Tại sao ĐTC từ chối gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma ?
Cha Bernado Cervellera, giám đốc hãng thông tấn báo chí « Asianews ».
Giám đốc hãng thông tấn báo chí Pime (Institut pontifical des Missions étrangères) giải thích những động cơ của việc từ chối của ĐTC Biển Đức XVI.
« Trước tiên, vào thời điểm này, người ta không thể nói chắc chắn rằng ĐTC Biển Đức XVI sẽ không gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Cha Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh, chỉ giải thích trong một thông cáo rằng « cuộc viếng thăm này chưa có trong chương trình chính thức của ĐTC Biển Đức XVI », và « trước đó nó cũng đã chưa bao giờ có trong lịch trình ».
Quả thật, một số phóng viên, dựa trên nền tảng những nguồn tin vô danh, đã loan báo cách đây vài tuần, một cuộc gặp gỡ vào ngày 13 tháng Mười Hai, trong khuôn khổ chuyến đi lại của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Ý. Nhưng Tòa Thánh chưa bao giờ xác nhận thông tin này. Từ phía Tây Tạng, một số người tiếp tục tin tưởng vào cuộc gặp gỡ này.
Nhân tố đầu tiên để giải thích sự thận trọng của Vatican là khía cạnh chính trị. Quả thật, chính phủ Tây Tạng lưu vong đã công khai nhiều về cuộc gặp gỡ này và tin rằng nó có thể xảy ra. Đối với chính phủ Tây Tạng lưu vong, đó là cơ hội đưa ra ánh sáng những vấn đề mà Tây Tạng phải đương đầu hôm nay và nhất là sự kế thừa Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chắc chắn Vatican đã sợ môt hoạt động quay hồi sang chính trị và đã nghĩ rằng nó không hệ tại ở đó những động cơ thiêng liêng đích thực.
Yếu tố thứ hai, đó là những đe dọa của chính phủ Trung Quốc. cách đây vài ngày, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Bác Kinh đã cho biết rằng : « một cuộc gặp gỡ như thế có thể xúc phạm đến những tình cảm của người Trung Quốc; ông ta thậm chí khơi lên những hậu quả nghiêm trọng về mối quan hệ hai bên ». Vậy mà, Tòa Thánh đã dấn thân trong một tiến trình nhắm nối lại quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, bị cắt đứt từ năm 1949. ĐTC Biển Đức XVI đã biến sự cải thiện quan hệ ngoại giao này thành một trong những mục tiêu của triều đại ngài; trong bức thư ngàigởi cho ngừoi CôngGiáo Trung Quốc vào tháng Sáu vừa qua, ngài đã minh nhiên yêu cầu tái thiết lập quan hệ chính thức. Bởi thế, chúng ta đang ở trong thời điểm quyết định của giai đoạn thương lượng, mà có thể giải thích rằng ĐTC do dự trước việc khơi lên những căng thẳng mới với Trung Quốc. Tuy nhiên, đó không phải là lập trường trường ký của Rôma. Quả thật, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được đón tiếp nhiều lần bởi Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và cũng được ĐTC Biển Đức XVI đón tiép vào tháng Mười năm 2006.
Sau cùng, cũng phải lưu tâm đến những người Công Giáo Trung Hoa là những người đầu tiên sẽ chịu hậu quả của mối quan hệ lạnh lùng giữa Tòa Thánh và Trung Quốc, và phải trả giá mọi ngày cho sự trungthành của họ đối với ĐTC.
Bởi thế, đó là một lối chơi chính trị phức tạp đang diễn ra. Một trong những khó khăn đó là nếu Vatican cho thấy cảm giác chịu theo những đòi hỏi của Trung Quốc, thì nó có nguy cơ đặt mình vào thế yếu tiếp theo trong sự thương lượng đàm phán.
Tiến Nhân chuyển ngữ theo nhật báo La Croix ngày 29/11/2007, trang 19.
Cha Bernado Cervellera, giám đốc hãng thông tấn báo chí « Asianews ».
Giám đốc hãng thông tấn báo chí Pime (Institut pontifical des Missions étrangères) giải thích những động cơ của việc từ chối của ĐTC Biển Đức XVI.
« Trước tiên, vào thời điểm này, người ta không thể nói chắc chắn rằng ĐTC Biển Đức XVI sẽ không gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Cha Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh, chỉ giải thích trong một thông cáo rằng « cuộc viếng thăm này chưa có trong chương trình chính thức của ĐTC Biển Đức XVI », và « trước đó nó cũng đã chưa bao giờ có trong lịch trình ».
Quả thật, một số phóng viên, dựa trên nền tảng những nguồn tin vô danh, đã loan báo cách đây vài tuần, một cuộc gặp gỡ vào ngày 13 tháng Mười Hai, trong khuôn khổ chuyến đi lại của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Ý. Nhưng Tòa Thánh chưa bao giờ xác nhận thông tin này. Từ phía Tây Tạng, một số người tiếp tục tin tưởng vào cuộc gặp gỡ này.
Nhân tố đầu tiên để giải thích sự thận trọng của Vatican là khía cạnh chính trị. Quả thật, chính phủ Tây Tạng lưu vong đã công khai nhiều về cuộc gặp gỡ này và tin rằng nó có thể xảy ra. Đối với chính phủ Tây Tạng lưu vong, đó là cơ hội đưa ra ánh sáng những vấn đề mà Tây Tạng phải đương đầu hôm nay và nhất là sự kế thừa Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chắc chắn Vatican đã sợ môt hoạt động quay hồi sang chính trị và đã nghĩ rằng nó không hệ tại ở đó những động cơ thiêng liêng đích thực.
Yếu tố thứ hai, đó là những đe dọa của chính phủ Trung Quốc. cách đây vài ngày, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Bác Kinh đã cho biết rằng : « một cuộc gặp gỡ như thế có thể xúc phạm đến những tình cảm của người Trung Quốc; ông ta thậm chí khơi lên những hậu quả nghiêm trọng về mối quan hệ hai bên ». Vậy mà, Tòa Thánh đã dấn thân trong một tiến trình nhắm nối lại quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, bị cắt đứt từ năm 1949. ĐTC Biển Đức XVI đã biến sự cải thiện quan hệ ngoại giao này thành một trong những mục tiêu của triều đại ngài; trong bức thư ngàigởi cho ngừoi CôngGiáo Trung Quốc vào tháng Sáu vừa qua, ngài đã minh nhiên yêu cầu tái thiết lập quan hệ chính thức. Bởi thế, chúng ta đang ở trong thời điểm quyết định của giai đoạn thương lượng, mà có thể giải thích rằng ĐTC do dự trước việc khơi lên những căng thẳng mới với Trung Quốc. Tuy nhiên, đó không phải là lập trường trường ký của Rôma. Quả thật, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được đón tiếp nhiều lần bởi Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và cũng được ĐTC Biển Đức XVI đón tiép vào tháng Mười năm 2006.
Sau cùng, cũng phải lưu tâm đến những người Công Giáo Trung Hoa là những người đầu tiên sẽ chịu hậu quả của mối quan hệ lạnh lùng giữa Tòa Thánh và Trung Quốc, và phải trả giá mọi ngày cho sự trungthành của họ đối với ĐTC.
Bởi thế, đó là một lối chơi chính trị phức tạp đang diễn ra. Một trong những khó khăn đó là nếu Vatican cho thấy cảm giác chịu theo những đòi hỏi của Trung Quốc, thì nó có nguy cơ đặt mình vào thế yếu tiếp theo trong sự thương lượng đàm phán.
Tiến Nhân chuyển ngữ theo nhật báo La Croix ngày 29/11/2007, trang 19.