LỄ CHÚA HIỂN DUNG, Ngày 06.08.2007
(Bài giảng của ĐC Micae Hoàng Đức Oanh trong thánh lễ khấn trọn đời của 25 nữ tu Đa Minh Rosa Lima tại Xuân Hiệp, Thủ Đức, Saigòn)
Giờ đây tôi có cảm giác, cái cảm tưởng, cái cảm nghiệm như thể tôi đang chứng kiến chính quang cảnh “biến hình” huy hoàng mà ngôn sứ Đanien cũng như ba tông đồ đã thấy trên Núi xưa!
Ngôn sứ Đanien trong Bài đọc 1 và Thánh Phêrô trong Bài đọc 2 cho thấy Con Người ngự trong vinh quang vây quanh thiên nhan là những vị thánh.... Hôm nay, không phải chúng ta cũng đang thấy đoàn thiếu nữ áo trắng bao quanh Đức Giêsu Kitô và cũng sắp “được vinh quang Ngài bao phủ” đó sao? Chúng ta có thể nghe được tiếng nói xầm xì giữa các chị sắp khấn trọn hay sắp lập lại lời khấn theo tâm tình Thánh Phêrô xưa “Thưa Thầy ở đây, ở nơi Hội Dòng Nữ Đaminh Thánh hiệu Rosa Lima này, chúng con thấy tốt lắm! Chúng con quyết trọn đời thuộc về Thầy” ở nơi đây. Không chỉ một ngày mà là suốt đời.
Từ cái nhìn và từ tâm tình cảm nghiệm đó, giờ đây, tôi xin chia sẻ với cộng đoàn phụng vụ, cách riêng với 25 khấn sinh hôm nay mấy tâm tình như sau.
1. Một cuộc phiêu lưu liều lĩnh.
Lát nữa 25 chị đây sẽ tiến lên trứơc bàn thờ và dõng dạc đọc lời khấn hứa :
Để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi và đáp lại tình Chúa yêu thương chọn con, hôm nay, trước sự hiện diện của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám Mục Giáo Phận Kontum, cùng cộng đồng dân Chúa, và trong tay Bề Trên Tổng Quyền Anê Nguyễn Thị Thịnh
Con ……………………………..................
Tuyên khấn sống Khiết Tịnh, Thanh Bần và Tuân Phục, theo Tu Luật Thánh Âu-gu-tinh và Luật dòng nữ Đa Minh Việt Nam, Thánh hiệu Rosa Lima cho đến chết”.
Thấy các thanh niên nam nữ “khấn hứa trọn đời thương nhau” như trong lễ hôn phối) và “trọn đời thề hứa sống 3 lời khuyên Phúc âm” (như các nữ tu hôm nay), đối với tôi thật là một cuộc phiêu lưu liều lĩnh. Một liều lĩnh có suy tính và có nền tảng bảo chứng.
Đã bao lần tái sinh qua nhiều giai đoạn từ thỉnh sinh, lên tuyển sinh, vào tập sinh, đến khấn sinh - sinh tạm, sinh có thời gian- và hôm nay quyết tâm người khấn sinh xin thề sống súôt đời với 3 lời khấn phúc âm - không thể không thấy cái liều lĩnh mà chị em sắp làm trứơc mặt cha mẹ, anh chị em và bằng hữu. Không chỉ trứơc mặt người đời mà còn trứơc tôn nhan và với Thiên Chúa nữa.
Khi khấn hứa suốt đời sống đức khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục trong một Hội dòng, nhất là vâng phục một người phàm, quả là một liều lĩnh quá đỗi, vượt sức con người. Nhất lại là trong một hoàn cảnh xã hội vật chất, hưởng thụ, thế tục hôm nay.
Không thể là chuyện nhẹ dạ hay bồng bột như Thánh Phêrô trên núi Tabor xưa mà là việc làm đã được suy nghĩ, cân nhắc, và quyết định với ý thức cao. Chỉ có Chúa Giêsu mới biết rõ, ý thức rõ và sống triệt để nhất 3 lời khấn này và giúp chúng ta hiểu và sống được những lời khấn hứa này! Là Thiên Chúa, chấp nhận “Vào đời làm người”. “Sinh ngoài đồng, sống ngoài đường, chết ngoài đồi” để cứu chuộc loài người (x. Pl 2,6-11). Đúng là một cuộc lột xác thật! Một cuộc biến hình thật triệt để và dứt khoát!
2. Một cuộc lột xác qua 3 lời khấn. Một cuộc biến hình trong thế gian.
Vâng, anh chị em thân mến,
Chúng ta không ảo tưởng! Hy vọng các khấn sinh hôm nay đây không ảo tưởng. Chúng ta cần ngạc nhiên thấy trong cuộc biến hình Chúa Giêsu và 2 vị đại diện Cựu Ứơc đàm đạo về “cuộc khổ nạn”. Và chỉ ít giây phút ngây ngất trứơc cảnh biến hình. Chúa Giêsu và 3 môn đệ xúông núi trở vế với ngày sống cụ thể trong trần gian. Với bao thử thách gian nan, bao cám dỗ và chán chường, bao đắng cay và chua chát như Chúa Giêsu đã hơm một lần cảnh báo các tông đồ, cách riêng là Phêrô “Satan sẽ xàng con như xàng gạo....”. Cỡ như Thánh Phaolô, sau bao năm tháng dọc ngang ngang dọc để loan báo Tin Mừng, cũng phải thốt nên lời thống thiết “Mọi người đã bỏ mặc tôi.... nhưng có Chúa đứng bên cạnh, Người ban sức mạnh cho tôi...” (2Tm 4,16).
Trong cuộc đời tại thế, Chúa Giêsu không ngừng nói đi nói lại tới vấn đề này và cảnh báo cho các môn đệ con đường khổ nạn chũng đang chờ đón họ. Ngài còn công khai đòi hỏi các môn đệ đi theo Ngài phải ý thức và quảng đại chấp nhận “phải từ bỏ chính mình, vác khổ giá mà bứơc theo”. Có thể nói “đây là con đường một chiều” dẫn đến hạnh phúc.
Vâng đời kitô hữu, hơn thế nữa đời tu, chính là một cuộc lột xác triệt để được “biến hình” thành “một thụ tạo mới”, để đời tu trở thành cõi phúc.
3. Dựa vào đâu mà dám thề hứa như thế?
Anh chị em thân mến,
Nhưng các thiếu nữ này dựa vào quyền phép nào mà dám liều hứa sống đến chết 3 lời khấn này? Vào quyền phép Thiên Chúa và thiện tâm thiện ý của mình. Cũng dựa vào sự giúp đỡ của thân bằng bạn hữu và Mẹ Hội Thánh.
3.1. Dựa vào mình : Nhưng Chị khấn sinh ý thức thân phận mỏng dòn, yếu đuối. Từ đó, hằng ngày chị khiêm tốn, chân thành khẩn xin Chúa ngự vào trong cuộc sống mình : “Lạy Chúa! Xin thương xót con!” Và Chúa vẫn chờ đón nơi Chị thiện tâm, thiện ý, thiện chí với quyết tâm cao của Chị trên con đừơng tận hiến.
3.2. Dựa vào quyền năng Chúa : Với kinh nghiệm đời tu, Chị khấn sinh thâm tín “Chúa là gia nghiệp đời con”. “Chúa là nơi con nương tựa”. ”Chúa là sức mạnh tôi, là Đấng tôi ca ngợi, Chính Người cứu độ tôi” (Tv 117,14). Như Thánh Phaolô, Chị cũng xác tínt “chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta” (Rm 8, 36). Và chính Chúa Giêsu cũng đã trấn an các môn đệ xứ và các khấn sinh hôm nay : “Thầy đây, đừng sợ”! Chúa cũng hứa với mỗi khấn sinh : “Ơn thánh đủ cho con”.
3.3. Dựa vào tha nhân qua đời sống Yêu thương và Phục vụ : Từ ý thức như thế, Chị khấn sinh quyết bám chặt vào Chúa Giêsu, bám chặt qua Lời của Ngài, bám chặt vào bí tích Thánh Thể, để hăng say “ra khơi thả lưới” qua đời sống yêu thương và phục vụ như chủ đề Thư Mục Vụ đã đề nghị chúng ta năm nay.
Vâng, “Ra khơi thả lứơi” theo đúng sứ mạng được sai đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân, là sứ mạng, là vinh dự, là bản chất sống đạo và còn là phương thuốc chữa trị hữu hiệu cho đời sống cá nhân và tập thể. Thiếu tinh thần và cuộc sống thừa sai này này cũng có thể ví đời tu của chúng ta như cảnh ao tù. Với tinh thần “ra khơi”, ngừơi kitô hữu, hơn thế nữa người tu sĩ, được thấy, được đụng chạm đến đám đông vô kê đang bơ vơ như chiên không người chăn dắt, đang kêu gào được sống trong sự thật, công bình và yêu thương....cuộc đời sẽ đổi mới. Mỗi người sẽ dễ dàng coi mọi chuyện khác là rác rưởi, là phân bón như Thánh Phaolô đã từng nói, cùng hăng say tiến lên phía trứơc. Nhìn người lính cứu hỏa hay người cứu các nạn nhân đang chơi vơi trên biển bão chúng ta thấy rõ họ đang dồn toàn sức lực để cứu người và quên mình cách thoải mái! x. Pl 3,8; 2Cr 6,10; Mt 19,29
Hình ảnh Chúa Giêsu treo trên thập giá vì yêu thương là nguồn lực động viên nâng đỡ chúng ta, Chính Chúa Cha long trọng giới thiệu “Đây là ngừơi con ta yêu dấu. Hãy vâng nghe Lời Ngài”; bởi vì Ngài “ luôn làm những gì làm hài lòng Cha Thầy trên trời” (Ga 8,20). Cuộc sống người tu sĩ, vì thế, luôn luôn phải quy hứơng về Chúa Giêsu và phát xuất lại từ Chúa Giêsu!
KẾT
Xin kết thúc với một câu chuyện sau đây :
Cuộc đối thoại ngắn giữa một Rabbi và người môn đệ sau đây có thể nói được nhiều điều với các khấn sinh hôm nay :
Giờ đây chúng ta hiệp thông cùng các chị khấn sinh trong tâm tình tạ ơn, tôn vinh Thiên Chúa và cầu xin cho các chị luôn trung thành với những lời các chị vừa khấn hứa hôm nay.
(Bài giảng của ĐC Micae Hoàng Đức Oanh trong thánh lễ khấn trọn đời của 25 nữ tu Đa Minh Rosa Lima tại Xuân Hiệp, Thủ Đức, Saigòn)
Giờ đây tôi có cảm giác, cái cảm tưởng, cái cảm nghiệm như thể tôi đang chứng kiến chính quang cảnh “biến hình” huy hoàng mà ngôn sứ Đanien cũng như ba tông đồ đã thấy trên Núi xưa!
Ngôn sứ Đanien trong Bài đọc 1 và Thánh Phêrô trong Bài đọc 2 cho thấy Con Người ngự trong vinh quang vây quanh thiên nhan là những vị thánh.... Hôm nay, không phải chúng ta cũng đang thấy đoàn thiếu nữ áo trắng bao quanh Đức Giêsu Kitô và cũng sắp “được vinh quang Ngài bao phủ” đó sao? Chúng ta có thể nghe được tiếng nói xầm xì giữa các chị sắp khấn trọn hay sắp lập lại lời khấn theo tâm tình Thánh Phêrô xưa “Thưa Thầy ở đây, ở nơi Hội Dòng Nữ Đaminh Thánh hiệu Rosa Lima này, chúng con thấy tốt lắm! Chúng con quyết trọn đời thuộc về Thầy” ở nơi đây. Không chỉ một ngày mà là suốt đời.
Từ cái nhìn và từ tâm tình cảm nghiệm đó, giờ đây, tôi xin chia sẻ với cộng đoàn phụng vụ, cách riêng với 25 khấn sinh hôm nay mấy tâm tình như sau.
1. Một cuộc phiêu lưu liều lĩnh.
Lát nữa 25 chị đây sẽ tiến lên trứơc bàn thờ và dõng dạc đọc lời khấn hứa :
Để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi và đáp lại tình Chúa yêu thương chọn con, hôm nay, trước sự hiện diện của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám Mục Giáo Phận Kontum, cùng cộng đồng dân Chúa, và trong tay Bề Trên Tổng Quyền Anê Nguyễn Thị Thịnh
Con ……………………………..................
Tuyên khấn sống Khiết Tịnh, Thanh Bần và Tuân Phục, theo Tu Luật Thánh Âu-gu-tinh và Luật dòng nữ Đa Minh Việt Nam, Thánh hiệu Rosa Lima cho đến chết”.
Thấy các thanh niên nam nữ “khấn hứa trọn đời thương nhau” như trong lễ hôn phối) và “trọn đời thề hứa sống 3 lời khuyên Phúc âm” (như các nữ tu hôm nay), đối với tôi thật là một cuộc phiêu lưu liều lĩnh. Một liều lĩnh có suy tính và có nền tảng bảo chứng.
Đã bao lần tái sinh qua nhiều giai đoạn từ thỉnh sinh, lên tuyển sinh, vào tập sinh, đến khấn sinh - sinh tạm, sinh có thời gian- và hôm nay quyết tâm người khấn sinh xin thề sống súôt đời với 3 lời khấn phúc âm - không thể không thấy cái liều lĩnh mà chị em sắp làm trứơc mặt cha mẹ, anh chị em và bằng hữu. Không chỉ trứơc mặt người đời mà còn trứơc tôn nhan và với Thiên Chúa nữa.
Khi khấn hứa suốt đời sống đức khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục trong một Hội dòng, nhất là vâng phục một người phàm, quả là một liều lĩnh quá đỗi, vượt sức con người. Nhất lại là trong một hoàn cảnh xã hội vật chất, hưởng thụ, thế tục hôm nay.
Không thể là chuyện nhẹ dạ hay bồng bột như Thánh Phêrô trên núi Tabor xưa mà là việc làm đã được suy nghĩ, cân nhắc, và quyết định với ý thức cao. Chỉ có Chúa Giêsu mới biết rõ, ý thức rõ và sống triệt để nhất 3 lời khấn này và giúp chúng ta hiểu và sống được những lời khấn hứa này! Là Thiên Chúa, chấp nhận “Vào đời làm người”. “Sinh ngoài đồng, sống ngoài đường, chết ngoài đồi” để cứu chuộc loài người (x. Pl 2,6-11). Đúng là một cuộc lột xác thật! Một cuộc biến hình thật triệt để và dứt khoát!
2. Một cuộc lột xác qua 3 lời khấn. Một cuộc biến hình trong thế gian.
Vâng, anh chị em thân mến,
Chúng ta không ảo tưởng! Hy vọng các khấn sinh hôm nay đây không ảo tưởng. Chúng ta cần ngạc nhiên thấy trong cuộc biến hình Chúa Giêsu và 2 vị đại diện Cựu Ứơc đàm đạo về “cuộc khổ nạn”. Và chỉ ít giây phút ngây ngất trứơc cảnh biến hình. Chúa Giêsu và 3 môn đệ xúông núi trở vế với ngày sống cụ thể trong trần gian. Với bao thử thách gian nan, bao cám dỗ và chán chường, bao đắng cay và chua chát như Chúa Giêsu đã hơm một lần cảnh báo các tông đồ, cách riêng là Phêrô “Satan sẽ xàng con như xàng gạo....”. Cỡ như Thánh Phaolô, sau bao năm tháng dọc ngang ngang dọc để loan báo Tin Mừng, cũng phải thốt nên lời thống thiết “Mọi người đã bỏ mặc tôi.... nhưng có Chúa đứng bên cạnh, Người ban sức mạnh cho tôi...” (2Tm 4,16).
Trong cuộc đời tại thế, Chúa Giêsu không ngừng nói đi nói lại tới vấn đề này và cảnh báo cho các môn đệ con đường khổ nạn chũng đang chờ đón họ. Ngài còn công khai đòi hỏi các môn đệ đi theo Ngài phải ý thức và quảng đại chấp nhận “phải từ bỏ chính mình, vác khổ giá mà bứơc theo”. Có thể nói “đây là con đường một chiều” dẫn đến hạnh phúc.
Vâng đời kitô hữu, hơn thế nữa đời tu, chính là một cuộc lột xác triệt để được “biến hình” thành “một thụ tạo mới”, để đời tu trở thành cõi phúc.
- Tu là cõi phúc chỉ có được khi người tu sĩ chấp nhận bỏ hết để Đức Kitô làm chủ đời mình như Thánh Phanxicô Assidi.
- Tu là cõi phúc chỉ có được khi người tu sĩ chấp nhận trở nên nhỏ bé trứơc mặt người đời và trứơc mặt Thiên Chúa như Thánh Têrêxa Hài Đồng.
- Tu chỉ là cõi phúc khi người tu sĩ biết để cho Thần Khí Chúa dạy dỗ, dẫn dắt và bứơc đi trong khiêm hạ, trong tín thác như các Tông đồ sau ngày lễ Ngũ Tuần.
- Tu là cõi phúc chỉ có được khi người tu sĩ chấp nhận “để bị ăn đi”, để trở thành “của ăn” nuôi dưỡng người khác như Mẹ Têrêxa Calcutta.
- Tu chỉ là cõi phúc khi người tu sĩ biết chu toàn sứ mạng “được sai đi” đến với anh chị em mình đang đói khát công bình, chân thật và yêu thương như Phanxicô Xaviê.
3. Dựa vào đâu mà dám thề hứa như thế?
Anh chị em thân mến,
Nhưng các thiếu nữ này dựa vào quyền phép nào mà dám liều hứa sống đến chết 3 lời khấn này? Vào quyền phép Thiên Chúa và thiện tâm thiện ý của mình. Cũng dựa vào sự giúp đỡ của thân bằng bạn hữu và Mẹ Hội Thánh.
3.1. Dựa vào mình : Nhưng Chị khấn sinh ý thức thân phận mỏng dòn, yếu đuối. Từ đó, hằng ngày chị khiêm tốn, chân thành khẩn xin Chúa ngự vào trong cuộc sống mình : “Lạy Chúa! Xin thương xót con!” Và Chúa vẫn chờ đón nơi Chị thiện tâm, thiện ý, thiện chí với quyết tâm cao của Chị trên con đừơng tận hiến.
3.2. Dựa vào quyền năng Chúa : Với kinh nghiệm đời tu, Chị khấn sinh thâm tín “Chúa là gia nghiệp đời con”. “Chúa là nơi con nương tựa”. ”Chúa là sức mạnh tôi, là Đấng tôi ca ngợi, Chính Người cứu độ tôi” (Tv 117,14). Như Thánh Phaolô, Chị cũng xác tínt “chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta” (Rm 8, 36). Và chính Chúa Giêsu cũng đã trấn an các môn đệ xứ và các khấn sinh hôm nay : “Thầy đây, đừng sợ”! Chúa cũng hứa với mỗi khấn sinh : “Ơn thánh đủ cho con”.
3.3. Dựa vào tha nhân qua đời sống Yêu thương và Phục vụ : Từ ý thức như thế, Chị khấn sinh quyết bám chặt vào Chúa Giêsu, bám chặt qua Lời của Ngài, bám chặt vào bí tích Thánh Thể, để hăng say “ra khơi thả lưới” qua đời sống yêu thương và phục vụ như chủ đề Thư Mục Vụ đã đề nghị chúng ta năm nay.
Vâng, “Ra khơi thả lứơi” theo đúng sứ mạng được sai đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân, là sứ mạng, là vinh dự, là bản chất sống đạo và còn là phương thuốc chữa trị hữu hiệu cho đời sống cá nhân và tập thể. Thiếu tinh thần và cuộc sống thừa sai này này cũng có thể ví đời tu của chúng ta như cảnh ao tù. Với tinh thần “ra khơi”, ngừơi kitô hữu, hơn thế nữa người tu sĩ, được thấy, được đụng chạm đến đám đông vô kê đang bơ vơ như chiên không người chăn dắt, đang kêu gào được sống trong sự thật, công bình và yêu thương....cuộc đời sẽ đổi mới. Mỗi người sẽ dễ dàng coi mọi chuyện khác là rác rưởi, là phân bón như Thánh Phaolô đã từng nói, cùng hăng say tiến lên phía trứơc. Nhìn người lính cứu hỏa hay người cứu các nạn nhân đang chơi vơi trên biển bão chúng ta thấy rõ họ đang dồn toàn sức lực để cứu người và quên mình cách thoải mái! x. Pl 3,8; 2Cr 6,10; Mt 19,29
Hình ảnh Chúa Giêsu treo trên thập giá vì yêu thương là nguồn lực động viên nâng đỡ chúng ta, Chính Chúa Cha long trọng giới thiệu “Đây là ngừơi con ta yêu dấu. Hãy vâng nghe Lời Ngài”; bởi vì Ngài “ luôn làm những gì làm hài lòng Cha Thầy trên trời” (Ga 8,20). Cuộc sống người tu sĩ, vì thế, luôn luôn phải quy hứơng về Chúa Giêsu và phát xuất lại từ Chúa Giêsu!
KẾT
Xin kết thúc với một câu chuyện sau đây :
Cuộc đối thoại ngắn giữa một Rabbi và người môn đệ sau đây có thể nói được nhiều điều với các khấn sinh hôm nay :
- - Cái gì đang làm anh buồn phiền và lo lắng nhất? Thầy Rabbi hỏi người môn đệ.
- - Sự nghèo khổ của con. Hoàn cảnh sống của con bây giờ nhiêu khê lắm! Khổ quá trời! Đến độ con khó có thể học hành, tu thân và cầu nguyện được!
- - Trong hoàn cảnh này, lời cầu nguyện hay nhất, cũng như việc tu thân tốt nhất, hệ tại ở chỗ : nhận cuộc đời như nó là, như anh đang gặp và đang sống, rồi nhìn vào đời sống Chúa Giêsu ở Nazaret”. (x. Lm Tôn Văn An, Tĩnh Tâm cho nữ tu,2004 tr.226).
Giờ đây chúng ta hiệp thông cùng các chị khấn sinh trong tâm tình tạ ơn, tôn vinh Thiên Chúa và cầu xin cho các chị luôn trung thành với những lời các chị vừa khấn hứa hôm nay.