The Record – Trong các nước trên thế giới, Nhật Bản được kể là quốc gia nơi chủ nghĩa thế tục được coi là khủng khiếp nhất. Đa số người dân Nhật không có bất cứ một niềm tin tôn giáo nào. Theo tin tưởng chung, xã hội Nhật có thể coi là một xã hội duy vật chất thậm chí nói được là vô đạo.
Cuộc điều tra của viện Gallop vào năm 2006 cho thấy 70% dân số Nhật không có một niềm tin tôn giáo nào. Trong 30% còn lại, 15% xưng mình theo Thần Đạo (Shinto), 75% xưng mình là tín hữu Phật Giáo nhưng trong thực tế niềm tin tôn giáo không có mấy ảnh hưởng đến các quyết định trong cuộc sống hàng ngày. Điều này thể hiện rõ trong xu hướng tự tử tăng mạnh trong thanh niên và những người già cả, phá thai được dùng như cách thức kiểm soát sinh sản, và trên các xe điện đông chật ních hành khách người ta thản nhiên xem các sách báo khiêu dâm, và một tình trạng tổng quát của một cuộc sống không chút hy vọng.
Bill McKay, giám đốc cuộc điều tra về tôn giáo tại Nhật vào năm 2006 cho biết: “Có một mức độ nào đó của chủ nghĩa định mệnh trong thái độ u uất của người dân Nhật”.
Quan điểm sống của thanh niên Nhật có khuynh hướng gần với chủ nghĩa hư vô một cách đáng báo động. Trong những câu trả lời dành cho những câu hỏi của viện Gallop, tình trạng tuyệt vọng, chán chường thể hiện rõ.
Có rất ít dấu hiệu của hy vọng đời sau mặc dù xã hội Nhật, cũng như các xã hội Á Châu khác, vẫn có những dạng thức nào đó của niềm tin vào kiếp sau. Masaaki Suzuki, người sáng lập Hội Bach Collegium tại Nhật cho biết tiếng Nhật “không có cả một từ diễn tả hy vọng. Chúng tôi chỉ dùng từ ibo, nghĩa là khát vọng, hay từ nozomi - ảo vọng – để chỉ một điều gì đó không vươn tới được”.
Trong lịch sử của Nhật, vào năm 1549, cha Phanxicô Xaviê dòng Tên đã đặt chân đến Nhật để triều giáo. 10% dân số Nhật đã trở thành người Công Giáo. Con số đông đảo người theo đạo này đã làm vua Toyotomi Hideyoshi lo ngại các thừa sai đang xâm lược Nhật. Hệ quả là ông ta đã đặt Công Giáo ra khỏi vòng pháp luật. Năm 1597, Toyotomi bắt 26 Kitô hữu trong đó có 6 thừa sai và 20 giáo dân, cắt lỗ tai họ và bắt đi du hành thị chúng từ Kyoto đến Nagasaki trong cái lạnh chết người của mùa đông. Tại Nagasaki, vua cho người đóng đinh các vị. Trong suốt thời kỳ bách hại nhiều Kitô hữu khác cũng bị bắt và hành hình dã man, nhiều người khác phải sống trốn tránh và lo sợ vì những cuộc ruồng bắt thường xuyên. Tuy nhiên, vào năm 1873, khi đạo Công Giáo được chính thức cho hoạt động một số nhỏ vẫn kiên vững trong đức tin.
Trong thế kỷ 20 và 21, Kitô Giáo dường như chỉ còn là một bóng mờ trong lịch sử dân Nhật đang ngày càng chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa vật chất.
Người dân Nhật tỏ ra cởi mở trước những truyền thống Kitô Giáo nhưng không chú ý gì đến ý nghĩa sâu xa của những truyền thống ấy. Lễ Giáng Sinh là một ví dụ điển hình. Đa số người dân Nhật mừng Giáng Sinh rất “trọng thể”. Tuy nhiên, đối đa số người dân Nhật, lễ Giáng Sinh bao gồm một cuộc hò hẹn với người tình, gà chiên, bánh Giáng Sinh và những quà tặng. Thay vì cung kính thờ lạy Chúa Hài Nhi, đa số người dân Nhật khấu đầu trước chủ nghĩa vật chất và hoàn toàn làm ngơ trước nguồn gốc và những hệ quả của biến cố Giáng Sinh.
Một thí dụ khác là ngày nay 90% các đám cưới của người Nhật diễn ra theo nghi thức Kitô Giáo với cô dâu trong áo dài trắng tiến lên bàn thờ với thánh giá nến cao đi trước, với nghi thức trao nhẫn và lời hứa chung thủy trong hôn nhân dù thịnh vượng cũng như lúc gian truân, với Thánh Ca và những đoạn Thánh Kinh, và một “thừa tác viên” bí tích hôn phối thông thường là một thầy giáo dạy Anh ngữ đến từ miền Caucase; dù cả chú rể lẫn cô dâu không một ai có đạo.
Những cử chỉ bề ngoài này dẫu sao cũng có những tác động cụ thể bên trong tâm khảm con người. Những báo cáo mới nhất cho thấy ngày nay, con số Kitô hữu tại Nhật đã lên đến 6% và những nỗ lực truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo tại Nhật đang tạo ra những thay đổi đáng kể. Nam Hàn, một quốc gia kỹ nghệ với những sắc thái gần với xã hội Nhật giờ đây cũng đã có 26.3% dân số theo Công Giáo.
Giáo Hội tại Nhật với biến cố phong Chân Phước cho 188 vị tử đạo vào năm 2008 này đang tràn trề hy vọng.
Cuộc điều tra của viện Gallop vào năm 2006 cho thấy 70% dân số Nhật không có một niềm tin tôn giáo nào. Trong 30% còn lại, 15% xưng mình theo Thần Đạo (Shinto), 75% xưng mình là tín hữu Phật Giáo nhưng trong thực tế niềm tin tôn giáo không có mấy ảnh hưởng đến các quyết định trong cuộc sống hàng ngày. Điều này thể hiện rõ trong xu hướng tự tử tăng mạnh trong thanh niên và những người già cả, phá thai được dùng như cách thức kiểm soát sinh sản, và trên các xe điện đông chật ních hành khách người ta thản nhiên xem các sách báo khiêu dâm, và một tình trạng tổng quát của một cuộc sống không chút hy vọng.
Bill McKay, giám đốc cuộc điều tra về tôn giáo tại Nhật vào năm 2006 cho biết: “Có một mức độ nào đó của chủ nghĩa định mệnh trong thái độ u uất của người dân Nhật”.
Quan điểm sống của thanh niên Nhật có khuynh hướng gần với chủ nghĩa hư vô một cách đáng báo động. Trong những câu trả lời dành cho những câu hỏi của viện Gallop, tình trạng tuyệt vọng, chán chường thể hiện rõ.
Có rất ít dấu hiệu của hy vọng đời sau mặc dù xã hội Nhật, cũng như các xã hội Á Châu khác, vẫn có những dạng thức nào đó của niềm tin vào kiếp sau. Masaaki Suzuki, người sáng lập Hội Bach Collegium tại Nhật cho biết tiếng Nhật “không có cả một từ diễn tả hy vọng. Chúng tôi chỉ dùng từ ibo, nghĩa là khát vọng, hay từ nozomi - ảo vọng – để chỉ một điều gì đó không vươn tới được”.
Trong lịch sử của Nhật, vào năm 1549, cha Phanxicô Xaviê dòng Tên đã đặt chân đến Nhật để triều giáo. 10% dân số Nhật đã trở thành người Công Giáo. Con số đông đảo người theo đạo này đã làm vua Toyotomi Hideyoshi lo ngại các thừa sai đang xâm lược Nhật. Hệ quả là ông ta đã đặt Công Giáo ra khỏi vòng pháp luật. Năm 1597, Toyotomi bắt 26 Kitô hữu trong đó có 6 thừa sai và 20 giáo dân, cắt lỗ tai họ và bắt đi du hành thị chúng từ Kyoto đến Nagasaki trong cái lạnh chết người của mùa đông. Tại Nagasaki, vua cho người đóng đinh các vị. Trong suốt thời kỳ bách hại nhiều Kitô hữu khác cũng bị bắt và hành hình dã man, nhiều người khác phải sống trốn tránh và lo sợ vì những cuộc ruồng bắt thường xuyên. Tuy nhiên, vào năm 1873, khi đạo Công Giáo được chính thức cho hoạt động một số nhỏ vẫn kiên vững trong đức tin.
Trong thế kỷ 20 và 21, Kitô Giáo dường như chỉ còn là một bóng mờ trong lịch sử dân Nhật đang ngày càng chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa vật chất.
Người dân Nhật tỏ ra cởi mở trước những truyền thống Kitô Giáo nhưng không chú ý gì đến ý nghĩa sâu xa của những truyền thống ấy. Lễ Giáng Sinh là một ví dụ điển hình. Đa số người dân Nhật mừng Giáng Sinh rất “trọng thể”. Tuy nhiên, đối đa số người dân Nhật, lễ Giáng Sinh bao gồm một cuộc hò hẹn với người tình, gà chiên, bánh Giáng Sinh và những quà tặng. Thay vì cung kính thờ lạy Chúa Hài Nhi, đa số người dân Nhật khấu đầu trước chủ nghĩa vật chất và hoàn toàn làm ngơ trước nguồn gốc và những hệ quả của biến cố Giáng Sinh.
Một thí dụ khác là ngày nay 90% các đám cưới của người Nhật diễn ra theo nghi thức Kitô Giáo với cô dâu trong áo dài trắng tiến lên bàn thờ với thánh giá nến cao đi trước, với nghi thức trao nhẫn và lời hứa chung thủy trong hôn nhân dù thịnh vượng cũng như lúc gian truân, với Thánh Ca và những đoạn Thánh Kinh, và một “thừa tác viên” bí tích hôn phối thông thường là một thầy giáo dạy Anh ngữ đến từ miền Caucase; dù cả chú rể lẫn cô dâu không một ai có đạo.
Những cử chỉ bề ngoài này dẫu sao cũng có những tác động cụ thể bên trong tâm khảm con người. Những báo cáo mới nhất cho thấy ngày nay, con số Kitô hữu tại Nhật đã lên đến 6% và những nỗ lực truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo tại Nhật đang tạo ra những thay đổi đáng kể. Nam Hàn, một quốc gia kỹ nghệ với những sắc thái gần với xã hội Nhật giờ đây cũng đã có 26.3% dân số theo Công Giáo.
Giáo Hội tại Nhật với biến cố phong Chân Phước cho 188 vị tử đạo vào năm 2008 này đang tràn trề hy vọng.