THỦ ĐỨC -- Sáng Chúa nhật ngày 18 tháng 11 vừa qua, tại nhà thi đấu đa năng của Dòng Salesien Việt Nam, các nữ tu trong ban bác ái Miền Mẹ Vô Nhiễm- Dòng Nữ Đaminh Rosa Lima cùng một số các bác sĩ thiện nguyện đã khám bệnh và phát thuốc cho gần 650 người gồm bà con giáo dân thuộc giáo xứ Xuân Hiệp, một số bà con lương dân cư ngụ gần đó, nhưng chủ yếu vẫn là anh chị em công nhân.
Cha Phanxico Xavier Nguyễn Minh Thiệu –thư ký ban mục vụ di dân của giáo phận Sài Gòn- đặc trách anh chị em di dân của Dòng Salesien cho biết: anh chị em công nhân suốt ngày đi làm, không có nhiều điều kiện chăm sóc sức khỏe cho mình. Hiện nay có 4 dãy phòng trọ được chúng tôi quản lý đã có hộp thuốc gia đình, nhưng chỉ là thuốc cảm, sổ mũi thông thường mà thôi.
Tôi làm con tính nhẩm: 4 dãy phòng trọ vị chi 55 phòng, mỗi phòng 4 người, tất cả 220 người. Thuốc hằng ngày cho 220 người, nhưng cũng chẳng thấm vào đâu so với số lượng người của khu chế xuất Linh Trung.
Chị Trần Thị Thường công nhân của công ty Vyxacô quê ở Hà Tĩnh tâm sự: Hôm nay công ty tăng ca, nhưng chị nghỉ để đi khám bệnh. Những ngày này đang là thời gian cao điểm, hàng cuối năm rất nhiều nên công ty nào cũng tăng ca. Từ 7g 30 sáng đến 10g30 tối mới được nghỉ. Về đến nhà, tắm rửa xong thì đã gần 12g đêm.
Phạm Thị Phượng, 24 tuổi quê ở Đắc Nông. Nguyễn Thị Hoa, 22 tuổi quê Thanh Hóa. Nguyễn Văn Đức 25 tuổi, quê Hà Tĩnh và còn nhiều bạn công nhân nữa khi đáp lại câu hỏi bị bệnh gì của tôi, các bạn trả lời hầu như giống hệt nhau: bị viêm xoang, chóng mặt.
Bác sĩ Nguyễn Văn Quý dòng Đaminh cho biết các bệnh thông thường anh chị em công nhân bị là: viêm xoang, viêm họng, nhức mỏi cơ thể, suy nhược, đau nhức các khớp, đau dạ dày, viêm phổi, rối loạn tiền đình…tất cả những bệnh này đều do đứng hoặc ngồi làm việc sai tư thế, môi trường làm việc không tốt và thiếu chất bổ dưỡng. Trong danh sách bệnh này tôi nhận thấy anh chị em công nhân đa số bị viêm xoang và suy nhược cơ thể.
Mỗi bệnh nhân được bác sĩ khám rất lâu, người viết quan sát thấy có những trường hợp hơn 15 phút. Đem thắc mắc này hỏi các bác sĩ tôi nhận được cùng một câu trả lời: các anh chị em công nhân muốn được tư vấn về sức khỏe.
Bác sĩ Quý cho biết: để phòng tránh những bệnh trên tôi thường khuyên các anh chị em khi đi làm phải mang đồ bảo hộ lao động, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, ăn uống điều độ, hít thở không khí trong lành, tập thể dục thường xuyên và giải trí lành mạnh.
Soeur trưởng đoàn Andre Đỗ Thị Hương cho biết: các bệnh nhân hôm nay được các bác sĩ kê toa thuốc rất nhiều, thay vì chỉ cho thuốc uống trong vòng 1 tuần như những nơi khác, các toa thuốc ở đây thường là 2 tuần và đặc biệt thêm các loại thuốc bổ.
Với 10 bàn khám bệnh của các bác sĩ thiện nguyện trong đó có 3 tu sĩ của ba dòng Đaminh Rosa Lima, Đaminh Việt Nam và Dòng Đức Bà truyền Giáo ( nũ tu Kim Anh), các bác sĩ còn lại đều rất sẵn lòng khi ban bác ái xã hội của Dòng mời đi khám bệnh.
Trong dự án cho những anh chị em công nhân về lãnh vực y tế, cha F. X Nguyễn Minh Thiệu đã lên chương trình lâu dài, cha tâm sự:
Với ước ao có được hộp thuốc cho tất cả các dãy phòng trọ, tôi đã đóng 100 hộp thuốc. Dự án này rất hữu ích, nó tạo được những mối tương quan tốt giữa các anh chị em công nhân. Tủ thuốc nhỏ này chúng ta có thêm những thông tin từ người quản lý tủ thuốc, từ đó chúng ta có những hỗ trợ cần thiết cho những trường hợp khó khăn, những nâng đỡ đúng thời điểm, những an ủi kịp thời và nhất là sự hiện diện đúng lúc trong vai trò của người đồng hành. Biết tôi băn khoăn về người quản lý hộp thuốc, cha cho biết: sẽ đào tạo cho một số em về y tế, các em này sẽ chăm sóc tủ thuốc và chăm sóc sức khỏe cho các bạn trong dãy phòng trọ của mình. Hiện nay thùng thuốc thì đã có sẵn, nhưng vẫn để trong kho, vì một lý do đơn giản: chưa có thuốc!
5g chiều đoàn khám bệnh ra về, chia tay với giáo xứ Xuân Hiệp, chúng tôi cầu chúc chương trình về y tế của Dòng Salesien cho các anh chị em di dân sớm trở thành hiện thực.
Cha Phanxico Xavier Nguyễn Minh Thiệu –thư ký ban mục vụ di dân của giáo phận Sài Gòn- đặc trách anh chị em di dân của Dòng Salesien cho biết: anh chị em công nhân suốt ngày đi làm, không có nhiều điều kiện chăm sóc sức khỏe cho mình. Hiện nay có 4 dãy phòng trọ được chúng tôi quản lý đã có hộp thuốc gia đình, nhưng chỉ là thuốc cảm, sổ mũi thông thường mà thôi.
Tôi làm con tính nhẩm: 4 dãy phòng trọ vị chi 55 phòng, mỗi phòng 4 người, tất cả 220 người. Thuốc hằng ngày cho 220 người, nhưng cũng chẳng thấm vào đâu so với số lượng người của khu chế xuất Linh Trung.
Chị Trần Thị Thường công nhân của công ty Vyxacô quê ở Hà Tĩnh tâm sự: Hôm nay công ty tăng ca, nhưng chị nghỉ để đi khám bệnh. Những ngày này đang là thời gian cao điểm, hàng cuối năm rất nhiều nên công ty nào cũng tăng ca. Từ 7g 30 sáng đến 10g30 tối mới được nghỉ. Về đến nhà, tắm rửa xong thì đã gần 12g đêm.
Phạm Thị Phượng, 24 tuổi quê ở Đắc Nông. Nguyễn Thị Hoa, 22 tuổi quê Thanh Hóa. Nguyễn Văn Đức 25 tuổi, quê Hà Tĩnh và còn nhiều bạn công nhân nữa khi đáp lại câu hỏi bị bệnh gì của tôi, các bạn trả lời hầu như giống hệt nhau: bị viêm xoang, chóng mặt.
Bác sĩ Nguyễn Văn Quý dòng Đaminh cho biết các bệnh thông thường anh chị em công nhân bị là: viêm xoang, viêm họng, nhức mỏi cơ thể, suy nhược, đau nhức các khớp, đau dạ dày, viêm phổi, rối loạn tiền đình…tất cả những bệnh này đều do đứng hoặc ngồi làm việc sai tư thế, môi trường làm việc không tốt và thiếu chất bổ dưỡng. Trong danh sách bệnh này tôi nhận thấy anh chị em công nhân đa số bị viêm xoang và suy nhược cơ thể.
Mỗi bệnh nhân được bác sĩ khám rất lâu, người viết quan sát thấy có những trường hợp hơn 15 phút. Đem thắc mắc này hỏi các bác sĩ tôi nhận được cùng một câu trả lời: các anh chị em công nhân muốn được tư vấn về sức khỏe.
Bác sĩ Quý cho biết: để phòng tránh những bệnh trên tôi thường khuyên các anh chị em khi đi làm phải mang đồ bảo hộ lao động, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, ăn uống điều độ, hít thở không khí trong lành, tập thể dục thường xuyên và giải trí lành mạnh.
Soeur trưởng đoàn Andre Đỗ Thị Hương cho biết: các bệnh nhân hôm nay được các bác sĩ kê toa thuốc rất nhiều, thay vì chỉ cho thuốc uống trong vòng 1 tuần như những nơi khác, các toa thuốc ở đây thường là 2 tuần và đặc biệt thêm các loại thuốc bổ.
Với 10 bàn khám bệnh của các bác sĩ thiện nguyện trong đó có 3 tu sĩ của ba dòng Đaminh Rosa Lima, Đaminh Việt Nam và Dòng Đức Bà truyền Giáo ( nũ tu Kim Anh), các bác sĩ còn lại đều rất sẵn lòng khi ban bác ái xã hội của Dòng mời đi khám bệnh.
Trong dự án cho những anh chị em công nhân về lãnh vực y tế, cha F. X Nguyễn Minh Thiệu đã lên chương trình lâu dài, cha tâm sự:
Với ước ao có được hộp thuốc cho tất cả các dãy phòng trọ, tôi đã đóng 100 hộp thuốc. Dự án này rất hữu ích, nó tạo được những mối tương quan tốt giữa các anh chị em công nhân. Tủ thuốc nhỏ này chúng ta có thêm những thông tin từ người quản lý tủ thuốc, từ đó chúng ta có những hỗ trợ cần thiết cho những trường hợp khó khăn, những nâng đỡ đúng thời điểm, những an ủi kịp thời và nhất là sự hiện diện đúng lúc trong vai trò của người đồng hành. Biết tôi băn khoăn về người quản lý hộp thuốc, cha cho biết: sẽ đào tạo cho một số em về y tế, các em này sẽ chăm sóc tủ thuốc và chăm sóc sức khỏe cho các bạn trong dãy phòng trọ của mình. Hiện nay thùng thuốc thì đã có sẵn, nhưng vẫn để trong kho, vì một lý do đơn giản: chưa có thuốc!
5g chiều đoàn khám bệnh ra về, chia tay với giáo xứ Xuân Hiệp, chúng tôi cầu chúc chương trình về y tế của Dòng Salesien cho các anh chị em di dân sớm trở thành hiện thực.