Thảm kịch cho di dân Việt ở Bangkok khi Giáng Sinh đang về!
Noel đang về! Nhà nhà nô nức, người người hân hoan! Nhưng những người Công giáo Việt Nam, khoảng hơn 600 người thường xuyên tới nhà thờ ở Bangkok lại chẳng hân hoan chút nào!
Mang thân phận là những người con dân Việt tha hương, những người Việt này cũng mong mỏi được mừng lễ Giáng Sinh dù ở xa xứ! Nhưng họ đang trong tâm trạng hoang mang khi lễ Giáng Sinh gần kề! Tại sao lại như thế, một lễ Giáng Sinh được mừng trên toàn thế giới nhưng lại không cho họ được mừng ở đây???
Làm sao để mừng lễ Giáng Sinh? Một câu hỏi được đặt ra do những người con dân Việt đang xa xứ ở Bangkok. Dịp lễ trước vào tháng 11, người Việt xa xứ dự lễ ở nhà thờ thánh Don Bosco, nhà thờ được mượn tạm thời cho người Việt đến dự lễ bằng tiếng Việt và xưng tội vào dịp lễ Các Thánh. Nhưng sau đó, các vị hữu trách ở đây không cho người Việt mượn nhà thờ nũa với lí do được đưa ra: có một người Việt Nam đi lễ và không có giấy phép của chính phủ Thái cho sang Thái làm việc, rồi bị cảnh sát Thái hỏi giấy, bắt đưa về đồn nhưng sau đó mấy phút lại được thả ra. Các vị hũu trách ở đây sợ bị liên lụy đến họ nên đã từ chối cho mượn nhà thờ.
Về giấy phép làm việc đối với người Việt sang lao động ở Thái thì người có người không. Đây cũng là chuyện thường tình đối với những người sang Thái làm việc từ các quốc gia khác, và cũng là chuyện phổ biến ở xã hội Thái. Nếu có thiệt thòi một chút vì lợi ích lớn lao là được các linh hồn, sao họ lại không chọn ? Vậy lẽ nào vì thế mà từ chối việc mở cửa nhà thờ cho người Việt ở đây muốn đến với Chúa để mừng lễ Giáng Sinh??? Chúa ở trong nhà thờ đành chịu để cho người giữ cửa cho hoặc không cho Chúa được gặp con cái mình sao???
Lẽ nào vì thế mà nhu cầu tâm linh rất chính đáng của những người dân Việt xa xứ lại không được Giáo Hội địa phương đáp ứng. Không mượn được nhà thờ để mừng lễ Chúa Giáng Sinh cũng đồng nghĩa với việc người Việt tha hương không có lễ Giáng Sinh và không thể lãnh nhận bí tích Hòa Giải để dọn hang đá tâm hồn đón Chúa Hài Nhi. Không biết trách nhiệm này thuộc về ai? Chẳng lẽ đàn chiên phải chịu tội???
Bản chất của Giáo Hội là truyền giáo. Thế Giáo Hội địa phương này truyền giáo thế nào? Thay vì đi tìm chiên lạc đàn trở về, giờ có những 600 con chiên vượt gian khó, tìm đến nhà Chúa nhưng lại bị người giữ cửa từ chối không cho vào và đành phải bơ vơ, nghểnh đầu dáo dác! Thế có phải là truyền giáo hay không, hay là phản truyền giáo???
Trong Tin mừng, Đức Giêsu đã ví mình như người chăn chiên lành, người bỏ 99 con trong đàn chiên để đi tìm cho bằng được một con chiên lạc, đưa nó về đàn (Lc 15). Giờ đây có một đàn chiên Việt tha hương (600 con), đang bơ vơ lạc lõng ở xa xứ, vì không có chủ chăn hướng dẫn; đang hoang mang, dáo dác vì không biết đến đâu để mừng lễ Giáng Sinh; đang thiết tha mong mỏi có được chuồng chiên để trú ngụ khi gặp giông tố; đang nhiệt tình tìm kiếm hang đá Belem để đến thờ lạy Chúa Hài Nhi trong đêm Giáng Sinh!!!
Trước đây, những người con dân Việt đến mượn nhà thờ Fatima để dự lễ bằng tiếng Việt và xưng tội vào mỗi lần mượn được nhà thờ, nhưng được một thời gian rồi sau đó bị từ chối không cho mượn nữa. Những người Việt này lại dong duổi gõ cửa để mượn nhà thờ khác. Sau nhiều nơi đến xin, người Việt mượn được nhà thờ Saint John được một vài lần rồi cũng lại bị từ chối cho đến lần này bị từ chối ở nhà thờ Saint Don Bosco nữa là lần thứ ba. Một lần nữa, những người con dân Việt tha hương sang Thái tìm kế mưu sinh lại rơi vào cảnh ngộ giống như dân Israel xưa đi lưu đày, phải xa đền thờ, và luôn mong mỏi được trở về để đi lên đền thánh Chúa! (Is. 49)
Các em trong ca đoàn cũng hoang mang vì đi tập hát lễ Giáng Sinh mà không biết có tổ chức được thánh lễ Giáng Sinh hay không? Liệu có nhà thờ nào ở Bangkok chịu cho cộng đoàn người Việt mượn nhà thờ để mừng lễ Chúa Giáng Sinh hay không?
Những người Việt khác ngậm ngùi cho thân phận tha hương của mình chỉ vì đi tìm miếng cơm, manh áo mà phải chịu cảnh éo le và bị hất hủi thế này!
Có lẽ Chúa Hài Đồng khi xưa Giáng Sinh cũng đồng cảnh ngộ bị hất hủi như những người con dân Việt này vì chẳng có nơi nào chịu cho Chúa Hài Nhi đến trọ? Và...Chúa đã chịu sinh ra ở cánh đồng Belem giữa đêm khuya giá lạnh!
“Con khóc mẹ mới cho bú!” Là người mẹ, có lẽ ai cũng hiểu và thực hiện điều này!
Phê rô Trần Văn Trọng
Lm. Giuse Nguyễn Tiến Đức
Noel đang về! Nhà nhà nô nức, người người hân hoan! Nhưng những người Công giáo Việt Nam, khoảng hơn 600 người thường xuyên tới nhà thờ ở Bangkok lại chẳng hân hoan chút nào!
Mang thân phận là những người con dân Việt tha hương, những người Việt này cũng mong mỏi được mừng lễ Giáng Sinh dù ở xa xứ! Nhưng họ đang trong tâm trạng hoang mang khi lễ Giáng Sinh gần kề! Tại sao lại như thế, một lễ Giáng Sinh được mừng trên toàn thế giới nhưng lại không cho họ được mừng ở đây???
Làm sao để mừng lễ Giáng Sinh? Một câu hỏi được đặt ra do những người con dân Việt đang xa xứ ở Bangkok. Dịp lễ trước vào tháng 11, người Việt xa xứ dự lễ ở nhà thờ thánh Don Bosco, nhà thờ được mượn tạm thời cho người Việt đến dự lễ bằng tiếng Việt và xưng tội vào dịp lễ Các Thánh. Nhưng sau đó, các vị hữu trách ở đây không cho người Việt mượn nhà thờ nũa với lí do được đưa ra: có một người Việt Nam đi lễ và không có giấy phép của chính phủ Thái cho sang Thái làm việc, rồi bị cảnh sát Thái hỏi giấy, bắt đưa về đồn nhưng sau đó mấy phút lại được thả ra. Các vị hũu trách ở đây sợ bị liên lụy đến họ nên đã từ chối cho mượn nhà thờ.
Về giấy phép làm việc đối với người Việt sang lao động ở Thái thì người có người không. Đây cũng là chuyện thường tình đối với những người sang Thái làm việc từ các quốc gia khác, và cũng là chuyện phổ biến ở xã hội Thái. Nếu có thiệt thòi một chút vì lợi ích lớn lao là được các linh hồn, sao họ lại không chọn ? Vậy lẽ nào vì thế mà từ chối việc mở cửa nhà thờ cho người Việt ở đây muốn đến với Chúa để mừng lễ Giáng Sinh??? Chúa ở trong nhà thờ đành chịu để cho người giữ cửa cho hoặc không cho Chúa được gặp con cái mình sao???
Lẽ nào vì thế mà nhu cầu tâm linh rất chính đáng của những người dân Việt xa xứ lại không được Giáo Hội địa phương đáp ứng. Không mượn được nhà thờ để mừng lễ Chúa Giáng Sinh cũng đồng nghĩa với việc người Việt tha hương không có lễ Giáng Sinh và không thể lãnh nhận bí tích Hòa Giải để dọn hang đá tâm hồn đón Chúa Hài Nhi. Không biết trách nhiệm này thuộc về ai? Chẳng lẽ đàn chiên phải chịu tội???
Bản chất của Giáo Hội là truyền giáo. Thế Giáo Hội địa phương này truyền giáo thế nào? Thay vì đi tìm chiên lạc đàn trở về, giờ có những 600 con chiên vượt gian khó, tìm đến nhà Chúa nhưng lại bị người giữ cửa từ chối không cho vào và đành phải bơ vơ, nghểnh đầu dáo dác! Thế có phải là truyền giáo hay không, hay là phản truyền giáo???
Trong Tin mừng, Đức Giêsu đã ví mình như người chăn chiên lành, người bỏ 99 con trong đàn chiên để đi tìm cho bằng được một con chiên lạc, đưa nó về đàn (Lc 15). Giờ đây có một đàn chiên Việt tha hương (600 con), đang bơ vơ lạc lõng ở xa xứ, vì không có chủ chăn hướng dẫn; đang hoang mang, dáo dác vì không biết đến đâu để mừng lễ Giáng Sinh; đang thiết tha mong mỏi có được chuồng chiên để trú ngụ khi gặp giông tố; đang nhiệt tình tìm kiếm hang đá Belem để đến thờ lạy Chúa Hài Nhi trong đêm Giáng Sinh!!!
Trước đây, những người con dân Việt đến mượn nhà thờ Fatima để dự lễ bằng tiếng Việt và xưng tội vào mỗi lần mượn được nhà thờ, nhưng được một thời gian rồi sau đó bị từ chối không cho mượn nữa. Những người Việt này lại dong duổi gõ cửa để mượn nhà thờ khác. Sau nhiều nơi đến xin, người Việt mượn được nhà thờ Saint John được một vài lần rồi cũng lại bị từ chối cho đến lần này bị từ chối ở nhà thờ Saint Don Bosco nữa là lần thứ ba. Một lần nữa, những người con dân Việt tha hương sang Thái tìm kế mưu sinh lại rơi vào cảnh ngộ giống như dân Israel xưa đi lưu đày, phải xa đền thờ, và luôn mong mỏi được trở về để đi lên đền thánh Chúa! (Is. 49)
Các em trong ca đoàn cũng hoang mang vì đi tập hát lễ Giáng Sinh mà không biết có tổ chức được thánh lễ Giáng Sinh hay không? Liệu có nhà thờ nào ở Bangkok chịu cho cộng đoàn người Việt mượn nhà thờ để mừng lễ Chúa Giáng Sinh hay không?
Những người Việt khác ngậm ngùi cho thân phận tha hương của mình chỉ vì đi tìm miếng cơm, manh áo mà phải chịu cảnh éo le và bị hất hủi thế này!
Có lẽ Chúa Hài Đồng khi xưa Giáng Sinh cũng đồng cảnh ngộ bị hất hủi như những người con dân Việt này vì chẳng có nơi nào chịu cho Chúa Hài Nhi đến trọ? Và...Chúa đã chịu sinh ra ở cánh đồng Belem giữa đêm khuya giá lạnh!
“Con khóc mẹ mới cho bú!” Là người mẹ, có lẽ ai cũng hiểu và thực hiện điều này!
Phê rô Trần Văn Trọng
Lm. Giuse Nguyễn Tiến Đức