
Trong Sứ điệp Hòa bình thứ 3 của mình, Đức Biển Đức 16 đặc biệt bênh vực định chế gia đình trước những đe dọa ngày nay. Từ phạm vi nhỏ hẹp của gia đình tự nhiên, Ngài tiếp sang phần thứ 2 của Sứ Điệp và nói đến gia đình nhân loại, với căn nhà chung là trái đất, và Ngài cũng nhấn mạnh đến nghĩa vụ phải bảo vệ môi sinh.
Trong phạm vi chương nầy, chúng tôi đề nghị chúng ta dọc lại vài đoạn Sứ Điệp nói đến gia đình tự nhiên và gia đình nhân loại, nhưng chỉ giới hạn trong những người gọi nhau là đồng bào, là người Việt-Nam.
I. - SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH THẾ GIỚI.
1. Đầu năm mới, tôi muốn gửi những lời chúc hòa bình nhiệt tình tới mọi người nam nữ trên thế giới và một sứ điệp đầy hy vọng, mang một chủ đề mà tôi đặc biệt quan tâm: ‘Gia đình, cộng đồng hòa bình’. Thực vậy, hình thức hiệp thông đầu tiên giữa con người với nhau chính là sự hiệp thông mà tình yêu phát sinh giữa một người nam và một người nữ, quyết định kết hiệp với nhau một cách bền vững để cùng nhau xây dựng một gia đình mới. Nhưng các dân tộc trên thế giới cũng được mời gọi thiết lập giữa họ những quan hệ liên đới và cộng tác, trong tư cách là các phần tử của gia đình nhân loại duy nhất, như Công đồng chung Vatican II đã tuyên bố: « Mọi dân tộc họp thành một cộng đồng duy nhất, có chung một nguồn gốc, vì Thiên Chúa đã làm cho toàn thể nhân loại cư ngụ trên toàn trái đất, và họ có cùng một mục tiêu tối hậu là Thiên Chúa».
Gia đình, xã hội và hòa bình
2. Gia đình tự nhiên, trong tư cách là cộng đồng hiệp thông sâu xa trong cuộc sống và tình yêu, dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ (Vui mừng và Hy vọng số 48), là nơi đầu tiên của sự nhân bản hóa con người và xã hội, là ‘chiếc nôi của sự sống và tình yêu’ (Người tín hữu giáo dân, số 40). Vì thế, thật hợp lý khi gia đình được gọi là xã hội tự nhiên đầu tiên, ‘một định chế do Thiên Chúa thiết lập, làm nền tảng cho đời sống con người, như kiểu mẫu của mọi trật tự xã hội” (Toát yếu Học thuyết Xã hội của Hội Thánh, số 211).
3. Trong một đời sống gia đình lành mạnh, người ta cảm thấy những yếu tố cơ bản của hòa bình: công lý và tình thương giữa anh chị em, năng quyền của cha mẹ được biểu lộ, sự phục vụ yêu thương đối với những phần tử yếu thế nhất, vì còn nhỏ, bệnh tật hoặc già yếu, sự tương trợ lẫn nhau trước những nhu cầu của cuộc sống, sự sẵn sàng đón nhận người khác và nếu cần tha thứ cho họ. Vì thế, gia đình là người giáo dục đầu tiên và không thể thay thế được về hòa bình. Do đó, không lạ gì nếu bạo lực, xảy ra trong gia đình, thì bị coi là điều đặc biệt không thể dung thứ được. Khi quả quyết gia đình ‘là tế bào đầu tiên và sinh tử của xã hội’ (Apostolicam Actuositatem, số 11), người ta nói lên một điều thiết yếu. Gia đình cũng là nền tảng của xã hội vì gia đình giúp thực hiện những kinh nghiệm quan trọng về hòa bình. Vì thế cộng đồng nhân loại không thể bỏ qua những sứ vụ mà gia đình hoàn tất. Người đang thụ huấn có thể học nếm hương vị đích thực của hòa bình ở chính trong ”tổ ấm” nguyên thủy mà thiên nhiên chuẩn bị cho họ? Từ ngữ gia đình chính là một từ ngữ hòa bình; cần phải luôn xuất phát từ nơi gia đình để không đánh mất việc sử dụng từ ngữ hòa bình. Trong sự lạm phát ngôn ngữ ngày nay, xã hội không thể không tham chiếu ”văn phạm” mà mọi đứa trẻ đều học từ những cử chỉ và cái nhìn của cha mẹ trước khi học từ những lời nói của cha mẹ em.
4. Vì có nhiệm vụ giáo dục các phần tử của mình, nên gia đình là chủ thể có những quyền đặc biệt. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, vốn là một thắng lợi của nền văn minh pháp lý về giá trị thực sự phổ quát, khẳng định rằng ”gia đình là nòng cốt tự nhiên và cơ bản của xã hội và gia đình có quyền được xã hội và Nhà Nước bảo vệ” (điều 16/3). Về phần mình, Tòa Thánh đã nhìn nhận một phẩm giá pháp lý đặc biệt của gia đình khi công bố Hiến chương về các quyền gia đình. Lời Tựa có ghi: « Các quyền của con người, cho dù được biểu lộ như quyền của cá nhân, nhưng cũng có một chiều kích xã hội cơ bản, chiều kích này tìm được trong gia đình một sự biểu lộ bẩm sinh và rất quan trọng ». Các quyền được liệt kê trong Hiến Chương là một sự biểu lộ và diễn tả rõ ràng luật tự nhiên, được ghi trong tâm khảm và được lý trí biểu lộ cho con người. Việc phủ nhận hoặc giới hạn các quyền của gia đình, làm lu mờ chân lý về con người, đe dọa chính nền tảng của hòa bình.
5. Vì thế, kẻ nào, dù vô tình, cản trở định chế gia đình, thì cũng làm cho hòa bình trong toàn thể cộng đồng, quốc gia và quốc tế, trở nên mong manh, vì làm suy yếu tác nhân chính yếu của hòa bình. Đây là một điểm đáng đặc biệt suy nghĩ: tất cả những gì góp phần làm suy yếu gia đình tự nhiên, trực tiếp hay giám tiếp cản trở sự sẵn sàng của họ đón nhận một sự sống mới trong tinh thần trách nhiệm, những gì ngăn cản quyền của gia đình trở thành chủ thể đầu tiên chịu trách nhiệm về giáo dục con cái, thì cũng là một chướng ngại trên con đường hòa bình. Gia đình cần nhà ở, công ăn việc làm và một sự nhìn nhận đúng đắn đối với hoạt động nội trợ của cha mẹ, của trường học đối với con cái, trợ giúp y tế căn bản cho mọi người. Khi xã hội và chính trị không dấn thân giúp đỡ gia đình trong các lãnh vực ấy, thì sẽ thiếu một nguồn mạch thiết yếu để phụng sự hòa bình. Đặc biệt, các phương tiện truyền thông xã hội, do tiềm năng giáo dục của chúng, có một trách nhiệm đặc biệt trong việc cổ võ tôn trọng gia đình, trong việc diễn tả những mong đợi và các quyền của gia đình, làm nổi bật vẻ đẹp gia đình.
Nhân loại là một đại gia đình
6. Để sống an bình, cộng đồng xã hội cũng được kêu gọi noi theo các giá trị làm nền tảng cho gia đình. Điều này có giá trị đối với các cộng đồng địa phương cũng như các cộng đồng quốc gia; có càng có giá trị đối với cộng đồng các dân tộc, là gia đình nhân loại đang sống trong căn nhà chung là trái đất. Trong viễn tượng đó, ta không thể quên rằng gia đình nảy sinh từ sự ưng thuận chung kết và trách nhiệm giữa một người nam và một người nữ, và họ sống sự ưng thuận ấy với ý thức về những con cái dần dần gia nhập gia đình của họ. Để được thịnh vượng, cộng đồng gia đình cần có sự đồng thuận quảng đại của mọi phần tử. Cần làm sao để ý thức này cũng trở thành một xác tín chung của tất cả những người được kêu gọi họp thành gia đình chung của nhân loại. Cần biết chấp nhận ơn gọi mà Thiên Chúa đã ghi khắc trong chính bản tính của chúng ta. Chúng ta không sống cạnh nhau một cách tình cờ; tất cả chúng ta đang tiến bước trên cùng một con đường như con người và, vì thế, như anh chị em với nhau. Do đó, điều thiết yếu là mỗi người dấn thân sống cuộc sống của mình trong thái độ trách nhiệm đối với Thiên Chúa, nhìn nhận Ngài là nguồn mạch nguyên thủy cuộc sống của mình cũng như của tha nhân. Chính nhờ đi ngược lên tới Nguyên Lý Tối Cao mà ta có thể nhận thức giá trị vô điều kiện của mọi người, và nhờ đó có thể đặt những tiền đề để xây dựng một nhân loại an bình. Nếu không có Nền Tảng siêu việt ấy, thì xã hội chỉ là một tập hợp những người láng giềng, chứ không phải là một cộng đồng anh chị em, được kêu gọi họp thành một đại gia đình.
Gia đình, cộng đồng nhân loại và môi sinh
7. Gia đình cần một mái nhà, một môi trường theo mức độ của mình, trong đó có thể thiết lập quan hệ giữa các phần tử với nhau. Đối với gia đình nhân loại, căn nhà ấy chính là trái đất, là môi trường mà Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã ban cho chúng ta để chúng ta cư ngụ trong tinh thần sáng tạo và trách nhiệm. Chúng ta cần phải chăm sóc môi sinh: môi sinh được ủy thác cho con người bảo vệ và giữ gìn trong một tinh thần tự do trách nhiệm, luôn để ý tới công ích của mọi người như một tiêu chuẩn để thẩm định. Dĩ nhiên con người có giá trị tối thượng so với toàn thể thiên nhiên. Tôn trọng môi sinh không có nghĩa là coi thiên nhiên vật chất hay động vật là quan trọng hơn con người. Đúng hơn, điều ấy có nghĩa là mỗi người không thể coi thiên nhiên một cách ích kỷ như thể nó hoàn toàn nhắm phục vụ cho tư lợi của mình, vì các thế hệ mai sau cũng có quyền được hưởng những lợi ích của thiên nhiên, và khi làm như thế, họ thi hành cùng một tinh thần tự do trách nhiệm mà chúng ta đang đòi hỏi cho mình. Cũng không được quên những người nghèo, trong nhiều trường hợp, họ bị gạt ra ngoài, không được hưởng những tài nguyên thiên nhiên được dành cho tất cả mọi người. Ngày nay, nhân loại lo lắng cho tương lai sự quân bình môi sinh. Về vấn đề này, nên thẩm định một cách khôn ngoan, trong một cuộc đối thoại giữa các chuyên gia và những người khôn ngoan, không đưa ra những phán đoán có tính chất ý thức hệ để đi tới những kết luận hấp tấp và nhất là bằng cách cùng nhau tìm kiếm một kiểu mẫu phát triển dài hạn, bảo đảm an sinh của mọi người, trong niềm tôn trọng sự quân bình môi sinh. Nếu việc bảo vệ môi sinh có những giá phải trả, thì cần phải chia đồng đều cái giá ấy, để ý đến những khác biệt trong sự phát triển tại các nước và tình liên đới đối với các thế hệ tương lai. Hành động khôn ngoan thận trong không có nghĩa là không lãnh nhận trách nhiệm và hoãn lại các quyết định; đúng hơn có nghĩa là dấn thân cùng nhau đưa ra các quyết định, sau khi đã cứu xét trong tinh thần trách nhiệm những con đường phải theo, với mục đích củng cố liên minh giữa con người và môi sinh, liên minh ấy phải phản ánh tình thương sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng từ đó chúng ta xuất phát và chúng ta đang tiến về cùng Ngài.
II. ĐẤT NƯỚC VIỆT-NAM.
1. Giới hữu quyền.
Các gia đình ngu?i Việt (còn được gọi là đồng bào), sống trên Đất Nước Việt-Nam, từ ải Nam Quan đến mũi Cà mau, liên kết làm thành xã hội Việt-Nam và tiếp sức cho xã hội bằng việc phục vụ sự sống: gia đình sinh ra các công dân và, trong gia đình, họ thực tập các nhân đức xã hội. Gia đình là linh hồn cho sự sinh hoạt và sự phát triển xã hội Việt-Nam.
Trong gia đình, cha mẹ có quyền phụ huynh thì cũng có nghĩa vụ chăm sóc đầy đủ cho các con. Các gia đình hợp những xã hội được gọi là Phường, Quận, Tỉnh… và, cuối cùng, Nhà Nước trung ương. Mổi cấp cũng có thể được coi như một gia đình gồm những công dân bình đẳng nhau. Ai sẽ có quyền và bổn phận lo cho các người khác ?
Bởi thế, người ta đã phát minh ra việc bầu cử. Những công dân muốn có quyền chăm sóc các đồng bào khác thì nộp dơn xin ứng cử. Đơn xin đó cần hợp lệ hóa bởi Mặt trận Tổ quốc. Sau khi tuyên bố kết quả bầu cử, ứng cử viên đắc cử có quyền ‘phục vụ’ đồng bào cử tri. Tùy theo từng cấp, họ là ủy viên của các Ủy ban Nhân dân và, nếu được bầu vào Quốc hội thì có danh xưng là Đại Biểu. Những vị nầy được gọi là dân cử.
Ngoài ra, cũng có những công dân có khả năng đặc biệt được được bổ nhiệm như Thống đốc Ngân hàng nhà nước, … hay như bộ trưởng được Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm. Những vị nầy được gọi là công cử.
2. Trách nhiệm giới chính trị.
Nguyên tắc, khi có quyền thì cũng có bổn phận đi kèm. Bổn phận ở đây là mang lại hòa bình cho các gia đình họp thành đơn vị bầu cử, nơi mình được bầu để hành xử quyền hành này. Trong đó, ít nhất phải quan tâm giúp gia đình có nhà ở, công ăn việc làm cho cha mẹ, trường học cho con cái và trợ giúp y tế căn bản cho mọi người.
3. Ngu?i Việt còn cần đến Tín ngưỡng.
Hiện tại, Ngu?i Việt ngày càng có nhiều Đức Tin nơi các Tôn giáo. Bằng chứng, nhiều nhà thờ, chùa chiền được dựng nên đó đây.
Tín hữu các tôn giáo tích cực trong các công tác xã hội như giúp đở các người nghèo khổ, bệnh tật, nạn nhân bảo lụt… Họ tiếp tay với Nhà nước rất nhiều trong việc mang lại sự an bình cho các nạn nhân bảo lụt khắp nơi, trong thời gian qua.
Giáo Hội Công Giáo được kêu gọi chia sẻ niềm Hy vọng bằng luôn đề xuất con đường đối thoại. Chỉ một cuộc đối thoại tín nhiệm và xây dựng giữa các thành phần của xã hội dân sự cũng đủ mở ra một niềm hy vọng mới cho toàn dân Việt-Nam.
« Giáo Hội, vì sứ mạng và chức năng mình, không lẫn lộn với một cộng đồng chánh trị và không bị gắn liền với bất cứ hệ thống chánh trị nào » (Vui mừng và Hy vọng số 76). Bởi thế ‘cộng đồng chánh trị và Giáo Hội độc lập với nhau và tự trị trong lãnh vực chuyên biệt của mình’. Nhưng vì cả hai cùng được mời gọi hoàn tất sứ mạng riêng biệt phục vụ cùng một tập thể con người (toàn dân Việt-Nam), sự phục vụ sẽ càng hữu hiệu nếu ‘cả hai thực hiện nhiều hơn nữa một sự hợp tác lành mạnh với nhau’. Vì ‘sự hợp tác lành mạnh nầy’, Giáo Hội mời tín hữu dấn thân cho sự phát triển mọi người Việt và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng. Giáo Hội không muốn thay người trách nhiệm của Nhà nước, công việc của cá nhân hay tập thể.
Để thực hiện sự ‘hợp tác lành mạnh’ nầy, Giáo Hội mong đợi nơi chánh quyền tôn trọng toàn diện sự độc lập và tự trị của Giáo Hội mà quyền Tự do Tôn giáo quí giá đã được khẳng định trong Công Đồng Vatican II và trong những Tuyên ngôn và Quy ước quốc tế, cho từng cá nhân và những cộng đồng tôn giáo.
Thư Chung của Hội đồng Giám mục năm 2007: ‘Giáo dục hôm nay, Xã hội và Giáo hội ngày mai’ được đưa ra nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm vào năm 2010. Điều đó thật đúng lúc khi mà khắp nơi trên thế giới, giáo dục đang là một vấn đề thời sự nóng bỏng và đặc biệt hơn nữa, tại Việt Nam, nhiều người cho rằng đã đến lúc cần phải cương quyết nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục.
Mục đích của nền giáo dục Kitô giáo không chỉ là rèn luyện nhân cách con người thành hữu ích đối với bản thân, gia đình và xã hội, mà còn là giúp con người sống xứng đáng với tư cách con Thiên Chúa để mai sau trở thành công dân nước trời. Sứ mạng đó được khơi nguồn từ Chúa Cha, được thực hiện nơi Chúa Con và được kiện toàn nhờ Chúa Thánh Thần.
Báo Nhân Dân ngày 29.12.2007 có kể: « Ngày 28-12, Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động 5 năm 2002-2007, bầu đoàn đại biểu tham dự Đại hội Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam lần thứ V.
Đại diện Ban Tôn giáo, Ủy ban MTTQ thành phố; Ban Đoàn kết Công giáo các quận, huyện cùng nhiều linh mục, bà con giáo dân trong thành phố dự.
Năm năm qua, cùng các hoạt động tín ngưỡng, bà con giáo dân thành phố còn tham gia nhiều phong trào thi đua bảo vệ an ninh Tổ quốc; tích cực hưởng ứng cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; quyên góp giúp đỡ đồng bào nghèo, đồng bào bị thiên tai, bão lụt... do MTTQ thành phố phát động.
Trong hoạt động từ thiện xã hội, giáo dân thành phố đã đóng góp hơn 120 tỷ đồng và 25.000 USD. Riêng năm 2007, ngoài đóng góp hơn 40 tỷ đồng giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, còn có 2.066 lượt người tham gia hiến máu nhân đạo...
Hội nghị đã biểu quyết bầu 26 đại biểu chính thức đi dự Đại hội Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam lần thứ V tại Thủ đô Hà Nội vào quý I năm 2008. »
Quỹ cứu trợ bão lụt tại Việt Nam do nguyệt san ‘Dân Chúa Âu Châu’ thu được: 52.658 Euro, nguyệt san ‘Dân Chúa Úc châu’ thu được: 19.180 Úc kim (Ngoài ra các Cha Tuyên Úy các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Úc cũng quyên góp và LM Chủ tịch Liên Tu sĩ Úc sẽ có báo cáo); Quỹ VietCatholic Charity: 42.125 USD. Ngoài ra, Quỹ Cứu Trợ của Liên Đoàn CGVNHK sẽ được báo cáo riêng.
4. Nhà ở cho gia đình và cơ sở cho tôn giáo
Luật ‘Đất đai’ ngày 26.11.2003 qui định:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Luật này quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Điều 2. Đối tượng áp dụng. Đối tượng áp dụng Luật này bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai;
2. Người sử dụng đất;
3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.
Điều 3. Áp dụng pháp luật
1. Việc quản lý và sử dụng đất đai phải tuân theo quy định của Luật này. Trường hợp Luật này không quy định thì áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
2. Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
3. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó.
4. Nhận chuyển quyền sử dụng đất là việc xác lập quyền sử dụng đất do được người khác chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới.
5. Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này.
6. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
7. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới…
Việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới không đến nơi chốn, nên đã có rất nhiều gia đình không có nhà ở.
Tu viện Dòng Thánh Giuse tại Nha Trang bị chánh quyền sở tại trưng dụng từ năm 1975 đến nay vẫn chưa hoàn trả cho giáo hội. Khu vực này được sử dụng làm xí nghiệp quốc doanh khai thác và chế biến thủy sản từ nhiều năm qua. Linh Mục Lưu Minh Hoàng và giáo dân đã yêu cầu trả lại nhưng không thành
Thaùng cơ quan từ thiện MISERIOR của Đức quyết định tài trợ 9 tỷ đồng cho Dòng Thánh Giuse để xây bệnh viện trên khu đất này. Đúng vào ngày 15 tháng 3, đại diện của MISERIOR đến khảo sát thực địa thì chánh quyền không tiếp đón cũng không cử người tới làm việc, nên dự án đó có thể bị hủy bỏ. Kết quả, người nghèo không được trợ giúp y tế căn bản. (xem số 5 Sứ điệp nói trên.)
Ngày 03.12.2007, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Sài gòn, đã gởi TÂM THƯ đến tín hữu công giáo Giáo phận cho biết việc Đức Hồng Y khiếu nại với Chánh quyền về đất đai của Chủng viện Thánh Giuse. Đức Tổng Giám mục viết:
Trước năm 1975, Hội Đồng Quản Trị Giáo Phận Công Giáo đã để cho các linh mục người Pháp thuộc Hội thừa sai Paris (MEP) sử dụng. Năm 1976, khi các Cha bị trục xuất, Chánh quyền thành phố lúc đó đã trưng thu khu đất ?y mà không có sự bàn bạc và trao đổi trước với Toà Tổng Giám Mục. Có lẽ Chính quyền đã hiểu lầm rằng đây là tài sản của các linh mục MEP, trong khi đó là tài sản của Giáo phận chúng ta. Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã từng khiếu nại với Chính quyền về vấn đề này nhưng không nhận được câu trả lời nào.
Trước hết, về cơ sở 11 Nguyễn Du, thuộc Giáo Phận TPHCM, được biết rằng suốt từ năm 1976 đến nay, nhà nước đã giao cho Viện Quy Hoạch và Thiết Kế thuộc Bộ Xây Dựng để làm văn phòng, sau đó làm xưởng cưa và cuối cùng thì lại làm thành nhà ở cho cán bộ công nhân viên, gọi là khu nhà tập thể 11 Nguyễn Du. Hiện nay, đang có 50 hộ gia đình sống ở đây.
Suốt nhiều năm qua, nhiều lần Toà Giám Mục đã gửi văn thư để xin nhà nước trả lại, nhưng không được đáp ứng. Cho đến cuối tháng 11 vừa qua, Ủy Ban Nhân Dân TPHCM lại gửi cho Toà Giám Mục Sàigòn một văn thư xác nhận rằng “không có cơ sở xem xét giải quyết”
Năm 2004, qua cha Tổng đại diện của giáo phận, Đức Hồng Y nhắc lại với Chính quyền Thành phố lời đề nghị của giáo phận mong muốn được hoàn trả lại khu nhà đất 4.000m2 nói trên và Người đã không nhận một câu trả lời nào. Cách đây hai tuần, Uỷ ban nhân dân thành phố gửi cho Người một văn thư, trong đó xác định rằng việc Toà Tổng Giám Mục đòi lại khu nhà đất 11 Nguyễn Du là ‘không có cơ sở xem xét giải quyết”. Đức Hồng Y cũng được báo tin rằng Công ty Quản lý nhà quận I cho tiến hành đo vẽ xác định hiện trạng và lập hồ sơ kỹ thuật bán nhà cho các hộ gia đình sinh sống tại đây.
Ngày 15.12.2007, Ð?c Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà nội, cung lên tiếng với chính quyền về đất Tòa Khâm Sứ và xin dân Chúa cầu nguyện:
- Từ nhiều năm qua, sinh họat của Tổng giáo phận bị giới hạn vì thiếu thốn cơ sở vật chất. Có những Thánh Lễ, người tham dự phải tràn ra đường phố.
- Hội đồng Giám mục Việt nam, tổ chức đứng đầu Giáo hội Công giáo tại Việt nam, chưa có một địa điểm để đặt trụ sở chính.
Từ nhiều năm nay, Tòa Tổng Giám mục và Hội đồng Giám mục đã nhiều lần đệ đơn lên Chính quyền các cấp xin giao lại Tòa Khâm sứ để Giáo hội có đủ phương tiện cần thiết cho những họat động tôn giáo tối thiểu. Đề nghị chính đáng của tôn giáo chưa được đáp ứng, trong khi đó Quận Hoàn Kiếm lại dùng Tòa Khâm sứ để kinh doanh buôn bán. Trước đây đã bán phở, nay lại mở ngân hàng. Và ngày 13-12-2007 vừa qua thêm kinh doanh giữ xe với quang cảnh thật hỗn độn.
Vì thế, xin anh chị em hãy tích cực cầu nguyện để những nơi tôn nghiêm của tôn giáo được tôn trọng, nhu cầu chính đáng của Giáo phận và của Hội đồng Giám mục được đáp ứng và những sinh họat tôn giáo được thuận lợi, góp phần xây dựng xã hội, đặc biệt khuôn mặt của thủ đô được tốt đẹp.
Tín hữu Công giáo Hà nội đã đáp ứng thật tích cực. Những buổi đọc kinh, cầu nguyện đã được tổ chức với sụ tham dự của nhiều ngàn người. Chính quyền quận Hoàn Kiếm gia tăng thái độ khiêu khích và thách thức Giáo Hội. Giữa buổi chiều đã ngang nhiên cho nhân viên gắn bảng hiệu "Nhà Văn Hoá" và "Phòng VHTT-TDTT Quận Hoàn Kiếm" (Phòng Văn hoá Thông tin - Thể dục Thể thao).
Sáng hôm nay, ngày 30.12.2007, Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng đã vui vẽ đến gặp Đức Tổng Giám mục Hà nội và đã đi tham quan phần đất Tòa Khâm sứ. Hy vọng.
Về phía Tổng Giáo phận Sàigòn, ngày 25.12.2007, Đài Á châu tự do đã phát đi lời Linh mục Huỳnh Công Minh (thành viên hàng đầu Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam), tổng đại diện giáo phận cho biết:
“Đức Hồng Y đã công khai, chính thức viết thư cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân trong giáo phận để cho giáo dân biết tình hình của cơ sở, một phần của đại chủng viện, một khu nhà đất, nhà nước đã tịch thu sau 30-4-75, toà Giám Mục cũng khiếu nại từ lúc đó, người ta không giải quyết và toà Giám Mục cũng vẫn khiếu nại.
Cho nên Đức Hồng Y thông báo cho biết tình hình. Như đã nói trong thư, Đức Hồng Y đã có văn bản khiếu nại với nhà nứơc, chính quyền, và kêu mời mọi người cầu nguyện, trong tinh thần Công Giáo, không muốn tạo thành một chuyện đối đầu hay gây rắc rối. Nhưng quyền lợi của mình, mình yêu cầu, không được giải quyết thì mình khiếu nại.
Để tạm kết phần nầy, ước gì Nhà nước xem xét để cung cấp một nơi ở xứng đáng cho các gi đình chưa có nhà ở. Xét trả lại những cơ sở của các tôn giáo, dựa trên sự công bình, chứ không vì lý do chánh trị nhất thời. Như ông Nguyễn Thế Danh, Phó ban tôn giáo Chính phủ Việt Nam đã hứa.
Ngày 23/01.2007, hai hôm trước buổi gặp gỡ giữa Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, trong bài ‘Việt nam trong nỗ lực cải thiện quan hệ với Vatican http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/01/23/InterviewMrNguyenTheDanDeputyVietnamReligionCommittee_GMinh/ Gia Minh phóng viên đài Á Châu Tự Do (RFA) phỏng vấn ông Nguyễn Thế Danh, Phó ban tôn Giáo Chính Phủ Viêt Nam, đã hỏi:
- Đối với giáo hội công giáo thì có nhiều cơ sở được mượn từ năm 1975, nay người ta muốn trả lại thì nay được giải quyết thế nào?
và ông Nguyễn Thế Danh: đã trả lời:
- Việt Nam trải qua chiến tranh rất lâu nên có nhiều tồn tại. Về cơ sở tôn giáo thì không riêng gì của công giáo,chúng tôi có chính sách như luật đất đai, trong đó nói rằng chính quyền các cấp chủ yếu là Ủy ban Nhân dân UBND tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo, quỹ đất địa phương và nhu cầu sinh hoạt tôn giáo để xem xét cấp quyền sử dụng đất cho tổ chức tôn giáo để phục vụ cho mục đích sử dụng tôn giáo lâu dài mà không thu tiền sử dụng đất.
Nghĩa là nhà nước Việt Nam căn cứ vào nhu cầu thực tế của sinh hoạt tôn giáo và quỹ đất địa phương đáp ứng tối đa có thể được trong phạm vi của mình cho đất xây dựng cơ sở thờ tự đáp ứng nhu cầu của nhân dân không phụ thuộc vào trước – sau; không lệ thuộc vào sức ép, vào quá khứ nào.
Chỉ theo nhu cầu thực tế của của ngừoi dân. Còn những nơi mượn có giấy tờ thì phải trả lại; đó là mặt đạo lý chứ không riêng gì về tôn giáo đâu.
5. Vấn đề môi sinh
Thiên Chúa đã tạo nên vũ trụ trong sạch và trao cho nhân loại mà Ngài thương yêu vì được dựng nên giống. Mỗi người cần đấm ngực và phải nhận ‘Lỗi tại chúng ta.’ Chính những cuộc phát triển công kỹ nghệ đã làm ô nhiễm môi sinh. Các nước đã phát triển kinh tế cũng đã góp phần làm nóng địa cầu, làm cho khi hậu thay đổi. Việc đốn cây cối vô trật tự đã không còn cản được gió bảo. Tại Sàigòn, cứ xây những tòa nhà cao ốc thì nó phá lung tung ở dưới đất. Nhà cửa cứ cất không không nghĩ đến nơi thoát nước thì, đương nhiên xảy ra tình trạng ngập úng. Thiên Chúa hiền thì người ta than trách ‘Trời xấu ! ’ hay bảo thiên tai. Các ông kẹ tham nhũng đầy quyền thế hay doanh nhân lắm tiền thì người ta lại sợ.
Chưa hết, còn phải đến những gian thương bỏ các chất hóa học làm tổn hại sức khỏe hay có khi làm chết người tiêu dùng.
6. Kể từ 01.01.2008, Việt-Nam sẽ là thành viên Hội Đồng Bảo An và, vào tháng 07.2008, sẽ ngồi vào ghế Chủ tịch Hội Đồng Bảo An. Như thế, các nhà lãnh đạo Việt-Nam có dịp để ‘tề gia, trị quốc, bình thiên hạ’.
Xin kết luận với lời Kinh Hoà Bình của thánh Phanxicô Assisi: “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Xin Chúa dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm... Ôi Thần Linh thánh ái, xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí: ơn an bình. »
Lễ Thánh Gia Thất 30.12.2007