NGHỆ AN – Cơn bão số 2 qua đi, để lại nỗi bàng hoàng cho nhiều người, những mất mát đau thương chưa kịp hàn gắn thì bão số 5, Lekima lại trút xuống trên mảnh đất thân yêu của chúng ta. Có lẽ chúng tôi là những người tiếp cận nhiều nhất với những mất mát đau thương của các nạn nhân, là ban Bác Ái Xã Hội của giáo phận, chúng tôi đại diện cho những tấm lòng “từ bi hỉ xả”, trong đó có những anh em xa quê hương gửi gắm qua chúng tôi những đồng tiền, bát gạo để giúp đồng bào mình tại quê nhà trong cơn hoạn nạn.
Tường chừng được nghỉ ngơi đôi chút sau những ngày vất vả long đong vì những mảnh đời bất hạnh. Chiều ngày 6/10, nhận được lệnh khẩn cấp từ cha trưởng ban Bac Ái Xã Hội Nguyễn Văn Vinh, mặc dù trời đang mưa tầm tã, tôi đã lái xe đi một vòng xem tình hình lụt tại Nghệ An, đặc biệt vùng dân cư dọc sông Hiếu, gần Quỳ Châu nước đã dâng cao và đường giao thông sụt lở không thể tiến được, đành phải trở lại và chờ đợi thêm vài ngày.
Ngày 08/10 chúng tôi đón đoàn đai diện Help the Poor từ Sài gòn đến sân bay Vinh, lúc 2 giờ chiều, gồm có anh Hùng, anh Thắng, anh Hải, sau khi tay bắt, mặt mừng, tôi hỏi: “các anh có đủ sức đi thêm môt chặng đường dài 170 km để vào trung tâm rốn lụt hay không?” Các anh đều hài lòng vì muốn chứng kiến cảnh lụt, chúng tôi rời khỏi phi trường và trực chỉ đến Huyện Quế Phong và Quỳ Châu, càng đi lên thượng nguồn của sông Hiếu càng cảm thấy sự tàn bạo của giòng sông lạnh lùng, các ống kính camera cố gắng hoạt động khi trời còn sáng, trước mặt là những cánh đồng đang ngập trắng, hầu hết hoa màu đang chìm trong giòng nước đục ngầu, nhiều đoạn đường sụp lở chúng tôi phải dừng lại chờ xe múc, nạo bùn mới qua được, đến được Quế Phong lúc 18 giờ lúc này trời đã tối, chúng tôi đi thăm một số gia đình có người chết trong trận lụt, sau cùng chúng tôi quyết định đến 2 buôn dân tộc thiếu số còn đang bi cô lập, nhưng không thể vào được vì phải lội bùn 5 km, không có một phương tiện gì ngoài lội bộ, khu vực này dân cư lại thưa thớt không người qua lại, trước hoàn cảnh này chúng tôi đành phải ngậm ngùi quay xe trở về. Về đến nhà vào lúc 21 giờ, ai cũng mệt, ăn uống qua loa để bàn phương án ngày mai.
09/10 trong lúc chờ nước rút, chúng tôi đi vào vùng Kỳ Anh, Hà Tĩnh và Quảng Trạch, Quảng Bình để chứng kiến cảnh đổ nát sau cơn bão, chúng tôi đã đi thăm những căn nhà bị sập, giúp trực tiếp những hoàn cảnh neo đơn, những gia đình bị thiệt hại nặng.
Vì chuyến công tác còn dài nên ngày 10/10 đoàn từ biệt chúng tôi để đi Thanh Hoá & Ninh Bình.
Ngày 13/10 chúng tôi đón các chi nữ tu dòng Nữ Tì Chúa Giêsu Linh mục đại diện cho Hội Conrad N.Hilton Fund For Sisters, Sr. Menkia Mai Hương, Josephin Đào và Maria Nhàn tái sân bay Vinh lúc 15 giờ, cũng như lần trước, tôi hỏi quý Sr. có sức mà đi trược tiếp vùng lũ lụt không? Các Sr. đồng ý và tôi đã chở các Sr. trực tiếp lên huyện Thanh Chương Nghệ An, đầu tiên chúng tôi tìm đến gia đình có nạn nhân trong trong trân lụt vừa qua, đây là gia đình anh Đinh thị Quyết và chị Nguyễn thị Mai một gia đinh nghèo có 4 con nhỏ đang tuổi học trò, em nhỏ này chết trong một trạng huống rất đau thương, mà nhắc lại trong gia đình ai cũng khóc, cùng trong buổi chiều bi thảm ấy, khi người cha trong gia đình lo việc di tản tìm nơi an toàn cho gia đình trú ẩn qua cơn bão, khi đồ đạc cần dùng và thức ăn tạm thời đã chất đầy thuyền thì anh chị và con cái, chèo thuyền ra giữa giòng, không ngờ nước xoáy đã làm thuyền chao đảo, đứa con út mới 4 tuổi bám không chặt đã văng ra ngoài rơi vào giòng nước lũ, anh đã lao xuống giòng nước lũ để cứu con, nhưng không kịp nữa, đứa còn đã bị lũ dìm xuống sâu, mãi ngày sau mới vớt được xác. Chúng tôi tiếp tục lội trong bùn để thăm những gia đình khác, thật là một cảnh đìu hiu hút gió, chẳng khác gì cảnh trên Quế Phong nơi dân tộc ít người mà chúng tôi vừa thăm hôm trước, họ nghèo khổ, mà có lẽ chẳng có ai nghèo khổ hơn họ nữa. Chúng tôi đã trở về nhà trong cơn mưa ngậm ngùi cho thân phận.
Ngày 14/10 chúng tôi cùng các chi nữ tu dòng Nữ Tì Chúa Giêsu Linh mục đại diện cho Hội Conrad N.Hilton Fund For Sisters đến huyện Hưng Nguyên với 4 tấn gạo, và 120 thùng mỳ tôm. Ra khỏi cảnh ồn ào của thành phố là cảm nhận được sự cách biệt của nhịp sống đời thường khổ cực của “dân đen”. Giáo xứ Mỹ Dụ cách thành phố Vinh khoảng chừng 8 km, gồm có 5 giáo họ Phú Mỹ, Đoài Yên, Dụ Thành, Nhân Hoà và Thành Công., tất cả bị cô lập đã 10 ngày, vùng này không có ai chết vì lũ lụt, nhưng sẽ chết nhiều vì bệnh dịch, khi chúng tôi đến họ đang đem bệnh nhân lên thuyền, chúng tôi đã đến và trao quà cho họ bằng thuyền. Họ chỉ một con đường là sống chung với lũ, không có bếp, không có củi, không cần nhà vệ sinh, và không có nguồn nước nào để dùng ngoài nước lụt để lắng xuống. Chúng tôi đã vào từng căn nhà, dừng thuyền trước bực thềm của họ, họ lạ lẫm khi thấy các nhà hảo tâm bơi bằng thuyền đến với họ. Có lẽ lòng họ sung sướng như những người hải đảo thấy người đất liền.
Thông tin cho biết, vùng này có hơn 50 căn nhà hoàn toàn bị đổ sập, khoảng 130 căn nhà hư hỏng nặng; 7 trường học bị ngập nước cho đén nay các em vẫn chưa tới trường; hơn 4 ngàn ha lúa và hơn 2 ngàn ha hoa màu bị ngập lụt, hư hại.
Ngày 15/10 chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình đến Giáo xứ Phù Long, Hưng Long, Hưng Nguyên cách thành phố Vinh khoảng 15 km gồm có 4 họ: họ trị sở, họ Bắc châu, Yên Thái và Hiệu Mỹ, tất cả đều bị cô lập 10 ngày, 3 chiếc thuyền đem đoàn đến vùng cô lập, một thuyền chở các linh mục & đoàn cứu trợ, một thuyền lớn chở 80 thùng mỳ tôm, và một thuyền chở quần áo. Đến được vùng dân cư mọi người ra đón tiếp vui mừng và người bộc phát lên rằng: “giả như cả ba thuyền chở mỳ tôm thì hay biết mấy”. cha trưởng đoàn nói: “vậy thì đổi một linh mục lấy một thuyền mỳ tôm nhé?”.
Vùng này hầu hết là công giáo, nên công việc phân chia phần quà cứu trợ nhanh hơn, để đoàn có thời gian đi thăm những gia đình bị thiệt hại nặng, như nhà sập, những gia đình neo đơn...
Trên đường về, tôi chợt nghĩ đến một viễn tượng đen tối, rồi đây họ sẽ lấy gì để ăn trong những tháng tới? Vốn đâu để mua hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu? Tiền đâu để tiếp tục đi học?
Chúng tôi nhận thấy, nguồn cứu trợ đem đến cho dân thật sự không thấm vào đâu so với nhu cầu quá lớn của họ, nhưng chắc chắn rằng với sự giúp đỡ của quý vị, nhiều gia đình nạn nhân sẽ được an ủi rất nhiều về tinh thần lẫn vật chất, để họ có thể dần dần làm lại cuộc sống.
Một lần nữa chúng tôi gửi đến Mạng Lưới Truyền Thông Công Giáo VietCatholic và Radio Veritas Asia, lời chân thành cảm ơn sự mau mắn và nhiệt thành của quý vị, thật là một công cụ hữu ích cho sự quảng bá tin tức và nối vòng tay nhân ái đến với những tấm lòng quảng đại.
Qua mầu nhiệm hiệp thông, chúng tôi chân thành cảm ơn các Hiệp Hội, Hội Đoàn, các Cộng Đoàn quý vị Ân Nhân đã hưởng ứng lời kêu gọi tình thương, mở rộng vòng tay nhân ái đến với nhưng mảnh đời bất hạnh, chúng tôi vẫn biết rằng đồng tiền của quý vị làm ra bằng mồ hôi nước mắt.
Những nơi đã gửi tiền cho Ban BAXH qua tôi để giúp cơn bão lụt số 5, Lekima:
Lm. Raphael Trần Xuân Nhàn
Phó Ban BAXH giáo phận Vinh
Tường chừng được nghỉ ngơi đôi chút sau những ngày vất vả long đong vì những mảnh đời bất hạnh. Chiều ngày 6/10, nhận được lệnh khẩn cấp từ cha trưởng ban Bac Ái Xã Hội Nguyễn Văn Vinh, mặc dù trời đang mưa tầm tã, tôi đã lái xe đi một vòng xem tình hình lụt tại Nghệ An, đặc biệt vùng dân cư dọc sông Hiếu, gần Quỳ Châu nước đã dâng cao và đường giao thông sụt lở không thể tiến được, đành phải trở lại và chờ đợi thêm vài ngày.
Ngày 08/10 chúng tôi đón đoàn đai diện Help the Poor từ Sài gòn đến sân bay Vinh, lúc 2 giờ chiều, gồm có anh Hùng, anh Thắng, anh Hải, sau khi tay bắt, mặt mừng, tôi hỏi: “các anh có đủ sức đi thêm môt chặng đường dài 170 km để vào trung tâm rốn lụt hay không?” Các anh đều hài lòng vì muốn chứng kiến cảnh lụt, chúng tôi rời khỏi phi trường và trực chỉ đến Huyện Quế Phong và Quỳ Châu, càng đi lên thượng nguồn của sông Hiếu càng cảm thấy sự tàn bạo của giòng sông lạnh lùng, các ống kính camera cố gắng hoạt động khi trời còn sáng, trước mặt là những cánh đồng đang ngập trắng, hầu hết hoa màu đang chìm trong giòng nước đục ngầu, nhiều đoạn đường sụp lở chúng tôi phải dừng lại chờ xe múc, nạo bùn mới qua được, đến được Quế Phong lúc 18 giờ lúc này trời đã tối, chúng tôi đi thăm một số gia đình có người chết trong trận lụt, sau cùng chúng tôi quyết định đến 2 buôn dân tộc thiếu số còn đang bi cô lập, nhưng không thể vào được vì phải lội bùn 5 km, không có một phương tiện gì ngoài lội bộ, khu vực này dân cư lại thưa thớt không người qua lại, trước hoàn cảnh này chúng tôi đành phải ngậm ngùi quay xe trở về. Về đến nhà vào lúc 21 giờ, ai cũng mệt, ăn uống qua loa để bàn phương án ngày mai.
09/10 trong lúc chờ nước rút, chúng tôi đi vào vùng Kỳ Anh, Hà Tĩnh và Quảng Trạch, Quảng Bình để chứng kiến cảnh đổ nát sau cơn bão, chúng tôi đã đi thăm những căn nhà bị sập, giúp trực tiếp những hoàn cảnh neo đơn, những gia đình bị thiệt hại nặng.
Vì chuyến công tác còn dài nên ngày 10/10 đoàn từ biệt chúng tôi để đi Thanh Hoá & Ninh Bình.
Ngày 13/10 chúng tôi đón các chi nữ tu dòng Nữ Tì Chúa Giêsu Linh mục đại diện cho Hội Conrad N.Hilton Fund For Sisters, Sr. Menkia Mai Hương, Josephin Đào và Maria Nhàn tái sân bay Vinh lúc 15 giờ, cũng như lần trước, tôi hỏi quý Sr. có sức mà đi trược tiếp vùng lũ lụt không? Các Sr. đồng ý và tôi đã chở các Sr. trực tiếp lên huyện Thanh Chương Nghệ An, đầu tiên chúng tôi tìm đến gia đình có nạn nhân trong trong trân lụt vừa qua, đây là gia đình anh Đinh thị Quyết và chị Nguyễn thị Mai một gia đinh nghèo có 4 con nhỏ đang tuổi học trò, em nhỏ này chết trong một trạng huống rất đau thương, mà nhắc lại trong gia đình ai cũng khóc, cùng trong buổi chiều bi thảm ấy, khi người cha trong gia đình lo việc di tản tìm nơi an toàn cho gia đình trú ẩn qua cơn bão, khi đồ đạc cần dùng và thức ăn tạm thời đã chất đầy thuyền thì anh chị và con cái, chèo thuyền ra giữa giòng, không ngờ nước xoáy đã làm thuyền chao đảo, đứa con út mới 4 tuổi bám không chặt đã văng ra ngoài rơi vào giòng nước lũ, anh đã lao xuống giòng nước lũ để cứu con, nhưng không kịp nữa, đứa còn đã bị lũ dìm xuống sâu, mãi ngày sau mới vớt được xác. Chúng tôi tiếp tục lội trong bùn để thăm những gia đình khác, thật là một cảnh đìu hiu hút gió, chẳng khác gì cảnh trên Quế Phong nơi dân tộc ít người mà chúng tôi vừa thăm hôm trước, họ nghèo khổ, mà có lẽ chẳng có ai nghèo khổ hơn họ nữa. Chúng tôi đã trở về nhà trong cơn mưa ngậm ngùi cho thân phận.
Ngày 14/10 chúng tôi cùng các chi nữ tu dòng Nữ Tì Chúa Giêsu Linh mục đại diện cho Hội Conrad N.Hilton Fund For Sisters đến huyện Hưng Nguyên với 4 tấn gạo, và 120 thùng mỳ tôm. Ra khỏi cảnh ồn ào của thành phố là cảm nhận được sự cách biệt của nhịp sống đời thường khổ cực của “dân đen”. Giáo xứ Mỹ Dụ cách thành phố Vinh khoảng chừng 8 km, gồm có 5 giáo họ Phú Mỹ, Đoài Yên, Dụ Thành, Nhân Hoà và Thành Công., tất cả bị cô lập đã 10 ngày, vùng này không có ai chết vì lũ lụt, nhưng sẽ chết nhiều vì bệnh dịch, khi chúng tôi đến họ đang đem bệnh nhân lên thuyền, chúng tôi đã đến và trao quà cho họ bằng thuyền. Họ chỉ một con đường là sống chung với lũ, không có bếp, không có củi, không cần nhà vệ sinh, và không có nguồn nước nào để dùng ngoài nước lụt để lắng xuống. Chúng tôi đã vào từng căn nhà, dừng thuyền trước bực thềm của họ, họ lạ lẫm khi thấy các nhà hảo tâm bơi bằng thuyền đến với họ. Có lẽ lòng họ sung sướng như những người hải đảo thấy người đất liền.
Thông tin cho biết, vùng này có hơn 50 căn nhà hoàn toàn bị đổ sập, khoảng 130 căn nhà hư hỏng nặng; 7 trường học bị ngập nước cho đén nay các em vẫn chưa tới trường; hơn 4 ngàn ha lúa và hơn 2 ngàn ha hoa màu bị ngập lụt, hư hại.
Ngày 15/10 chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình đến Giáo xứ Phù Long, Hưng Long, Hưng Nguyên cách thành phố Vinh khoảng 15 km gồm có 4 họ: họ trị sở, họ Bắc châu, Yên Thái và Hiệu Mỹ, tất cả đều bị cô lập 10 ngày, 3 chiếc thuyền đem đoàn đến vùng cô lập, một thuyền chở các linh mục & đoàn cứu trợ, một thuyền lớn chở 80 thùng mỳ tôm, và một thuyền chở quần áo. Đến được vùng dân cư mọi người ra đón tiếp vui mừng và người bộc phát lên rằng: “giả như cả ba thuyền chở mỳ tôm thì hay biết mấy”. cha trưởng đoàn nói: “vậy thì đổi một linh mục lấy một thuyền mỳ tôm nhé?”.
Vùng này hầu hết là công giáo, nên công việc phân chia phần quà cứu trợ nhanh hơn, để đoàn có thời gian đi thăm những gia đình bị thiệt hại nặng, như nhà sập, những gia đình neo đơn...
Trên đường về, tôi chợt nghĩ đến một viễn tượng đen tối, rồi đây họ sẽ lấy gì để ăn trong những tháng tới? Vốn đâu để mua hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu? Tiền đâu để tiếp tục đi học?
Chúng tôi nhận thấy, nguồn cứu trợ đem đến cho dân thật sự không thấm vào đâu so với nhu cầu quá lớn của họ, nhưng chắc chắn rằng với sự giúp đỡ của quý vị, nhiều gia đình nạn nhân sẽ được an ủi rất nhiều về tinh thần lẫn vật chất, để họ có thể dần dần làm lại cuộc sống.
Một lần nữa chúng tôi gửi đến Mạng Lưới Truyền Thông Công Giáo VietCatholic và Radio Veritas Asia, lời chân thành cảm ơn sự mau mắn và nhiệt thành của quý vị, thật là một công cụ hữu ích cho sự quảng bá tin tức và nối vòng tay nhân ái đến với những tấm lòng quảng đại.
Qua mầu nhiệm hiệp thông, chúng tôi chân thành cảm ơn các Hiệp Hội, Hội Đoàn, các Cộng Đoàn quý vị Ân Nhân đã hưởng ứng lời kêu gọi tình thương, mở rộng vòng tay nhân ái đến với nhưng mảnh đời bất hạnh, chúng tôi vẫn biết rằng đồng tiền của quý vị làm ra bằng mồ hôi nước mắt.
Những nơi đã gửi tiền cho Ban BAXH qua tôi để giúp cơn bão lụt số 5, Lekima:
- Anh Chị Giuse Nguyễn Hy Vọng USA qua Anh Giuse Nghuyễn Thế Bài = 9.000.000 VND
- Cộng đoàn thánh Antôn, USA qua anh Nguyễn Hùng Lam = 2,200 USD
- Hội Conrad N.Hilton Fund For Sisters, qua xơ Menkia Mai Hương = 70.000.000 VND
Lm. Raphael Trần Xuân Nhàn
Phó Ban BAXH giáo phận Vinh