HÀ NỘI -- Như đã dự đoán từ hôm qua, hôm nay ngày thứ Sáu 21.12.2007 tuần áp Lễ Giáng Sinh, ngọn lửa cầu nguyện sẽ chuyển về các tỉnh thành trong các lễ tạ ơn của các tân linh mục. Trước và sau lễ, câu chuyện cầu nguyện đòi nhà đất hôm qua được nối dài và tinh thần cầu nguyện được hun đúc.
Trong khi đó, tại Toà Khâm Sứ, ngay lúc sáng sớm các bó hoa xung quanh Đức Mẹ Sầu Bi đã bị kẻ xấu vứt xuống dưới sân. Các soeurs Dòng MTG Hà Nội phát hiện ra đã yêu cầu bảo vệ mở cổng để vào đặt lại hoa quanh Đức Mẹ. Tiếp theo, sau lễ sáng, cha Antôn Trần Duy Lương, cha xứ nhà thờ Chính Toà, đã cùng một nhóm giáo dân sang Toà Khâm Sứ viếng Đức Mẹ.
Toà Khâm Sứ hôm nay cũng vắng lặng. Cổng chính hầu như khoá im ỉm suốt ngày. Ngay giờ nghỉ trưa chúng tôi thấy cổng vẫn khoá từ phía bên trong. Các nhân viên của cơ quan chiếm dụng đi lại cũng kém tự tin. Mỗi khi ra sân mắt cứ dáo dác nhìn đâu đâu như sợ bị người khác “ăn thịt”. Quan sát kỹ, người ta thấy phần mái ngôi nhà của Tòa Khâm Sứ lúc này cũng đã được lợp xong hoàn chỉnh và không còn thấy bất cứ một ông thợ nào đang thi công.
Toà Giám Mục bên cạnh cũng vắng lặng không một bóng người. Vắng lặng đến nỗi nghe thấy từng tiếng lá rơi và bay xào xạc trên sân. Chỉ thấy soeur phụ trách tiếp khách là vẫn ở vị trí hằng ngày trong căn nhà nhỏ gần cổng vào.
Tôi nghĩ hôm nay ở đây vắng lặng thế mới là bình thường. Thế nhưng những ngày trước lễ Giáng Sinh này, người ta lại quen với cảnh đông vui nhộn nhịp nơi Nhà chung, nhà thờ. Cho nên bây giờ sự vắng lặng thế này khiến cho người ta có cảm giác sờ sợ.
Không biết có phải công an cũng cảm thấy như thế chăng mà tinh thần cảnh giác vẫn cao và vẫn trực chiến thường xuyên ở lối vào phố Nhà Chung và khu vực quảng trường Nhà Thờ Lớn? Vì chỉ một đoạn đường ngắn khoảng 200 m mà vẫn có hai xe cảnh sát đứng để giúp ổn định trật tự. Bất cứ xe nào dừng lại. Dù là xe máy cũng được nhắc nhở phải đi ngay.
Buổi tối, khoảng 22 h 30’, khi đi qua Toà Khâm Sứ, chúng tôi thấy cổng khu giải trí bên trong cũng đã đóng cửa, đèn điện không còn sáng choang như thường thấy vào các buổi tối tại đây, nhất là trong mùa cuối năm này.
Trong câu chuyện hành lang đây đó trong ngày ta nghe được những chuyện buồn vui:
Có chuyện giận cá chém thớt thế này: Mấy giáo dân cầm thánh giá nến cao đi rước tối hôm 18/12 từ sân Đại Chủng viện sang Toà Khâm Sứ đã bị công an gọi ra đồn “hỏi thăm”. Trong đó có ông Ban, hình như là Chánh trương Giáo xứ Nhà Thờ Lớn. Khi nghe chuyện này, có người nói: Đã vậy lần sau cho các bà, hoặc cho các em thiếu nhi lễ sinh cầm thánh giá, xem các anh công an bắt vào đâu hay làm gì được người ta!
Lại nữa, có chuyện khó tin mà có thật thế này: người đạp xích lô chở bức tượng Đức Mẹ Sầu Bi từ bên Nhà thờ Chính Toà sang bên Toà Khâm Sứ vào sáng hôm qua 20.12.2007 đã bị bắt giữ về đồn cả người lẫn xe, sau khi đi ra. Sau đóm người thì đã được thả; còn xe, phương tiện làm ăn của người ta, đã bị giam giữ lại. Không biết hôm nay cái xe xích lô ấy đã được “thả” hay chưa? Nếu chưa, xin cởi xích cho nó. Vì đấy là phương tiện làm ăn của một một nông dân ra thành phố đạp xích lô được người ta thuê chở thôi mà! Hơn nữa, ông xích lô này cũng đâu có phải là người Công giáo! Có chi mà ông công an phải phức tạp hoá vấn đề, để làm mất cơ hội làm ăn của người nghèo, còn gây thêm lo sợ cho người thấp cổ bé miệng!
Một người đi ăn cưới đã đồng bàn với mấy cán bộ quận Hoàn Kiếm. Chuyện tập trung cầu nguyện đòi đất nỏng bỏng mấy hôm nay đã len cả vào bàn tiện đám cưới. Một cán bộ nói: “Trước sau gì mình cũng phải sớm trả lại người ta thôi chứ nuốt làm sao nổi!”
Một người cho biết khi còn bé, lúc còn làm lễ sinh, chính quyền đã vào ép cha Mai chứng kiến họ xây tường ngăn cách Toà Khâm Sứ với Toà Giám Mục và phân ranh giới hai bên. Người chứng kiến cảnh đó nay vẫn còn nhớ như in và chỉ mong sao bức tường kia sớm sụp đổ để mảnh đất lại trở về hiệp nhất nên một như ngày nào và kỷ niệm về vị cha xứ đáng kính chịu đau khổ, nhục nhã được nguôi ngoai. Liên quan đến vấn đề này, có người nói, có lẽ bước đầu chúng ta cần phải làm một cái cổng từ bên TGM sang bên Toà Khâm Sứ để tiện bề cho việc đi lại cầu nguyện và việc hợp nhất giữa hai bên.
Lại có người nói hôm qua khi linh mục, tu sĩ và giáo dân đang cầu nguyện và sùng kính Đức Mẹ Sầu Bi bên Toà Khâm Sứ, thì Đức Hồng Y và Đức Tổng Giám Mục đứng ở hành lang Toà Tổng Giám Mục vọng sang hiệp thông cầu nguyện. Chứng kiến lòng yêu mến Đức Mẹ và yêu mến Giáo Hội của cộng đoàn dân Chúa trong Giáo Phận, Đức Tổng Giám Mục đã chảy nước mắt.
Nguyện xin Chúa ở với ngài và ban cho ngài Mùa Giáng Sinh này được an vui, mạnh khoẻ trong tình yêu của Chúa Giêsu Hài Đồng./.
Hà Nội 21.12.2007
Thương thay những bó hoa bị đè nát! |
Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội không một bóng người! |
Toà Giám Mục bên cạnh cũng vắng lặng không một bóng người. Vắng lặng đến nỗi nghe thấy từng tiếng lá rơi và bay xào xạc trên sân. Chỉ thấy soeur phụ trách tiếp khách là vẫn ở vị trí hằng ngày trong căn nhà nhỏ gần cổng vào.
Tôi nghĩ hôm nay ở đây vắng lặng thế mới là bình thường. Thế nhưng những ngày trước lễ Giáng Sinh này, người ta lại quen với cảnh đông vui nhộn nhịp nơi Nhà chung, nhà thờ. Cho nên bây giờ sự vắng lặng thế này khiến cho người ta có cảm giác sờ sợ.
Công an trụ chốt trước Tòa Khâm Sứ và Nhà thờ lớn Hà Nội... |
Cửa vào Tòa Khâm Sứ vẫn khóa chặt |
Trong câu chuyện hành lang đây đó trong ngày ta nghe được những chuyện buồn vui:
Có chuyện giận cá chém thớt thế này: Mấy giáo dân cầm thánh giá nến cao đi rước tối hôm 18/12 từ sân Đại Chủng viện sang Toà Khâm Sứ đã bị công an gọi ra đồn “hỏi thăm”. Trong đó có ông Ban, hình như là Chánh trương Giáo xứ Nhà Thờ Lớn. Khi nghe chuyện này, có người nói: Đã vậy lần sau cho các bà, hoặc cho các em thiếu nhi lễ sinh cầm thánh giá, xem các anh công an bắt vào đâu hay làm gì được người ta!
Lại nữa, có chuyện khó tin mà có thật thế này: người đạp xích lô chở bức tượng Đức Mẹ Sầu Bi từ bên Nhà thờ Chính Toà sang bên Toà Khâm Sứ vào sáng hôm qua 20.12.2007 đã bị bắt giữ về đồn cả người lẫn xe, sau khi đi ra. Sau đóm người thì đã được thả; còn xe, phương tiện làm ăn của người ta, đã bị giam giữ lại. Không biết hôm nay cái xe xích lô ấy đã được “thả” hay chưa? Nếu chưa, xin cởi xích cho nó. Vì đấy là phương tiện làm ăn của một một nông dân ra thành phố đạp xích lô được người ta thuê chở thôi mà! Hơn nữa, ông xích lô này cũng đâu có phải là người Công giáo! Có chi mà ông công an phải phức tạp hoá vấn đề, để làm mất cơ hội làm ăn của người nghèo, còn gây thêm lo sợ cho người thấp cổ bé miệng!
Một người đi ăn cưới đã đồng bàn với mấy cán bộ quận Hoàn Kiếm. Chuyện tập trung cầu nguyện đòi đất nỏng bỏng mấy hôm nay đã len cả vào bàn tiện đám cưới. Một cán bộ nói: “Trước sau gì mình cũng phải sớm trả lại người ta thôi chứ nuốt làm sao nổi!”
Một người cho biết khi còn bé, lúc còn làm lễ sinh, chính quyền đã vào ép cha Mai chứng kiến họ xây tường ngăn cách Toà Khâm Sứ với Toà Giám Mục và phân ranh giới hai bên. Người chứng kiến cảnh đó nay vẫn còn nhớ như in và chỉ mong sao bức tường kia sớm sụp đổ để mảnh đất lại trở về hiệp nhất nên một như ngày nào và kỷ niệm về vị cha xứ đáng kính chịu đau khổ, nhục nhã được nguôi ngoai. Liên quan đến vấn đề này, có người nói, có lẽ bước đầu chúng ta cần phải làm một cái cổng từ bên TGM sang bên Toà Khâm Sứ để tiện bề cho việc đi lại cầu nguyện và việc hợp nhất giữa hai bên.
Lại có người nói hôm qua khi linh mục, tu sĩ và giáo dân đang cầu nguyện và sùng kính Đức Mẹ Sầu Bi bên Toà Khâm Sứ, thì Đức Hồng Y và Đức Tổng Giám Mục đứng ở hành lang Toà Tổng Giám Mục vọng sang hiệp thông cầu nguyện. Chứng kiến lòng yêu mến Đức Mẹ và yêu mến Giáo Hội của cộng đoàn dân Chúa trong Giáo Phận, Đức Tổng Giám Mục đã chảy nước mắt.
Nguyện xin Chúa ở với ngài và ban cho ngài Mùa Giáng Sinh này được an vui, mạnh khoẻ trong tình yêu của Chúa Giêsu Hài Đồng./.
Hà Nội 21.12.2007