Ở nơi đó có những người Anh Hùng Hoa Kỳ vốn chưa hề được ngợi ca bao giờ

Sẽ Mãi Mãi Không Quên


Neil Sheehan mở đầu cuốn sách đoạt giải Pulitzer của Ông có nhan đề "Một Sự Dối Trá Sắc Sảo Tinh Tường" (A Bright Shining Lie) bằng cách tuyên bố rằng: cuộc chiến Việt Nam là "một cuộc chiến không có các anh hùng" (a war without heroes).

Trong phần còn lại trong cuốn sách của mình, Ông cho rằng những chiến binh Mỹ có mặt tại Việt Nam phần lớn đều là những tên ngu xuẩn, những kẻ nói láo, những tên tội phạm, hay là một sự hổn hợp đại loại nào đó, ngoại trừ chính bản thân và các bạn báo chí đồng sự của Ông - những người vốn được Ông phác họa như là những người vị thường dân can trường thiếu khả năng và ngớ ngẩn.

Sheehan đã cố tình làm ngơ đến đức tính anh hùng thật sự của rất nhiều chiến binh Hoa Kỳ dũng cảm và can trường như: Marvin Shields, Carlos McAfee, Antonio Smaldone, Steven L. Bennett, vân vân....chỉ kể vài tên nhiêu đó thôi, cùng với rất nhiều chiến thắng quân sự khác, vì suy cho cùng tất cả những chiến thắng của Hoa Kỳ đều không có thái độ nhượng bộ hay bẽ bàng như là tất cả những gì mà Ông đã viết về cuộc chiến đó.

Ông đã thẳng thừng bóp méo và xuyên tạc sự tham gia của báo chí trong cuộc chiến, để Ông và các bạn đồng sự của mình, cụ thể là David Halberstam và Stanley Karnow, có thể né tránh sự miệt thị và lên án mà nhóm của Ông rất xứng đáng để lãnh nhận qua việc cổ võ cho một cuộc nổi loạn rất tai hại chống lại chính phủ Miền Nam Việt Nam vào Tháng 11 năm 1963.

Những nhà báo của thời chiến tranh Việt Nam đã bắt đầu một truyền thống mà giới báo chí ngày hôm nay liên tục bắt chước, đeo đuổi và noi theo. Sự thật đã cho thấy rằng chúng ta rất ít khi nghe được từ các thông tấn xã, hay các hãng báo chí lớn tại Hoa Kỳ nói về những người anh hùng Hoa Kỳ tại hai cuộc chiến hiện nay ở Irắc và Afganistan với những chiến binh như: James Coffman, Jr.; Danny Dietz, và Christopher Adlesperger chẳng hạn; hay bất cứ sự thành công nào của quân đội Hoa Kỳ tại đó.

Thay vì gắn kết những tên tuổi đó với hai cuộc chiến hiện nay, thì đại đa số dân chúng Mỹ được giới báo chí ngày nay nhồi sọ bởi những ngôn từ mà họ vẫn thường hay nghe được từ báo chí như Abu Ghraib (tức sự tra tấn và xúc phạm tù nhân tại Abu Ghraib - ND) và Haditha (tức sự tàn sát 24 thường dân tại Haditha - một thành phố nằm ở phía tây của tỉnh Al Anbar, cách Baghdad khoảng 240km về phía tây bắc - ND).

Cũng giống như trong cuộc chiến Việt Nam xưa kia, những người anh hùng thật sự của cuộc chiến đều bị giới báo chí rất ư là căm ghét hay tối kỵ, và rằng họ chẳng bao giờ chịu tốn bút viết và hơi sức để nói lên những gương hy sinh rất thầm lặng, rất thực, và rất can trường của không biết bao nhiêu các thế hệ chiến binh Hoa Kỳ, từ xưa lẫn cho đến thời đại ngày nay. Thế nhưng, những phần thưởng cho những tay nhà báo này - tức những ai đã từng có thời gian ở Irắc và Afganistan, kể cả những ai chưa từng bao giờ có mặt tại hai cuộc chiến đó, thì lại được xem như là rất xứng đáng để có được những câu chuyện về tin tức rất dài dòng và nóng bỏng.

Cũng chẳng lấy làm gì lạ cho lắm, khi chính bản thân tôi, cách đây hai ngày khi có dịp ghé lại một tiệm hớt tóc Việt Nam sau gần hơn 4 năm xa cách, người thợ trẻ hớt tóc nói với tôi rằng: "Anh thấy không, trong quân đội, khi Anh đi chiến đấu trở về, nếu Anh còn sống, thì chẳng có ai biết, chẳng có ai ca ngợi; còn nếu Anh chết đi, họa hoằn lắm mới được báo chí ca ngợi là anh dũng, là can trường, là thế này, thế nọ..." Không ngờ, người bạn trẻ đó cũng sắc sảo và thông minh không kém!

Thật vậy, mỗi phóng viên chiến trường đều được chính các hãng thông tấn báo chí trong nước và ngoại quốc trả tiền nhuận bút rất cao, thông qua sự đóng góp "vô hình" của giới tài phiệt hay sự "rữa tiền" cũng "vô hình" của giới tham nhũng chính trị hòng cố lật lọng và bóp mép cuộc chiến nhiều chừng nào, thì càng được lãnh tiền nhiều chừng đấy!

Suy cho cùng, việc công khai hóa đức tính anh hùng và sự thành công của Hoa Kỳ trong bất kỳ cuộc chiến nào là một điều tối quan trọng vốn cần phải được thực hiện trong thời đại ngày nay vì hai lý do chính.

Lý do thứ nhất, nó cho phép người đọc hay người nghe có một nhãn quan rõ rệt về hai cuộc chiến tại Irắc lẫn Afganistan, một mặt vốn không thể phân biệt được từ những câu chuyện hằng ngày có liên quan đến việc tàn sát sắc tộc, bè phái; và mặt kia chính là những hình ảnh của các binh sĩ Hoa Kỳ vừa mới bị kẻ thù giết hại.

Lý do thứ hai, binh sĩ và người dân Hoa Kỳ trở nên ngày càng gan dạ và cương quyết hơn khi họ lắng nghe và biết được những đức tín anh hùng, can trường; và sự thành công của các con-em họ trong quân đội, trong quá khứ cũng như trong hiện tại.

Vào những năm đầu sơ khai, người Mỹ rất thấm nhuần về các truyền thống chiến thắng và anh dũng của giới trẻ nơi đất nước của họ qua những giảng dạy mang tính lịch sử tại các trường lớp. Còn ngày nay, các sách sử học tại các học đường Hoa Kỳ phần lớn đã xem thường và thẳng thừng bỏ qua truyền thống oai hùng của quân đội Hoa Kỳ trong quá khứ, mà thay vào đó chính là sự phản chiếu về những thành kiến dị kỵ chống chiến tranh, thiếu mất đi kinh nghiệm về lịch sử quân sự Hoa Kỳ, và thứ chủ nghĩa thế giới (cosmopolitanism) vốn tràn ngập và thấm nhập vào giới trí thức (intelligentsia).

Một mặc thì đại đa số những người Hoa Kỳ nào - vốn không thuộc vào giới trí thức, hay kinh viện; và giới báo chí thuộc dòng chính (mainstream press) thì họ vẫn có thể hiểu được tầm quan trọng của truyền thống quân đội, và do đó, họ rất khao khát hay thèm thuồng đến những câu chuyện nói về sự can trường của các chiến binh Hoa Kỳ tại chiến cuộc.

Chết Để Thí Mạng Vì Người Mình Yêu!
Cũng chính vì lý do đó mà chúng ta may mắn có được một cuốn sách có nhan đề "Đừng Giẫm Lên Tôi: Một Lịch Sử 400-Năm của Hoa Kỳ Trong Chiến Cuộc, Từ Cuộc Chiến Tranh Bản Xứ đến Việc Săn Lùng Khủng Bố" (Don't Tread on Me: A 400-Year History of America at War, From Indian Fighting to Terrorist Hunting) do Nhà Xuất Bản Crown phát hành, sách dài 464 trang với giá bán là $27.50, là nhằm để thỏa mãn những mong muốn khát khao bỏng cháy đó.

Với lời văn dí dỏm và có phần nào đó ngạo mạn, tác giả H.W. Crocker III đưa ra một bản thống kê bao quát về lịch sử chinh chiến của Hoa Kỳ, bắt đầu bằng việc đổ bộ đầu tiên của những tên thuộc địa Anh Quốc và kết thúc với hai cuộc chiến hiện tại ở Irắc và Afganistan.

Trong số những vị anh hùng quân sự vĩ đại được Ông Crocker mô tả, đều chính là những người mà ai cũng đều biết đến vì những vị đó đã trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ sau này như: Washington, Jackson, Taylor, và Theodore Roosevelt; hay sự nổi tiếng của các vị là quá lớn đến khó có thể nào dấu nhẹm đi cho được đó là: Douglas MacArthur, và George Patton. Thế nhưng phần lớn lại là những vị anh hùng mà sự nổi tiếng của họ đã dần bị làm cho mờ nhạt đi bởi chính sự thờ ơ của nền văn hóa đương đại

Chẳng hạn như chúng ta từng chứng kiến Daniel Morgan tại Cowpens đã tài tình định vị đội viên dân quân bán chuyên nghiệp của Ông, để rồi sau những cuộc tấn công tàn khốc của quân Anh, Ông lại cho tái tổ chức và cho rút quân, để bất ngờ bao vây lấy kẻ thù. Chúng ta cũng đã từng xem qua Stephen Decatur lén lút vào vịnh Tripoli bằng chiếc thuyền có mái chèo và sau đó cho đốt cháy chiến hạm USS Philadelphia vốn bị địch bắt giữ để không cho quân Tripolitan Bashaw có thể sử dụng gì được nó. Hay tại Manassas, khi Tướng Thomas Jackson lãnh đạo đội quân bộ binh toàn là người gốc Virginia của Ông anh dũng đứng ra để chống đỡ lại lằn ranh giới Liên Bang, thì chúng ta lại nghe được Tướng Bernard Bee la lớn lên rằng, "Nhìn kìa Jackson đang đứng đó như là một bức tượng đá! Chúng ta hãy quyết chí thà chết tại đây, và rồi chúng ta sẽ chinh phục lấy họ!"

Tác giả Crocker cũng lên tiếng ca ngợi các nhóm chiến binh Hoa Kỳ và việc phục vụ của họ trong Quân Đội Hoa Kỳ. Trong số những người được Ông ngưỡng mộ nhiều nhất đó là các chiến binh trong đội biệt động (Rangers) trong cuộc chiến ở Pháp Quốc và Bản Xứ, một nhóm pha tạp cùng chiến đấu trong Trận Đánh tại New Orleans, Quân Đội của Bắc Virginia, các lính Thủy Quân Lục Chiến và các lính Hải Quân trong cuộc Đệ Nhị Thế Chiến. Ông cũng ca ngợi những người dân Mỹ, bằng việc họ cung cấp những nguyên liệu khô, để giúp sản sinh ra những chiến binh anh dũng, can trường. Những đức tín chủ yếu được hun hút qua cuộc chiến tranh biên giới như: tính thực dụng (pragmatism), tính tự chủ, tính tham vọng, tính can trường, tính mạnh mẽ, và tính kỷ luật - vốn là những đức tín quan trọng hết sức cần thiết để hình thành nên những đội quân xuất sắc, để chiến thắng được những cuộc chiến khốc liệt.

Ông cũng đã lên tiếng ca ngợi những vị Tổng Thống như: Theodore RooseveltReagan, những người thích bành trướng ngành quân sự và không ngừng thực hiện chuyện đó một cách rất quyết liệt. Đối với những ai cố tình làm ngăn cản việc tài trợ cho quân sự và cố tình tránh né đến việc dùng võ lực quân sự - như các vị Tổng Thống Thomas Jefferson, Carter và Bill Clinton, Ông ta chỉ có khinh rẻ mà thôi. Không cần phải quyết đoán một cách thô bạo, Ông Crocker đã tranh cãi một cách hết sức là thuyết phục khi Ông cho rằng Hoa Kỳ đã không còn có thể nào để có thể duy trì được quyền lợi của mình hay bảo tồn được trật tự của thế giới được nữa.

Tuy nhiên, "Đừng Giẫm Lên Tôi" lại là một bản anh hùng ca không ngơi nghỉ, nhằm ca ngợi về quân đội của Hoa Kỳ. Ông Crocker đã khéo léo mô tả sự bất tài của một số cuộc viễn chinh của Hoa Kỳ, như trận xâm lược Canada vào năm 1812, và việc bảo vệ Đại Hàn khỏi việc bùng nổ ra Cuộc Chiến Triều Tiên. Bằng việc phơi bày ra tính chủ nghĩa bi quan về bản tánh bảo thủ tự nhiên của chính mình, Ông Crocker lưu ý rằng các binh sĩ Hoa Kỳ đã đôi lúc hành xử một cách đáng kinh tởm như chính những kẻ thù của họ vậy. Cụ thể là Ông đặc biệt xem nhẹ đến việc đối xử của Hoa Kỳ đối với người gốc bản xứ mọi da đỏ, mặc dầu Ông cũng đề nghị rằng phần lớn của hệ quả đớn đau như vậy cũng chính là do sự tàn ác, dã man và man rợ, cũng như thái độ hai mặt của chính người bản xứ đối với Hoa Kỳ. Ông Crocker cũng đã kịch liệt chỉ trích sự ngụy biện và tính tàn ác của các lực lượng Hoa Kỳ đối với những thường dân khác quan điểm chính trị, đầu tiên là đối với những ai ủng hộ cho Anh Quốc trong suốt cuộc chiến dành độc lập, và rồi sau đó chính là những ai đã ủng hộ cho Thể Chế Liên Bang (Confederacy) trong suốt Cuộc Nội Chiến.

"Đừng Giẫm Lên Tôi" khéo léo phát họa ra toàn cảnh truyền thống đa dạng của quân đội Hoa Kỳ. Những câu chuyện kể về những chiến binh vĩ đại và những trận đánh oanh liệt, được dí dõm kể lại cho người đọc, xứng đáng là cuốn sách để giúp chúng ta phấn chấn lên tinh thần ngay trong thời chiến này. Sự vĩ đại quốc gia đòi hỏi lịch sử lẫy lừng, và tính kiên định cảnh giác cần phải có để sống đúng với một lịch sử hào hùng như thế.

Và trong tâm tình tưởng nhớ đến sự hy sinh anh dũng của biết bao nhiêu thế hệ chiến binh Hoa Kỳ qua từng cuộc chiến, và đặc biệt là hai cuộc chiến hiện tại, những người mà chính sự hy sinh can trường của họ - là nhằm để bảo vệ quốc gia và cho mọi dân tộc của các quốc gia khác có thể hưởng được những quyền con người tối thiểu và căn bản như là chúng ta đang tận hưởng. Chúng ta tôn vinh đức tính anh dũng và sự can trường của họ, cũng như khóc thương cho những mất mát tan thương vì chiến cuộc.

Mãi Mãi Không Quên!


Được trở về lại nơi bình yên, trong khi các bạn vẫn còn đó ngày đêm diện đối với những kẻ thù "vô hình" của chiến cuộc, nguyện chúc cho các bạn được sự bình yên và che chở của Thiên Chúa từ bi nhân hậu mãi luôn.. .!

Xin cám ơn các bạn rất nhiều vì tất cả, như Cố Tổng Thống George Washington đã từng nói: "Sự tự nguyện để những người trẻ của chúng ta có thể phục vụ trong bất kỳ cuộc chiến nào, cho dẫu có chính đáng hay không, phần nào đó sẽ được trực tiếp định hình qua việc họ nhìn thấy được những vị cựu chiến binh của các cuộc chiến tranh trước đó được quốc gia của họ đối xử và cảm kích như thế nào."

"The willingness with which our young people are likely to serve in any war, no matter how justified, shall be directly proportional as to how they perceive the veterans of earlier wars were Treated and Appreciated by their nation." - George Washington

Còn cố Tổng Thống Abraham Lincoln cũng đã từng nói: "... mỗi một trái tim sống động hãy nên đồng thanh thật sự tỏ bày việc tưởng nhớ, lòng biết ơn, sự quyết tâm vào dịp long trọng này."

"…every living heart should swell into a mighty chorus of remembrance, gratitude and rededication on this solemn occasion" - Abraham Lincoln.

Kính mời Quý Vị hãy cùng tôi dùng giây phút này để nghĩ đến những người nam-nữ trong Lực Lượng Võ Trang của Hoa Kỳ - những người đã, đang và sẽ còn tiếp tục việc bảo vệ và hổ trợ cho chúng ta. Hãy nói cho từng người trong số họ biết được rằng: bạn rất tri ân những gì mà họ đang làm và hy sinh cho quốc gia vĩ đại này!

Cầu mong cho các bạn được an bình mãi luôn và cuộc chiến này mong đến hồi chấm dứt để nhân loại được sớm hưởng sự an vui, thái bình cửu trường của Thiên Chúa dành cho nhân loại nơi trần gian này!

Hawaii - Tháng 5/2007

Ngày Chiến Sĩ Trận Vong


Người viết phỏng dịch một phần bài báo của tác giả Mark Moyar, vốn cũng là tác giả của cuốn sách có nhan đề "Chiến Thắng Bị Lung Lay: Cuộc Chiến Việt Nam, 1954-1965" (Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1954-1965), và bài viết này được đăng trong tờ New York Sun vào Tháng 2/2007.