Hôm thứ Sáu 19/10/2007, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã đón tiếp phái đoàn đầu tiên của Công Nghị Tin Lành Mennonite Thế Giới. Đức Thánh Cha đã chào đón phái đoàn với nhận xét rằng anh em Tin Lành Mennonite đã có những dấn thân lâu dài cho hòa bình trên thế giới.
Tin Lành Mennonite là nhóm đã tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo từ thế kỷ thứ 16. Một thông tri do Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Hiệp Nhất Kitô Giáo công bố cho biết “Anh em Tin Lành Mennonites là một phần của truyền thống Cải Cách Anabaptist. Theo thuật ngữ hiện đại, những người Tin Lành Mennonites có thể được mô tả như những người theo hòa bình chủ nghĩa”.
Thông tri cho biết thêm “Đối với phép Rửa Tội, họ cảm thấy là chỉ nên ban bí tích này cho những người tự mình có thể quyết định. Vì lập trường này, những người Mennonites đã là đối tượng bị bách hại cả trong các quốc gia Tin Lành lẫn Công Giáo”.
Năm 1986 và 2003, các nhà lãnh đạo Công Nghị Tin Lành Mennonite Thế Giới đã chấp nhận lời mời của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến tham dự những buổi cầu nguyện cho hòa bình tại Assissi.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Trong tinh thần đại kết thời gian gần đây, chúng ta đã có những tiếp xúc với nhau sau nhiều thế kỷ chia cách. Vì chính Chúa Kitô đã đưa ra lời mời gọi chúng ta tìm kiếm sự hiệp nhất Kitô Giáo, thật là chính đáng và phù hợp khi những người Mennonites và những người Công Giáo bước vào cuộc đối thoại để hiểu rõ những lý do gây ra tranh chấp giữa chúng ta vào thế kỷ thứ 16. Hiểu biết là bước đầu cho chữa lành”.
“Những người Mennonites đã được biết nhiều vì chứng tá Kitô Giáo mạnh mẽ cho hòa bình nhân danh Tin Mừng, và ở đây, sau nhiều thế kỷ chia rẽ, cuộc hội luận ‘Cùng Nhau trở nên Những Người Kiến Tạo Hòa Bình’ đã chứng tỏ rằng chúng ta có nhiều xác tín chung. Cả hai chúng ta đều nhấn mạnh rằng sứ mạng cho hòa bình của chúng ta bắt nguồn từ Chúa Giêsu Kitô”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh thêm rằng người Công Giáo và người Mennonites đều hiểu rằng “hòa giải, bất bạo động và tích cực kiến tạo hòa bình là trọng tâm của Tin Mừng. Cuộc tìm kiếm hiệp nhất tiếp tục giữa các môn đệ Chúa Kitô là điều tối quan trọng. Chứng tá của chúng ta tiếp tục không trọn vẹn chừng nào thế giới còn phải chứng kiến sự chia rẽ giữa chúng ta”.
Đức Thánh Cha đã kết luận diễn từ của ngài bằng lời cầu chúc rằng chuyến viếng thăm này “sẽ là một bước nữa tiến đến sự hiểu biết lẫn nhau và hòa giải”.
Tin Lành Mennonite là nhóm đã tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo từ thế kỷ thứ 16. Một thông tri do Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Hiệp Nhất Kitô Giáo công bố cho biết “Anh em Tin Lành Mennonites là một phần của truyền thống Cải Cách Anabaptist. Theo thuật ngữ hiện đại, những người Tin Lành Mennonites có thể được mô tả như những người theo hòa bình chủ nghĩa”.
Thông tri cho biết thêm “Đối với phép Rửa Tội, họ cảm thấy là chỉ nên ban bí tích này cho những người tự mình có thể quyết định. Vì lập trường này, những người Mennonites đã là đối tượng bị bách hại cả trong các quốc gia Tin Lành lẫn Công Giáo”.
Năm 1986 và 2003, các nhà lãnh đạo Công Nghị Tin Lành Mennonite Thế Giới đã chấp nhận lời mời của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến tham dự những buổi cầu nguyện cho hòa bình tại Assissi.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Trong tinh thần đại kết thời gian gần đây, chúng ta đã có những tiếp xúc với nhau sau nhiều thế kỷ chia cách. Vì chính Chúa Kitô đã đưa ra lời mời gọi chúng ta tìm kiếm sự hiệp nhất Kitô Giáo, thật là chính đáng và phù hợp khi những người Mennonites và những người Công Giáo bước vào cuộc đối thoại để hiểu rõ những lý do gây ra tranh chấp giữa chúng ta vào thế kỷ thứ 16. Hiểu biết là bước đầu cho chữa lành”.
“Những người Mennonites đã được biết nhiều vì chứng tá Kitô Giáo mạnh mẽ cho hòa bình nhân danh Tin Mừng, và ở đây, sau nhiều thế kỷ chia rẽ, cuộc hội luận ‘Cùng Nhau trở nên Những Người Kiến Tạo Hòa Bình’ đã chứng tỏ rằng chúng ta có nhiều xác tín chung. Cả hai chúng ta đều nhấn mạnh rằng sứ mạng cho hòa bình của chúng ta bắt nguồn từ Chúa Giêsu Kitô”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh thêm rằng người Công Giáo và người Mennonites đều hiểu rằng “hòa giải, bất bạo động và tích cực kiến tạo hòa bình là trọng tâm của Tin Mừng. Cuộc tìm kiếm hiệp nhất tiếp tục giữa các môn đệ Chúa Kitô là điều tối quan trọng. Chứng tá của chúng ta tiếp tục không trọn vẹn chừng nào thế giới còn phải chứng kiến sự chia rẽ giữa chúng ta”.
Đức Thánh Cha đã kết luận diễn từ của ngài bằng lời cầu chúc rằng chuyến viếng thăm này “sẽ là một bước nữa tiến đến sự hiểu biết lẫn nhau và hòa giải”.