ĐỒNG THÁP -- Từ xã Tân Phú huyện Thanh Bình, một vùng dân cư rộng lớn không có một nhà thờ nào, tôi cùng các bạn trẻ sang Cù lao Tây, một hòn đảo của Đồng Tháp có đường kính rộng đến 50 km, để thăm giáo xứ Fatima mà cha sở đồng ý cho chúng tôi trọ qua một đêm.
Xe vừa chờm lên con đường nhựa của cù lao, tôi đã thấy một nếp sinh hoạt sống động hiện ra: kẻ qua người lại, kẻ buôn người bán, tuy không tấp nập như ở Sài Gòn nhưng cho thấy đây là vùng có đất đai khá tốt và đi khoảng 5 km để đến nhà thờ, hai bên đường cây cối xanh mượt; nào chuối, xoài, mít.
Tới nhà thờ Fatima, nhìn vào khoảng sân rộng và đẹp, tôi thấy những đứa trẻ và một người đàn ông cởi trần, mặc quần lửng tới đầu gối, đang lui hui bên đám cỏ.
- Thưa ông, chúng con muốn vào gặp cha xứ thì phải làm sao ạ!
- Hả, tôi là cha xứ đây!
- Ồ, cha “mô – đen” quá chúng con khó nhận ra!
- Nóng quá, ở trần cho dễ chịu.
Đó là cha Henry Nguyễn Văn Ký, chánh xứ Fatima, tuổi chưa tới lục tuần. Nhà thờ Fatima này ngày xưa là họ lẻ của nhà thờ Tân Quới, từ sau năm 1975 được nâng lên hàng giáo xứ.
Sau mấy lời làm quen, tôi cầm bó hoa hồng của trường Tân Phú tặng mang đến trước tượng Đức Mẹ đặt xuống và thì thầm: “Tấm lòng của chúng con là hoa hồng xanh còn đây là những bông hoa của các vị ân nhân…xin Mẹ nhận cho”.
Tôi bước sang khoảng sân có những cháu thiếu nhi đang nhún nhảy theo điệu nhạc, phát ra từ phòng khách của cha xứ; đám trẻ vùng quê có vẻ vui vì khách lạ cũng biết “soul” với chúng. Tôi được biết trẻ con ở đây thích đến nhà thờ vì cha xứ đã làm nhiều cách để thu hút chúng như dạy đàn theo độ tuổi, nào là măng- đô – lin, ghi – ta, vi-o-lon, organ. Cách dạy giáo lý của cha cũng rất hay: cha dạy lý thuyết, sau mỗi một đoạn, cha con cùng đàn hát một bài phù hợp rồi cha lại giảng tiếp, cứ như thế cho đến khi hết bài. Nhìn mấy nhỏ ngồi đàn măng-đô-lin trong khung cảnh đẹp của khuôn viên nhà thờ tôi thấy dễ thương làm sao!
Trong phòng khách, cha xứ giải thích với chúng tôi: gọi là Đồng Tháp vì từ thời vua Gia Long, giữa đồng ruộng mênh mông có một cái tháp cao mười tầng, hình như là tháp canh hay tháp thờ gì đó nên người ta quen gọi là đồng tháp, sau này trở thành cái tên của một tỉnh miền tây.
Sau đó, cha còn chỉ đường cho chúng tôi đi vào trong nhà nguyện do cha lập ra. Vì giáo xứ rộng, giáo dân đi lễ khá xa nên để tạo điều kiện thuận tiện cho con chiên được tham dự thánh lễ Chúa nhật và đọc kinh quây quần với nhau. Nhà nguyện đơn sơ nhưng cũng đủ đáp ứng cho khoảng 400 giáo dân ở đây. Mỗi tuần cha chỉ dâng một lễ vào 8 giờ sáng Chúa nhật; dù địa bàn có xa nhưng khi nào có kẻ liệt thì lúc nào cha cũng sẵn sàng.
Cách nhà nguyện gần 1 km là khu dân cư nằm ở chính giữa cù lao. Ở đây là những gia đình nghèo xin đất của Nhà Nước cất nhà san sát nhau rồi đi làm mướn, trồng tỉa, chăn nuôi, buôn bán nhỏ để sinh sống. Đi sâu vào khu này, tôi gặp mấy người đang trồng ớt trên mảnh đất có mầu nâu vàng. Cứ một đợt trồng khoảng 1 – 2 tháng là thu được 20 triệu đồng (hơn 1.200 usd) cả vốn lẫn lời; vốn trồng ớt cũng chẳng bao nhiêu. Những đứa trẻ ở đây trông gầy và đen nhẻm, được chia kẹo và bong bóng, chúng nhảy cà tưng vui vẻ.
Chập choạng tối, trở lại nhà thờ Fatima, tôi tham dự giờ chầu Thánh Thể chiều thứ bảy của giáo xứ. Trẻ con và thanh thiếu niên có mặt khá đông. Thật cảm động khi cha sở quì trước Thánh Thể, cầm micrô giúp các em cầu nguyện thầm thì với Chúa bằng lời gần gũi quen thuộc với nếp sống của các em.
Sau giờ chầu, cha dạy giáo lý. Lát sau, trời bỗng đổ mưa to. Các em nhỏ chưa kịp về ngồi quanh chúng tôi đàn hát. Các thiếu niên đệm cho tôi hát bài Cánh Buồm Xa Xưa, Bản Tango Xa Rồi, Mắt nai cha cha cha…nhưng vì đói bụng quá nên giọng hát của tôi lạc trong tiếng đàn của các em. Nếu bạn hỏi rằng ai dạy các con thì các em sẽ trả lời là “ông cố”(cha sở)
Vui nhất là bữa cơm tối. Hằng ngày, cha nhờ người giáo dân ở bên ngoài đem cơm vào; có thêm năm người, chúng tôi cũng ăn như cha mà thôi. Cha mua một thùng bia để đãi khách. Anh tài xế nói với tôi: “Ngày mai chị có ủng hộ cha gì không? Em sẽ chịu tiền bia cho.” Chúa ơi, 15 năm làm công tác xã hội tôi mới gặp một anh tài xế “mến Chúa, yêu người” như thế!
Cha ăn vui vẻ, uống tự nhiên, câu chuyện xoay quanh nhiều đề tài: nếp sống người giáo dân, những thao thức về Giáo hội, một lãnh vực mà cha am hiểu và thích nhất là âm nhạc. Tôi phỏng vấn vui :
“ - Hội đồng Mục vụ của cha có tới 45 vị, chắc là ăn mừng liên tục vì nay quan thầy vị này mai bổn mạng vị kia.
- Không đâu, ở đây ít ăn nhậu lắm! Chỉ khi có dịp gì thì cha con mới ăn uống.
- Ngày lễ Tết gì đó cha có quan tâm đến người nghèo không?
- Có chớ! Phát quà cho hộ nghèo. Thiếu nhi học giỏi thì được thưởng, học sinh nghèo thì được giúp tiền học. Có lúc tụi nó đều cố gắng học giỏi thế là vét hết tiền để thưởng đó chớ!
- Cha đúng là người được Chúa tuyển chọn. Ở vùng quê mà có những linh mục như cha thì trẻ con vui biết bao, người lớn cũng không thấy buồn. Người sắp chết cũng ấm cúng!
- Sao đến vui với thiếu nhi mà không mang bánh kẹo vậy?
- Hôm qua trường học của con đón hiệu trưởng mới, con cụng ly đến 8 giờ tối, đến khi ra về thì chỉ kịp sắp xếp đồ dùng cho chuyến đi, ngày mai con gửi cha phong bì để cha mua quà cho sắp nhỏ dùm con.
Tôi ăn được ít và rút lui sớm. Hôm sau tôi nghe nói cha, tài xế và các bạn thức đến 1 giờ đêm, nói đủ thứ chuyện. Vậy mà 5 giờ ngày hôm sau tôi nghe giọng của cha khi dâng lễ rất ấm trong không gian tĩnh mịch tờ mờ sáng.
Giáo dân ở đây đi lễ đông như thế nhưng chỉ sau năm phút tan lễ là chẳng còn ai trong sân, không có ai đứng lại “ba bà bốn chuyện”. Họ mặc áo dài nhiều hơn ở Sài Gòn.
Từ nhà thờ Fatima, chúng tôi đi tham quan năm nhà thờ khác nằm rải khá đều trên con đường nhựa có vòng tròn ôm theo chu vi của đảo. Nhà thờ Tân Quới xây theo kiểu Pháp, có tuổi là 80 năm, hẳn nhiên họ đạo này phải có tuổi thọ lâu hơn như thế. Khuôn viên nhà thờ rộng quá.
Nhà thờ Thánh Anrê có chiều cao khiêm tốn hơn, sáng Chúa nhật mà nhà thờ vắng tanh. Thì ra các nhà thờ trên cù lao này đều có lễ 5 giờ sáng cho người lớn, buổi chiều mới có lễ thiếu nhi và sinh hoạt đoàn thể.
Đông giáo dân nhất là nhà thờ Bến Dinh, có gần năm ngàn giáo dân; nhà thờ có vẻ đã cũ nhưng sân cuối nha quá rộng, nếu có lễ lạc gì thì chẳng lo chật chỗ.
Nhà thờ Bến Siêu là một căn nhà lá dài, có cây thánh giá. Bên cánh phải là nhà thờ mới đang được xây. Nhìn các em sau giờ tan lễ thì chắc ai cũng cảm thông cho việc xây nhà thờ mới ở đây.
Sau cùng là nhà thờ Tân Long. Đang đứng quan sát thì gặp được cha xứ, nói chuyện một hồi cha mời chúng tôi cùng đi ăn giỗ, tôi cương quyết từ chối vì chuyện ăn uống với những vị mới quen thì tôi rất ngại ngùng.
Lên phà về Sài Gòn lúc 2 giờ chiều, tôi ngẫm nghĩ nhiều về chuyến đi. Mỗi lần đi công tác xã hội, tôi thường tìm cách giới thiệu với mọi người về một vùng nào đó của đất Việt, hay nhà thờ nào đó của một giáo phận để những người ở xa thêm yêu mến quê hương, thêm cảm thông với Giáo hội tại quê nhà. Trong văn của tôi không có thấp thoáng chuyện chính trị mà chỉ có chia sẻ và yêu thương.
Xe vừa chờm lên con đường nhựa của cù lao, tôi đã thấy một nếp sinh hoạt sống động hiện ra: kẻ qua người lại, kẻ buôn người bán, tuy không tấp nập như ở Sài Gòn nhưng cho thấy đây là vùng có đất đai khá tốt và đi khoảng 5 km để đến nhà thờ, hai bên đường cây cối xanh mượt; nào chuối, xoài, mít.
Tới nhà thờ Fatima, nhìn vào khoảng sân rộng và đẹp, tôi thấy những đứa trẻ và một người đàn ông cởi trần, mặc quần lửng tới đầu gối, đang lui hui bên đám cỏ.
- Thưa ông, chúng con muốn vào gặp cha xứ thì phải làm sao ạ!
- Hả, tôi là cha xứ đây!
- Ồ, cha “mô – đen” quá chúng con khó nhận ra!
- Nóng quá, ở trần cho dễ chịu.
Đó là cha Henry Nguyễn Văn Ký, chánh xứ Fatima, tuổi chưa tới lục tuần. Nhà thờ Fatima này ngày xưa là họ lẻ của nhà thờ Tân Quới, từ sau năm 1975 được nâng lên hàng giáo xứ.
Sau mấy lời làm quen, tôi cầm bó hoa hồng của trường Tân Phú tặng mang đến trước tượng Đức Mẹ đặt xuống và thì thầm: “Tấm lòng của chúng con là hoa hồng xanh còn đây là những bông hoa của các vị ân nhân…xin Mẹ nhận cho”.
Tôi bước sang khoảng sân có những cháu thiếu nhi đang nhún nhảy theo điệu nhạc, phát ra từ phòng khách của cha xứ; đám trẻ vùng quê có vẻ vui vì khách lạ cũng biết “soul” với chúng. Tôi được biết trẻ con ở đây thích đến nhà thờ vì cha xứ đã làm nhiều cách để thu hút chúng như dạy đàn theo độ tuổi, nào là măng- đô – lin, ghi – ta, vi-o-lon, organ. Cách dạy giáo lý của cha cũng rất hay: cha dạy lý thuyết, sau mỗi một đoạn, cha con cùng đàn hát một bài phù hợp rồi cha lại giảng tiếp, cứ như thế cho đến khi hết bài. Nhìn mấy nhỏ ngồi đàn măng-đô-lin trong khung cảnh đẹp của khuôn viên nhà thờ tôi thấy dễ thương làm sao!
Trong phòng khách, cha xứ giải thích với chúng tôi: gọi là Đồng Tháp vì từ thời vua Gia Long, giữa đồng ruộng mênh mông có một cái tháp cao mười tầng, hình như là tháp canh hay tháp thờ gì đó nên người ta quen gọi là đồng tháp, sau này trở thành cái tên của một tỉnh miền tây.
Sau đó, cha còn chỉ đường cho chúng tôi đi vào trong nhà nguyện do cha lập ra. Vì giáo xứ rộng, giáo dân đi lễ khá xa nên để tạo điều kiện thuận tiện cho con chiên được tham dự thánh lễ Chúa nhật và đọc kinh quây quần với nhau. Nhà nguyện đơn sơ nhưng cũng đủ đáp ứng cho khoảng 400 giáo dân ở đây. Mỗi tuần cha chỉ dâng một lễ vào 8 giờ sáng Chúa nhật; dù địa bàn có xa nhưng khi nào có kẻ liệt thì lúc nào cha cũng sẵn sàng.
Cách nhà nguyện gần 1 km là khu dân cư nằm ở chính giữa cù lao. Ở đây là những gia đình nghèo xin đất của Nhà Nước cất nhà san sát nhau rồi đi làm mướn, trồng tỉa, chăn nuôi, buôn bán nhỏ để sinh sống. Đi sâu vào khu này, tôi gặp mấy người đang trồng ớt trên mảnh đất có mầu nâu vàng. Cứ một đợt trồng khoảng 1 – 2 tháng là thu được 20 triệu đồng (hơn 1.200 usd) cả vốn lẫn lời; vốn trồng ớt cũng chẳng bao nhiêu. Những đứa trẻ ở đây trông gầy và đen nhẻm, được chia kẹo và bong bóng, chúng nhảy cà tưng vui vẻ.
Chập choạng tối, trở lại nhà thờ Fatima, tôi tham dự giờ chầu Thánh Thể chiều thứ bảy của giáo xứ. Trẻ con và thanh thiếu niên có mặt khá đông. Thật cảm động khi cha sở quì trước Thánh Thể, cầm micrô giúp các em cầu nguyện thầm thì với Chúa bằng lời gần gũi quen thuộc với nếp sống của các em.
Sau giờ chầu, cha dạy giáo lý. Lát sau, trời bỗng đổ mưa to. Các em nhỏ chưa kịp về ngồi quanh chúng tôi đàn hát. Các thiếu niên đệm cho tôi hát bài Cánh Buồm Xa Xưa, Bản Tango Xa Rồi, Mắt nai cha cha cha…nhưng vì đói bụng quá nên giọng hát của tôi lạc trong tiếng đàn của các em. Nếu bạn hỏi rằng ai dạy các con thì các em sẽ trả lời là “ông cố”(cha sở)
Vui nhất là bữa cơm tối. Hằng ngày, cha nhờ người giáo dân ở bên ngoài đem cơm vào; có thêm năm người, chúng tôi cũng ăn như cha mà thôi. Cha mua một thùng bia để đãi khách. Anh tài xế nói với tôi: “Ngày mai chị có ủng hộ cha gì không? Em sẽ chịu tiền bia cho.” Chúa ơi, 15 năm làm công tác xã hội tôi mới gặp một anh tài xế “mến Chúa, yêu người” như thế!
Cha ăn vui vẻ, uống tự nhiên, câu chuyện xoay quanh nhiều đề tài: nếp sống người giáo dân, những thao thức về Giáo hội, một lãnh vực mà cha am hiểu và thích nhất là âm nhạc. Tôi phỏng vấn vui :
“ - Hội đồng Mục vụ của cha có tới 45 vị, chắc là ăn mừng liên tục vì nay quan thầy vị này mai bổn mạng vị kia.
- Không đâu, ở đây ít ăn nhậu lắm! Chỉ khi có dịp gì thì cha con mới ăn uống.
- Ngày lễ Tết gì đó cha có quan tâm đến người nghèo không?
- Có chớ! Phát quà cho hộ nghèo. Thiếu nhi học giỏi thì được thưởng, học sinh nghèo thì được giúp tiền học. Có lúc tụi nó đều cố gắng học giỏi thế là vét hết tiền để thưởng đó chớ!
- Cha đúng là người được Chúa tuyển chọn. Ở vùng quê mà có những linh mục như cha thì trẻ con vui biết bao, người lớn cũng không thấy buồn. Người sắp chết cũng ấm cúng!
- Sao đến vui với thiếu nhi mà không mang bánh kẹo vậy?
- Hôm qua trường học của con đón hiệu trưởng mới, con cụng ly đến 8 giờ tối, đến khi ra về thì chỉ kịp sắp xếp đồ dùng cho chuyến đi, ngày mai con gửi cha phong bì để cha mua quà cho sắp nhỏ dùm con.
Tôi ăn được ít và rút lui sớm. Hôm sau tôi nghe nói cha, tài xế và các bạn thức đến 1 giờ đêm, nói đủ thứ chuyện. Vậy mà 5 giờ ngày hôm sau tôi nghe giọng của cha khi dâng lễ rất ấm trong không gian tĩnh mịch tờ mờ sáng.
Giáo dân ở đây đi lễ đông như thế nhưng chỉ sau năm phút tan lễ là chẳng còn ai trong sân, không có ai đứng lại “ba bà bốn chuyện”. Họ mặc áo dài nhiều hơn ở Sài Gòn.
Từ nhà thờ Fatima, chúng tôi đi tham quan năm nhà thờ khác nằm rải khá đều trên con đường nhựa có vòng tròn ôm theo chu vi của đảo. Nhà thờ Tân Quới xây theo kiểu Pháp, có tuổi là 80 năm, hẳn nhiên họ đạo này phải có tuổi thọ lâu hơn như thế. Khuôn viên nhà thờ rộng quá.
Nhà thờ Thánh Anrê có chiều cao khiêm tốn hơn, sáng Chúa nhật mà nhà thờ vắng tanh. Thì ra các nhà thờ trên cù lao này đều có lễ 5 giờ sáng cho người lớn, buổi chiều mới có lễ thiếu nhi và sinh hoạt đoàn thể.
Đông giáo dân nhất là nhà thờ Bến Dinh, có gần năm ngàn giáo dân; nhà thờ có vẻ đã cũ nhưng sân cuối nha quá rộng, nếu có lễ lạc gì thì chẳng lo chật chỗ.
Nhà thờ Bến Siêu là một căn nhà lá dài, có cây thánh giá. Bên cánh phải là nhà thờ mới đang được xây. Nhìn các em sau giờ tan lễ thì chắc ai cũng cảm thông cho việc xây nhà thờ mới ở đây.
Sau cùng là nhà thờ Tân Long. Đang đứng quan sát thì gặp được cha xứ, nói chuyện một hồi cha mời chúng tôi cùng đi ăn giỗ, tôi cương quyết từ chối vì chuyện ăn uống với những vị mới quen thì tôi rất ngại ngùng.
Lên phà về Sài Gòn lúc 2 giờ chiều, tôi ngẫm nghĩ nhiều về chuyến đi. Mỗi lần đi công tác xã hội, tôi thường tìm cách giới thiệu với mọi người về một vùng nào đó của đất Việt, hay nhà thờ nào đó của một giáo phận để những người ở xa thêm yêu mến quê hương, thêm cảm thông với Giáo hội tại quê nhà. Trong văn của tôi không có thấp thoáng chuyện chính trị mà chỉ có chia sẻ và yêu thương.