CÓ MỘT ĐIỀU KHÓ HƠN : YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI CÁCH TOÀN DIỆN
( Mt 9,1-8 )
Sau khi nói với người bại liệt : “Này con, cứ yên tâm, tội con đã được tha rồi !”, Chúa Giêsu biết những kinh sư suy nghĩ trong lòng rằng Người nói phạm thượng. Người liền nói : “Sao các ông lại nghĩ xấu trong bụng như vậy ? Trong hai điều : một là bảo : ‘Tội con được tha rồi’, hai là bảo : ‘Đứng dậy mà đi’, điều nào dễ hơn ?” Theo nhãn quan nhân loại thì điều nào cũng khó cả. Tuy nhiên xét theo mạch văn, với những lời lẽ của Chúa Giêsu thì dường như là việc chữa lành bệnh bất toại dường như khó hơn, ít là đối với các kinh sư lúc bấy giờ. Vì thế, Tin Mừng ghi “ Vậy để các ông biết : ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội – Bấy giờ Chúa Giêsu bảo người bại liệt : ‘Đứng dậy, vác giường mà về nhà !”. Quả thật, nếu xét tội như là mầu nhiệm, là sự lỗi phạm đến Chúa thì duy chỉ có Chúa mới có quyền tha tội. Trong phận thụ tạo, việc tha tội là vượt quá “năng cách” của con người. Các kinh quả đã không sai lầm về điều này. Thế thì với sức con người, việc “tha tội” cho kẻ khác không chỉ là quá khó mà là không thể. Còn chuyện làm cho người bất toại chỗi dậy vác giường mà về thì đúng là quá khó nhưng một vài trường hợp cũng có thể.
Bài Tin Mừng tường thuật : “dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người quyền năng như thế” ( Mt 9,8 ). Khi nói : “Ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội”, Chúa Giêsu trực tiếp nói về Người. Và sau khi phục sinh Người đã ban quyền ấy cho các Tông Đồ. “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai thì người bị cầm giữ” ( Ga 20,22 ). Theo nhãn quan đức tin, dưới chiều kích Bí tích hoc, việc ban ơn xá giải quả là không khó. Không phải các thừa tác viên có chức tư tế tha tội nhưng chính Chúa Giêsu ban ơn tha thứ qua các thừa tác viên ấy. Một vị tư tế thừa tác đọc lời xá giải vời hối nhân “ Cha tha tội cho con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” thật là quá dễ nếu vị ấy có năng quyền xá giải.
Với sự tiến bộ của khoa học, ngành y học hiện đại cũng đã thực hiện nhiều điều diệu kỳ. Mặc dù còn hạn chế nhiều mặt, nhưng chuyện làm cho người bất toại được làmh mạnh không còn là chuyện bất khả thể. Thực tế cho thấy, y học hiện đại đã đem lại khả năng đi đứng và hoạt động cho nhiều người. Như thế chuyện làm cho người bất toại đi lại được không còn là chuyện quá khó. Hy vọng trong tương lai nó sẽ là chuyện không còn khó, nếu không muốn nói là sẽ dễ dàng.
Thế nhưng, điều tôi muốn đề cập ở đây đó là vẫn còn và hình như đang còn đằng đẵng một điều khó hơn nhiều. Đó chính là làm như Chúa Giêsu đã làm : cứu sống, là giải phóng con người cách toàn diện, cả thể chất lẫn tâm linh. Theo ngữ cảnh của bài Tin mừng Mt 9,1-8 thì lúc bấy giờ thâm tâm người bất toại lẫn thân nhân chỉ mong được Chúa cứu chữa bệnh tật thể lý. Thế mà Chúa Giêsu đã giải phóng anh ta khỏi căn bệnh tâm linh là tội lỗi. Chúa đến thế gian là để cứu chữa con người, giải phóng con người, ban cho con người được sống và sống dồi dào.
Con người là một thực thể duy nhất xác hồn bất khả phân ly, và dù có thể phân biệt nhưng bất khả tách biệt. Con người còn là một thực thể ở trong các mối tương quan. Không chỉ tương quan với nguồn gốc của mình, con người còn có tương quan với tha nhân, với vũ trụ cùng với hệ lụy tất yếu của chúng là các định luật tự nhiên, các thể chế, luật lệ xã hội… “ Con người, kể cả thân xác, được giao phó hoàn toàn cho chính con người, và chính nhờ sự thống nhất xác hồn ấy mà con người là chủ thể của tất cả các hành vi luân lý của mình” ( Gioan Phalô II – Veritatis Splendor, 48 ). Bộ Công Lý và Hòa Bình khi trình bày Học thuyết xã hội Công giáo đã khẳng định : “Học thuyết xã hội Công giáo tìm cách chỉ ra những chiều kích khác nhau của mầu nhiệm con người : con người phải được tìm hiểu ‘trong sự thật toàn vẹn của mình, từ sự hiện hữu, bản thân con người cho đến chiều kích cộng đoàn và xã hội’, làm sao cho giá trị của con người được mọi người sẵn sàng nhìn nhận” ( số 126 ).
Con người, một thực thể duy nhất xác hồn, một tổng hòa các mối tương quan, là đối tượng cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Kitô. Đến thế gian, Đức Kitô đã thể hiện tình yêu của Thiên Chúa với con người cách toàn diện. Điều này được minh chứng khi Người lấy lại lời Ngôn sứ Isaia để nói về mình và sứ mạng của mình : “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa.” ( Lc 4,18-19 ). Trong những lần sai các Tông đồ, các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã truyền lệnh cho các Ngài thực thi tình yêu cứu độ một cách toàn diện là chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ, mời gọi sám hối ăn năn, loan báo tin bình an của Thiên Chúa...
“ Nói với người bất toại này : ‘Tội con được tha’ hay nói : ‘ Hãy chỗi dậy, vác chõng mà về nhà’, điều nào dễ hơn ?”. Quả thật, cả hai điều, điều nào cũng khó. Nhưng xem ra nếu chỉ thực hiện một điều hoặc quá nghiêng về một điều mà xem nhẹ điều kia thì có vẻ không khó lắm. Và chúng ta dễ bị cám dỗ chọn cái khó ít hay nói cách khác là cái dễ hơn. Thực hiện cả hai điều, nghĩa là yêu thương con người cách toàn diện cả xác lẫn hồn, cả đời sống tâm linh lẫn đời sống kinh tế, chính trị, xã hội… đúng là việc chẳng dễ chút nào, nếu không muốn nói là rất khó. Nhưng cái khó này mới chính là điều Chúa Giêsu đã thực hiện và Người muốn ta phải thực thi như Người đã làm gương cho chúng ta. Không thể nói yêu con người nếu chỉ lo “cứu rỗi phần linh hồn”. Cũng vậy, ta không thể nói yêu con người nếu chỉ lo phát triển kinh tế, vật chất mà bỏ quên đời sống đạo đức, tâm linh.
Lịch sử minh chứng cho ta điều này : Khi mà các nhà lãnh đạo các quốc gia hay các nhà lãnh đạo tôn giáo thiếu mất sự quan tâm phát triển con người cách toàn diện thì con người và xã hội sẽ phát triển cách thiếu quân bình. Nhiều sự bất cập hay hạn chế, nhiều sự lệch lạc hay sai lầm vì thế đã nảy sinh. Mặc dù phải nhìn nhận khi xã hội phát triển thì cần có sự chuyên môn hóa, sự phân công, phân nhiệm… cách chuyên biệt. Nhưng trong khi thực thi ngành nghề hay lãnh vực chuyên môn của mình, ta không thể nào lơ là hay bỏ quên tính toàn diện của con người. Trong thực tế vẫn phải có đó sự độc lập cách nào đó của các lãnh vực chuyên trách. “ Của Xêda, hãy trả về cho Xêda; của Thiên Chúa, hãy trả về cho Thiên Chúa” ( Mt 22,21; Mc 12,17; Lc 20,25 ). Tuy nhiên, xin đừng quên rằng mọi hiện hữu đều phải thuộc về Thiên Chúa, Đấng là căn nguyên và cùng đích của mọi vật, mọi loài. Yêu con người cách toàn diện qua là điều khó, nhưng đó là điều ta phải làm.
( Mt 9,1-8 )
Sau khi nói với người bại liệt : “Này con, cứ yên tâm, tội con đã được tha rồi !”, Chúa Giêsu biết những kinh sư suy nghĩ trong lòng rằng Người nói phạm thượng. Người liền nói : “Sao các ông lại nghĩ xấu trong bụng như vậy ? Trong hai điều : một là bảo : ‘Tội con được tha rồi’, hai là bảo : ‘Đứng dậy mà đi’, điều nào dễ hơn ?” Theo nhãn quan nhân loại thì điều nào cũng khó cả. Tuy nhiên xét theo mạch văn, với những lời lẽ của Chúa Giêsu thì dường như là việc chữa lành bệnh bất toại dường như khó hơn, ít là đối với các kinh sư lúc bấy giờ. Vì thế, Tin Mừng ghi “ Vậy để các ông biết : ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội – Bấy giờ Chúa Giêsu bảo người bại liệt : ‘Đứng dậy, vác giường mà về nhà !”. Quả thật, nếu xét tội như là mầu nhiệm, là sự lỗi phạm đến Chúa thì duy chỉ có Chúa mới có quyền tha tội. Trong phận thụ tạo, việc tha tội là vượt quá “năng cách” của con người. Các kinh quả đã không sai lầm về điều này. Thế thì với sức con người, việc “tha tội” cho kẻ khác không chỉ là quá khó mà là không thể. Còn chuyện làm cho người bất toại chỗi dậy vác giường mà về thì đúng là quá khó nhưng một vài trường hợp cũng có thể.
Bài Tin Mừng tường thuật : “dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người quyền năng như thế” ( Mt 9,8 ). Khi nói : “Ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội”, Chúa Giêsu trực tiếp nói về Người. Và sau khi phục sinh Người đã ban quyền ấy cho các Tông Đồ. “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai thì người bị cầm giữ” ( Ga 20,22 ). Theo nhãn quan đức tin, dưới chiều kích Bí tích hoc, việc ban ơn xá giải quả là không khó. Không phải các thừa tác viên có chức tư tế tha tội nhưng chính Chúa Giêsu ban ơn tha thứ qua các thừa tác viên ấy. Một vị tư tế thừa tác đọc lời xá giải vời hối nhân “ Cha tha tội cho con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” thật là quá dễ nếu vị ấy có năng quyền xá giải.
Với sự tiến bộ của khoa học, ngành y học hiện đại cũng đã thực hiện nhiều điều diệu kỳ. Mặc dù còn hạn chế nhiều mặt, nhưng chuyện làm cho người bất toại được làmh mạnh không còn là chuyện bất khả thể. Thực tế cho thấy, y học hiện đại đã đem lại khả năng đi đứng và hoạt động cho nhiều người. Như thế chuyện làm cho người bất toại đi lại được không còn là chuyện quá khó. Hy vọng trong tương lai nó sẽ là chuyện không còn khó, nếu không muốn nói là sẽ dễ dàng.
Thế nhưng, điều tôi muốn đề cập ở đây đó là vẫn còn và hình như đang còn đằng đẵng một điều khó hơn nhiều. Đó chính là làm như Chúa Giêsu đã làm : cứu sống, là giải phóng con người cách toàn diện, cả thể chất lẫn tâm linh. Theo ngữ cảnh của bài Tin mừng Mt 9,1-8 thì lúc bấy giờ thâm tâm người bất toại lẫn thân nhân chỉ mong được Chúa cứu chữa bệnh tật thể lý. Thế mà Chúa Giêsu đã giải phóng anh ta khỏi căn bệnh tâm linh là tội lỗi. Chúa đến thế gian là để cứu chữa con người, giải phóng con người, ban cho con người được sống và sống dồi dào.
Con người là một thực thể duy nhất xác hồn bất khả phân ly, và dù có thể phân biệt nhưng bất khả tách biệt. Con người còn là một thực thể ở trong các mối tương quan. Không chỉ tương quan với nguồn gốc của mình, con người còn có tương quan với tha nhân, với vũ trụ cùng với hệ lụy tất yếu của chúng là các định luật tự nhiên, các thể chế, luật lệ xã hội… “ Con người, kể cả thân xác, được giao phó hoàn toàn cho chính con người, và chính nhờ sự thống nhất xác hồn ấy mà con người là chủ thể của tất cả các hành vi luân lý của mình” ( Gioan Phalô II – Veritatis Splendor, 48 ). Bộ Công Lý và Hòa Bình khi trình bày Học thuyết xã hội Công giáo đã khẳng định : “Học thuyết xã hội Công giáo tìm cách chỉ ra những chiều kích khác nhau của mầu nhiệm con người : con người phải được tìm hiểu ‘trong sự thật toàn vẹn của mình, từ sự hiện hữu, bản thân con người cho đến chiều kích cộng đoàn và xã hội’, làm sao cho giá trị của con người được mọi người sẵn sàng nhìn nhận” ( số 126 ).
Con người, một thực thể duy nhất xác hồn, một tổng hòa các mối tương quan, là đối tượng cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Kitô. Đến thế gian, Đức Kitô đã thể hiện tình yêu của Thiên Chúa với con người cách toàn diện. Điều này được minh chứng khi Người lấy lại lời Ngôn sứ Isaia để nói về mình và sứ mạng của mình : “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa.” ( Lc 4,18-19 ). Trong những lần sai các Tông đồ, các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã truyền lệnh cho các Ngài thực thi tình yêu cứu độ một cách toàn diện là chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ, mời gọi sám hối ăn năn, loan báo tin bình an của Thiên Chúa...
“ Nói với người bất toại này : ‘Tội con được tha’ hay nói : ‘ Hãy chỗi dậy, vác chõng mà về nhà’, điều nào dễ hơn ?”. Quả thật, cả hai điều, điều nào cũng khó. Nhưng xem ra nếu chỉ thực hiện một điều hoặc quá nghiêng về một điều mà xem nhẹ điều kia thì có vẻ không khó lắm. Và chúng ta dễ bị cám dỗ chọn cái khó ít hay nói cách khác là cái dễ hơn. Thực hiện cả hai điều, nghĩa là yêu thương con người cách toàn diện cả xác lẫn hồn, cả đời sống tâm linh lẫn đời sống kinh tế, chính trị, xã hội… đúng là việc chẳng dễ chút nào, nếu không muốn nói là rất khó. Nhưng cái khó này mới chính là điều Chúa Giêsu đã thực hiện và Người muốn ta phải thực thi như Người đã làm gương cho chúng ta. Không thể nói yêu con người nếu chỉ lo “cứu rỗi phần linh hồn”. Cũng vậy, ta không thể nói yêu con người nếu chỉ lo phát triển kinh tế, vật chất mà bỏ quên đời sống đạo đức, tâm linh.
Lịch sử minh chứng cho ta điều này : Khi mà các nhà lãnh đạo các quốc gia hay các nhà lãnh đạo tôn giáo thiếu mất sự quan tâm phát triển con người cách toàn diện thì con người và xã hội sẽ phát triển cách thiếu quân bình. Nhiều sự bất cập hay hạn chế, nhiều sự lệch lạc hay sai lầm vì thế đã nảy sinh. Mặc dù phải nhìn nhận khi xã hội phát triển thì cần có sự chuyên môn hóa, sự phân công, phân nhiệm… cách chuyên biệt. Nhưng trong khi thực thi ngành nghề hay lãnh vực chuyên môn của mình, ta không thể nào lơ là hay bỏ quên tính toàn diện của con người. Trong thực tế vẫn phải có đó sự độc lập cách nào đó của các lãnh vực chuyên trách. “ Của Xêda, hãy trả về cho Xêda; của Thiên Chúa, hãy trả về cho Thiên Chúa” ( Mt 22,21; Mc 12,17; Lc 20,25 ). Tuy nhiên, xin đừng quên rằng mọi hiện hữu đều phải thuộc về Thiên Chúa, Đấng là căn nguyên và cùng đích của mọi vật, mọi loài. Yêu con người cách toàn diện qua là điều khó, nhưng đó là điều ta phải làm.