Lễ Mình Thánh Chúa
Thiên Chúa muốn sống giữa chúng ta
Điều chúng ta hằng ngày và hằng tuần cử hành và tôn kính suốt cả năm ở trong các nhà thờ hay nhà nguyện, thì hôm nay chúng ta nghinh rước một cách long trọng và công khai trên các nẻo đường. Vâng, bình thường, Mình Thánh Chúa chỉ được bảo quản và chầu kính trong các nhà thờ, nhưng ngày hôm nay lại được các tín hữu cung kính rước đi trên các đường phố, qua các chợ búa và công trường, những nơi sinh hoạt của con người.
Nhưng điều gì Đức Giêsu, Đấng mà hôm nay chúng ta cung kính rước đi trên các đường phố, đã làm xưa kia khi Người còn sống trên trần gian ?
Người đã rảo khắp trên mọi nẻo đường, qua các chợ búa, các tiệm buôn, gặp mặt các kẻ mua người bán và đi qua giữa đám đông đô hội. Người là Đấng Thánh, Đấng Tối Cao, chẳng những kêu mời tất cả mọi người đến với Người, chứ không phân biệt hay bỏ sót ai, nhưng Người còn đích thân tìm đến với họ. Vâng, Đức Giêsu đã đến chung vui với đôi Tân Hôn ở Cana trong ngày hồng phúc của họ, đã vào nhà người thu thuế Da-kêu cũng như đã vào nhà thầy Pha-ri-sêu, và cùng dùng bữa với gia đình cũng như với bạn bè của các ông.
Nhưng trước hết, Người đã vượt qua, đã dẹp bỏ một biên giới khác : Biên giới ngăn cách giữa Thiên Chúa và nhân loại, giữa Đấng Tạo Hóa và các thọ tạo của Người, giữa Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh và các phàm nhân tội lỗi. Đức Giêsu đã thực hiện điều đó khi chính Người là Con Thiên Chúa đã trở nên phàm nhân giống như mọi phàm nhân khác, ngoại trừ tội lỗi.
Và hành động cách mạng « vượt biên » đó đã không thể không bị trừng trị. Đức Giêsu đã phải trả bằng một cái giá quá đắt. Người đã phải trả chính mạng sống mình qua cái chết đầy đau thương và nhục nhã trên thập giá. Bởi vì con người không bao giờ muốn hạ bỏ cái biên giới ngăn cách giữa họ và Thiên Chúa; lý do là họ không muốn có một Đấng Thánh, không muốn có Thiên Chúa ở gần họ, ở giữa họ và ở với họ. Bởi vì sự hiện diện của Người không phù hợp với quan điểm của họ, bởi vì ánh sáng công chính của Người làm lộ ra mọi tư tuởng và hành vi đen tối của họ, làm xáo trộn nếp sống gian dối, lố lăng, vô trật tự của họ. Và vì thế họ đã khử trừ Người như cái gai trong mắt, họ đã đóng đinh Người vào thập giá, họ đã giết chết Người.
Tuy nhiên, Đức Giêsu đã không nhụt chí, không thao lui và không bỏ lỡ chương trình hành động mà Đức Chúa Cha đã vạch định cho Người. Vâng, một khi đã đến trong thế gian, Người không còn để cho bất cứ ai có thể trục xuất hay xua đuổi Người ra khỏi thế gian được nữa. Người đã bám chặt lấy thế gian, Người còn dấn thân cho thế gian hơn nữa và còn liên kết gắn bó với thế gian hơn nữa.
Đúng vậy, thân thể Người vốn từng bị hành hạ tàn nhẫn và bị căng treo trên thập giá vì tình thương bao la của Người đối với nhân loại, nhưng Người vẫn chưa lấy làm đủ, nên Người còn tự dâng hiến chính thân xác mình cho các môn đệ và cho Giáo Hội của Người dưới hình thức một tấm bánh đơn sơ, để làm của ăn cho họ : « Các con hãy cầm lấy mà ăn : Đây là Mình Thầy » (Mt 26,26b) để « các con ở lại trong Thầy và Thầy ở trong các con » (Ga 14,20). Như thế, Đức Giêsu đã vượt rào, đã dẹp bỏ mọi biên giới.
Đó là điều đã xảy ra xưa kia. Còn ngày nay ?
Cả ngày nay nữa, Người cũng muốn tiếp tục ngự giữa chúng ta. Không chỉ trong các nhà thờ, nhưng còn khắp mọi nơi. Không chỉ trong các ngày Chúa Nhật, nhưng trong tất cả các ngày thường nữa. Đó chính là điều được biểu lộ rõ rệt qua các cuộc nghinh rước Mình Thánh Chúa trên các công lộ trong ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa hôm nay.
Vâng, Đức Giêsu đang hiện diện giữa chúng ta, bên cạnh chúng ta và với chúng ta. Người hiện diện khắp mọi hang cùng ngõ hẻm của cuộc sống chúng ta. Người đã dẹp bỏ mọi biên giới phân cách và không một ai có thể đưa dựng lại được.
Hay chúng ta lại muốn nói : Thôi, chúng ta cứ để Thiên Chúa được yên thân ở trong các vương cung thánh đường, trong các nhà thờ, nhà nguyện; còn Thiên Chúa thì phải để cho chúng ta được yên thân, được hoàn toàn tự do làm gì tùy ý, trong các công xưởng, trong các tiệm buôn, nhà ngân hàng, trong các hoạt động chính trị, trong các trường học, trong các phòng thí nghiệm, trong các nhà hát và trong các nơi vui chơi giải trí của chúng ta
Phải chăng chúng ta có thể nói được như thế ? Nếu không, thì tại sao lại không ? Phải chăng chính Đức Giêsu đã chẳng nói : « Nước Ta không thuộc về thế gian này » (Ga 18,36) sao ? Vâng, đúng vậy, Nước Đức Kitô không thuộc về thế gian nan này, nhưng thế gian này lại thuộc về Nước Đức Kitô, thuộc về quyền thống trị của Nước Đức Kitô. Đó không phải là yêu sách hay đòi hỏi của Giáo Hội, nhưng là yêu sách và đòi hỏi của chính Đức Kitô, như chính Người đã phát biểu. « Thầy đã được trao cho mọi quyền bính trên trời dưới đất » (Mt 28,18). Quyền bính thống trị đó Người đòi hỏi trên mỗi người được sinh ra trên cõi đời này, trên mỗi người trong chúng ta, trên mỗi khu xóm, làng mạc và trên mỗi dân tộc.
Đức Kitô có được quyền đòi hỏi quyền thống trị trên cả cuộc sống hằng ngày của chúng ta không ?
Người muốn sống với chúng ta, để chúng ta được sống với Người. Người muốn sống cuộc đời chóng qua của chúng ta, để chúng ta được sống đời đời. Vì thế Người đã hiến thân mình làm của ăn cho chúng ta trong Bánh Thánh, trong Phép Thánh Thể. « Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời » (Ga 6,51).
Ngay trên cõi đời này, Người đã muốn sống với chúng ta và trong chúng ta, hầu chúng ta có thể muôn đời được sống với Người và sống trong Người.
Vậy, chúng ta có thể tự hỏi : điều đó xảy ra thế nào trong cuộc sống chúng ta, trong nghề nghiệp sinh sống hay trong công ăn việc làm của chúng ta, trong gia đình và trong các nơi và trong các lúc vui chơi giải trí của chúng ta ? Phải chăng Đức Kitô luôn luôn giữ một vai trò trong tất cả mọi lãnh vực của cuộc sống con người ? Phải chăng chúng ta có quyền nghĩ rằng chúng ta có tất cả mọi sự rồi và không cần đến Người nữa, ít là bao lâu chúng ta đang được sống một cách an vui hạnh phúc ?
Qua đó, đã chứng minh cho thấy là liệu chúng ta có đồng ý để Đức Kitô tham gia với chúng ta trong tất cả mọi lãnh vực của cuộc sống mình hay không và liệu chúng ta có để Người cùng đồng hành với mình trên con đường dẫn tới sự sống hay chỉ muốn một mình độc hành trên con đường dẫn tới sự chết ! Đó là một sự quyết định hoàn toàn có tính cách cá nhân của mỗi người trong chúng ta. Chúng ta được tự do quyết định, nhưng chúng ta phải quyết định.
Chúng ta cùng bước đi với Đức Kitô không chỉ hôm nay trong cuộc rước long trọng này, nhưng chúng ta cùng đồng hành với Người và để Người cùng đồng hành với chúng ta cả trong cuộc sống hằng ngày nữa, hầu một ngày kia chúng ta được Người dẫn vượt qua mọi biên giới của quá khứ và đạt tới được đích điểm sau cùng của cuộc hành trình trần thế : Trong vinh quang bất diệt của Thiên Chúa !
(Lễ Mình Thánh Chúa 2007)
Thiên Chúa muốn sống giữa chúng ta
Điều chúng ta hằng ngày và hằng tuần cử hành và tôn kính suốt cả năm ở trong các nhà thờ hay nhà nguyện, thì hôm nay chúng ta nghinh rước một cách long trọng và công khai trên các nẻo đường. Vâng, bình thường, Mình Thánh Chúa chỉ được bảo quản và chầu kính trong các nhà thờ, nhưng ngày hôm nay lại được các tín hữu cung kính rước đi trên các đường phố, qua các chợ búa và công trường, những nơi sinh hoạt của con người.
Nhưng điều gì Đức Giêsu, Đấng mà hôm nay chúng ta cung kính rước đi trên các đường phố, đã làm xưa kia khi Người còn sống trên trần gian ?
Người đã rảo khắp trên mọi nẻo đường, qua các chợ búa, các tiệm buôn, gặp mặt các kẻ mua người bán và đi qua giữa đám đông đô hội. Người là Đấng Thánh, Đấng Tối Cao, chẳng những kêu mời tất cả mọi người đến với Người, chứ không phân biệt hay bỏ sót ai, nhưng Người còn đích thân tìm đến với họ. Vâng, Đức Giêsu đã đến chung vui với đôi Tân Hôn ở Cana trong ngày hồng phúc của họ, đã vào nhà người thu thuế Da-kêu cũng như đã vào nhà thầy Pha-ri-sêu, và cùng dùng bữa với gia đình cũng như với bạn bè của các ông.
Nhưng trước hết, Người đã vượt qua, đã dẹp bỏ một biên giới khác : Biên giới ngăn cách giữa Thiên Chúa và nhân loại, giữa Đấng Tạo Hóa và các thọ tạo của Người, giữa Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh và các phàm nhân tội lỗi. Đức Giêsu đã thực hiện điều đó khi chính Người là Con Thiên Chúa đã trở nên phàm nhân giống như mọi phàm nhân khác, ngoại trừ tội lỗi.
Và hành động cách mạng « vượt biên » đó đã không thể không bị trừng trị. Đức Giêsu đã phải trả bằng một cái giá quá đắt. Người đã phải trả chính mạng sống mình qua cái chết đầy đau thương và nhục nhã trên thập giá. Bởi vì con người không bao giờ muốn hạ bỏ cái biên giới ngăn cách giữa họ và Thiên Chúa; lý do là họ không muốn có một Đấng Thánh, không muốn có Thiên Chúa ở gần họ, ở giữa họ và ở với họ. Bởi vì sự hiện diện của Người không phù hợp với quan điểm của họ, bởi vì ánh sáng công chính của Người làm lộ ra mọi tư tuởng và hành vi đen tối của họ, làm xáo trộn nếp sống gian dối, lố lăng, vô trật tự của họ. Và vì thế họ đã khử trừ Người như cái gai trong mắt, họ đã đóng đinh Người vào thập giá, họ đã giết chết Người.
Tuy nhiên, Đức Giêsu đã không nhụt chí, không thao lui và không bỏ lỡ chương trình hành động mà Đức Chúa Cha đã vạch định cho Người. Vâng, một khi đã đến trong thế gian, Người không còn để cho bất cứ ai có thể trục xuất hay xua đuổi Người ra khỏi thế gian được nữa. Người đã bám chặt lấy thế gian, Người còn dấn thân cho thế gian hơn nữa và còn liên kết gắn bó với thế gian hơn nữa.
Đúng vậy, thân thể Người vốn từng bị hành hạ tàn nhẫn và bị căng treo trên thập giá vì tình thương bao la của Người đối với nhân loại, nhưng Người vẫn chưa lấy làm đủ, nên Người còn tự dâng hiến chính thân xác mình cho các môn đệ và cho Giáo Hội của Người dưới hình thức một tấm bánh đơn sơ, để làm của ăn cho họ : « Các con hãy cầm lấy mà ăn : Đây là Mình Thầy » (Mt 26,26b) để « các con ở lại trong Thầy và Thầy ở trong các con » (Ga 14,20). Như thế, Đức Giêsu đã vượt rào, đã dẹp bỏ mọi biên giới.
Đó là điều đã xảy ra xưa kia. Còn ngày nay ?
Cả ngày nay nữa, Người cũng muốn tiếp tục ngự giữa chúng ta. Không chỉ trong các nhà thờ, nhưng còn khắp mọi nơi. Không chỉ trong các ngày Chúa Nhật, nhưng trong tất cả các ngày thường nữa. Đó chính là điều được biểu lộ rõ rệt qua các cuộc nghinh rước Mình Thánh Chúa trên các công lộ trong ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa hôm nay.
Vâng, Đức Giêsu đang hiện diện giữa chúng ta, bên cạnh chúng ta và với chúng ta. Người hiện diện khắp mọi hang cùng ngõ hẻm của cuộc sống chúng ta. Người đã dẹp bỏ mọi biên giới phân cách và không một ai có thể đưa dựng lại được.
Hay chúng ta lại muốn nói : Thôi, chúng ta cứ để Thiên Chúa được yên thân ở trong các vương cung thánh đường, trong các nhà thờ, nhà nguyện; còn Thiên Chúa thì phải để cho chúng ta được yên thân, được hoàn toàn tự do làm gì tùy ý, trong các công xưởng, trong các tiệm buôn, nhà ngân hàng, trong các hoạt động chính trị, trong các trường học, trong các phòng thí nghiệm, trong các nhà hát và trong các nơi vui chơi giải trí của chúng ta
Phải chăng chúng ta có thể nói được như thế ? Nếu không, thì tại sao lại không ? Phải chăng chính Đức Giêsu đã chẳng nói : « Nước Ta không thuộc về thế gian này » (Ga 18,36) sao ? Vâng, đúng vậy, Nước Đức Kitô không thuộc về thế gian nan này, nhưng thế gian này lại thuộc về Nước Đức Kitô, thuộc về quyền thống trị của Nước Đức Kitô. Đó không phải là yêu sách hay đòi hỏi của Giáo Hội, nhưng là yêu sách và đòi hỏi của chính Đức Kitô, như chính Người đã phát biểu. « Thầy đã được trao cho mọi quyền bính trên trời dưới đất » (Mt 28,18). Quyền bính thống trị đó Người đòi hỏi trên mỗi người được sinh ra trên cõi đời này, trên mỗi người trong chúng ta, trên mỗi khu xóm, làng mạc và trên mỗi dân tộc.
Đức Kitô có được quyền đòi hỏi quyền thống trị trên cả cuộc sống hằng ngày của chúng ta không ?
Người muốn sống với chúng ta, để chúng ta được sống với Người. Người muốn sống cuộc đời chóng qua của chúng ta, để chúng ta được sống đời đời. Vì thế Người đã hiến thân mình làm của ăn cho chúng ta trong Bánh Thánh, trong Phép Thánh Thể. « Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời » (Ga 6,51).
Ngay trên cõi đời này, Người đã muốn sống với chúng ta và trong chúng ta, hầu chúng ta có thể muôn đời được sống với Người và sống trong Người.
Vậy, chúng ta có thể tự hỏi : điều đó xảy ra thế nào trong cuộc sống chúng ta, trong nghề nghiệp sinh sống hay trong công ăn việc làm của chúng ta, trong gia đình và trong các nơi và trong các lúc vui chơi giải trí của chúng ta ? Phải chăng Đức Kitô luôn luôn giữ một vai trò trong tất cả mọi lãnh vực của cuộc sống con người ? Phải chăng chúng ta có quyền nghĩ rằng chúng ta có tất cả mọi sự rồi và không cần đến Người nữa, ít là bao lâu chúng ta đang được sống một cách an vui hạnh phúc ?
Qua đó, đã chứng minh cho thấy là liệu chúng ta có đồng ý để Đức Kitô tham gia với chúng ta trong tất cả mọi lãnh vực của cuộc sống mình hay không và liệu chúng ta có để Người cùng đồng hành với mình trên con đường dẫn tới sự sống hay chỉ muốn một mình độc hành trên con đường dẫn tới sự chết ! Đó là một sự quyết định hoàn toàn có tính cách cá nhân của mỗi người trong chúng ta. Chúng ta được tự do quyết định, nhưng chúng ta phải quyết định.
Chúng ta cùng bước đi với Đức Kitô không chỉ hôm nay trong cuộc rước long trọng này, nhưng chúng ta cùng đồng hành với Người và để Người cùng đồng hành với chúng ta cả trong cuộc sống hằng ngày nữa, hầu một ngày kia chúng ta được Người dẫn vượt qua mọi biên giới của quá khứ và đạt tới được đích điểm sau cùng của cuộc hành trình trần thế : Trong vinh quang bất diệt của Thiên Chúa !
(Lễ Mình Thánh Chúa 2007)