Dưới đây là bản dịch phần II diễn từ của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, trong buổi ra mắt cuốn "Pio XII: Un Uomo Sul Trono di Pietro" (Piô XII: Một Vị trên Ngai Tòa Thánh Phêrô) của Andrea Tornielli.
3. Những cáo buộc bất công
Trên đây chỉ là một số ví dụ cho thấy có nhiều điều để khám phá, hay đúng hơn, để tái khám phá trong giáo huấn của Tôi Tớ Chúa Eugenio Pacelli.
Tôi bị đánh động bởi nhiều ám chỉ đưa ra trong cuốn sách của Tornielli, từ đó cho thấy cả sự minh bạch lẫn khôn ngoan của vị Giáo Hoàng tương lai trong những năm ngài đang là sứ thần Tòa Thánh, đầu tiên là ở Munich, và sau đó là tại Berlin, cùng với nhiều cá tính nhân bản của ngài.
Nhờ những bản thảo trao đổi với người anh em của ngài là Francesco, chúng ta nhận rõ những phán đoán của ngài đối với phong trào Quốc Xã đang lên và khổ tâm lớn lao trong lòng vị Giáo Hoàng liên quan đến thái độ ứng xử trước làn sóng bách hại của Quốc Xã trong chiến tranh.
Đức Giáo Hoàng Piô XII đã nhiều lần tuyên bố với một phương cách thận trọng trong các chương trình truyền thanh – và vì thế hoàn toàn không thể nào có thể đề cập đến “sự yên lặng” của ngài. Tôi rất muốn nhắc đến ở đây một bài biên khảo công phu của giáo sư Gian Maria Vian có tựa đề "Il Silenzio Pio XII: alle origini della leggenda nera" (Sự yên lặng của Đức Piô XII: Những nguồn gốc của Huyền Thoại Đen) đã được đăng trong Archivum Historiae Pontificiae (Kho Tưu trữ Lịch sự Giáo hoàng) năm 2004.
Trong tài liệu này Vian nói rằng trong số những kẻ khác, người đầu tiên thắc mắc về “những yên lặng của Đức Piô XII” là nhà triết học Công Giáo Pháp Emmanuel Mounier vào năm 1939, chỉ vài tuần sau khi ngài lên ngôi Giáo Hoàng liên quan đến cuộc tấn kích của Ý tại Albani.
Một cuộc tranh cãi ác liệt hơn, bắt nguồn từ khối Sô viết và cộng sản, và như chúng ta thấy đã được phụ họa bởi những thành phần nhất định trong Chính Thống Giáo Nga - đã bám vào những thắc mắc này. Rolf Hochhuth, tác giả của vở kịch “"The Deputy" (Người Phụ Tá), một vở kịch đóng góp vào sự hình thành của huyền thoại đen chống lại Đức Giáo Hoàng Piô XII, trong một cuộc phỏng vấn gần đây đã định nghĩa Đức Giáo Hoàng Pacelli là “kẻ bạc nhược ác ôn”, trong khi có những sử gia chỉ chăm chăm đề cao những nghiên cứu chống lại Đức Piô XII và ngay cả gọi những người không nghĩ như họ và dám đưa ra một quan điểm khác biệt về những vấn đề này là “Binh Đoàn Pacelli”.
Không thể nào không tố cáo cuộc tấn kích đang thường xuyên thấy nhan nhãn trên báo chí bằng một nhận thức và một lý trí đúng đắn.
4. Một Giai Đoạn Lịch Sử Chính Xác
Tôi thấy rất hữu ích để nhấn mạnh cách thế mà cuốn sách của Tornielli đã gợi sự chú ý của chúng ta đến những điều mà các sử gia nghiêm túc đã biết. Tôi thấy đây là một trong những điểm có giá trị về vấn đề chúng ta đang bàn thảo: Cuốn sách đã tính đến thời buổi khó khăn mà Đức Giáo Hoàng Pacelli đã sống trong cương vị một Giáo Hoàng với tiếng nói không lọt tai những kẻ ưa chuộng quyền lực trong thế chiến thứ Hai cũng như trong suốt thời gian sau đó khi các phe phái chính trị kình chống nhau ác liệt. Bao nhiêu lần đài phát thanh Vaticam “không có điện năng cần thiết” để tiếng nói của Đức Giáo Hoàng được nghe, bao nhiêu lần “khan hiếm giấy” để tái xuất bản những ý tưởng và những giáo huấn gây khó chịu cho cường quyền của ngài; bao nhiêu lần tai nạn xảy ra khiến những số báo của tờ Quan Sát Viên Rôma bị “thất lạc” - những số báo đã chuyển tải những minh định, những cập nhật và những ghi nhận chính trị…
Dẫu sao, ngày nay, nhờ các phương tiện hiện đại, những nguồn này đã được tái bản và được công bố. Giáo sư Tornielli đã tìm kiếm, đã thấy và những ghi chú công phu trong cuốn sách của ông là một chứng từ.
Lúc này tôi muốn lôi cuốn sự chú ý của quý vị đến một giai đoạn quan trọng. Giai đoạn mà diện mạo và công nghiệp của Đức Piô XII đã từng được ca ngợi và cảm tạ trước, trong và ngay sau thế chiến thứ Hai, đang bắt đầu bị dò xét bởi những cặp mắt khác trong một giai đoạn lịch sử chính xác từ tháng 8 năm 1946 tới tháng 10 năm 1948. Sau “cuộc bách hại của những phần tử cuồng nhiệt bài Do Thái tuôn xuống trên dân tộc này” [Diễn từ 3/8/1946], ước muốn của một dân tộc Israel bị chà đạp muốn có quê hương riêng, có nơi trú ngụ an toàn riêng là có thể hiểu được.
Nhưng cũng dễ hiểu như vậy là những người đã sống tại Palestine cũng có những quyền và cũng mong muốn được kính trọng, chú ý, được đối xử công bằng và được bảo vệ. Báo chí trong giai đoạn này đã đăng tải tình trạng căng thẳng đáng báo động đã bắt đầu thể hiện trong vùng. Họ không muốn xem xét những đề nghị hợp lý của Đức Piô XII nhưng bắt đầu chia phe ra và diễn dịch những suy tư của Đức Giáo Hoàng - trên cơ sở công lý, bình đẳng, tôn trọng, hợp pháp và được phát triển một cách hùng hồn - theo hướng có lợi cho phe phái mình.
Đức Piô XII không phải chỉ là vị Giáo Hoàng thời thế chiến thứ Hai, nhưng cũng là một mục tử mà từ ngày 2/3/1939 đến ngày 9/10/1958 đã có trước mặt ngài một thế giới khống chế bởi bạo lực và những ham muốn vô lý. Từ đó trở đi, đã bắt đầu hình thành một cáo buộc không thể hiểu được chống lại Đức Giáo Hoàng, chẳng hạn, cáo buộc cho rằng ngài đã không can thiệp như đáng lý ra ngài phải làm nhân danh dân tộc Do Thái bị bách hại.
Về vấn đề này, tôi nghĩ điều quan trọng là nhận ra rằng trong bất cứ trường hợp nào, những ai không bị ràng buộc bởi những lèo lái ý thức hệ, và là những người yêu chuộng sự thật ở trong vị thế có thể nhận xa sâu xa và chân thành đánh giá cao một triều đại Giáo Hoàng kéo dài, có nhiều thành quả và theo tôi là một triều Giáo Hoàng anh hùng. Một thí dụ về điều này là sự thay đổi thái độ gần đây khi viện Hồi Ức Do Thái Yad Vashem ở Giêrusalem tái xét lại diện mạo và công nghiệp của Đức Giáo Hoàng Pacelli, không phải từ quan điểm gây tranh cãi nhưng từ góc độ lịch sử khách quan. Người ta chân thành mong rằng thiện chí được thể hiện công khai này sẽ đem đến một kết quả thích đáng.
3. Những cáo buộc bất công
Trên đây chỉ là một số ví dụ cho thấy có nhiều điều để khám phá, hay đúng hơn, để tái khám phá trong giáo huấn của Tôi Tớ Chúa Eugenio Pacelli.
Đức Hồng Y Tarcisio Bertone |
Nhờ những bản thảo trao đổi với người anh em của ngài là Francesco, chúng ta nhận rõ những phán đoán của ngài đối với phong trào Quốc Xã đang lên và khổ tâm lớn lao trong lòng vị Giáo Hoàng liên quan đến thái độ ứng xử trước làn sóng bách hại của Quốc Xã trong chiến tranh.
Đức Giáo Hoàng Piô XII đã nhiều lần tuyên bố với một phương cách thận trọng trong các chương trình truyền thanh – và vì thế hoàn toàn không thể nào có thể đề cập đến “sự yên lặng” của ngài. Tôi rất muốn nhắc đến ở đây một bài biên khảo công phu của giáo sư Gian Maria Vian có tựa đề "Il Silenzio Pio XII: alle origini della leggenda nera" (Sự yên lặng của Đức Piô XII: Những nguồn gốc của Huyền Thoại Đen) đã được đăng trong Archivum Historiae Pontificiae (Kho Tưu trữ Lịch sự Giáo hoàng) năm 2004.
Trong tài liệu này Vian nói rằng trong số những kẻ khác, người đầu tiên thắc mắc về “những yên lặng của Đức Piô XII” là nhà triết học Công Giáo Pháp Emmanuel Mounier vào năm 1939, chỉ vài tuần sau khi ngài lên ngôi Giáo Hoàng liên quan đến cuộc tấn kích của Ý tại Albani.
Một cuộc tranh cãi ác liệt hơn, bắt nguồn từ khối Sô viết và cộng sản, và như chúng ta thấy đã được phụ họa bởi những thành phần nhất định trong Chính Thống Giáo Nga - đã bám vào những thắc mắc này. Rolf Hochhuth, tác giả của vở kịch “"The Deputy" (Người Phụ Tá), một vở kịch đóng góp vào sự hình thành của huyền thoại đen chống lại Đức Giáo Hoàng Piô XII, trong một cuộc phỏng vấn gần đây đã định nghĩa Đức Giáo Hoàng Pacelli là “kẻ bạc nhược ác ôn”, trong khi có những sử gia chỉ chăm chăm đề cao những nghiên cứu chống lại Đức Piô XII và ngay cả gọi những người không nghĩ như họ và dám đưa ra một quan điểm khác biệt về những vấn đề này là “Binh Đoàn Pacelli”.
Không thể nào không tố cáo cuộc tấn kích đang thường xuyên thấy nhan nhãn trên báo chí bằng một nhận thức và một lý trí đúng đắn.
4. Một Giai Đoạn Lịch Sử Chính Xác
Tôi thấy rất hữu ích để nhấn mạnh cách thế mà cuốn sách của Tornielli đã gợi sự chú ý của chúng ta đến những điều mà các sử gia nghiêm túc đã biết. Tôi thấy đây là một trong những điểm có giá trị về vấn đề chúng ta đang bàn thảo: Cuốn sách đã tính đến thời buổi khó khăn mà Đức Giáo Hoàng Pacelli đã sống trong cương vị một Giáo Hoàng với tiếng nói không lọt tai những kẻ ưa chuộng quyền lực trong thế chiến thứ Hai cũng như trong suốt thời gian sau đó khi các phe phái chính trị kình chống nhau ác liệt. Bao nhiêu lần đài phát thanh Vaticam “không có điện năng cần thiết” để tiếng nói của Đức Giáo Hoàng được nghe, bao nhiêu lần “khan hiếm giấy” để tái xuất bản những ý tưởng và những giáo huấn gây khó chịu cho cường quyền của ngài; bao nhiêu lần tai nạn xảy ra khiến những số báo của tờ Quan Sát Viên Rôma bị “thất lạc” - những số báo đã chuyển tải những minh định, những cập nhật và những ghi nhận chính trị…
Dẫu sao, ngày nay, nhờ các phương tiện hiện đại, những nguồn này đã được tái bản và được công bố. Giáo sư Tornielli đã tìm kiếm, đã thấy và những ghi chú công phu trong cuốn sách của ông là một chứng từ.
Lúc này tôi muốn lôi cuốn sự chú ý của quý vị đến một giai đoạn quan trọng. Giai đoạn mà diện mạo và công nghiệp của Đức Piô XII đã từng được ca ngợi và cảm tạ trước, trong và ngay sau thế chiến thứ Hai, đang bắt đầu bị dò xét bởi những cặp mắt khác trong một giai đoạn lịch sử chính xác từ tháng 8 năm 1946 tới tháng 10 năm 1948. Sau “cuộc bách hại của những phần tử cuồng nhiệt bài Do Thái tuôn xuống trên dân tộc này” [Diễn từ 3/8/1946], ước muốn của một dân tộc Israel bị chà đạp muốn có quê hương riêng, có nơi trú ngụ an toàn riêng là có thể hiểu được.
Nhưng cũng dễ hiểu như vậy là những người đã sống tại Palestine cũng có những quyền và cũng mong muốn được kính trọng, chú ý, được đối xử công bằng và được bảo vệ. Báo chí trong giai đoạn này đã đăng tải tình trạng căng thẳng đáng báo động đã bắt đầu thể hiện trong vùng. Họ không muốn xem xét những đề nghị hợp lý của Đức Piô XII nhưng bắt đầu chia phe ra và diễn dịch những suy tư của Đức Giáo Hoàng - trên cơ sở công lý, bình đẳng, tôn trọng, hợp pháp và được phát triển một cách hùng hồn - theo hướng có lợi cho phe phái mình.
Đức Piô XII không phải chỉ là vị Giáo Hoàng thời thế chiến thứ Hai, nhưng cũng là một mục tử mà từ ngày 2/3/1939 đến ngày 9/10/1958 đã có trước mặt ngài một thế giới khống chế bởi bạo lực và những ham muốn vô lý. Từ đó trở đi, đã bắt đầu hình thành một cáo buộc không thể hiểu được chống lại Đức Giáo Hoàng, chẳng hạn, cáo buộc cho rằng ngài đã không can thiệp như đáng lý ra ngài phải làm nhân danh dân tộc Do Thái bị bách hại.
Về vấn đề này, tôi nghĩ điều quan trọng là nhận ra rằng trong bất cứ trường hợp nào, những ai không bị ràng buộc bởi những lèo lái ý thức hệ, và là những người yêu chuộng sự thật ở trong vị thế có thể nhận xa sâu xa và chân thành đánh giá cao một triều đại Giáo Hoàng kéo dài, có nhiều thành quả và theo tôi là một triều Giáo Hoàng anh hùng. Một thí dụ về điều này là sự thay đổi thái độ gần đây khi viện Hồi Ức Do Thái Yad Vashem ở Giêrusalem tái xét lại diện mạo và công nghiệp của Đức Giáo Hoàng Pacelli, không phải từ quan điểm gây tranh cãi nhưng từ góc độ lịch sử khách quan. Người ta chân thành mong rằng thiện chí được thể hiện công khai này sẽ đem đến một kết quả thích đáng.