Theo Đài BBC, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp Tư Lệnh Quân Đội Miến Điện, Tướng Min Aung Hlaing, người bác bỏ việc kỳ thị tôn giáo trong chiến dịch quân sự tại tiểu bang Rakhine.
Đức Giáo Hoàng gặp Tướng Hlaing chỉ trong vòng vài giờ sau khi ngài đặt chân lên đất Miến Điện.
Theo đăng tải mới nhất trên Facebook, Tướng Hlaing nói với Đức Giáo Hoàng rằng “Không có bất cứ việc kỳ thị tôn giáo nào ở Miến Điện và có tự do tôn giáo (ở đây)”. Không có tường trình nào về câu đáp lễ của Đức Giáo Hoàng.
Miến Điện cho rằng họ làm cuộc tiễu trừ ở Rakhine để loại bỏ gốc rễ cuộc nổi loạn bạo động, dù dư luận quốc tế coi đó là điển hình thanh trừng sắc tộc.
Hãng tin Zenit cho biết cuộc gặp mặt Tướng Tư Lệnh Quân Đội Miến của Đức Phanxicô diễn ra tại Tòa Tổng Giám Mục Yangoon. Cuộc gặp gỡ riêng này, một cuộc gặp gỡ mới được thêm vào chương trình thăm viếng, và thoạt đầu được dự tính vào ngày 28 tháng 11, nhưng đã được đưa lên ngày 27, ngày đầu chuyến viếng thăm. Nó chỉ kéo dài chừng 15 phút từ 5 giờ 55 chiều giờ địa phương tới 6 giờ 10.
Theo Ông Greg Burke, phát ngôn viên Tòa Thánh, cuộc thảo luận là dịp để nhấn mạnh “trách nhiệm lớn lao của các nhà cầm quyền đất nước trong giờ phút chuyển tiếp này”. Qủa thực, Quân Đội Miến Điện hiện đang nắm giữ một phần quyền lực.
Cuộc gặp gỡ chấm dứt bằng nghi thức tặng quà: Đức Giáo Hoàng tặng Tướng Hlaing một huy chương của Cuộc Tông Du, trong khi Tướng Hlaing tặng Đức Giáo Hoàng một cây đàn hình chiếc thuyền và một bát gạo có trang trí.
Tướng Min Aung Hlaing được tháp tùng bởi một phái đoàn gồm bốn sĩ quan cao cấp: 3 vị thuộc Phòng Hành Quân Đặc Biệt: các Tướng Tun Tun Naung, Than Tun Oo và Soe Htut, vị thứ tư là Trung Tá Aung Zaw Lin.
Cuộc trao đổi diễn ra có sự hiện diện của một thông dịch viên của Giáo Hội Miến Điện, người sẽ tháp tùng Đức Phanxicô trong suốt chuyến tông du lần thứ 21 của ngài.
Chính Đức Hồng Y Charles Bo, Tổng Giám Mục Yangon, đã khuyến cáo cuộc gặp gỡ này khi ngài yết kiến Đức Phanxicô ngày 18 tháng 11 vừa qua. Đức Tổng Giám Mục giải thích: Mục đích “không phải để cổ vũ những gì [vị Tướng này] thực hiện, nhưng để đối thoại với ông… Có lẽ nó sẽ làm dịu trái tim ông và điều này, có lẽ, sẽ là bước đầu tiến tới hòa bình”.
Đức Giáo Hoàng gặp Tướng Hlaing chỉ trong vòng vài giờ sau khi ngài đặt chân lên đất Miến Điện.
Theo đăng tải mới nhất trên Facebook, Tướng Hlaing nói với Đức Giáo Hoàng rằng “Không có bất cứ việc kỳ thị tôn giáo nào ở Miến Điện và có tự do tôn giáo (ở đây)”. Không có tường trình nào về câu đáp lễ của Đức Giáo Hoàng.
Miến Điện cho rằng họ làm cuộc tiễu trừ ở Rakhine để loại bỏ gốc rễ cuộc nổi loạn bạo động, dù dư luận quốc tế coi đó là điển hình thanh trừng sắc tộc.
Hãng tin Zenit cho biết cuộc gặp mặt Tướng Tư Lệnh Quân Đội Miến của Đức Phanxicô diễn ra tại Tòa Tổng Giám Mục Yangoon. Cuộc gặp gỡ riêng này, một cuộc gặp gỡ mới được thêm vào chương trình thăm viếng, và thoạt đầu được dự tính vào ngày 28 tháng 11, nhưng đã được đưa lên ngày 27, ngày đầu chuyến viếng thăm. Nó chỉ kéo dài chừng 15 phút từ 5 giờ 55 chiều giờ địa phương tới 6 giờ 10.
Theo Ông Greg Burke, phát ngôn viên Tòa Thánh, cuộc thảo luận là dịp để nhấn mạnh “trách nhiệm lớn lao của các nhà cầm quyền đất nước trong giờ phút chuyển tiếp này”. Qủa thực, Quân Đội Miến Điện hiện đang nắm giữ một phần quyền lực.
Cuộc gặp gỡ chấm dứt bằng nghi thức tặng quà: Đức Giáo Hoàng tặng Tướng Hlaing một huy chương của Cuộc Tông Du, trong khi Tướng Hlaing tặng Đức Giáo Hoàng một cây đàn hình chiếc thuyền và một bát gạo có trang trí.
Tướng Min Aung Hlaing được tháp tùng bởi một phái đoàn gồm bốn sĩ quan cao cấp: 3 vị thuộc Phòng Hành Quân Đặc Biệt: các Tướng Tun Tun Naung, Than Tun Oo và Soe Htut, vị thứ tư là Trung Tá Aung Zaw Lin.
Cuộc trao đổi diễn ra có sự hiện diện của một thông dịch viên của Giáo Hội Miến Điện, người sẽ tháp tùng Đức Phanxicô trong suốt chuyến tông du lần thứ 21 của ngài.
Chính Đức Hồng Y Charles Bo, Tổng Giám Mục Yangon, đã khuyến cáo cuộc gặp gỡ này khi ngài yết kiến Đức Phanxicô ngày 18 tháng 11 vừa qua. Đức Tổng Giám Mục giải thích: Mục đích “không phải để cổ vũ những gì [vị Tướng này] thực hiện, nhưng để đối thoại với ông… Có lẽ nó sẽ làm dịu trái tim ông và điều này, có lẽ, sẽ là bước đầu tiến tới hòa bình”.