Giáo Hội Công Giáo Khmer trong tiến trình hòa giải đất nước
Ngày 15-6-2007 tòa án đặc biệt hỗn hợp quốc tế Campuchia dã bắt đầu chính thức hoạt động, sau khi thông qua nội quy liên quan tới việc xét xử các người có trách nhiệm đối với cuộc diệt chủng dưới thời Pol Pot, khiến cho hơn 2 triệu người dân Campuchia bị sát hại, tức chiếm một phần tư tổng số dân hồi đó.
Trong thập niên 1960, Pol Pot, lãnh tụ Khmer Đỏ, chủ trương chiến tranh du kích và thành công trong việc quy tụ những người theo ý thức hệ cộng sản chủ trương ái quốc qúa khích nhằm loại bỏ các thành phần trí thức ngoại lai tân tiến để thành lập một nước Campuchia Dân Chủ quốc gia và nông nghiệp.
Người ta còn nhớ sáng ngày 17-4-1975 quân Khmer Đỏ tiến vào thủ đô Pnom Penh, giữa tiếng hoan hô và reo vui của dân chúng. Mọi người vui mừng hy vọng giờ đây không còn nội chiến nữa, cuộc sống của họ sẽ được ấm no và an vui thịnh vượng. Nhưng họ lầm. Ngay buổi chiều hôm ấy, lãnh tụ Pol Pot ra lệnh cho mọi người phải rời bỏ thủ đô đi về các tỉnh lẻ và đồng quê. Trong chốc lát hàng trăm ngàn người đã phải vội vã bồng bế nhau di cư và không bao giờ trở lại nữa: lớp thì bị hạ sát trên đường đi, lớp thì chết vì lao động mệt nhọc và đói khát, bệnh tật, hay bị bắn hạ ngoài ruộng lúa, lớp khác nữa thì chết trong các trại cải tạo vì bị tra tấn và xử tử. Họ bị giết vì bất cứ lý do gì, và thường khi cũng không có lý do gì chính đáng, và chỉ vì sự giận dữ của quân Khmer Đỏ có con tim chai cứng và đần độn vì bị nhồi sọ.
Đường lối cai trị sắt máu của Pol Pot muốn thanh tẩy nước Campuchia Dân Chủ khỏi tất cả mọi thành phần trí thức, người ngoại quốc và tân tiến văn minh, để bắt đầu một xã hội mới, chủ yếu dựa trên nông nghiệp.
Bao nhiêu năm chiến tranh và bị nhồi sọ đã khiến cho binh sĩ Khmer Đỏ có con tim chai cứng và đầu óc mù quáng, chỉ biết thi hành lệnh trên mà không còn biết sử dụng lý trí nữa.
Vì phải tiêu diệt thành phần trí thức, nên tất cả những ai đeo kính trắng đều bị họ cho là thành phần trí thức, vì thế bị bắn hạ ngay tại bất cứ nơi đâu. Trong hai năm cai trị sắt máu Pol Pot và quân Khmer Đỏ đã sát hại hơn 2 triệu người đồng hương. Xương chất thành núi máu chảy thành sông, dọc theo các bờ ruộng khắp nước.
Cuộc diệt chủng dã man đó đã được dựng lại trong cuốn phim tựa đề ”Tiếng thét của thinh lặng” do nhà đạo diễn Roland Joffré thực hiện và cho trình chiếu năm 1984, kể lại các ngày quân Khmer Đỏ chiếm đóng và cầm quyền tại thủ đô Pnom Penh, với chứng từ của nhà báo Sidney Shanberg, phóng viên chiến trường Campuchia của tờ ”Nữu Ước thời báo”.
Nhà báo Shanberg đã được gửi qua Campuchia năm 1972 để theo dõi và tường thuật cuộc nội chiến giữa quân đội chính phủ do tướng Lon Nol chỉ huy và lực lượng Khmer Đỏ của Pol Pot. Anh làm bạn với Dith Pran, là người dẫn đường và là thông dịch viên. Cả hai đã thực hiện nhiều bài phóng sự về tình hình chiến tranh du kích và các làn sóng bạo lực, sẽ dẫn đưa tới chỗ điên loạn ý thức hệ gây ra cuộc diệt chủng.
Năm 1975 khi quân Khmer Đỏ lên nắm chính quyền, mọi người Mỹ đã phải bỏ trốn. Shanberg cũng đã trốn thoát và trở về Hoa Kỳ nhờ sự trợ giúp của Pran. Nhưng Pran bị nhốt vào trại lao động và phải sống trong các hoàn cảnh vô cùng thê thảm. Nhà báo Shanberg được giải thưởng báo chí Pulitzer vì các bài phóng sự trong bao nhiêu năm, sau đó tìm kiếm anh bạn của mình và chỉ vào năm 1979 hai người mới gặp nhau. Cuốn phim dựa trên câu chuyện thật của cả hai nhân vật và là một lời tố cáo mạnh mẽ chống lại chính sách cai trị man rợ của Khmer Đỏ, cũng như chống lại các hậu qủa cuộc giải giáp của Việt Nam và trách nhiệm đường lối chính trị của tổng thống Richard Nixon.
Trong các năm từ 1979 đến 1989 sau khi đánh chiếm Campuchia, Việt Nam kiểm soát nước này và đem lại một nền hòa bình tạm bợ cho một phần lớn lãnh thổ Campuchia. Trong khi các lực lượng Khmer Đỏ rút lui về các vùng biên giới giáp Thái Lan và tiếp tục chiến tranh du kích đẫm máu, nhằm tái chiếm quyền hành chính trị và kiểm soát các mỏ đá qúy và lâm sản. Nhưng sau đó Liên Hiệp Quốc đã gửi quân đội Bảo Hòa đến Campuchia bắt đầu việc giải giáp các lực lượng Khmer Đỏ và thành lập chính quyền lâm thời đa đảng.
Tháng 5 năm 1993 trong cuộc bầu cử có sự giám sát của Liên Hiệp Quốc đảng quân chủ Funcinpec, do hoàng tử Ranarith I, con hoàng thân Norodom Sihanuk, lãnh đạo đã thắng cử. Quân Khmer Đỏ tuy thất bại, nhưng đã không thừa nhận kết qủa cuộc bầu cử và tiếp tục chiến tranh du kích dẫn đưa tới các rạn nứt giữa hàng ngũ Khmer Đỏ. Trong cuộc bầu cử năm 1998 có nhiều hỗn loạn và bạo lực, nhóm Khmer do Hunsen lãnh đạo, đã lên nắm quyền và tiếp tục cầm quyền cho tới nay.
Trước đó Pol Pot đã bị chính các đồng chí của mình bắt tù và đã chết trong tình trạng bệnh hoạn giữa rừng sâu năm 1998. Cái chết của ông cũng chấm dứt số phận của lực lượng Khmer Đỏ. Các nhóm chiến đấu cuối cùng buông súng đầu hàng, chấm dứt một giai đoạn tang tóc thương đau cho nhân dân và đất nước Campuchia.
Tòa án hỗn hợp quốc tế Campuchia nói trên đã là kết qủa của nhiều cố gắng cân bằng tế nhị: cộng đồng quốc tế đã muốn nó được thành lập từ lâu, nhưng đã luôn luôn bị chính quyền Campuchia tẩy chay trong nhiều năm trời. Lý do là vì nhiều thành phần trong chính quyền, kể từ ông Hunsen trở xuống, là cựu Khmer Đỏ, đã ít nhiều dính líu tới vụ tiêu diệt hơn 2 triệu người dân Campuchia, và họ muốn mọi người quên đi qúa khứ, để khỏi bị lôi ra xét xử.
Cho tới cách đây mấy tháng chính hoàng thân Norodom Sihanuk và nhiều giới chức chính trị Pnom Penh đã bầy tỏ nghi ngờ đối với việc tòa án có thể xét xử một ít thủ phạm còn sót lại, già nua và bệnh hoạn. Cùng lắm tòa án sẽ chỉ có thể đưa ra trước vành móng ngựa khoảng 50 lãnh tụ các cấp của Khmer Đỏ, trong khi họ đã là một lực lượng gồm cả ngàn người tuân hành lệnh của Ủy Ban lãnh đạo trung ương gồm 20 lãnh tụ, dưới quyền chỉ huy của Pol Pot. Văn khố của tổ chức mật vụ Santebal của Khmer Đỏ lưu giữ tài liệu dài hàng trăm ngàn trang, liên quan tới các quyết định của giới lãnh đạo Khmer Đỏ.
Ông Chea Muoy Kry giám đốc chương trình hòa giải quốc gia của tổ chức bác ái công giáo Campuchia cho rằng tòa án có ý nghĩa, vì nó giúp giới trẻ hiểu biết sự thật, và không bị các cựu Khmer Đỏ lừa đảo không tin là đã xảy ra cuộc diệt chủng kinh hoàng.
Trong số các chứng nhân của cuộc diệt chủng có ông Vann Nath, họa sĩ 62 tuổi. Ngày mùng 6 tháng 2 năm nay ông đã lãnh giải thướng Hellmann-Hammett tại New York, vì lòng can đảm trước làn sóng bách hại kinh hoàng của Khmer Đỏ. Ông là một trong số 14 người sống sót trên 14.000 bị nhốt và bị sát hại trong trường học Tuoi Sleng. Ông sống sót vì không thuộc hàng trí thức, nhưng nhất là vì các bức tranh vẽ chân dung Pol Pot, mà quân Khmer Đỏ đã yêu cầu ông vẽ, khi biết ông là họa sĩ. Các bức tranh đó hiện được trưng bầy tại trường Tuoi Sleng. Năm 1998 ông cũng cho ra cuốn hồi ký tựa đề: ”Chân dung một nhà tù: Một năm trong trại S-21 của Khmer Đỏ” kể lại kinh nghiệm của ông.
Trong tình hình hiện nay, tuy là một cộng đoàn bé nhỏ chỉ gồm 23 ngàn người trên tổng số 13 triệu dân, Giáo Hội Công Giáo có vai trò rất quan trọng trong công tác hòa giải và chữa lành các vết thương qúa khứ. Bên cạnh ký ức về thảm cảnh diệt chủng, Campuchia hiện đang phải đương đầu với nhiều tệ nạn khác như: gian tham hối lộ, các xì-căng-đan của hàng lãnh đạo chính trị, nạn mại dâm trẻ em, nạn lạm dụng tính dục trẻ em, bệnh liệt kháng và nạn nghiện ngập ma túy. Đó là các lãnh vực Giáo Hội Công Giáo đang mạnh mẽ dấn thân giúp cải tiến. Giáo Hội cũng trợ giúp một tay trong công tác tháo gỡ mìn, tái thiết các cộng đoàn đồng quê, trợ giúp người tàn tật và trẻ mồ côi. Tuy nhiên không phải chỉ có thế, Giáo Hội cũng chia sẻ kinh nghiệm đớn đau qúa khứ và ký ức thê thảm, do người Khmer Đỏ gây ra cho quốc gia.
Đức Cha Enrique Figaredo, dòng Tên, Giám Quản tông tòa Battambang, cho biết việc thảo luận liên quan tới tòa án hình sự quốc tế khiến cho người ta có nguy cơ lạc xa các vấn đề đích thật cần giải quyết. Việc hòa giải thực sự chỉ có thể thực hiện được, khi các gia đình có thể gửi con cái họ tới trường, có công ăn việc làm, có đất đai để canh tác, được săn sóc sức khỏe, được giáo dục, được hưởng công lý, các quyền căn bản được tôn trọng vv...
Cộng đoàn công giáo Campuchia tuy bé nhỏ nhưng đã có lịch sử dài 450 năm và đã góp phần xây dựng quốc gia qua các trường học, các cơ sở y tế, phát triển, các trung tâm văn hóa và thăng tiến con người. Và vì thế Giáo Hội có tiếng nói giữa lòng xã hội và được người dân trân trọng qúy mến.
Tưởng cũng nên ghi nhận rằng từ năm 1990 đến nay đã có khoảng 2.000 cựu binh sĩ Khmer Đỏ xin theo đạo Công Giáo. Tại Campuchia Phật giáo là quốc giáo, nhưng Hiến pháp thừa nhận quyền tự do tôn giáo. Như thế các tín hữu kitô có cơ may làm chứng cho Tin Mừng yêu thương, hòa giải và canh tân trong một vùng đất đã ngập máu của tàn sát và thù hận.
(Avvenire 17-6-2007)
Ngày 15-6-2007 tòa án đặc biệt hỗn hợp quốc tế Campuchia dã bắt đầu chính thức hoạt động, sau khi thông qua nội quy liên quan tới việc xét xử các người có trách nhiệm đối với cuộc diệt chủng dưới thời Pol Pot, khiến cho hơn 2 triệu người dân Campuchia bị sát hại, tức chiếm một phần tư tổng số dân hồi đó.
Đức Cha Enrique Figaredo với trẻ em tàn tật |
Người ta còn nhớ sáng ngày 17-4-1975 quân Khmer Đỏ tiến vào thủ đô Pnom Penh, giữa tiếng hoan hô và reo vui của dân chúng. Mọi người vui mừng hy vọng giờ đây không còn nội chiến nữa, cuộc sống của họ sẽ được ấm no và an vui thịnh vượng. Nhưng họ lầm. Ngay buổi chiều hôm ấy, lãnh tụ Pol Pot ra lệnh cho mọi người phải rời bỏ thủ đô đi về các tỉnh lẻ và đồng quê. Trong chốc lát hàng trăm ngàn người đã phải vội vã bồng bế nhau di cư và không bao giờ trở lại nữa: lớp thì bị hạ sát trên đường đi, lớp thì chết vì lao động mệt nhọc và đói khát, bệnh tật, hay bị bắn hạ ngoài ruộng lúa, lớp khác nữa thì chết trong các trại cải tạo vì bị tra tấn và xử tử. Họ bị giết vì bất cứ lý do gì, và thường khi cũng không có lý do gì chính đáng, và chỉ vì sự giận dữ của quân Khmer Đỏ có con tim chai cứng và đần độn vì bị nhồi sọ.
Các thiếu nữ Khmer đứng trước thánh đường |
Bao nhiêu năm chiến tranh và bị nhồi sọ đã khiến cho binh sĩ Khmer Đỏ có con tim chai cứng và đầu óc mù quáng, chỉ biết thi hành lệnh trên mà không còn biết sử dụng lý trí nữa.
Vì phải tiêu diệt thành phần trí thức, nên tất cả những ai đeo kính trắng đều bị họ cho là thành phần trí thức, vì thế bị bắn hạ ngay tại bất cứ nơi đâu. Trong hai năm cai trị sắt máu Pol Pot và quân Khmer Đỏ đã sát hại hơn 2 triệu người đồng hương. Xương chất thành núi máu chảy thành sông, dọc theo các bờ ruộng khắp nước.
Đức Cha Enrique Figaredo và giáo dân Khmer |
Nhà báo Shanberg đã được gửi qua Campuchia năm 1972 để theo dõi và tường thuật cuộc nội chiến giữa quân đội chính phủ do tướng Lon Nol chỉ huy và lực lượng Khmer Đỏ của Pol Pot. Anh làm bạn với Dith Pran, là người dẫn đường và là thông dịch viên. Cả hai đã thực hiện nhiều bài phóng sự về tình hình chiến tranh du kích và các làn sóng bạo lực, sẽ dẫn đưa tới chỗ điên loạn ý thức hệ gây ra cuộc diệt chủng.
Năm 1975 khi quân Khmer Đỏ lên nắm chính quyền, mọi người Mỹ đã phải bỏ trốn. Shanberg cũng đã trốn thoát và trở về Hoa Kỳ nhờ sự trợ giúp của Pran. Nhưng Pran bị nhốt vào trại lao động và phải sống trong các hoàn cảnh vô cùng thê thảm. Nhà báo Shanberg được giải thưởng báo chí Pulitzer vì các bài phóng sự trong bao nhiêu năm, sau đó tìm kiếm anh bạn của mình và chỉ vào năm 1979 hai người mới gặp nhau. Cuốn phim dựa trên câu chuyện thật của cả hai nhân vật và là một lời tố cáo mạnh mẽ chống lại chính sách cai trị man rợ của Khmer Đỏ, cũng như chống lại các hậu qủa cuộc giải giáp của Việt Nam và trách nhiệm đường lối chính trị của tổng thống Richard Nixon.
Trong các năm từ 1979 đến 1989 sau khi đánh chiếm Campuchia, Việt Nam kiểm soát nước này và đem lại một nền hòa bình tạm bợ cho một phần lớn lãnh thổ Campuchia. Trong khi các lực lượng Khmer Đỏ rút lui về các vùng biên giới giáp Thái Lan và tiếp tục chiến tranh du kích đẫm máu, nhằm tái chiếm quyền hành chính trị và kiểm soát các mỏ đá qúy và lâm sản. Nhưng sau đó Liên Hiệp Quốc đã gửi quân đội Bảo Hòa đến Campuchia bắt đầu việc giải giáp các lực lượng Khmer Đỏ và thành lập chính quyền lâm thời đa đảng.
Tháng 5 năm 1993 trong cuộc bầu cử có sự giám sát của Liên Hiệp Quốc đảng quân chủ Funcinpec, do hoàng tử Ranarith I, con hoàng thân Norodom Sihanuk, lãnh đạo đã thắng cử. Quân Khmer Đỏ tuy thất bại, nhưng đã không thừa nhận kết qủa cuộc bầu cử và tiếp tục chiến tranh du kích dẫn đưa tới các rạn nứt giữa hàng ngũ Khmer Đỏ. Trong cuộc bầu cử năm 1998 có nhiều hỗn loạn và bạo lực, nhóm Khmer do Hunsen lãnh đạo, đã lên nắm quyền và tiếp tục cầm quyền cho tới nay.
Trước đó Pol Pot đã bị chính các đồng chí của mình bắt tù và đã chết trong tình trạng bệnh hoạn giữa rừng sâu năm 1998. Cái chết của ông cũng chấm dứt số phận của lực lượng Khmer Đỏ. Các nhóm chiến đấu cuối cùng buông súng đầu hàng, chấm dứt một giai đoạn tang tóc thương đau cho nhân dân và đất nước Campuchia.
Tòa án hỗn hợp quốc tế Campuchia nói trên đã là kết qủa của nhiều cố gắng cân bằng tế nhị: cộng đồng quốc tế đã muốn nó được thành lập từ lâu, nhưng đã luôn luôn bị chính quyền Campuchia tẩy chay trong nhiều năm trời. Lý do là vì nhiều thành phần trong chính quyền, kể từ ông Hunsen trở xuống, là cựu Khmer Đỏ, đã ít nhiều dính líu tới vụ tiêu diệt hơn 2 triệu người dân Campuchia, và họ muốn mọi người quên đi qúa khứ, để khỏi bị lôi ra xét xử.
Cho tới cách đây mấy tháng chính hoàng thân Norodom Sihanuk và nhiều giới chức chính trị Pnom Penh đã bầy tỏ nghi ngờ đối với việc tòa án có thể xét xử một ít thủ phạm còn sót lại, già nua và bệnh hoạn. Cùng lắm tòa án sẽ chỉ có thể đưa ra trước vành móng ngựa khoảng 50 lãnh tụ các cấp của Khmer Đỏ, trong khi họ đã là một lực lượng gồm cả ngàn người tuân hành lệnh của Ủy Ban lãnh đạo trung ương gồm 20 lãnh tụ, dưới quyền chỉ huy của Pol Pot. Văn khố của tổ chức mật vụ Santebal của Khmer Đỏ lưu giữ tài liệu dài hàng trăm ngàn trang, liên quan tới các quyết định của giới lãnh đạo Khmer Đỏ.
Ông Chea Muoy Kry giám đốc chương trình hòa giải quốc gia của tổ chức bác ái công giáo Campuchia cho rằng tòa án có ý nghĩa, vì nó giúp giới trẻ hiểu biết sự thật, và không bị các cựu Khmer Đỏ lừa đảo không tin là đã xảy ra cuộc diệt chủng kinh hoàng.
Trong số các chứng nhân của cuộc diệt chủng có ông Vann Nath, họa sĩ 62 tuổi. Ngày mùng 6 tháng 2 năm nay ông đã lãnh giải thướng Hellmann-Hammett tại New York, vì lòng can đảm trước làn sóng bách hại kinh hoàng của Khmer Đỏ. Ông là một trong số 14 người sống sót trên 14.000 bị nhốt và bị sát hại trong trường học Tuoi Sleng. Ông sống sót vì không thuộc hàng trí thức, nhưng nhất là vì các bức tranh vẽ chân dung Pol Pot, mà quân Khmer Đỏ đã yêu cầu ông vẽ, khi biết ông là họa sĩ. Các bức tranh đó hiện được trưng bầy tại trường Tuoi Sleng. Năm 1998 ông cũng cho ra cuốn hồi ký tựa đề: ”Chân dung một nhà tù: Một năm trong trại S-21 của Khmer Đỏ” kể lại kinh nghiệm của ông.
Trong tình hình hiện nay, tuy là một cộng đoàn bé nhỏ chỉ gồm 23 ngàn người trên tổng số 13 triệu dân, Giáo Hội Công Giáo có vai trò rất quan trọng trong công tác hòa giải và chữa lành các vết thương qúa khứ. Bên cạnh ký ức về thảm cảnh diệt chủng, Campuchia hiện đang phải đương đầu với nhiều tệ nạn khác như: gian tham hối lộ, các xì-căng-đan của hàng lãnh đạo chính trị, nạn mại dâm trẻ em, nạn lạm dụng tính dục trẻ em, bệnh liệt kháng và nạn nghiện ngập ma túy. Đó là các lãnh vực Giáo Hội Công Giáo đang mạnh mẽ dấn thân giúp cải tiến. Giáo Hội cũng trợ giúp một tay trong công tác tháo gỡ mìn, tái thiết các cộng đoàn đồng quê, trợ giúp người tàn tật và trẻ mồ côi. Tuy nhiên không phải chỉ có thế, Giáo Hội cũng chia sẻ kinh nghiệm đớn đau qúa khứ và ký ức thê thảm, do người Khmer Đỏ gây ra cho quốc gia.
Đức Cha Enrique Figaredo, dòng Tên, Giám Quản tông tòa Battambang, cho biết việc thảo luận liên quan tới tòa án hình sự quốc tế khiến cho người ta có nguy cơ lạc xa các vấn đề đích thật cần giải quyết. Việc hòa giải thực sự chỉ có thể thực hiện được, khi các gia đình có thể gửi con cái họ tới trường, có công ăn việc làm, có đất đai để canh tác, được săn sóc sức khỏe, được giáo dục, được hưởng công lý, các quyền căn bản được tôn trọng vv...
Cộng đoàn công giáo Campuchia tuy bé nhỏ nhưng đã có lịch sử dài 450 năm và đã góp phần xây dựng quốc gia qua các trường học, các cơ sở y tế, phát triển, các trung tâm văn hóa và thăng tiến con người. Và vì thế Giáo Hội có tiếng nói giữa lòng xã hội và được người dân trân trọng qúy mến.
Tưởng cũng nên ghi nhận rằng từ năm 1990 đến nay đã có khoảng 2.000 cựu binh sĩ Khmer Đỏ xin theo đạo Công Giáo. Tại Campuchia Phật giáo là quốc giáo, nhưng Hiến pháp thừa nhận quyền tự do tôn giáo. Như thế các tín hữu kitô có cơ may làm chứng cho Tin Mừng yêu thương, hòa giải và canh tân trong một vùng đất đã ngập máu của tàn sát và thù hận.
(Avvenire 17-6-2007)