”Đối thoại vẫn là một trong những ưu tiên của Giáo Hội”.

VATICAN (Zenit.org).- Đây là văn bản bài giải thích về văn kiện ngày 29/6 từ Bộ Giáo Lý Đức Tin. Bài giải thích cũng từ Bộ Giáo Lý Đức Tinh, giải thích ý định của văn kiện làm sáng tỏ huấn giáo Công Đồng Vatican Hai là Giáo Hội do Chúa Kitô thiết lập “tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo.”

* * *

BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN

Giải Thích Về Văn Kiện

Những Giải Đáp Cho Một Số Câu Hỏi Liên Quan Một Số Phương Diện Của Giáo Lý Về Giáo Hội.


Trong văn kiện này Bộ giáo Lý Đức Tin giải đáp một số câu hỏi liên quan hình ảnh toàn diện của Giáo Hội nổi lên từ những huấn giáo tín lý và hiệp nhất của Công Đồng Vatican Hai. Công Đồng này ‘của Giáo Hội trong Giáo Hội’ báo hiệu, theo Đức Phaolô VI, “một thời kỳ mới cho Giáo Hội’ trong đó “gương mặt thật của Phu Nhân Chúa Kitô đã được xem xét và vén màng đầy đủ hơn.” [1]

Qui chiếu thường xuyên được hướng về những văn kiện nguyên lý của các Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Gioan Phaolô II và những sự can thiệp của Bộ Giáo Lý Đức Tin, tất cả những văn kiện và những can thiệp đó được linh hứng bởi một sự hiểu biết ngày càng sâu về chính Giáo Hội, và nhiều văn kiện nhằm làm sáng tỏ sự thể hiện đáng kể của thần học hậu-công đồng—không phải tất cả sự đó thoát khỏi tính không chính xác và sai lầm.

Văn kiện này cũng được linh hứng tương tự. Chính vì một số nghiên cứu thần học hiện đại bị lầm lẫn, hay mơ hồ, nên ý của Bộ là làm sáng tỏ ý nghĩa đích thực về một số lời tuyên bố của Huấn Quyền. Vì lẽ này Bộ đã chọn sử dụng loại văn chương Giải Đáp của những câu hỏi, loại văn chương này tự bản tánh không có ý nêu lên những luận cứ để chứng minh một giáo lý riêng biệt nhưng đúng hơn, bằng cách tự hạn chế vào những huấn giáo trước của Huấn Quyền, chỉ khởi công đưa ra một giải đáp bảo đảm và chắc chắn cho những câu hỏi riêng biệt.

Câu hỏi thứ nhất: Công Đồng Vatican Hai có thay đổi giáo lý có trước về Giáo Hội, không?

Câu hỏi liên quan ý nghĩa cuả điều Đức Phaolô VI đã diễn tả trong đoạn trích dẫn nói trên về ‘gương mặt mới’ của Giáo Hội được Công Đồng Vatican II cống hiến.

Giải đáp, dựa trên huấn giáo của Đức Gioan XXIII và Phaolô VI, rất là rõ ràng: Công Đồng Vatican Hai không có ý thay đổi—và do dó đã không thay đổi—giáo lý đã có trước về Giáo Hội. Công Đông chỉ đào sâu giáo lý này và phát biểu giáo lý ấy cách rõ ràng trong một cách hữu cơ hơn. Trên thưc tế, đó là điều Đức Phaolô VI nói trong bài diễn từ của ngài công bố Hiến Chế Tín Lý “Lumen Gentium” khi ngài quả quyết rằng văn kiện không thay đổi giáo lý truyền thống về Giáo Hội, nhưng đúng hơn “điều gì đã được chấp nhận, thì bây giời nói rõ nghĩa hơn; điều gì không chắc, thì bây giờ được sáng tỏ; điều gì được suy gẫm, đuợc bàn cãi và thỉnh thoảng được tranh cãi, thì bây giờ được đặt chung trong một công thức rõ ràng.” [2]

Cũng có một sự liên tục giữa giáo lý do Công Đồng dạy và giáo lý phát xuất từ những can thiệp sau này của Huấn Quyền đã nhận lấy và đào sâu cũng một giáo lý này, chính giáo lý này làm nên một sự phát triển. Theo nghĩa này, ví dụ, Tuyên ngôn của Bộ Giáo Lý Đức Tin “Dominus Jesus” chỉ tái khẳng định những huấn giáo công đồng và hậu công đồng mà không thêm hay bớt một điều gì.

Tuy nhiên, trong thời kỳ hậu công đồng, và mặc dù những khẳng định rõ ràng này, giáo lý của Vatican II đã là, và tiếp tục là, đối tượng của những giải thích lầm lạc gây mâu thuẩn với giáo lý Công Giáo truyền thống về bản tính của Giáo Hội.: hoặc bằng cách thấy trong giáo lý ấy một ‘cụôc cách mạng Copernican’ hoặc nếu không, bằng cách nhấn mạnh một vài phương diện mà hầu như loại trừ những cái khác.

Trong thực tế thâm ý của Công Đồng Vatican Hai là rõ ràng gài vào sự thuyết trình về Giáo Hội bên trong và phụ thuộc sự thuyết trình về Thiên Chúa, do vậy đề nghị một giáo hội học thật sự là thần học. Tuy nhiên sự chấp nhận huấn giáo của Công Đồng đã thường làm lu mờ điểm này, bằng cách tương đối hóa điểm ấy có lợi cho những khẳng định giáo hội học cá nhân, và thường bằng cách nhấn mạnh những lời hay những câu đặc biệt khích lệ một sự hiểu biết từng phần và không quân bình của cũng một giáo lý công đồng này.

Về giáo hội học của “Lumen Gentium,” một số ý niệm chìa khóa xem ra đã đi vào trong sự ý thức giáo hội: ý niệm về dân Chúa, tập đoàn tính của các giám mục như là một sự tái-đánh giá thừa tác vụ các giám mục cùng với địa vị đứng đầu của Đức Giáo Hoàng, một sự hiểu đổi mới về các Giáo Hội địa phương với Giáo Hội phổ quát, sự áp dụng hiệp nhật về quan niệm của Giáo hội và sự cởi mở của Giáo Hội với các tôn giáo khác; và sau cùng vấn đề bản tính đặc biệt của Giáo Hội Công Giáo được diễn tả trong công thức theo đó Giáo Hội Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền—như kinh Tin Kính tuyên xưng-- tồn tại rong Hội Thánh công giáo.

Trong những câu hỏi tiếp theo, văn kiện này cứu xét một số trong những ý niệm này, cách riêng bản tính riêng biệt của Giáo Hội Công Giáo cùng với điều được ngụ ý cách hiệp nhất từ sự hiểu biết này.

Câu hỏi thứ hai: Ý nghĩa của sự khẳng định rằng Giáo Hội Chúa Kitô tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo.

Khi G.Philips viết rằng câu “tồn tại trong” đã gây nên những ‘con sông mực’ [3] chảy tràn, có lẽ ông không bao giờ tưởng tượng rằng sự tranh cãi sẽ tiếp tục lâu dài hay là với cường độ thể ấy đến nỗi đã xúi giục Bộ Giáo Lý Đức Tin phổ biến văn kiện này.

Sự phổ biến này, dựa trên những bản văn công đồng và hậu công đồng được trưng dẫn, phản chiếu sư quan tâm của Bộ bảo tồn tính hiệp nhất và tính độc đáo của Giáo Hội, hai tính ấy có thể bị tổn thương bởi sự đề nghị rằng Giáo Hội do Chúa Kitô thành lập có thể có hơn một sự tồn tại. Nếu đúng như trường hợp này, chúng ta sẽ bị cưỡng chế, như Tuyên ngôn “Mysterium Ecclesiae” nói, tưởng tượng “Giáo Hội Chúa Kitô là toàn bộ các Giáo Hội hay là các Cộng Đồng giáo hội--đồng thời khác biệt và hiệp nhất,” hay là “nghỉ rằng Giáo Hội của Chúa Kitô không còn hiện hữu cách cụ thể ngày nay nữa và do đó chỉ có thể là đối tượng của sự nghiên cứu vế các Giáo Hội và cộng đồng.” [4] Nếu quả vậy, Giáo Hội Chúa Kitô không còn hiện hữu trong lịch sử nữa, hay là chỉ hiện hữu trong một hình thức lý tưởng nảy ra hoặc qua sự đồng qui tương lai hay là qua sự tái liên kết của những Giáo Hội chị em khác nhau, trong hy vọng và được hoàn thành qua đối thoại.

Việc khai báo của Bộ Giáo lý Đức Tin liên quan tới một quyển sách của Leonardo Boff càng rõ ràng hơn. Để trả lời cho khẳng định của Boff là một Giáo Hội của Chúa Kitô “có khả năng tồn tại trong những Giáo Hội Kitô hữu khác,” việc khai báo đó khẳng định rằng “Công Đồng đã chọn tiếng “tồn tại” cách riêng để làm sáng tỏ Giáo Hội thật chỉ có một sự “tồn tại,” đang khi bên ngoài những biên giới hữu hình của Giáo Hội chỉ có những “yếu tố Hội thánh” những yếu tố--vì là những yếu tố của cùng một Giáo Hội-- hướng về và dẫn tới Giáo Hội Công Giáo.” [5]

Câu hỏi thứ ba: Tại sao kiểu nói “tồn tại trong” được sử dụng đúng hơn là động từ “là”?

Chính xác sự thay đổi thuật ngữ này trong sự diễn tả tương quan giữa Giáo Hội Chúa Kitô và Giáo Hội Công Giáo, đã làm nổi lên những sự giải thích rất đa dạng, hơn hết trong lãnh vực hiệp nhất. Trên thực tế, các Nghị Phụ Công Đồng chỉ có ý làm là công nhận sự hiện diện của những yếu tố giáo hội thích hợp cho Giáo Hội Chúa Kitô trong những cộng đồng Kitô hữu phi-Công Giáo. Không nên kết luận rằng sự nhận dạng Giáo Hội Chúa Kitô với Giáo Hội Công Gíáo không còn đúng nữa, cũng không phải ngoài Giáo Hội Công Giáo có sự vắng mặt hoàn toàn những yếu tố giáo hội, một” khoảng trống không giáo hội.” Điều công đồng muốn nói là nếu kiểu nói “tồn tại trong” được quan sát trong bối cảnh thật của nó, tức là trong sự qui chiếu với Giáo Hội Chúa Kitô” được xây dựng và tổ chức trong thế giới này như một xã hội…được quản trị do người kế vị Pherô và các Giám Mục hiệp thông với ngài,” bấy giờ sự thay đổi từ là tới tồn tại trong không có nghĩa thần học riêng biệt của sự gián đoạn với giáo lý Công Giáo có trước.

Trên thực tế, chính vì Giáo Hội do Chúa Kitô ước muốn hiện nay tiếp tục tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo, sự liên tục tồn tại này bao hàm một căn tính thiết yếu giữa Giáo Hội Chúa Kitô và Giáo Hội Công Giáo. Công đồng muốn dạy rằng chúng ta gặp Giáo Hội Chúa Kitô như là một chủ thể lịch sử cụ thể trong Giáo Hội Công Giáo. Do đó, ý niệm rằng sự tồn tại có thể bằng cách nào đó nhân lên không diễn tả điều được nhắm tới bởi sự chọn từ ngữ “tồn tại.” Khi chọn tiếng “tồn tại” Công Đồng nhắm diễn tả tính đặc biệt và không phải tính “đa dạng của Giáo Hội Chúa Kitô: Giáo Hội hiện hữu như một thực tại lịch sử duy nhất.

Do đó, ngược lại nhiều sự giải thích vô căn cứ, sự thay đổi từ “là” tới “tồn tại” không có nghĩa là Giáo Hội Công Giáo đã không coi mình như là một Giáo Hội thật của Chúa Kitô. Đúng hơn điều đó chỉ có nghĩa một sự cởi mở lớn hơn cho ý muốn hiệp nhất công nhận những đặc điểm và những chiều kích thật sự giáo hội trong các cộng đồng Kitô hữu không hiệp thông trọn với Giáo Hội Công Giáo, vì “nhiều yếu tố của sự thánh hoá và chân lý” hiện diện trong những cộng đồng ấy. Do đó, mặc dầu chỉ có một Giáo Hội “tồn tại” trong một chủ thể lịch sử duy nhất, có những thực tại giáo hội thật hiện hữu bên kia những giới hạn hữu hình.

Câu hỏi thứ bốn: Tại sao Công Đồng Vatican Hai sử dụng tiếng “các giáo Hội” để diễn tả những Giáo Hội phương Đông không hiệp thông trọn với Giáo Hội Công Giáo?

Mặc dù sự khẳng định minh nhiên là Giáo Hội Chúa Kitô “tồn tại” trong Giáo Hội Công Giáo, việc công nhận rằng cả bên ngoài những ranh giới hữu hình của Giáo Hội gặp được “nhiều yếu tố của sự thánh hoá và chân lý” (6) (việc công nhận đó) bao hàm đặc tánh giáo hội—cho dầu đa dạng hóa--của những Giáo Hội phi-Công Giáo hay là những cộng đồng giáo hội. Bằng bất cứ những phương tiện nào các Giáo Hội hay các cộng đồng giáo hội này cũng không “thiếu ý nghĩa và tầm quan trọng” theo nghĩa là “Thánh Khí Chúa Kitô bị bị kiềm chế không sử dụng chúng như những phương tiện cứu rỗi. [7]

Văn kiện nghĩ hơn hết về thực tại các Giáo Hội đông phương không hiệp thông trọn với Giáo Hội Công Giáo và, khi qui chiếu về những văn bản công đồng khác nhau, cho những Giáo Hội ấy danh hiệu “Giáo Hội riêng biệt hay địa phương” và gọi họ là những Giáo Hội chị em của các giáo Hội Công Giáo địa phương, bởi vì họ vẫn liên kết với Giáo Hội Công Giáo qua sự kế thừa tông đồ và sự cử hành thành sự Thánh Thể “nhờ đó Gíáo Hội của Chúa được xây dựng và phát triển trong tầm cỡ.” [8]

Mặc dầu sự thừa nhận rõ ràng họ là “những Giáo Hội riêng biệt” và có giá trị cứu rỗi, văn kiện không thể không biết vết thương họ chịu, cách riêng vì là những Giáo Hội riêng biệt. Chính vì Giáo Hội thấy họ có Thánh Thể, cái nhìn đó nhấn mạnh thực tại của Giáo Hội riêng biệt liên kết nhân danh Chúa Kitô qua sự cử hành Thánh Thể và dưới sự hướng dẫn của một Giám Mục, mà họ tự coi là đầy đủ trong tính cá biệt của họ. [10] Bởi đó, do sự bình đẳng cơ bản giữa tất cả những Giáo Hội riêng biệt và giữa những Giám Mục đứng đầu các Giáo Hội ấy, mỗi một Giáo Hội đòi một quyền tự trị nội tại. Điều này rõ ràng không phù hợp với giáo lý về tính Ưu Việt mà, theo đức tin Công Giáo, là một nguyên lý xây dựng nội tại” của chính sự hiện hữu của một Giáo Hội riêng biệt. [11] Do đó, vẫn còn cần nhấn mạnh rằng tính Ưu Việt của người Kế Vị Thánh Phêrô, Giám Mục thành Roma, không được coi như một sự bất thường hay là chỉ xảy ra cùng một lúc với tính ưu việt của các Giám mục các Giáo Hội riêng biệt. Đúng hơn điều đó phải được thưc thi để phục vụ sự hiệp nhất đức tin và sự hiệp thông trong những giới hạn phát xuất từ luật Chúa và từ sự xây dựng thần linh và không thể xâm phạm của Giáo Hội chứa đựng trong mạc khải, [12]

Câu hỏi thứ năm: Tại sao các Cộng Đồng giáo hội gốc từ sự Cải Cách không được nhận là ‘Giáo Hội.’?

Trong sự trả lời cho câu hỏi này văn kiện thừa nhận rằng “vết thương còn sâu hơn trong những cộng đồng giáo hội này vì đã không giữ sự kế thừa tông đồ hay là sự cử hành thành sự Thánh Thể. ” [13] Vì lẽ này họ ‘không phải những Giáo hội theo đúng nghĩa” [14] nhưng đúng hơn, như được khẳng định trong huấn giáo công đồng và hậu công đồng, họ là “những Cộng Đồng giáo hội.” [15]

Mặc dầu sự kiện huấn giáo này đã gây nên không ít buồn phiền trong các cộng đồng liên hệ và có khi giữa một số người Công Giáo, tuy nhiên khó mà thấy danh hiệu “Giáo Hội” có thể dược gán cho họ, bởi vì họ không chấp nhận ý niệm thần học của Giáo Hội theo nghĩa Công Giáo và họ thiếu những yếu tố được coi là thiết yếu cho Giáo Hội Công Giáo.

Tuy nhiên, khi nói như vậy, phải nhớ rằng những Cộng đồng này được gọi là giáo hội, do những yếu tố khác nhau của sự thánh hoá và chân lý thật sự hiện diện nơi họ, chắc có một đặc tính giáo hội như thế và dĩ nhiên có một ý nghĩa cứu rỗi.

Văn kiện mới này của Bộ Giáo Lý Đức Tin, về cơ bản tóm kết huấn giáo của Công Đồng và của huấn quyến hậu công đồng, là một tái khẳng định rõ ràng của giáo lý Công Giáo về Giáo Hội. Trừ ra việc đề cập một số ý niệm không thể chấp nhận vô phúc đã lan rộng xung quanh thế giới Công Giáo, văn kiện cống hiến những chỉ dẫn có giá trị cho tương lai sự đối thoại đại kết. Sự đối thoại này vẫn là một trong các ưu iên của Giáo Hội Công Giáo như Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI quả quyết trong sứ điệp đầu tiên của ngài gởi cho Giáo Hội ngày 20/4/2005 và trong nhiều dịp khác, cách riêng trong sự thăm viếng tông đồ của ngài tại Thổ Nhĩ Kỳ (28.11.06-1,12. ô).

Tuy nhiên, nếu sự đối thoại như vậy là thật sự xây dựng, nó phải bao hàm không những sự cởi mở hỗ tương của những người tham gia mà còn bao hàm sự trung thành với căn tính của đức tin Công giáo. Chỉ trong cách này mới có thể dẫn tới sự hiệp nhất tất cả mọi người Kitô hữu “trong một đoàn chiên với một chủ chăn” (Ga 10:16) và như vậy chũa lành vết thương ngăn chận Giáo Hội Công Giáo không cho thực hiện đầy đủ tính phổ quát của mình trong lịch sử.

Tính hợp nhất Công Giáo có thể coi như, mới xem qua là một cái gì nghịch lý. Công Đồng Vatican Hai đã sử dụng câu “ tồn tại trong” hầu cố gắng hài hoà hai sự khẳng định giáo lý: môt đàng, mặc dầu tất cả những chia rẽ giữa các kitô hữu, Giáo Hội Chúa Kitô tiếp tục hiện hữu trọn chỉ trong Giáo Hội Công Giáo mà thôi, và đàng khác nhiều yếu tố của sự thánh hoá và chân lý hiện hữu ngoài những biên giới hữu hình của Giáo Hội Công Giáo hoặc trong các Giáo Hội riêng biệt hay trong những Cộng đồng giáo hội không ở trong sự hiệp thông trọn với Giáo Hội Công Giáo.

Vì lẽ này, cũng Sắc Lệnh của Vatican II về sự hiệp nhất “Unitatis Redintegratio” đưa vào từ viên mãn (của sự hiệp nhất/của tính phổ quát) cách riêng để giúp hiểu hơn tình huống có bề nghịch lý này. Mặc dầu Giáo Hội Công Giáo có

đầy đủ các phương tiện cứu rỗi, “tuy nhiên, những sự chia rẽ giữa các Kitô hữu cản trở Giáo Hội thực hiện sự viên mãn của tính phổ quát thích hợp cho mình trong những con cái của mình, những kẻ, mặc dầu kết hợp với mình nhờ bí tích rửa tội, vẫn còn phân cách khỏi sự hiệp thông với mình.” [16] Do đó, sự viên mãn của Giáo Hội Công Giáo, đã hiện hữu, nhưng vẫn còn phải phát triển trong những anh em chưa hiệp thông trọn với Giáo Hội và cũng trong những thành viên của mình là những kẻ tội lỗi “tới khi Giáo Hội có phúc đạt sự viên mãn của vinh quang đời đời trong Jerusalem trên trời.” [17] Sự phát triển này trong sự viên mãn ăn rễ sâu trong quá trình đang tiếp diễn của sự hiệp nhất năng động với Chúa Kitô: “Sự hiệp nhất với Chúa Kitô cũng là sự hiệp nhất với tất cả những người mà Người hiến mình cho. Tôi không thể chiếm hữu Chúa Kitô chỉ cho chính mình tôi; tôi có thể thuộc về Người chỉ trong sự hiệp nhất với tất cả những người đã trở nên, hay là sẽ trở nên, những kẻ thuộc về Người. Sự hiệp thông kéo tôi ra khỏi chính tôi đến với Người, và như vậy cũng tới sự hiệp nhất với tất cả mọi người Kitô hữu.” [18]

- --- ---

[1] Paul VI, Discourse (September 21, 1964): AAS 56 (1964) 1012.

[2] Ibid., 1010.

[3] G. PHILIPS, La Chiesa e il suo mistero nel Concilio Vaticano II, (Milano 1975), I, 111.

[4] CONGREGATION FOR THE DOCTRINE OF THE FAITH, "Mysterium Ecclesiae," 1: AAS 65 (1973) 398.

[5] CONGREGATION FOR THE DOCTRINE OF THE FAITH, Notification on the book of Father Leonardo Boff: "The Church: charism and power": AAS 77 (1985) 758-759. This passage of the Notification, although not formally quoted in the "Responsum", is found fully cited in the Declaration Dominus Iesus, in note 56 of n. 16.

[6] SECOND VATICAN COUNCIL, "Lumen gentium," 8.2.

[7] SECOND VATICAN COUNCIL, "Unitatis Redintegratio," 3.4.

[8] Cf. SECOND VATICAN COUNCIL, "Unitatis Redintegratio," 15.1..

[9] CONGREGATION FOR THE DOCTRINE OF THE FAITHI, "Dominus Iesus," 17: AAS 92 (2000) 758.

[10] Cf. COMITATO MISTO CATTOLICO-ORTODOSSO IN FRANCIA, Il primato romano nella comunione delle Chiese, Conclusioni: in "Enchiridion oecumenicum" (1991), vol. IV, n. 956.

[11] Cf. CONGREGATION FOR THE DOCTRINE OF THE FAITH, "Communionis notio," n.17: AAS 85 (1993) 849.

[12] Cf. CONGREGATION FOR THE DOCTRINE OF THE FAITH, Considerations on the Primacy of the Successor of Peter in the Mystery of the Church, n. 7 and n. 10, in: L'Osservatore Romano, English Edition, 18 November 1998, 5-6.

[13] CONGREGATION FOR THE DOCTRINE OF THE FAITH, "Communionis notio," 17: AAS 85 (1993) 849.

[14] CONGREGATION FOR THE DOCTRINE OF THE FAITH, "Dominus Iesus," 17: AAS 92 (2000) 758.

[15] Cf. SECOND VATICAN COUNCIL, "Unitatis Redintegratio," 4; John Paul II, "Novo millenio ineuente," 48: AAS 93 (2001) 301-302.

[16] SECOND VATICAN COUNCIL, "Unitatis Redintegratio," 4.

[17] Ibid, 3.

[18] GIÁO HOÀNG BIỂN ĐỨC XVI, "Deus caritas est," 14: AAS 98 (2006) 228-229.