500 năm phong trào cải cách
Ngày 31.10.2017 Giáo hội Tin Lành mừng kỷ niệm 500 năm Phong trào cải cách. Phong trào cải cách - reformatio - mang ý nghĩa đổi mới, điều chỉnh trở về cho đúng. Phong trào khởi đầu ở trong đời sống nội bộ Giáo Hội Công Giáo thời thế kỷ 16. bên Âu châu.
Phong trào cải cách ở nước Đức do linh mục Dòng Augustino Martin Luther khởi xướng . Ở nước Thụy Sĩ do Gioan Calvin và Huldrych Zingli.
Xưa nay nói đến Phong trào cải cách về đạo Công Giáo, rồi từ đó tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo và phát sinh Giáo hội Tin lành ở Âu châu ,và lan rộng ra trên toàn thế giới, khuôn mặt Martin Luther là người nổi bật, được kể là người tiên khởi hay sáng lập ra phong trào này.
1. Vị sáng lập Martin Luther
Martin Luther sinh ngày 10. 11. 1483 ở Eisleben bên nước Đức. Martin Luther được mẹ giáo dục rất cẩn thận nghiêm khắc. Theo sử sách, Ông là một học sinh chăm chỉ, nhưng tính tình rụt rè như có vẻ sợ sệt sự gì.
Năm 1501 Luther bắt đầu học đại học ở Erfurt. Cha của Martin muốn con mình học môn Luật để sau này có thể trở thành luật sư. Nhưng Ông lại chọn đi theo con đường khác. Năm 1505 Ông xin đi tu, gia nhập Dòng khổ tu Augustino ở Erfurt.
Năm 1507 Martin Luther được nhận chức Linh mục. Ông học thần học và 1512 trở thành giáo sư ở đại học Wittenberg. Là giáo sư thần học, Ông
nghiên cứu kinh thánh rất kỹ, nhất là thư của Thánh Phaolo gửi Giáo đoàn Roma.Và từ hiểu biết của nguồn đó Ông nhận ra chỉ nhờ ơn Chúa con người được công chính chứ không phải do công trạng việc làm của con người.
Ý tưởng mong muốn cải cách nhen nhúm trong tâm trí Ông từ ngày đó.
2. Ngày lịch sử 31.10.1517
Điều nhận thức đó trái ngược với giáo huấn về mua bán ơn toàn xá trong Giáo hội xảy ra thời lúc đó, và đã thúc đẩy Luther đưa ra 95 luận đề ngày muốn phản bác , cùng cải tổ lối sống lạm dụng trong Giáo Hội Công Giáo Roma.
Ngày 31.10.1517 Mrtin Luther đã viết 95 luận đề lên án đòi hỏi phải hủy bỏ tệ nạn mua bán ân xá để được tha các tội lỗi, mua bán chức tước trong đời sống Giáo hội, nhất là việc mua bán bằng ân xá để lấy tiền xây dựng đền thờ Thánh Phero bên Roma.
Linh mục Martin Luther thấy những việc làm mua bán đó trái ngược với nền tảng trong phúc âm của Chúa Giêsu.
95 đề án cải cách của Martin Luther được Ông dán công bố nơi cửa thánh đường ở Wittenberg. Bản văn 95 đề án này nhanh chóng được in ra phân phát rộng rãi trong dân chúng
Những luận đề này gây tranh cãi quyết liệt giữa Thầy Dòng Linh mục Martin Luther và Giáo Hội Công Giáo Roma, giữa phe nhóm ủng hộ Luther và phe chống lại Luther. Và sau cùng đi đến phạt vạ cho nhau gây ra chia rẽ ly giáo.
Năm 1521 Martin Luther dịch Kinh Thánh từ nguyên bản tiếng Hy Lạp sang tiếng Đức. Đây có thể nói vào thời điểm lúc đó là một cuộc cách mạng trong lòng Giáo Hội Công Giáo.Vì vào thời điểm lúc đó Kinh Thánh chỉ được chính thức đọc bằng tiếng Latinh.
Linh mục Martin Luther lên tiếng muốn cải tổ đời sống Giáo hội, nhưng từ phong trào cải cách đã trở thành đạo Tin lành thệ phản Luther bên Đức, và trên toàn thế giới song song hay đối nghịch với Giáo Hội Công Giáo Roma.
Martin Luther tiếp tục giảng dậy viết sách bênh vực cho công cuộc cải cách xây dựng Giáo hội Tin lành thệ phản mới cho tới khi qua đời ngày 18.02.1546 ở Eisleben, thọ 62 tuổi.
3. Cuộc chiến giữa Hoàng đế Corolo V. và các vị Bá Tước cai trị vùng
Vào thời Trung cổ, ảnh hưởng, tiếng nói của Giáo Hội Công Giáo rất mạnh ở bên xã hội Âu châu không những trong lãnh vực đạo mà cả trong lãnh vực chính trị vục trần thế xã hội nữa.
Chung cho toàn nước Đức vào thế kỷ 16. có Hoàng đế được Giáo hội Roma phong vương, Hoàng đế Carolo V. . Nhưng các vùng hay tỉnh thành phố tự trị lại do các Bá Tước, các Ông Hoàng trực tiếp cai trị.
Khi những đòi hỏi cải cách của Luther được nêu ra lan truyền đã đụng chạm đến không những đời sống Giáo hội, mà còn cả đời sống chính trị nữa: Hoàng đế và các Bá Tước. Hoàng đế Carolo V. một bên ủng hộ Giáo Hội Công Giáo Roma và một số vị Bá Tước vùng một bên ủng hộ theo cải cách của Martin Luther.
Các vị Bá Tước vùng mạnh mẽ ủng hộ bảo vệ Luther cùng những đề án cải cách của Ông. Họ đã thực hiện cải cách như Luther đòi hỏi ngay trong những vùng tỉnh thành của họ về đời sống tôn giáo, và như thế thoát khỏi quyền bính của Hoàng đế và của Giáo hoàng.
Càng ngày càng có nhiều vùng tự trị ủng hộ theo phong trào cải cách Luther đe dọa vương quốc phân hóa chia rẽ làm hai về phương diện tôn giáo. Năm 1530 Quốc hội của vương quốc họp ở thành phố Augsburg trao đổi về những vị trí khác biệt thời lúc đó. Những người Thệ Phản theo ủng hộ cải cách Luther vận động để đi đến hòa bình hầu tránh chia rẽ đụng độ nhau.
Họ đề nghị lên Hoàng đế Carolo V. bản „ Confessio Augustana - Bản tự thú thành August“ . Trong bản này yêu cầu có sự độc lập về tôn gíao thoát ra khỏi sự chi phối ảnh hưởng của Giáo hoàng Roma. Nhưng Hoàng đế Carolo V. bác bỏ bản văn yêu sách đề nghị này.
Các vị Bá Tước vùng liền thành lập liên minh bảo vệ nhau. Nhưng Liên minh này trong trận chiến 1547 ở Muehlberg bị quân đội của Hoàng đế đánh dẹp tan.
Đến năm 1555 hoà bình trong vương quốc và hòa bình về tôn giáo được thỏa thuận kiến tạo giữa Hoàng đế và các Bá Tước theo phe thệ phản cải cách. Nó cho phép mỗi vị Bá Tước được chọn tôn giáo trong vùng cai trị của mình.
Trên thực tế từ khi có bản văn đề nghị ở Augsburg năm 1530, học thuyết của Luther đã được công nhận công khai hóa. Và như thế sự cố gắng đưa phong trào cải cách, những người Thệ Phản trở về với Giáo Hội Công Giáo không thành công rồi.
Phong trào cải cách lan rộng ra khắp nơi, không chỉ ở nước Đức, mà toàn Âu châu. Nguyên phong trào cải cách cũng phân chia thành các tôn giáo Thệ Phản khác nhau vì những học thuyết suy luận khác biệt nhau. Phong trào cải cách Luther là một trong các phong trào cải cách theo hướng Giáo Hội Thệ phản Tin Lành.
4. Nền tảng đạo giáo theo Giáo hội tin lành thệ phản Luther
Sự phân chia tách rời Giáo hội thệ phản Luther khỏi Giáo Hội Công Giáo được chính nhà cải cách Martin Luther xây dựng đặt trên bốn yếu tố nền tảng: Sola gratia, solus Christus, sola scrpitura, et sola fide.
Sola gratia - duy chỉ một mình ơn Chúa - theo M. Luther, con người được cứu chuộc không do tự sức của công việc riêng mình. Nhưng cho tất cả và cho từng người do bởi ơn của Chúa mà thôi.
Thiên Chúa là đấng cứu chuộc con người. Ngài là Đấng Tạo hoá nên con người. Và ngài cũng là Đấng Tạo Hóa mới sau khi con người chết. Ngài trao tặng con người không vì thành tích của con người đạt được hay làm ra. Ngài ban tặng con người sự công chính.
Duy chỉ ơn Chúa ban tặng con người chúng ta, nên chúng ta được cứu rỗi, và chúng ta được quyền tin tưởng vào ơn của Chúa thôi.
Solus Christus - duy chỉ một mình Chúa Kitô - Người tín hữu gắn bó chỉ với một mình Chúa Kitô của Thiên Chúa thôi, không với Đức Mẹ Maria, không với các Thánh hay với con người nào, không với công cụ, vật chất nào, không với hành hương rước kiệu hay bất cứ hình thức nào.
Duy chỉ riêng một mình Chúa Kitô mà chúng ta tuyên xưng, ngài là hiện thân của Thiên Chúa nơi trần gian cho con người, là người mang đến Lời Chúa cho ta, và sau cùng hy sinh hiến thân chịu chết trên thập tự và sống lại. Đó là đức tin và niềm hy vọng cho chúng ta.
Sola scriptura - duy chỉ kinh thánh - không bị làm cho sai lệch là căn bản nói về sự chân thật, loan truyền sứ điệp phúc âm.
Không truyền thống nào, không bài giáo lý nào của Giáo hoàng, của Giám mục là điều quyết định hay bắt buộc cả. Duy chỉ Kinh thánh thôi.
Nơi Kinh thánh chứa đựng Lời của Chúa với toàn thể sức lực và sự trong sáng. Sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô là trung tâm điểm của Kinh Thánh và diễn tả về lòng thương xót của Thiên Chúa. Kinh thánh là thước đo cho đời sống Kitô giáo, và đồng thời cũng là quan tòa thẩm phán về những việc làm của con người.
Kinh Thánh là căn bản cho giáo huấn, cho những việc làm và truyền thống của giáo hội.
Sola Fide - duy chỉ đức tin - Nhờ đức tin con người bất toàn yếu đuối được cứu chuộc. Không việc làm, không lời cầu thay phù hộ nào của các Thánh, không sự trung gian qua Giáo hội, không nhờ thánh lễ, không nhờ hành hương rước kiệu, không nhờ ơn toàn xá hay bất cứ việc làm gì khác, mà con người đạt được ơn cứu rỗi của Chúa, nhưng chỉ duy nhờ đức tin.
Đức tin trước hết và sau đó đến những việc làm tốt lành, đến đời sống, lời nói và hành động ngay lành.
“““““““““““““““““““““““““““““
Martin Luther căn cứ suy tư của mình dựa trên nền tảng Kinh Thánh nơi thư của Thánh Phaolo gửi Giáo đoàn Roma: „ Vì trong Tin Mừng, sự công chính của Thiên Chúa được mặc khải, nhờ đức tin để đưa đến đức tin, như có lời chép: Người công chính nhờ đức tin sẽ được sống.“ ( Rm 1,17).
Thầy Dòng Linh mục Martin Luther với luận cứ thần học như vậy đã trở thành Nhà-cải-cách trong lòng Giáo Hội Công Giáo. Ông phủ nhận trật tự phẩm trật, các truyền thống trong Giáo Hội Công Giáo Roma. Và do bị Giáo Hội Công Giáo không chấp nhận cùng bị lên án, Nhà cải cách Martin Luther đã trở thành nhà sáng lập ra đạo Tin lành thệ phản Luther.
Theo thuật lại, Martin Luther đã có lần nói lên suy niệm sự hay đúng hơn lời tuyên tín “ Chúng ta là người hành khất“.
Phải, chúng ta tất cả là người hành khất đi tìm xin ơn đức của Thiên Chúa tình yêu, sự che chở chúc lành, sự tha thứ ơn cứu chuộc cho đời sống hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ngày 31.10.2017 Giáo hội Tin Lành mừng kỷ niệm 500 năm Phong trào cải cách. Phong trào cải cách - reformatio - mang ý nghĩa đổi mới, điều chỉnh trở về cho đúng. Phong trào khởi đầu ở trong đời sống nội bộ Giáo Hội Công Giáo thời thế kỷ 16. bên Âu châu.
Phong trào cải cách ở nước Đức do linh mục Dòng Augustino Martin Luther khởi xướng . Ở nước Thụy Sĩ do Gioan Calvin và Huldrych Zingli.
Xưa nay nói đến Phong trào cải cách về đạo Công Giáo, rồi từ đó tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo và phát sinh Giáo hội Tin lành ở Âu châu ,và lan rộng ra trên toàn thế giới, khuôn mặt Martin Luther là người nổi bật, được kể là người tiên khởi hay sáng lập ra phong trào này.
1. Vị sáng lập Martin Luther
Martin Luther sinh ngày 10. 11. 1483 ở Eisleben bên nước Đức. Martin Luther được mẹ giáo dục rất cẩn thận nghiêm khắc. Theo sử sách, Ông là một học sinh chăm chỉ, nhưng tính tình rụt rè như có vẻ sợ sệt sự gì.
Năm 1501 Luther bắt đầu học đại học ở Erfurt. Cha của Martin muốn con mình học môn Luật để sau này có thể trở thành luật sư. Nhưng Ông lại chọn đi theo con đường khác. Năm 1505 Ông xin đi tu, gia nhập Dòng khổ tu Augustino ở Erfurt.
Năm 1507 Martin Luther được nhận chức Linh mục. Ông học thần học và 1512 trở thành giáo sư ở đại học Wittenberg. Là giáo sư thần học, Ông
nghiên cứu kinh thánh rất kỹ, nhất là thư của Thánh Phaolo gửi Giáo đoàn Roma.Và từ hiểu biết của nguồn đó Ông nhận ra chỉ nhờ ơn Chúa con người được công chính chứ không phải do công trạng việc làm của con người.
Ý tưởng mong muốn cải cách nhen nhúm trong tâm trí Ông từ ngày đó.
2. Ngày lịch sử 31.10.1517
Điều nhận thức đó trái ngược với giáo huấn về mua bán ơn toàn xá trong Giáo hội xảy ra thời lúc đó, và đã thúc đẩy Luther đưa ra 95 luận đề ngày muốn phản bác , cùng cải tổ lối sống lạm dụng trong Giáo Hội Công Giáo Roma.
Ngày 31.10.1517 Mrtin Luther đã viết 95 luận đề lên án đòi hỏi phải hủy bỏ tệ nạn mua bán ân xá để được tha các tội lỗi, mua bán chức tước trong đời sống Giáo hội, nhất là việc mua bán bằng ân xá để lấy tiền xây dựng đền thờ Thánh Phero bên Roma.
Linh mục Martin Luther thấy những việc làm mua bán đó trái ngược với nền tảng trong phúc âm của Chúa Giêsu.
95 đề án cải cách của Martin Luther được Ông dán công bố nơi cửa thánh đường ở Wittenberg. Bản văn 95 đề án này nhanh chóng được in ra phân phát rộng rãi trong dân chúng
Những luận đề này gây tranh cãi quyết liệt giữa Thầy Dòng Linh mục Martin Luther và Giáo Hội Công Giáo Roma, giữa phe nhóm ủng hộ Luther và phe chống lại Luther. Và sau cùng đi đến phạt vạ cho nhau gây ra chia rẽ ly giáo.
Năm 1521 Martin Luther dịch Kinh Thánh từ nguyên bản tiếng Hy Lạp sang tiếng Đức. Đây có thể nói vào thời điểm lúc đó là một cuộc cách mạng trong lòng Giáo Hội Công Giáo.Vì vào thời điểm lúc đó Kinh Thánh chỉ được chính thức đọc bằng tiếng Latinh.
Linh mục Martin Luther lên tiếng muốn cải tổ đời sống Giáo hội, nhưng từ phong trào cải cách đã trở thành đạo Tin lành thệ phản Luther bên Đức, và trên toàn thế giới song song hay đối nghịch với Giáo Hội Công Giáo Roma.
Martin Luther tiếp tục giảng dậy viết sách bênh vực cho công cuộc cải cách xây dựng Giáo hội Tin lành thệ phản mới cho tới khi qua đời ngày 18.02.1546 ở Eisleben, thọ 62 tuổi.
3. Cuộc chiến giữa Hoàng đế Corolo V. và các vị Bá Tước cai trị vùng
Vào thời Trung cổ, ảnh hưởng, tiếng nói của Giáo Hội Công Giáo rất mạnh ở bên xã hội Âu châu không những trong lãnh vực đạo mà cả trong lãnh vực chính trị vục trần thế xã hội nữa.
Chung cho toàn nước Đức vào thế kỷ 16. có Hoàng đế được Giáo hội Roma phong vương, Hoàng đế Carolo V. . Nhưng các vùng hay tỉnh thành phố tự trị lại do các Bá Tước, các Ông Hoàng trực tiếp cai trị.
Khi những đòi hỏi cải cách của Luther được nêu ra lan truyền đã đụng chạm đến không những đời sống Giáo hội, mà còn cả đời sống chính trị nữa: Hoàng đế và các Bá Tước. Hoàng đế Carolo V. một bên ủng hộ Giáo Hội Công Giáo Roma và một số vị Bá Tước vùng một bên ủng hộ theo cải cách của Martin Luther.
Các vị Bá Tước vùng mạnh mẽ ủng hộ bảo vệ Luther cùng những đề án cải cách của Ông. Họ đã thực hiện cải cách như Luther đòi hỏi ngay trong những vùng tỉnh thành của họ về đời sống tôn giáo, và như thế thoát khỏi quyền bính của Hoàng đế và của Giáo hoàng.
Càng ngày càng có nhiều vùng tự trị ủng hộ theo phong trào cải cách Luther đe dọa vương quốc phân hóa chia rẽ làm hai về phương diện tôn giáo. Năm 1530 Quốc hội của vương quốc họp ở thành phố Augsburg trao đổi về những vị trí khác biệt thời lúc đó. Những người Thệ Phản theo ủng hộ cải cách Luther vận động để đi đến hòa bình hầu tránh chia rẽ đụng độ nhau.
Họ đề nghị lên Hoàng đế Carolo V. bản „ Confessio Augustana - Bản tự thú thành August“ . Trong bản này yêu cầu có sự độc lập về tôn gíao thoát ra khỏi sự chi phối ảnh hưởng của Giáo hoàng Roma. Nhưng Hoàng đế Carolo V. bác bỏ bản văn yêu sách đề nghị này.
Các vị Bá Tước vùng liền thành lập liên minh bảo vệ nhau. Nhưng Liên minh này trong trận chiến 1547 ở Muehlberg bị quân đội của Hoàng đế đánh dẹp tan.
Đến năm 1555 hoà bình trong vương quốc và hòa bình về tôn giáo được thỏa thuận kiến tạo giữa Hoàng đế và các Bá Tước theo phe thệ phản cải cách. Nó cho phép mỗi vị Bá Tước được chọn tôn giáo trong vùng cai trị của mình.
Trên thực tế từ khi có bản văn đề nghị ở Augsburg năm 1530, học thuyết của Luther đã được công nhận công khai hóa. Và như thế sự cố gắng đưa phong trào cải cách, những người Thệ Phản trở về với Giáo Hội Công Giáo không thành công rồi.
Phong trào cải cách lan rộng ra khắp nơi, không chỉ ở nước Đức, mà toàn Âu châu. Nguyên phong trào cải cách cũng phân chia thành các tôn giáo Thệ Phản khác nhau vì những học thuyết suy luận khác biệt nhau. Phong trào cải cách Luther là một trong các phong trào cải cách theo hướng Giáo Hội Thệ phản Tin Lành.
4. Nền tảng đạo giáo theo Giáo hội tin lành thệ phản Luther
Sự phân chia tách rời Giáo hội thệ phản Luther khỏi Giáo Hội Công Giáo được chính nhà cải cách Martin Luther xây dựng đặt trên bốn yếu tố nền tảng: Sola gratia, solus Christus, sola scrpitura, et sola fide.
Sola gratia - duy chỉ một mình ơn Chúa - theo M. Luther, con người được cứu chuộc không do tự sức của công việc riêng mình. Nhưng cho tất cả và cho từng người do bởi ơn của Chúa mà thôi.
Thiên Chúa là đấng cứu chuộc con người. Ngài là Đấng Tạo hoá nên con người. Và ngài cũng là Đấng Tạo Hóa mới sau khi con người chết. Ngài trao tặng con người không vì thành tích của con người đạt được hay làm ra. Ngài ban tặng con người sự công chính.
Duy chỉ ơn Chúa ban tặng con người chúng ta, nên chúng ta được cứu rỗi, và chúng ta được quyền tin tưởng vào ơn của Chúa thôi.
Solus Christus - duy chỉ một mình Chúa Kitô - Người tín hữu gắn bó chỉ với một mình Chúa Kitô của Thiên Chúa thôi, không với Đức Mẹ Maria, không với các Thánh hay với con người nào, không với công cụ, vật chất nào, không với hành hương rước kiệu hay bất cứ hình thức nào.
Duy chỉ riêng một mình Chúa Kitô mà chúng ta tuyên xưng, ngài là hiện thân của Thiên Chúa nơi trần gian cho con người, là người mang đến Lời Chúa cho ta, và sau cùng hy sinh hiến thân chịu chết trên thập tự và sống lại. Đó là đức tin và niềm hy vọng cho chúng ta.
Sola scriptura - duy chỉ kinh thánh - không bị làm cho sai lệch là căn bản nói về sự chân thật, loan truyền sứ điệp phúc âm.
Không truyền thống nào, không bài giáo lý nào của Giáo hoàng, của Giám mục là điều quyết định hay bắt buộc cả. Duy chỉ Kinh thánh thôi.
Nơi Kinh thánh chứa đựng Lời của Chúa với toàn thể sức lực và sự trong sáng. Sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô là trung tâm điểm của Kinh Thánh và diễn tả về lòng thương xót của Thiên Chúa. Kinh thánh là thước đo cho đời sống Kitô giáo, và đồng thời cũng là quan tòa thẩm phán về những việc làm của con người.
Kinh Thánh là căn bản cho giáo huấn, cho những việc làm và truyền thống của giáo hội.
Sola Fide - duy chỉ đức tin - Nhờ đức tin con người bất toàn yếu đuối được cứu chuộc. Không việc làm, không lời cầu thay phù hộ nào của các Thánh, không sự trung gian qua Giáo hội, không nhờ thánh lễ, không nhờ hành hương rước kiệu, không nhờ ơn toàn xá hay bất cứ việc làm gì khác, mà con người đạt được ơn cứu rỗi của Chúa, nhưng chỉ duy nhờ đức tin.
Đức tin trước hết và sau đó đến những việc làm tốt lành, đến đời sống, lời nói và hành động ngay lành.
“““““““““““““““““““““““““““““
Martin Luther căn cứ suy tư của mình dựa trên nền tảng Kinh Thánh nơi thư của Thánh Phaolo gửi Giáo đoàn Roma: „ Vì trong Tin Mừng, sự công chính của Thiên Chúa được mặc khải, nhờ đức tin để đưa đến đức tin, như có lời chép: Người công chính nhờ đức tin sẽ được sống.“ ( Rm 1,17).
Thầy Dòng Linh mục Martin Luther với luận cứ thần học như vậy đã trở thành Nhà-cải-cách trong lòng Giáo Hội Công Giáo. Ông phủ nhận trật tự phẩm trật, các truyền thống trong Giáo Hội Công Giáo Roma. Và do bị Giáo Hội Công Giáo không chấp nhận cùng bị lên án, Nhà cải cách Martin Luther đã trở thành nhà sáng lập ra đạo Tin lành thệ phản Luther.
Theo thuật lại, Martin Luther đã có lần nói lên suy niệm sự hay đúng hơn lời tuyên tín “ Chúng ta là người hành khất“.
Phải, chúng ta tất cả là người hành khất đi tìm xin ơn đức của Thiên Chúa tình yêu, sự che chở chúc lành, sự tha thứ ơn cứu chuộc cho đời sống hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long