LONG HƯƠNG, Việt Nam (UCAN) – Ngư dân Công giáo tại một giáo xứ miền nam Việt Nam đã tổ chức rước kiệu tượng Thánh Phêrô bằng thuyền để cầu xin ngài chúc phúc lành cho họ trong cuộc sống.
Lúc 5 giờ sáng ngày 29-6, ngày lễ kính Thánh Phêrô, hàng trăm người tụ tập tại nhà thờ Long Hương trước khi bắt đầu cuộc rước kiệu ra bờ biển cùng với linh mục chánh xứ, các tu sĩ, ca đoàn, các hội đoàn và hội đồng giáo xứ.
Tượng Thánh Phêrô được kiệu trên một cái bệ có trang trí tua vải, ruy băng, hoa và đèn, đi giữa đoàn rước kiệu dài một kilômét. Người ta cầm cờ và bong bóng có hình con cá, hát thánh ca và lần hạt giữa tiếng kèn vang.
Sau đó 10 ghe thúng và ba ghe lớn chở họ ra biển giữa hai hàng ghe đánh cá gần 100 chiếc. Linh mục quản xứ Antôn Nguyễn Kiến Tú làm phép và rảy nước thánh lên các ghe thuyền, và các chủ ghe cùng gia đình họ làm dấu thánh giá khi đoàn kiệu đi qua.
Cha Tú, 46 tuổi, cho biết, sau khi làm phép xong đoàn ghe kiệu tượng thánh chạy dọc bãi biển vài kilômét để cầu xin Thánh Phêrô cầu bầu cho cộng đồng.
Theo vị linh mục, hầu hết giáo dân ở đây sống bằng ngư nghiệp. Họ rước kiệu để cầu xin Thánh Phêrô, thánh nhân cũng là một ngư phủ, nâng đỡ đời sống đức tin và sinh kế của họ.
Giáo xứ này, có khoảng 2.500 người Công giáo trong số 30.000 dân, trông coi thị trấn Long Hương và bốn xã khác thuộc tỉnh Bình Thuận, cách Hà Nội 1.518 kilômét về phía nam.
Ngài cho biết giáo xứ được thành lập bởi những người Công giáo quê ở Hà Tĩnh và Quảng Bình di cư vào nam sau khi quân đội Việt Minh đánh bại quân Pháp ở miền bắc năm 1954.
Ông Phêrô Hoàng Thăng, thành viên ban hành giáo, cho biết Thánh Phêrô là quan thầy của giáo xứ từ khi mới thành lập. "Tổ tiên chúng tôi muốn noi gương thánh nhân trung kiên giữ đạo giữa cuộc đời đầy sóng gió thời ly loạn".
Ông Thăng nói thêm, họ giữ truyền thống này hàng năm để nhắc nhở con cháu giữ vững đức tin vào Chúa trong mọi hoàn cảnh và không thờ cúng các thần khác.
Nữ tu Matta Nguyễn Thị Diễm Thuý thuộc dòng Khiết Tâm Đức Mẹ, phục vụ giáo xứ từ năm 2004, phát biểu rằng lễ Thánh Phêrô còn là dịp đoàn tụ gia đình. Tất cả ngư dân Công giáo đều trở về nhà để dự lễ.
Giáo dân Maria Trần Thị Tình nói rằng bà tham gia rước kiệu để cầu xin Thánh Phêrô gìn giữ gia đình bà. Chồng và con bà đi biển một tháng mới về nhà một lần.
Bà Tình nói thêm, vài ngày trước ngày lễ bà thúc giục tất cả các thành viên trong gia đình đi xưng tội và rước lễ. "Tôi rất vui vì gia đình sum họp, đọc kinh và nhận phép lành của Thánh Phêrô".
Bà còn cho biết ngư dân địa phương tu sửa tàu thuyền, sơn màu xanh trắng, và trang trí cờ, hoa và bong bóng. Họ còn trang trí bàn thờ trên tàu.
Chị Anna Hoàng Thị Đông cũng nói: "Chồng con tôi vào bờ sớm để nghỉ ngơi và sơn sửa lại ghe, cũng như các gia đình khác, gia đình tôi tham gia kiệu và thánh lễ, cùng tiệc tùng chung vui với nhau tại nhà".
Sau khi rước kiệu, người Công giáo trở về tham dự Thánh lễ tại nhà thờ do bốn linh mục đồng tế với cha Tú.
Cha xứ cho biết ngư dân địa phương không Công giáo thờ Thần Cá Ông. Họ chôn cá voi bị chết trôi dạt vào bờ và tổ chức lễ cầu ngư vào ngày rằm tháng 5 âm lịch. Họ dâng cúng heo sống và các hy lễ khác, và tổ chức múa hát ở bờ biển và trong lăng.
Cha Tú cho biết, năm nay lễ Thánh Phêrô trùng với lễ Cầu Ngư. Nhưng ngài nói thêm rằng người Công giáo và lương dân địa phương sống hài hòa và tôn trọng những truyền thống và niềm tin của nhau.
Ông Nguyễn Qua, 70 tuổi, nói rằng người có đạo có lễ ruớc kiệu, họ có lễ cầu ngư. Ông Qua, đứng đầu hội ngư nghiệp địa phương, giải thích: "Tất cả đều nhằm để xin thần thánh phù hộ cuộc sống và công ăn việc làm xứ biển. Chúng tôi tôn trọng và chúc mừng nhau".
(Nguồn: UCAN)
Lúc 5 giờ sáng ngày 29-6, ngày lễ kính Thánh Phêrô, hàng trăm người tụ tập tại nhà thờ Long Hương trước khi bắt đầu cuộc rước kiệu ra bờ biển cùng với linh mục chánh xứ, các tu sĩ, ca đoàn, các hội đoàn và hội đồng giáo xứ.
Tượng Thánh Phêrô được kiệu trên một cái bệ có trang trí tua vải, ruy băng, hoa và đèn, đi giữa đoàn rước kiệu dài một kilômét. Người ta cầm cờ và bong bóng có hình con cá, hát thánh ca và lần hạt giữa tiếng kèn vang.
Sau đó 10 ghe thúng và ba ghe lớn chở họ ra biển giữa hai hàng ghe đánh cá gần 100 chiếc. Linh mục quản xứ Antôn Nguyễn Kiến Tú làm phép và rảy nước thánh lên các ghe thuyền, và các chủ ghe cùng gia đình họ làm dấu thánh giá khi đoàn kiệu đi qua.
Cha Tú, 46 tuổi, cho biết, sau khi làm phép xong đoàn ghe kiệu tượng thánh chạy dọc bãi biển vài kilômét để cầu xin Thánh Phêrô cầu bầu cho cộng đồng.
Theo vị linh mục, hầu hết giáo dân ở đây sống bằng ngư nghiệp. Họ rước kiệu để cầu xin Thánh Phêrô, thánh nhân cũng là một ngư phủ, nâng đỡ đời sống đức tin và sinh kế của họ.
Giáo xứ này, có khoảng 2.500 người Công giáo trong số 30.000 dân, trông coi thị trấn Long Hương và bốn xã khác thuộc tỉnh Bình Thuận, cách Hà Nội 1.518 kilômét về phía nam.
Ngài cho biết giáo xứ được thành lập bởi những người Công giáo quê ở Hà Tĩnh và Quảng Bình di cư vào nam sau khi quân đội Việt Minh đánh bại quân Pháp ở miền bắc năm 1954.
Ông Phêrô Hoàng Thăng, thành viên ban hành giáo, cho biết Thánh Phêrô là quan thầy của giáo xứ từ khi mới thành lập. "Tổ tiên chúng tôi muốn noi gương thánh nhân trung kiên giữ đạo giữa cuộc đời đầy sóng gió thời ly loạn".
Ông Thăng nói thêm, họ giữ truyền thống này hàng năm để nhắc nhở con cháu giữ vững đức tin vào Chúa trong mọi hoàn cảnh và không thờ cúng các thần khác.
Nữ tu Matta Nguyễn Thị Diễm Thuý thuộc dòng Khiết Tâm Đức Mẹ, phục vụ giáo xứ từ năm 2004, phát biểu rằng lễ Thánh Phêrô còn là dịp đoàn tụ gia đình. Tất cả ngư dân Công giáo đều trở về nhà để dự lễ.
Giáo dân Maria Trần Thị Tình nói rằng bà tham gia rước kiệu để cầu xin Thánh Phêrô gìn giữ gia đình bà. Chồng và con bà đi biển một tháng mới về nhà một lần.
Bà Tình nói thêm, vài ngày trước ngày lễ bà thúc giục tất cả các thành viên trong gia đình đi xưng tội và rước lễ. "Tôi rất vui vì gia đình sum họp, đọc kinh và nhận phép lành của Thánh Phêrô".
Bà còn cho biết ngư dân địa phương tu sửa tàu thuyền, sơn màu xanh trắng, và trang trí cờ, hoa và bong bóng. Họ còn trang trí bàn thờ trên tàu.
Chị Anna Hoàng Thị Đông cũng nói: "Chồng con tôi vào bờ sớm để nghỉ ngơi và sơn sửa lại ghe, cũng như các gia đình khác, gia đình tôi tham gia kiệu và thánh lễ, cùng tiệc tùng chung vui với nhau tại nhà".
Sau khi rước kiệu, người Công giáo trở về tham dự Thánh lễ tại nhà thờ do bốn linh mục đồng tế với cha Tú.
Cha xứ cho biết ngư dân địa phương không Công giáo thờ Thần Cá Ông. Họ chôn cá voi bị chết trôi dạt vào bờ và tổ chức lễ cầu ngư vào ngày rằm tháng 5 âm lịch. Họ dâng cúng heo sống và các hy lễ khác, và tổ chức múa hát ở bờ biển và trong lăng.
Cha Tú cho biết, năm nay lễ Thánh Phêrô trùng với lễ Cầu Ngư. Nhưng ngài nói thêm rằng người Công giáo và lương dân địa phương sống hài hòa và tôn trọng những truyền thống và niềm tin của nhau.
Ông Nguyễn Qua, 70 tuổi, nói rằng người có đạo có lễ ruớc kiệu, họ có lễ cầu ngư. Ông Qua, đứng đầu hội ngư nghiệp địa phương, giải thích: "Tất cả đều nhằm để xin thần thánh phù hộ cuộc sống và công ăn việc làm xứ biển. Chúng tôi tôn trọng và chúc mừng nhau".
(Nguồn: UCAN)