Từ Việt Nam gửi bức thư ngỏ tới Linh mục Nguyễn Hữu Lễ
Kính chào Linh mục Nguyễn Hữu Lễ
Thưa Cha,
Con là một giáo dân, hiện đang sống ở Hà Nội, thủ đô của đất nước Cộng sản Việt Nam. Con đã viết bức thư này định gửi tới Cha ngay từ ngày 29/8/2007, nhưng viết rồi suy đi nghĩ lại, con lại không muốn gửi, chỉ vì những điều suy nghĩ của con, liệu có phần nào hồ đồ thiếu hiểu biết chăng?. Với những trải nghiệm cuộc sống của một con người sống dưới mấy chế độ, qua nhiều năm tháng tù tội, lại thuộc hàng Giáo phẩm như Cha, con chỉ sợ những lời của con có điều gì đó bất kính.
Tuy nhiên, hôm nay, thật trùng hợp, con lại được đọc một lá thư ngỏ trên trang VietCatholic của Ông Trương Phú Thứ. Quả là con quá ngạc nhiên khi thấy tiêu đề bức thư giống hệt như tiêu đề bức thư con đã viết, nên tò mờ đọc xem.
Cũng nhân tiện đây, con gửi luôn bức thư này đến Cha. Mong Cha hiểu được những suy tư của một giáo dân đang sống trong lòng Cộng sản về những bài viết của quý Cha, nhất là bài viết gần đây: Đã đến lúc phải chấm dứt “Mục vụ xin tiền”. Là một giáo dân đang ở trong nước, chưa từng bước chân đến nước Mỹ, chưa được đi nhiều nơi, cũng chưa có nhiều trải nghiệm cuộc sống như quý Cha, vì vậy, những phát biểu, suy tư của con nếu có điều gì chưa thấu đáo, mong được sự chỉ dạy.
Đọc những bài viết của Cha, con thấy cần có đôi điều phải suy nghĩ xin được thẳng thắn nói lên đây:
Gần đây, trên mạng Internet có nhiều bài viết chỉ trích Hội Đồng GM Việt Nam, cũng như các đáng bậc đang coi sóc Giáo Hội quê nhà, có những bài viết chân thành, sâu sắc và trên tinh thần xây dựng, thẳng thắn. Tuy nhiên, cũng có quá nhiều bài viết hết sức “cực đoan” theo cách nghĩ của con.
Trước hết, cần nói ngay rằng: Với Giáo hội Việt Nam hiện nay, đang chung sống trong chế độ Cộng sản - một chế độ theo học thuyết Mác – Lênin. Một chế độ xã hội mà loài người đã có nhiều phân tích và tổng kết về nó, thiết nghĩ không cần đề cập nơi đây. Với đặc thù đó, theo con, khi muốn nhận xét, quy kết những vấn đề về Giáo Hội Việt Nam, cần phải nhìn nhận một cách khách quan trong bối cảnh đã qua và hiện tại. Để đánh giá, góp ý, cần một tinh thần xây dựng. Như vậy mới đúng với ý nghĩa của Hội Thánh thông công và hiệp nhất.
Cho đến nay, qua hơn 60 năm sống dưới chế độ Cộng sản toàn trị, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vẫn đứng vững, vẫn phát triển và ngày càng khởi sắc. Số lượng giáo dân không ngừng tăng hàng năm, hàng Giáo Phẩm ngày càng đông đúc để phục vụ cộng đồng dân Chúa. Hàng loạt công trình tôn giáo, các thánh đường nguy nga được dựng lên đây đó, những thánh lễ chật ních giáo dân, Giáo Hội ngày càng có những đóng góp to lớn, khẳng định vị thế của mình với xã hội và được thừa nhận. Đó là những minh chứng hùng hồn cho sự vững mạnh và vững bước đi lên của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Điều đó không ai có thể chối cãi, không ai có thể phủ nhận.
Để có những điều đó, phải chăng là vì “Hàng Giáo Phẩm Việt Nam đã bị thuần hóa” theo cách nói của một ai đó mà Cha là người phát ngôn? Xin thưa: Cha là người đã hiểu thế nào là Chủ nghĩa Cộng sản, chắc cha sẽ không nói rằng: Những phát triển của Giáo Hội Công Giáo đó nhằm để chỉ bôi đẹp bộ mặt của chế độ Cộng sản. Phải nói rằng đó là thành quả của không ít những hi sinh công sức, trí tuệ, và cả xương máu của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói chung và Hàng Giáo Phẩm Việt Nam nói riêng.
Để khẳng định điều đó, xin Cha hãy ghé mắt sang nhìn Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa anh em, một đất nước “anh em trong phe XHCN” của Việt Nam.
Con còn nhớ một câu nói trong buổi học tập chính trị rằng: Giáo Hoàng John Paul II đã đi khắp thế giới, kể cả Cuba anh em, nhưng chưa thể đặt chân được đến Trung Quốc và Việt Nam. Điều đó nói lên cái gì thưa Cha? Những nơi bước chân của Đức Thánh Cha không thể đến được, thì nơi đó đang bị ngự trị của bóng đen ma quỷ.
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Hàng Giáo Phẩm Việt Nam đã khôn ngoan lèo lái con thuyền Giáo Hội vượt qua muôn trùng sóng gió để đi đến ngày hôm nay. Theo chúng con, đó đã là những kỳ tích vĩ đại.
Một số ý kiến cho rằng: Hàng Giáo phẩm Việt Nam hiện nay không đủ can đảm, không khôn ngoan trong công việc lèo lái con thuyền Giáo Hội qua những sự việc nọ kia… Xin thưa, nếu như các vị sống trong lòng chế độ Cộng Sản, các vị sẽ làm được những gì? Các vị sẽ làm gì, khi mà các trường đào tạo linh mục hàng chục năm trời không được mở, thiếu trầm trọng những người làm công tác mục vụ, có nhiều vùng đồng bào Công Giáo hơn 50 năm không có Thánh lễ?
Các vị sẽ làm gì, khi mà trước đây, ngày lễ trọng, tiếng chuông nhà thờ cất lên là lúc công an có nhiệm vụ truy tìm người đã đánh những hồi chuông đó? Và sau đó là những ban hành giáo, linh mục được mời lên công an huyện để làm việc?
Các vị sẽ làm gì, khi mà người giáo dân trèo lên mái ngói nhà thờ để dọi lại vài chỗ dột, thì hôm sau ban hành giáo và cha xứ được mời đi làm việc cả một tuần? Hàng chục năm trời, không một công trình tôn giáo nào được phép sửa chữa, trùng tu, xây mới?
Các vị sẽ làm được gì, khi mà đất đai nhà thờ biến thành tài sản chung, nhà học, nhà xứ biến thành nhà kho, xưởng sản xuất? …
Cách đây vài ba tuần, một linh mục mới chịu chức được dăm năm nay kể lại trong một buổi lễ chủ nhật rằng: Khi chúng tôi đi học ở Đại chủng viện, mỗi kỳ nghỉ hè, công an tỉnh thường bắt từng người đến làm việc. Sau mỗi buổi làm việc, mỗi người phải viết những bản thu hoạch, báo cáo gì đó. Nếu không viết, chắc chắn chúng tôi sẽ không được tiếp tục học để có ngày hôm nay. Trong một lần viết, tôi đã viết rằng: Trong quá trình học tập, tôi luôn chăm chỉ, với mục đích làm sáng danh Nước Chúa. Công an tỉnh bảo rằng: Anh viết lại đi, nếu viết đến Nước Chúa vào đây tôi ngại lắm.
Vậy thưa Cha, nếu là những người đang chỉ trích kia, đứng trước hai sự chọn lựa, sẽ tìm lấy sự chọn lựa nào? Ngày xưa ở trong trại tù Cộng Sản, liệu Cha có bất khuất không chịu viết, không chịu “học tập”, không hợp tác bất cứ điều gì với cán bộ trại tù thì liệu Cha có còn cơ hội để sống mà đến Tây Tân Lan để định cư và ngày nay tự do qua Mỹ như bây giờ không?
Giai đoạn đó vừa đã qua đi, giờ đây Giáo Hội đã “dễ thở” hơn. Phải chăng nó tự qua đi chỉ vì chế độ Cộng sản đã thay đổi bản chất, đã nhân nhượng, đã biết thương người Giáo dân và thương Giáo Hội Công Giáo hơn xưa? Xin thưa, đó là kết quả của không ít những đấng bậc, giáo dân đã không tiếc cả máu xương mình, mồ hôi, công sức mình để Giáo Hội luôn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Là kết quả của một chương trình khôn ngoan với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh dẫn dắt Giáo Hội qua Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.
Tuy nhiên qua hơn 60 năm toàn trị của chế độ Cộng sản, không thể không có một số nào đó trong Giáo dân và cả trong Hàng Giáo Phẩm đã khiếp nhược, đã sợ hãi và thậm chí tiếp tay cho những thế lực đen tối làm tổn hại đến Giáo Hội. Điều đó cũng là một lẽ đương nhiên, ai bơi qua vũng bùn mà chẳng bị vấy bẩn một ít, sống chung với lũ phải chấp nhận ướt trang phục đó cũng là một lẽ thường tình. Giáo Hội Việt Nam và cả Giáo Hội Hoàn vũ xưa nay, chưa bao giờ hết những nỗi đau đớn đó.
Nhưng điều cơ bản, là đến nay, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vẫn luôn kiên cường, đứng vững và phát triển. Những vấn đề tồn tại cần khắc phục, những cá nhân đã phản bội lại ý thức, lý tưởng của mình sẽ không còn đất sống khi Giáo Hội vững mạnh.
Để giúp Giáo Hội ngày càng vững mạnh, phát triển, việc góp ý với Giáo Hội những điều khiếm khuyết, những vấn nạn đe dọa sự thống nhất sự phát triển của Giáo Hội là điều hết sức cần thiết. Giáo Hội cũng cần canh tân cho kịp bước tiến của thời đại, của nhân loại. Tuy nhiên điều cần thiết là những góp ý trung thực, thẳng thắn và với tinh thần xây dựng.
Thưa Cha, nói lên những điều đó, con muốn nói rằng, vừa qua, những hành động, những bài viết của một số người về Hàng Giáo Phẩm Việt Nam bằng những ngôn từ vô căn cứ, quy chụp, suy diễn theo ý thức chủ quan của mình, đó chỉ là những sự cực đoan và độc đoán.
Rất nhiều người với ý thức chống lại chế độ Cộng sản, đã quy kết, đã gom tất cả những ai không hành xử như mình vào chung một rọ. Họ đã có ý thức chống lại chế độ cộng sản độc tài, nhưng đã dùng những cách hành xử độc tài trong suy nghĩ và những việc mình làm. Như vậy, mục đích của họ có phải vì lý tưởng, hay chỉ vì cái danh của chính bản thân mình hoặc một lý do nào khác? Phải chăng, vì Hội Đồng Giám Mục Việt Nam không lên tiếng theo phong trào đòi lại tên Giáo Phận Sài Gòn nên Hội Đồng Giám mục Việt Nam cũng là Cộng sản? Phải chăng vì những người dân trong nước không đứng lên theo những lời kêu gọi khiếu kiện, biểu tình của những người ngồi ở nước Mỹ nên dân Việt Nam tất cả là Cộng sản?
Đọc bài viết của Cha gần đây: Đã đến lúc phải chấm dứt “Mục vụ xin tiền”, con thấy thật xót xa vô hạn. Xót xa cho sự tủi nhục của một Giáo Hội mẹ Việt Nam đang nghèo túng, chỉ vì những đồng tiền được giúp đỡ mà phải chịu nhiều đau đớn, đắng cay, coi rẻ và khinh miệt ngay bởi chính đứa con của mình. Xót xa cho lòng những người con vì những đồng tiền giúp cho Giáo Hội trong cơn khó khăn, nay đưa lên kể lể công lao. Xót xa cho những vị mục tử của Giáo Hội đã chịu nhẫn nhục vì Giáo Hội quê nhà.
Trước hết cũng cần công nhận rằng: Có những người trong hàng Giáo phẩm, đã có những việc làm để ảnh hưởng đến hình ảnh người mục tử của Giáo Hội, như Linh mục Nguyễn Đức Quỳnh hoặc có thể có ai đó đã được nêu nhiều trong bài viết của Cha. Giáo hội thời nào cũng có những người không hành xử đúng cương vị, trách nhiệm của mình cũng như tư cách cần có. Ở Việt Nam, ngày trước con cũng đã nghe một cán bộ cao cấp khen một linh mục - nay đã mất “như một bí thư chi bộ”. Giáo dân Việt Nam trên quê hương này biết rất rõ về họ, về những người làm ô danh Hàng Giáo phẩm, kể cả khi họ có chỗ đứng trong Hàng Giáo Phẩm thì họ cũng không thể có chỗ đứng trong lòng người tín hữu Việt Nam. Đó không phải là hình ảnh chung của Hàng Giáo Phẩm Việt Nam trong tâm thức của những người Công Giáo chân chính.
Nếu có những vị mục tử nào đó, đã lặn lội từ Việt Nam sang đất Mỹ dù với mục đích để quyên góp những đồng tiền đi nữa, thì thưa Cha, điều đó càng nói lên sự hi sinh của chính họ vì sự tồn tại của Giáo hội Mẹ Việt Nam. Những đồng tiền đó, đã làm nên những công trình cho Giáo Hội, mà Giáo Hội thì không của riêng ai. Mọi người đều có trách nhiệm xây đắp nên vững bền. Những đồng tiền đó để giúp cho những tha nhân, những con người “sống như chết” đang ở quê hương Việt Nam hoặc bất kỳ ở đâu thì người Công Giáo cũng phải có trách nhiệm với họ. Chủ nhật này, chắc Cha cũng sẽ giảng bài Lời Chúa dạy về cách mời những người nghèo khó, đui mù vào ăn cỗ nhà mình mà đừng mời những người giàu có?
Giáo Hội quê nhà, với bao nhiêu năm điêu tàn dưới bom đạn, dưới sự kìm hãm, thù địch đã như một bà mẹ nghèo vắt hết những giọt sữa cuối cùng để cho đàn con mình tồn tại. Nay những đứa con mình đã khôn lớn, liệu những đồng tiền giúp bố mẹ mình xây dựng lại cơ đồ, có ai đi kể lể kêu ca không thưa Cha?
Chắc bây giờ, khi đã ở trên đất Tân Tây Lan, đất Mỹ hay một đất nước tự do nào đó, đầy đủ vật chất, Cha cũng khó quên ngày xưa, khi cha ra khỏi trại tù Cộng sản, Nhà chung Hà Nội đã là nơi cha được giúp đỡ đầu tiên, “một miếng khi đói, bằng một gói khi no”, bất chấp những hệ lụy có thể gặp phải.
Giờ Cha Lễ giàu có bên Tân Tây Lan và còn có thì giờ rộng rãi đi làm mục vụ chính trị và mục vụ bán sách bên Mỹ, nhà chung Hà Nội có ai sang bên đó, nếu có gặp Cha, Cha có nghĩ là họ đang sang làm “mục vụ xin tiền” của Cha Lễ không? Xin cha chớ có nhầm lẫn đưa lời của nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói về những người dân tị nạn để đồng hóa với cách nghĩ của Hàng Giáo Phẩm Việt Nam như vậy mà đưa ra những lời hằn học.
Đọc bài viết của Cha, nói về “nhu cầu cần tiền của những chủ chăn trong nước, đã lợi dụng vào tính rộng rãi của người Công Giáo Hải ngoại, và có mục đích làm đẹp cho chế độ…” thì con e rằng, Cha đã quá cực đoan trong suy nghĩ, và cách hành xử của mình. Đó là sự quy kết và thóa mạ vô căn cứ. Con cũng nghĩ rằng, điều này Cha chỉ nói cho sướng miệng mà thôi, chắc chắn Cha không có chứng cớ nào cho điều Cha đang nói.
Xin thưa, những đồng tiền nghĩa cử quý giá của những người con xa quê, đã góp phần hết sức lớn lao vào những công trình, những công việc chung của Giáo Hội. Những công trình đó là hiện thực, những người bất hạnh được giúp đỡ là hiện thực, những sự suy luận của Cha là không có căn cứ cụ thể.
Là người đã tiếp xúc với nhiều vị chủ chăn trong lòng Giáo Hội Việt Nam hiện nay, con đã chứng kiến những tấm lòng, những trăn trở của những người Cha trong một gia đình nghèo trước những nhu cầu cấp bách của con cái. Nhiều khi đã chấp nhận hi sinh cả danh dự của mình cho những nhu cầu đó của đàn con.
Có thể Cha không thể tin rằng: Hiện nay, vẫn có những linh mục như Cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh ở Hạt Văn Hạnh - Giáo phận Vinh, tài sản chỉ có vài bộ quần áo giáo dân may cho, dành tất cả những bổng lễ, từ gói bánh, từ hộp sữa để bồi dưỡng cho những người thợ xây dựng Nhà Thờ. Chắc Cha không thể tưởng tượng được hiện nay, ở vùng Hương Khê, Hà Tĩnh có những linh mục như Cha G.B. Nguyễn Huy Tuấn, đã từng phải đến xứ khác, xin gạo, xin những bộ quần áo cũ về giúp đỡ giáo dân. Trong cơn lũ vừa qua, Ngài đã chèo thuyền cứu dân trong lũ bão. Coi dân như chính con cái mình bất kể lương giáo, những sự hi sinh đó đã làm kinh ngạc ngay cả giáo dân, và làm cảm phục những nhà báo theo dõi cơn lũ vừa qua ở Hà Tĩnh. Cũng như Linh mục Nguyễn Khắc Quế, chính xứ Thạch Bích, Tổng Giáo phận Hà Nội, tuổi già sức yếu, vẫn ngày ngày lo lắng cho đàn chiên xứ Mường cách xứ chính mấy chục cây số đường rừng có chỗ ăn ở, chỗ thờ phượng và được dạy dỗ về văn hóa.
Những điều đó có thể xa lạ với Cha hiện giờ đây đang sống tại một quốc gia xa xôi và giàu có, nhưng trên Giáo Hội mẹ Việt Nam, vẫn đang hiện diện, vẫn là những con người cụ thể, những Linh mục, Giám mục cụ thể, mà theo Cha thì có lẽ họ đã bị “thuần hóa” chăng? Than ôi, nếu sự thuần hóa hay đồng hóa là có thực để có được những con người vì dân như vậy, xã hôi Việt Nam đâu còn như ngày nay, thưa Cha?
Thưa Cha, thư đã dài, con nói những điều trên, với tư duy và suy nghĩ của một Giáo dân trong nước. Mong rằng Cha thứ lỗi và tiếp nhận nó như những suy nghĩ chân thành và trung thực nhất. Là một giáo hữu, con mong Cha có cách nhìn chính từ đôi mắt của một con chiên lành. Là một Linh mục, con mong Cha có cách hành xử của một người mục tử vì đàn chiên mà cha chăn dắt cũng như những đàn chiên khác của Chúa. Là một người trong cộng đồng dân Chúa từ Giáo Hội Việt Nam, con mong Cha có cái nhìn thực tế, tỉnh táo hơn về Giáo Hội Mẹ quê nhà đang được dẫn dắt bởi Hàng Giáo Phẩm trung kiên và sự hướng dẫn của Thánh Linh luôn quan phòng gìn giữ.
Kính Cha, chúc Cha luôn sức khỏe và bình an trong Chúa.
Hà Nội, Ngày 02 tháng 9 năm 2007
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
Kính chào Linh mục Nguyễn Hữu Lễ
Thưa Cha,
Con là một giáo dân, hiện đang sống ở Hà Nội, thủ đô của đất nước Cộng sản Việt Nam. Con đã viết bức thư này định gửi tới Cha ngay từ ngày 29/8/2007, nhưng viết rồi suy đi nghĩ lại, con lại không muốn gửi, chỉ vì những điều suy nghĩ của con, liệu có phần nào hồ đồ thiếu hiểu biết chăng?. Với những trải nghiệm cuộc sống của một con người sống dưới mấy chế độ, qua nhiều năm tháng tù tội, lại thuộc hàng Giáo phẩm như Cha, con chỉ sợ những lời của con có điều gì đó bất kính.
Tuy nhiên, hôm nay, thật trùng hợp, con lại được đọc một lá thư ngỏ trên trang VietCatholic của Ông Trương Phú Thứ. Quả là con quá ngạc nhiên khi thấy tiêu đề bức thư giống hệt như tiêu đề bức thư con đã viết, nên tò mờ đọc xem.
Cũng nhân tiện đây, con gửi luôn bức thư này đến Cha. Mong Cha hiểu được những suy tư của một giáo dân đang sống trong lòng Cộng sản về những bài viết của quý Cha, nhất là bài viết gần đây: Đã đến lúc phải chấm dứt “Mục vụ xin tiền”. Là một giáo dân đang ở trong nước, chưa từng bước chân đến nước Mỹ, chưa được đi nhiều nơi, cũng chưa có nhiều trải nghiệm cuộc sống như quý Cha, vì vậy, những phát biểu, suy tư của con nếu có điều gì chưa thấu đáo, mong được sự chỉ dạy.
Đọc những bài viết của Cha, con thấy cần có đôi điều phải suy nghĩ xin được thẳng thắn nói lên đây:
Gần đây, trên mạng Internet có nhiều bài viết chỉ trích Hội Đồng GM Việt Nam, cũng như các đáng bậc đang coi sóc Giáo Hội quê nhà, có những bài viết chân thành, sâu sắc và trên tinh thần xây dựng, thẳng thắn. Tuy nhiên, cũng có quá nhiều bài viết hết sức “cực đoan” theo cách nghĩ của con.
Trước hết, cần nói ngay rằng: Với Giáo hội Việt Nam hiện nay, đang chung sống trong chế độ Cộng sản - một chế độ theo học thuyết Mác – Lênin. Một chế độ xã hội mà loài người đã có nhiều phân tích và tổng kết về nó, thiết nghĩ không cần đề cập nơi đây. Với đặc thù đó, theo con, khi muốn nhận xét, quy kết những vấn đề về Giáo Hội Việt Nam, cần phải nhìn nhận một cách khách quan trong bối cảnh đã qua và hiện tại. Để đánh giá, góp ý, cần một tinh thần xây dựng. Như vậy mới đúng với ý nghĩa của Hội Thánh thông công và hiệp nhất.
Cho đến nay, qua hơn 60 năm sống dưới chế độ Cộng sản toàn trị, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vẫn đứng vững, vẫn phát triển và ngày càng khởi sắc. Số lượng giáo dân không ngừng tăng hàng năm, hàng Giáo Phẩm ngày càng đông đúc để phục vụ cộng đồng dân Chúa. Hàng loạt công trình tôn giáo, các thánh đường nguy nga được dựng lên đây đó, những thánh lễ chật ních giáo dân, Giáo Hội ngày càng có những đóng góp to lớn, khẳng định vị thế của mình với xã hội và được thừa nhận. Đó là những minh chứng hùng hồn cho sự vững mạnh và vững bước đi lên của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Điều đó không ai có thể chối cãi, không ai có thể phủ nhận.
Để có những điều đó, phải chăng là vì “Hàng Giáo Phẩm Việt Nam đã bị thuần hóa” theo cách nói của một ai đó mà Cha là người phát ngôn? Xin thưa: Cha là người đã hiểu thế nào là Chủ nghĩa Cộng sản, chắc cha sẽ không nói rằng: Những phát triển của Giáo Hội Công Giáo đó nhằm để chỉ bôi đẹp bộ mặt của chế độ Cộng sản. Phải nói rằng đó là thành quả của không ít những hi sinh công sức, trí tuệ, và cả xương máu của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói chung và Hàng Giáo Phẩm Việt Nam nói riêng.
Để khẳng định điều đó, xin Cha hãy ghé mắt sang nhìn Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa anh em, một đất nước “anh em trong phe XHCN” của Việt Nam.
Con còn nhớ một câu nói trong buổi học tập chính trị rằng: Giáo Hoàng John Paul II đã đi khắp thế giới, kể cả Cuba anh em, nhưng chưa thể đặt chân được đến Trung Quốc và Việt Nam. Điều đó nói lên cái gì thưa Cha? Những nơi bước chân của Đức Thánh Cha không thể đến được, thì nơi đó đang bị ngự trị của bóng đen ma quỷ.
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Hàng Giáo Phẩm Việt Nam đã khôn ngoan lèo lái con thuyền Giáo Hội vượt qua muôn trùng sóng gió để đi đến ngày hôm nay. Theo chúng con, đó đã là những kỳ tích vĩ đại.
Một số ý kiến cho rằng: Hàng Giáo phẩm Việt Nam hiện nay không đủ can đảm, không khôn ngoan trong công việc lèo lái con thuyền Giáo Hội qua những sự việc nọ kia… Xin thưa, nếu như các vị sống trong lòng chế độ Cộng Sản, các vị sẽ làm được những gì? Các vị sẽ làm gì, khi mà các trường đào tạo linh mục hàng chục năm trời không được mở, thiếu trầm trọng những người làm công tác mục vụ, có nhiều vùng đồng bào Công Giáo hơn 50 năm không có Thánh lễ?
Các vị sẽ làm gì, khi mà trước đây, ngày lễ trọng, tiếng chuông nhà thờ cất lên là lúc công an có nhiệm vụ truy tìm người đã đánh những hồi chuông đó? Và sau đó là những ban hành giáo, linh mục được mời lên công an huyện để làm việc?
Các vị sẽ làm gì, khi mà người giáo dân trèo lên mái ngói nhà thờ để dọi lại vài chỗ dột, thì hôm sau ban hành giáo và cha xứ được mời đi làm việc cả một tuần? Hàng chục năm trời, không một công trình tôn giáo nào được phép sửa chữa, trùng tu, xây mới?
Các vị sẽ làm được gì, khi mà đất đai nhà thờ biến thành tài sản chung, nhà học, nhà xứ biến thành nhà kho, xưởng sản xuất? …
Cách đây vài ba tuần, một linh mục mới chịu chức được dăm năm nay kể lại trong một buổi lễ chủ nhật rằng: Khi chúng tôi đi học ở Đại chủng viện, mỗi kỳ nghỉ hè, công an tỉnh thường bắt từng người đến làm việc. Sau mỗi buổi làm việc, mỗi người phải viết những bản thu hoạch, báo cáo gì đó. Nếu không viết, chắc chắn chúng tôi sẽ không được tiếp tục học để có ngày hôm nay. Trong một lần viết, tôi đã viết rằng: Trong quá trình học tập, tôi luôn chăm chỉ, với mục đích làm sáng danh Nước Chúa. Công an tỉnh bảo rằng: Anh viết lại đi, nếu viết đến Nước Chúa vào đây tôi ngại lắm.
Vậy thưa Cha, nếu là những người đang chỉ trích kia, đứng trước hai sự chọn lựa, sẽ tìm lấy sự chọn lựa nào? Ngày xưa ở trong trại tù Cộng Sản, liệu Cha có bất khuất không chịu viết, không chịu “học tập”, không hợp tác bất cứ điều gì với cán bộ trại tù thì liệu Cha có còn cơ hội để sống mà đến Tây Tân Lan để định cư và ngày nay tự do qua Mỹ như bây giờ không?
Giai đoạn đó vừa đã qua đi, giờ đây Giáo Hội đã “dễ thở” hơn. Phải chăng nó tự qua đi chỉ vì chế độ Cộng sản đã thay đổi bản chất, đã nhân nhượng, đã biết thương người Giáo dân và thương Giáo Hội Công Giáo hơn xưa? Xin thưa, đó là kết quả của không ít những đấng bậc, giáo dân đã không tiếc cả máu xương mình, mồ hôi, công sức mình để Giáo Hội luôn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Là kết quả của một chương trình khôn ngoan với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh dẫn dắt Giáo Hội qua Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.
Tuy nhiên qua hơn 60 năm toàn trị của chế độ Cộng sản, không thể không có một số nào đó trong Giáo dân và cả trong Hàng Giáo Phẩm đã khiếp nhược, đã sợ hãi và thậm chí tiếp tay cho những thế lực đen tối làm tổn hại đến Giáo Hội. Điều đó cũng là một lẽ đương nhiên, ai bơi qua vũng bùn mà chẳng bị vấy bẩn một ít, sống chung với lũ phải chấp nhận ướt trang phục đó cũng là một lẽ thường tình. Giáo Hội Việt Nam và cả Giáo Hội Hoàn vũ xưa nay, chưa bao giờ hết những nỗi đau đớn đó.
Nhưng điều cơ bản, là đến nay, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vẫn luôn kiên cường, đứng vững và phát triển. Những vấn đề tồn tại cần khắc phục, những cá nhân đã phản bội lại ý thức, lý tưởng của mình sẽ không còn đất sống khi Giáo Hội vững mạnh.
Để giúp Giáo Hội ngày càng vững mạnh, phát triển, việc góp ý với Giáo Hội những điều khiếm khuyết, những vấn nạn đe dọa sự thống nhất sự phát triển của Giáo Hội là điều hết sức cần thiết. Giáo Hội cũng cần canh tân cho kịp bước tiến của thời đại, của nhân loại. Tuy nhiên điều cần thiết là những góp ý trung thực, thẳng thắn và với tinh thần xây dựng.
Thưa Cha, nói lên những điều đó, con muốn nói rằng, vừa qua, những hành động, những bài viết của một số người về Hàng Giáo Phẩm Việt Nam bằng những ngôn từ vô căn cứ, quy chụp, suy diễn theo ý thức chủ quan của mình, đó chỉ là những sự cực đoan và độc đoán.
Rất nhiều người với ý thức chống lại chế độ Cộng sản, đã quy kết, đã gom tất cả những ai không hành xử như mình vào chung một rọ. Họ đã có ý thức chống lại chế độ cộng sản độc tài, nhưng đã dùng những cách hành xử độc tài trong suy nghĩ và những việc mình làm. Như vậy, mục đích của họ có phải vì lý tưởng, hay chỉ vì cái danh của chính bản thân mình hoặc một lý do nào khác? Phải chăng, vì Hội Đồng Giám Mục Việt Nam không lên tiếng theo phong trào đòi lại tên Giáo Phận Sài Gòn nên Hội Đồng Giám mục Việt Nam cũng là Cộng sản? Phải chăng vì những người dân trong nước không đứng lên theo những lời kêu gọi khiếu kiện, biểu tình của những người ngồi ở nước Mỹ nên dân Việt Nam tất cả là Cộng sản?
Đọc bài viết của Cha gần đây: Đã đến lúc phải chấm dứt “Mục vụ xin tiền”, con thấy thật xót xa vô hạn. Xót xa cho sự tủi nhục của một Giáo Hội mẹ Việt Nam đang nghèo túng, chỉ vì những đồng tiền được giúp đỡ mà phải chịu nhiều đau đớn, đắng cay, coi rẻ và khinh miệt ngay bởi chính đứa con của mình. Xót xa cho lòng những người con vì những đồng tiền giúp cho Giáo Hội trong cơn khó khăn, nay đưa lên kể lể công lao. Xót xa cho những vị mục tử của Giáo Hội đã chịu nhẫn nhục vì Giáo Hội quê nhà.
Trước hết cũng cần công nhận rằng: Có những người trong hàng Giáo phẩm, đã có những việc làm để ảnh hưởng đến hình ảnh người mục tử của Giáo Hội, như Linh mục Nguyễn Đức Quỳnh hoặc có thể có ai đó đã được nêu nhiều trong bài viết của Cha. Giáo hội thời nào cũng có những người không hành xử đúng cương vị, trách nhiệm của mình cũng như tư cách cần có. Ở Việt Nam, ngày trước con cũng đã nghe một cán bộ cao cấp khen một linh mục - nay đã mất “như một bí thư chi bộ”. Giáo dân Việt Nam trên quê hương này biết rất rõ về họ, về những người làm ô danh Hàng Giáo phẩm, kể cả khi họ có chỗ đứng trong Hàng Giáo Phẩm thì họ cũng không thể có chỗ đứng trong lòng người tín hữu Việt Nam. Đó không phải là hình ảnh chung của Hàng Giáo Phẩm Việt Nam trong tâm thức của những người Công Giáo chân chính.
Nếu có những vị mục tử nào đó, đã lặn lội từ Việt Nam sang đất Mỹ dù với mục đích để quyên góp những đồng tiền đi nữa, thì thưa Cha, điều đó càng nói lên sự hi sinh của chính họ vì sự tồn tại của Giáo hội Mẹ Việt Nam. Những đồng tiền đó, đã làm nên những công trình cho Giáo Hội, mà Giáo Hội thì không của riêng ai. Mọi người đều có trách nhiệm xây đắp nên vững bền. Những đồng tiền đó để giúp cho những tha nhân, những con người “sống như chết” đang ở quê hương Việt Nam hoặc bất kỳ ở đâu thì người Công Giáo cũng phải có trách nhiệm với họ. Chủ nhật này, chắc Cha cũng sẽ giảng bài Lời Chúa dạy về cách mời những người nghèo khó, đui mù vào ăn cỗ nhà mình mà đừng mời những người giàu có?
Giáo Hội quê nhà, với bao nhiêu năm điêu tàn dưới bom đạn, dưới sự kìm hãm, thù địch đã như một bà mẹ nghèo vắt hết những giọt sữa cuối cùng để cho đàn con mình tồn tại. Nay những đứa con mình đã khôn lớn, liệu những đồng tiền giúp bố mẹ mình xây dựng lại cơ đồ, có ai đi kể lể kêu ca không thưa Cha?
Chắc bây giờ, khi đã ở trên đất Tân Tây Lan, đất Mỹ hay một đất nước tự do nào đó, đầy đủ vật chất, Cha cũng khó quên ngày xưa, khi cha ra khỏi trại tù Cộng sản, Nhà chung Hà Nội đã là nơi cha được giúp đỡ đầu tiên, “một miếng khi đói, bằng một gói khi no”, bất chấp những hệ lụy có thể gặp phải.
Giờ Cha Lễ giàu có bên Tân Tây Lan và còn có thì giờ rộng rãi đi làm mục vụ chính trị và mục vụ bán sách bên Mỹ, nhà chung Hà Nội có ai sang bên đó, nếu có gặp Cha, Cha có nghĩ là họ đang sang làm “mục vụ xin tiền” của Cha Lễ không? Xin cha chớ có nhầm lẫn đưa lời của nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói về những người dân tị nạn để đồng hóa với cách nghĩ của Hàng Giáo Phẩm Việt Nam như vậy mà đưa ra những lời hằn học.
Đọc bài viết của Cha, nói về “nhu cầu cần tiền của những chủ chăn trong nước, đã lợi dụng vào tính rộng rãi của người Công Giáo Hải ngoại, và có mục đích làm đẹp cho chế độ…” thì con e rằng, Cha đã quá cực đoan trong suy nghĩ, và cách hành xử của mình. Đó là sự quy kết và thóa mạ vô căn cứ. Con cũng nghĩ rằng, điều này Cha chỉ nói cho sướng miệng mà thôi, chắc chắn Cha không có chứng cớ nào cho điều Cha đang nói.
Xin thưa, những đồng tiền nghĩa cử quý giá của những người con xa quê, đã góp phần hết sức lớn lao vào những công trình, những công việc chung của Giáo Hội. Những công trình đó là hiện thực, những người bất hạnh được giúp đỡ là hiện thực, những sự suy luận của Cha là không có căn cứ cụ thể.
Là người đã tiếp xúc với nhiều vị chủ chăn trong lòng Giáo Hội Việt Nam hiện nay, con đã chứng kiến những tấm lòng, những trăn trở của những người Cha trong một gia đình nghèo trước những nhu cầu cấp bách của con cái. Nhiều khi đã chấp nhận hi sinh cả danh dự của mình cho những nhu cầu đó của đàn con.
Có thể Cha không thể tin rằng: Hiện nay, vẫn có những linh mục như Cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh ở Hạt Văn Hạnh - Giáo phận Vinh, tài sản chỉ có vài bộ quần áo giáo dân may cho, dành tất cả những bổng lễ, từ gói bánh, từ hộp sữa để bồi dưỡng cho những người thợ xây dựng Nhà Thờ. Chắc Cha không thể tưởng tượng được hiện nay, ở vùng Hương Khê, Hà Tĩnh có những linh mục như Cha G.B. Nguyễn Huy Tuấn, đã từng phải đến xứ khác, xin gạo, xin những bộ quần áo cũ về giúp đỡ giáo dân. Trong cơn lũ vừa qua, Ngài đã chèo thuyền cứu dân trong lũ bão. Coi dân như chính con cái mình bất kể lương giáo, những sự hi sinh đó đã làm kinh ngạc ngay cả giáo dân, và làm cảm phục những nhà báo theo dõi cơn lũ vừa qua ở Hà Tĩnh. Cũng như Linh mục Nguyễn Khắc Quế, chính xứ Thạch Bích, Tổng Giáo phận Hà Nội, tuổi già sức yếu, vẫn ngày ngày lo lắng cho đàn chiên xứ Mường cách xứ chính mấy chục cây số đường rừng có chỗ ăn ở, chỗ thờ phượng và được dạy dỗ về văn hóa.
Những điều đó có thể xa lạ với Cha hiện giờ đây đang sống tại một quốc gia xa xôi và giàu có, nhưng trên Giáo Hội mẹ Việt Nam, vẫn đang hiện diện, vẫn là những con người cụ thể, những Linh mục, Giám mục cụ thể, mà theo Cha thì có lẽ họ đã bị “thuần hóa” chăng? Than ôi, nếu sự thuần hóa hay đồng hóa là có thực để có được những con người vì dân như vậy, xã hôi Việt Nam đâu còn như ngày nay, thưa Cha?
Thưa Cha, thư đã dài, con nói những điều trên, với tư duy và suy nghĩ của một Giáo dân trong nước. Mong rằng Cha thứ lỗi và tiếp nhận nó như những suy nghĩ chân thành và trung thực nhất. Là một giáo hữu, con mong Cha có cách nhìn chính từ đôi mắt của một con chiên lành. Là một Linh mục, con mong Cha có cách hành xử của một người mục tử vì đàn chiên mà cha chăn dắt cũng như những đàn chiên khác của Chúa. Là một người trong cộng đồng dân Chúa từ Giáo Hội Việt Nam, con mong Cha có cái nhìn thực tế, tỉnh táo hơn về Giáo Hội Mẹ quê nhà đang được dẫn dắt bởi Hàng Giáo Phẩm trung kiên và sự hướng dẫn của Thánh Linh luôn quan phòng gìn giữ.
Kính Cha, chúc Cha luôn sức khỏe và bình an trong Chúa.
Hà Nội, Ngày 02 tháng 9 năm 2007
J.B. Nguyễn Hữu Vinh