Điểm qua Tông Huấn "Sacramentum Caritatis"
Lược Trích Bài Phỏng Vấn với Đức Hồng Y Angelo Scola (người Ý)
VATICAN CITY (Zenit.org).- Tông Huấn mới đây của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI là một văn kiện đại kết quan trọng, đó là lời nhận xét của Đức Hồng Y Angelo Scola.
Tông Huấn "Sacramentum Caritatis" (tức Sacrament of Charity theo tiếng Anh; hay Bí Tích Tình Thương / Bí Tích Nhân Ái, theo tiếng Việt) được giới thiệu vào hôm thứ Ba vừa qua chính là sự đúc kết về những kết luận của kỳ họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới lần thứ 11 vốn được tổ chức tại Rôma từ ngày 2 đến ngày 23 tháng 10 năm 2005.
Hãng tin Zenit đã có cuộc nói chuyện với Đức Hồng Y Scola, vị Tổng Thư Ký của Thượng Hội Đồng, và cũng là người tóm tắt lại một số điểm quan trọng chính yếu của văn kiện.
Hỏi (H) : Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y có cảm thấy hơi có một sự thiếu cân bằng nào đó trong Tông Huấn không, khi một mặt thì khuyến khích phải có một sự chú trọng sâu hơn về phụng vụ, nhằm ám chỉ đến việc tham dự một cách có tích cực và hữu hiệu hơn của tất cả mọi tín hữu; và mặt khác thì lại khuyến khích đến việc sử dụng tiếng La Tinh trong những buổi cử hành quốc tế và việc sử dụng đến loại nhạc thánh cổ Gregory (tức loại nhạc thánh được đặt theo tên của Đức Cố Giáo Hoàng Gregory I từ 540-604- ND), nhằm loại bỏ ra những hình thức diễn tả mang tính chất tôn giáo vốn gần gũi hơn với mọi người – như việc ca hát và nhảy theo kiểu của người Phi Châu, chẳng hạn ?
Đức Hồng Y Scola (T) : Thưa, chúng ta cần phải hiểu tính lôgíc ẩn chứa trong toàn bộ Tông Huấn.
Đức Thánh Cha muốn trình bày ra tất cả mọi khía cạnh cụ thể của Phép Thánh Thể, và đặc biệt chỉ riêng Phép Thánh Thể thôi – chính là hành động của Thiên Chúa thông qua Chúa Giêsu Kitô nhằm kết nối với tất cả mọi người tín hữu, cho dẫu là họ đang ở Sydney (Úc), Milan (Ý), hay Buenos Aires (Á-Căn-Đình) hay Kampala (Uganda). Và từ đó, Tông Huấn đưa ra những dấu chỉ để cho những tín hữu ở tại những nơi đó có thể đem ra thực thi một cách cụ thể theo một nghi lễ nào đó.
Sự thật đó là : có một đoạn rất quan trọng trong Tông Huấn vốn đề cập đến tính phi văn hóa (inculturation – theo cách dịch tiếng Anh của người Ý - ND), và nói rằng các hội đồng giám mục nên tiếp tục làm việc với các giáo phận có liên quan hòng tìm ra những câu trả lời đích đáng về nhu cầu này.
Rõ ràng mà nói, việc ban ra một Tông Huấn sau kỳ họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới chính là việc đặt nền tảng trên tất cả mọi điều vốn hợp nhất với nhau, do đó sẽ là quá táo bạo đối với Đức Thánh Cha khi nói là liệu Phi Châu hay Ấn Độ lại thiếu văn hóa như thế này hay như thế kia. Chính vì thế mà Đức Thánh Cha khuyên các Đức Giám Mục tại những nơi đó, hãy cùng làm việc với các giáo phận, hay các giới chức trong giáo quyền là vì vậy.
Do đó, theo ý kiến của riêng tôi, sự thiếu căn bằng mà bạn ám chỉ đến là không có.
(H) : Thưa Đức Hồng Y, liên quan đến chủ đề về việc tự do thờ phượng ở Mục Số 87, người đọc có cảm giác như là : thông tin cụ thể không chỉ ra cách làm thế nào để có được những buổi cử hành Thánh Thể nơi những cộng đồng "mà những người Kitô Giáo là thiểu số hay họ bị chối từ quyền tự do tôn giáo." Thế đâu là những suy nghĩ của Ngài về điểm này ?
(T) : Thưa, có một điều mà chúng ta cần phải phân biệt cho rõ đó là phải hiểu được những gì mà một Tông Huấn - vốn được ban ra sau kỳ họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới - hay nói cách khác, một văn kiện vốn được mang tới cho tất cả mọi Giáo Hội địa phương trên khắp cả thế giới, có thể làm được.
Tông Huấn đó chỉ có thể đòi hỏi việc chu toàn các nguyên tắc và việc đưa ra những lời đề nghị mà thôi, vì suy cho cùng Giáo Hội luôn sống trong hai chiều kích : chiều kích hoàn vũ và chiều kích mang tính địa phương.
Chính vì thế, nếu xét về địa phương thì tùy theo từng địa phương, để nhằm tìm ra những phương cách hành động đúng đắn nhất vốn bao quát và hàm chứa được nguyên tắc của việc tự do thờ phượng như là một cách hiện thể về sự tự do tôn giáo năng động và cao độ nhất.
Và chúng ta cũng phải nên nhớ rằng : những hoạt động thường ngày của Đức Thánh Cha và của Tòa Thánh chính là việc hổ trợ cho những tình huống cụ thể đó. Nếu không thì, toàn bộ các văn kiện nào mà đi sâu đến từng chi tiết như vậy, thì chúng ta phải cần có hơn 2,000 trang mới đề cập hết tất cả mọi thứ được.
(H) : Thưa Đức Hồng Y, làm thế nào mà học thuyết về Phép Thánh Thể (Eucharistic ecclesiology) được nhấn mạnh đến trong Tông Huấn "Sacramentum Caritatis" có thể hướng dẫn mọi nổ lực thực hiện được nhằm tiến đến một sự hiệp nhất và nhìn nhận trọn vẹn giữa tất cả những người Kitô Hữu với nhau ?
(T) : Thưa, tôi tin rằng Tông Huấn có một giá trị đại kết rất sâu sắc vì lẽ nó hiểu được sự nối kết bên trong thực tại giữa mầu nhiệm Thánh Thể, hành động mang tính phụng vụ và sự thờ phượng sốt sắng mới, chẳng hạn như được đề cập trong Mục 5.
Do đó, về chủ đề này, thì nó hoàn toàn trùng hợp với tính nhạy cảm của Chính Thống Giáo, và đồng thời về luôn cả phía của những anh-chị-em Tin Lành của chúng ta.
Lược Trích Bài Phỏng Vấn với Đức Hồng Y Angelo Scola (người Ý)
Đức Hồng Y Angelo Scola |
Tông Huấn "Sacramentum Caritatis" (tức Sacrament of Charity theo tiếng Anh; hay Bí Tích Tình Thương / Bí Tích Nhân Ái, theo tiếng Việt) được giới thiệu vào hôm thứ Ba vừa qua chính là sự đúc kết về những kết luận của kỳ họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới lần thứ 11 vốn được tổ chức tại Rôma từ ngày 2 đến ngày 23 tháng 10 năm 2005.
Hãng tin Zenit đã có cuộc nói chuyện với Đức Hồng Y Scola, vị Tổng Thư Ký của Thượng Hội Đồng, và cũng là người tóm tắt lại một số điểm quan trọng chính yếu của văn kiện.
Hỏi (H) : Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y có cảm thấy hơi có một sự thiếu cân bằng nào đó trong Tông Huấn không, khi một mặt thì khuyến khích phải có một sự chú trọng sâu hơn về phụng vụ, nhằm ám chỉ đến việc tham dự một cách có tích cực và hữu hiệu hơn của tất cả mọi tín hữu; và mặt khác thì lại khuyến khích đến việc sử dụng tiếng La Tinh trong những buổi cử hành quốc tế và việc sử dụng đến loại nhạc thánh cổ Gregory (tức loại nhạc thánh được đặt theo tên của Đức Cố Giáo Hoàng Gregory I từ 540-604- ND), nhằm loại bỏ ra những hình thức diễn tả mang tính chất tôn giáo vốn gần gũi hơn với mọi người – như việc ca hát và nhảy theo kiểu của người Phi Châu, chẳng hạn ?
Đức Hồng Y Scola (T) : Thưa, chúng ta cần phải hiểu tính lôgíc ẩn chứa trong toàn bộ Tông Huấn.
Đức Thánh Cha muốn trình bày ra tất cả mọi khía cạnh cụ thể của Phép Thánh Thể, và đặc biệt chỉ riêng Phép Thánh Thể thôi – chính là hành động của Thiên Chúa thông qua Chúa Giêsu Kitô nhằm kết nối với tất cả mọi người tín hữu, cho dẫu là họ đang ở Sydney (Úc), Milan (Ý), hay Buenos Aires (Á-Căn-Đình) hay Kampala (Uganda). Và từ đó, Tông Huấn đưa ra những dấu chỉ để cho những tín hữu ở tại những nơi đó có thể đem ra thực thi một cách cụ thể theo một nghi lễ nào đó.
Sự thật đó là : có một đoạn rất quan trọng trong Tông Huấn vốn đề cập đến tính phi văn hóa (inculturation – theo cách dịch tiếng Anh của người Ý - ND), và nói rằng các hội đồng giám mục nên tiếp tục làm việc với các giáo phận có liên quan hòng tìm ra những câu trả lời đích đáng về nhu cầu này.
Rõ ràng mà nói, việc ban ra một Tông Huấn sau kỳ họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới chính là việc đặt nền tảng trên tất cả mọi điều vốn hợp nhất với nhau, do đó sẽ là quá táo bạo đối với Đức Thánh Cha khi nói là liệu Phi Châu hay Ấn Độ lại thiếu văn hóa như thế này hay như thế kia. Chính vì thế mà Đức Thánh Cha khuyên các Đức Giám Mục tại những nơi đó, hãy cùng làm việc với các giáo phận, hay các giới chức trong giáo quyền là vì vậy.
Do đó, theo ý kiến của riêng tôi, sự thiếu căn bằng mà bạn ám chỉ đến là không có.
(H) : Thưa Đức Hồng Y, liên quan đến chủ đề về việc tự do thờ phượng ở Mục Số 87, người đọc có cảm giác như là : thông tin cụ thể không chỉ ra cách làm thế nào để có được những buổi cử hành Thánh Thể nơi những cộng đồng "mà những người Kitô Giáo là thiểu số hay họ bị chối từ quyền tự do tôn giáo." Thế đâu là những suy nghĩ của Ngài về điểm này ?
(T) : Thưa, có một điều mà chúng ta cần phải phân biệt cho rõ đó là phải hiểu được những gì mà một Tông Huấn - vốn được ban ra sau kỳ họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới - hay nói cách khác, một văn kiện vốn được mang tới cho tất cả mọi Giáo Hội địa phương trên khắp cả thế giới, có thể làm được.
Tông Huấn đó chỉ có thể đòi hỏi việc chu toàn các nguyên tắc và việc đưa ra những lời đề nghị mà thôi, vì suy cho cùng Giáo Hội luôn sống trong hai chiều kích : chiều kích hoàn vũ và chiều kích mang tính địa phương.
Chính vì thế, nếu xét về địa phương thì tùy theo từng địa phương, để nhằm tìm ra những phương cách hành động đúng đắn nhất vốn bao quát và hàm chứa được nguyên tắc của việc tự do thờ phượng như là một cách hiện thể về sự tự do tôn giáo năng động và cao độ nhất.
Và chúng ta cũng phải nên nhớ rằng : những hoạt động thường ngày của Đức Thánh Cha và của Tòa Thánh chính là việc hổ trợ cho những tình huống cụ thể đó. Nếu không thì, toàn bộ các văn kiện nào mà đi sâu đến từng chi tiết như vậy, thì chúng ta phải cần có hơn 2,000 trang mới đề cập hết tất cả mọi thứ được.
(H) : Thưa Đức Hồng Y, làm thế nào mà học thuyết về Phép Thánh Thể (Eucharistic ecclesiology) được nhấn mạnh đến trong Tông Huấn "Sacramentum Caritatis" có thể hướng dẫn mọi nổ lực thực hiện được nhằm tiến đến một sự hiệp nhất và nhìn nhận trọn vẹn giữa tất cả những người Kitô Hữu với nhau ?
(T) : Thưa, tôi tin rằng Tông Huấn có một giá trị đại kết rất sâu sắc vì lẽ nó hiểu được sự nối kết bên trong thực tại giữa mầu nhiệm Thánh Thể, hành động mang tính phụng vụ và sự thờ phượng sốt sắng mới, chẳng hạn như được đề cập trong Mục 5.
Do đó, về chủ đề này, thì nó hoàn toàn trùng hợp với tính nhạy cảm của Chính Thống Giáo, và đồng thời về luôn cả phía của những anh-chị-em Tin Lành của chúng ta.