DỤ NGÔN ÔNG NHÀ GIÀU VÀ ANH LA-DA-RÔ NGHÈO KHÓ
( Lc.16,19-31 )
Văn phong dụ ngôn là một loại hình văn chương rất quen thuộc với người Do Thái thời Chúa Giê-su, dẫu vậy nó không đương nhiên dễ hiểu đối với Ki-tô hữu, kể cả hôm nay. Qua một câu chuyện có thể rất thường nhật, người kể muốn truyền đạt một chân lý nào đó. Chìa khoá để nắm bắt ý tưởng người kể muốn nói, bình thường ta cần chú ý đến câu kết của câu chuyện hoặc một chi tiết nào đó xem ra không ‘lôgich’ với tiến trình của câu chuyện.
Ông nhà giàu trong dụ ngôn trên khi đang trầm luân trong âm phủ ( hay hoả ngục ) lại có lòng nghĩ đến các anh em đang còn dương thế quả là một chi tiết nghịch lý thú vị. Tuy nhiên cái thú vị này lại hướng chúng ta trở về với ông thời còn tại thế. Gia cảnh giàu có, phải chăng vì ông ta biết cách kinh doanh? Điều này ta không rõ, nhưng Đức Giê-su không minh nhiên kể rằng nhờ làm ăn bất chính mà ông ta trở nên giàu có. Làm giàu chính đáng đang là một trong những tiêu điểm mang tính thời sự ở nước Việt Chúng ta. Có tiền, có của thì ăn mặc lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình đâu phải là điều đáng lên án. Tuy nhiên điều đáng trách nơi ông ta là cái sự “không thấy” anh La-da-rô nghèo khổ, mụn nhọt đầy mình nằm trước cổng nhà ông, đang nhỏ “ nước miếng” thèm thuồng của ăn thừa, thức ăn rơi vải từ bàn ăn của ông ta mà chẳng được. Tất thảy vì một lẽ này : nhiều người và cả ông nhà giàu ‘đã có nhìn mà chẳng thấy’.
Nhìn mà không thấy, vốn có nhiều nguyên nhân, thế nhưng cái nguyên nhân chính ở câu chuyện này hẳn ta đã rõ. Đó là sự vô tâm, lòng dửng dưng của ông nhà giàu trước cảnh tình khốn khổ của đồng loại. Không ai ngây ngô tin rằng nếu ở trần gian này gặp nhiều sự may lành thì mai sau sẽ “xuống hoả ngục” hoặc ngược lại nếu gặp sự khốn khổ ở đời này thì mai sau sẽ “lên thiên đàng”. Chính bởi cái tâm và cung cách sống của ta đối với tha nhân, nhất là đối với bần cùng, khốn khổ mới quyết định số phận chúng ta sau này. Nội dung Tin mừng, đặc biệt Tin mừng Matthêu chương 25 cho ta khẳng định điều này. Quả thật ông nhà giàu trong dụ ngôn đã phải trầm luân dưới âm phủ là vì sự dửng dưng, sự vô tâm của ông trước cảnh tình của anh La-da-rô nghèo khổ.
Đọc Tin mừng, chúng ta phải ngạc nhiên, vì có những tội ta xem là lớn và quả thật nó cũng gây tai hại, thế mà Chúa Giê-su hình như dễ bỏ qua và tha thứ dễ dàng, chẳng hạn những tội về tính xác thịt. Cả đến tội ngoại tình như chuyện người đàn bà bị bắt quả tang trong Tin Mừng Gioan thì Chúa Giê-su lại ngõ lời rất nhân từ: ‘Ta cũng không kết tội chị. Hãy về và đừng phạm tôi nữa’. Trái lại, Ngài mạnh mẽ lên án sự vô tâm, sự dửng dưng trước người nghèo, người khốn khổ, người tội lỗi.
Tuy nhiên ta phải ngạc nhiên vì câu kết của dụ ngôn trên bằng lời của Abraham : “ Mô-sê và các ngôn sứ mà họ chẳng còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ chẳng chịu tin”. Câu kết này làm ta nhớ lại lời của Chúa Giê-su : ‘họ có mắt mà không thấy, có tai mà chẳng nghe’. Đúng hơn, họ có nhìn mà không muốn thấy, có nghe mà chẳng chịu tin, tức là nghe theo. Thấy điều phải làm, nghe điều phải đạo mà vẫn làm ngơ hay tìm cách bào chữa, hẳn có nhiều nguyên cớ. Có thể là do tự cao tự mãn, vì mình học cao biết rộng không cần ai dạy; có thể là do có quyền có chức, không muốn ai chỉ bày vì như thế là mình kém phẩm; có thể bởi những lý do khác, nhưng cái lý do mà dụ ngôn này muốn nói chính là sự giàu có, nhiều tiền, đầy đủ của cải vật chất, đủ đầy tiện nghi.
‘Tiền của càng phình ra thì con tim càng bó hẹp lại’. Một câu nói đáng cho ta cảnh tỉnh. Xin được thêm chút mắm muối vào câu chuyện cha Antony de Mello kể. Tại một giáo xứ giàu ở phương Tây, nhà xứ đã sang trọng nhưng còn kém Nhà thờ. Mọi vật dụng hầu như toàn bằng đá cẩm thạch, kể cả nền nhà và các băng ghế. Chỉ duy tượng Chúa chịu nạn là bằng gổ nhưng là một thứ gổ rất quý. Vào một đêm đông giá rét, “ông từ” gõ cửa nhà xứ : “Cha ơi có người ăn xin muốn ngủ nhờ”. Sau khi xem xét người bất hạnh giây lát, cha xứ nghĩ thầm : vào nhà xứ thì không tiện, đành cho anh này trú tại nhà thờ vậy. Lấy gì để anh ta đắp đây? Chăn nệm nhà xứ sẽ bẩn mất. Thôi, anh này quen chịu lạnh rồi, một đêm không đến nỗi gì”. Thế là ngài quyết định cho anh ta ngủ nhờ tại nhà thờ sau khi không quên dặn dò ông từ nhớ khoá kỷ càng các tủ đựng áo lễ, chén thánh... Đêm ấy dường như ngài ngủ không ngon giấc. Chẳng biết lý do gì. Chợt trở mình ngài thoáng thấy có ánh lửa bập bùng phía nhà thờ. Nhè nhẹ mở cửa, trời ơi, anh ăn xin đang sưởi ấm bên đống lửa gần tàn. “Ôi lạy Chúa”- cha xứ giơ hai tay lên trời – “Quân vô đạo này đã đốt cháy Chúa chết rồi” . Bức tượng chịu nạn đang cháy gần hết. Bổng ngài nghe văng vẳng tiếng ai đó bên tai : “ Nếu ta bị đốt chết cháy thì con hãy đến bên đống lửa khơi xem thử còn xương của ta không?’. Lời ấy lại tiếp tục vang lên : ‘Sao con mãi băn hăn, bó hó, lo cho cái ảnh tượng bất động của ta mà lại hững hờ, vô tâm với hình ảnh sống động của ta ! Giả như ta đang tại thế, thì ta cũng tự nguyện chết đi cho con người được sống. Hãy xem lại lòng con, cách hành xử của con đối với ảnh tượng bất động của ta. Dù cho chúng ở trên nhà thờ sang trọng hay ở trên ngực các đấng vị vọng, tất cả cộng lại, chúng có xứng với một hình ảnh sống động của ta chăng?’ Cha xứ im lặng trở về mở sách giáo luật, phụng vụ, thần học… Câu trả lời ở đâu đây ? Các bạn giúp ngài một tay !
Ôi dào, tầm phào vu vơ chuyện tây. Ăn cơm ta phải bàn chuyện ta chứ. Xin phép tưởng tượng một chuyện bịa như thật : Sau biến cố 1975, một nhà dòng truyền giáo kia cùng số phận với nhều dòng tu khác, cơ sở bị trưng thu. Dân An-nam, nói rộng hơn, người Đông phương ít khi ‘cạn tào ráo máng’ khi hành xử với nhau. Nhà dòng này hưởng nhờ tập quán tốt đẹp ấy. Một số đất kha khá được cấp cho nhưng là thuộc xóm dân dã quê nghèo. Đón nhận thánh ý Chúa tuy chẳng vui gì nhưng không tủi phận vì đâu chỉ dòng ta vương nạn. Còn khối Hội Dòng còn long đong số phận hơn ta nhiều.
Thánh giá nào lại không thô nhám, đau vai khi còn mới. Lâu ngày, đôi vai dần quen, nhiều khi lai thấy êm êm. Sống giữa bà con dân dã mới hiểu thế nào là bà con xa không bằng láng giềng gần. Rỗ khoai mới, không ăn một mình. Lứa bắp đầu mùa, nhà nào cũng được chia. Không phải để ăn cho no nhưng ai ai cũng ấm cái tình, tình làng nghĩa xóm. Nếu tính về vật chất, nhà dòng nhận nhiều hơn chia, nhưng về tinh thần, không gia đình nào thay được. Nhà dòng trở thành trung tâm của sự gặp gỡ, liên đới, hiệp nhất. Bóng hình các tu sĩ xuất hiện ở các nhà lân cận không còn ai bỡ ngỡ. Thăm một cụ già yếu liệt, giúp đám trẻ học kinh bổn, giáo lý, chia sẻ một ít thuốc thang quý hiếm đã trở thành chuyện thường tình. Cái tình khi đã trở thành chuyện bình thường phải chăng chính là nhân đức ? Cái ‘đức nhân ‘ẩn hiện muôn màu muôn vẻ.
Ngót nghét gần hai muơi năm trôi. Đất nước mở cửa. Kinh tế nhà nhà đi lên. Số phận nhà dòng may mắn hơn. Nhờ sự giúp đỡ của quý cơ quan nước ngoài, nhà cửa xây mới, trụ sở khang trang bốn năm lầu đẹp đẽ. Phải có cơ sở để đào tạo. Nhà tập, học viện, nhà nguyện…từ từ vươn lên giữa bầu trời xanh. Nhu cầu thật chính đáng. Đã có nhà đẹp thì phải có cổng lớn. Cổng lớn thì hàng rào phải cao. Không chỉ cao mà còn phải có chông hay giây thép gai bảo vệ. Cũng thật là chính đáng. Một sự thật ngoài ý đã đến. Tình thân giữa nhà dòng với bà con lối xóm giảm dần vì gần nhà mà xa cửa ngõ. Cách mặt thì xa lòng, chuyện bình thường như nhiên xưa nay vẫn vậy.
Một chiều kia, theo lời mời của vị bề trên tổng quyền, các đấng vị vọng các hội dòng khác đều có mặt. Nội dụng cuộc họp mặt rất thời sự và rất thánh : “sống yêu thương – phục vụ ”. Chủ đề thảo luận là ưu tiên phục vụ người nghèo, người thấp cổ bé phận hay kém may mắn... Tin mừng Luca : Dụ ngôn người Sa-ma-ri-ta-nô nhân hậu ( Lc 10,29-37) được đọc lên cách trang trọng. Sau vài ba tham luận mang tình bác học, các vị tham dự góp ý cực kỳ sôi nổi và dĩ nhiên không thể thiếu các luận chứng thần học Thánh kinh, thần học mục vụ cũng như truyền giáo học.
Bỗng một hồi tiếng đập cửa dồn dập vang lên. Tu sĩ giữ cổng không cầm được sự nóng giận : “Có chuyện gì thì bấm chuông, sao mà đập cửa ồn ào thế, không biết nhà dòng đang hội nghị hay sao ?” “ Dạ thưa…Bà em đang ho ghê lắm, bà..bà khó thở, cho em gặp bề trên” một bé gái vừa nhón gót cho tới lỗ trống của cánh cổng vừa hổn hển thưa. “Đi về đi, ho mãi rồi sẽ hết ho. Nhà dòng đang có hội nghị. Có biết người ta đang thảo luận đề tài : sống đạo hôm nay là yêu thương phục vụ không ? Đang làm chuyện rất quan trọng, đừng làm phiền bề trên”, vị tu sĩ nói dứt khoát. Miếng tôn che lổ trống của cánh cổng được sập xuống.
Hội Nghị thành công mỹ mãn. Sau hội nghị dĩ nhiên có liên hoan. Có liên hoan thì có ca hát. Một bài hát không thể thiếu trong buổi liên hoan ấy được cất lên để hát chung là bài “Cùng nhau cất bước theo Chúa đi vào đời. Hành trang ta mang nặngg vai phục vụ mọi nơi…”(Bài ca phục vụ - Nhạc và lời: Mi Trầm) . Rất hợp chủ đề, bài ca được tất cả hoà giọng. Trùng hợp thay, tiếng ca của bài hát càng lớn dần thì cơn ho của bà lão xóm giềng cũng nhỏ dần, nhỏ dần và tắt hẳn.
Chẳng thể cứ mãi mê chuyện bịa. Xin hầu một chuyện thật, thật như bịa.
Mẹ Tê-rê-xa kể : “Lần kia tôi đi dự một hội nghị ở Bom Bay về việc cứu giúp những người nghèo. Đến cửa phòng hội, tôi thấy một người đang hấp hối. Tôi đưa người ấy về nhà, sau đó người ấy chết, chết vì đói. Đang lúc đó bên trong phòng hội, hàng trăm người đang hăng hái bàn luận về nạn đói và về vấn đề lương thực, để có cái này, để có cái kia…Đang lúc họ vạch kế hoạch cho cả 15 năm, thì người này phải chết vì đói”. Mẹ Tê-rê-xa Calcutta nói :”Tôi luôn nghĩ rằng tình thương phải bắt đầu từ gia đình mình trước, rồi đến khu xóm, đến thành phố…Yêu thương những người ở xa thì rất dễ, nhưng yêu thương người đang sống với mình hoặc đang ở sát cửa nhà mình mới là khó. Tôi không đồng ý với những cách làm ồn ào. Tình thương phải bắt đầu từ một cá nhân: muốn yêu thương một người bạn phải tiếp xúc người đó”. Mẹ nói tiếp : “ Tôi không bao giờ nhìn đám đông như là trách nhiệm của tôi. Tôi chỉ nhìn đến những cá nhân, bởi vì mỗi lần tôi chỉ yêu thương được một người. Tôi đã đưa một người về nhà, nhưng nếu tôi không đưa người ấy về nhà thì tôi đã không đưa được 42.000 người về nhà. Toàn thể công việc của tôi chỉ là một giọt nước trong đại dương. Nhưng nếu tôi không góp một giọt nước ấy thì đại dương sẽ thiếu đi một giọt”.
Cha Anthony De Mello cảm nhận sự thật : “Một cái thực đơn dù có ngon đi mấy và bắt mắt đi mấy cũng không thể nào ăn được”. Một mùa xuân trong tranh vẽ, tuy đẹp đấy nhưng chẳng phải là mùa xuân. Một con én không thể làm nên mùa xuân, nhưng sẽ chẳng bao giờ có mùa xuân nếu không có từng con chim én một.
Lắm khi ta tự thích thú, hài lòng về vẻ đẹp của tranh để bù trừ cho sự thiếu thốn của hiện thực. Thực hiện một bài diễn thuyết uyên bác về tình yêu, về sự phục vụ vẫn chưa hẳn đã có một tấm lòng yêu thương. Là Ki-tô hữu ‘thực sự’, ít có ai lại nỡ vô tình với người đồng loại. Nhưng nhiều khi chính những tiện nghi bên ngoài làm ta xa cách với người lân cận. Xa mặt thì dễ cách lòng. Nếu không thức tỉnh thì tiện nghi vật chất có khi lại dẫn ta đến chỗ vô tâm vô tình mà ta chẳng hay.
( Lc.16,19-31 )
Văn phong dụ ngôn là một loại hình văn chương rất quen thuộc với người Do Thái thời Chúa Giê-su, dẫu vậy nó không đương nhiên dễ hiểu đối với Ki-tô hữu, kể cả hôm nay. Qua một câu chuyện có thể rất thường nhật, người kể muốn truyền đạt một chân lý nào đó. Chìa khoá để nắm bắt ý tưởng người kể muốn nói, bình thường ta cần chú ý đến câu kết của câu chuyện hoặc một chi tiết nào đó xem ra không ‘lôgich’ với tiến trình của câu chuyện.
Ông nhà giàu trong dụ ngôn trên khi đang trầm luân trong âm phủ ( hay hoả ngục ) lại có lòng nghĩ đến các anh em đang còn dương thế quả là một chi tiết nghịch lý thú vị. Tuy nhiên cái thú vị này lại hướng chúng ta trở về với ông thời còn tại thế. Gia cảnh giàu có, phải chăng vì ông ta biết cách kinh doanh? Điều này ta không rõ, nhưng Đức Giê-su không minh nhiên kể rằng nhờ làm ăn bất chính mà ông ta trở nên giàu có. Làm giàu chính đáng đang là một trong những tiêu điểm mang tính thời sự ở nước Việt Chúng ta. Có tiền, có của thì ăn mặc lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình đâu phải là điều đáng lên án. Tuy nhiên điều đáng trách nơi ông ta là cái sự “không thấy” anh La-da-rô nghèo khổ, mụn nhọt đầy mình nằm trước cổng nhà ông, đang nhỏ “ nước miếng” thèm thuồng của ăn thừa, thức ăn rơi vải từ bàn ăn của ông ta mà chẳng được. Tất thảy vì một lẽ này : nhiều người và cả ông nhà giàu ‘đã có nhìn mà chẳng thấy’.
Nhìn mà không thấy, vốn có nhiều nguyên nhân, thế nhưng cái nguyên nhân chính ở câu chuyện này hẳn ta đã rõ. Đó là sự vô tâm, lòng dửng dưng của ông nhà giàu trước cảnh tình khốn khổ của đồng loại. Không ai ngây ngô tin rằng nếu ở trần gian này gặp nhiều sự may lành thì mai sau sẽ “xuống hoả ngục” hoặc ngược lại nếu gặp sự khốn khổ ở đời này thì mai sau sẽ “lên thiên đàng”. Chính bởi cái tâm và cung cách sống của ta đối với tha nhân, nhất là đối với bần cùng, khốn khổ mới quyết định số phận chúng ta sau này. Nội dung Tin mừng, đặc biệt Tin mừng Matthêu chương 25 cho ta khẳng định điều này. Quả thật ông nhà giàu trong dụ ngôn đã phải trầm luân dưới âm phủ là vì sự dửng dưng, sự vô tâm của ông trước cảnh tình của anh La-da-rô nghèo khổ.
Đọc Tin mừng, chúng ta phải ngạc nhiên, vì có những tội ta xem là lớn và quả thật nó cũng gây tai hại, thế mà Chúa Giê-su hình như dễ bỏ qua và tha thứ dễ dàng, chẳng hạn những tội về tính xác thịt. Cả đến tội ngoại tình như chuyện người đàn bà bị bắt quả tang trong Tin Mừng Gioan thì Chúa Giê-su lại ngõ lời rất nhân từ: ‘Ta cũng không kết tội chị. Hãy về và đừng phạm tôi nữa’. Trái lại, Ngài mạnh mẽ lên án sự vô tâm, sự dửng dưng trước người nghèo, người khốn khổ, người tội lỗi.
Tuy nhiên ta phải ngạc nhiên vì câu kết của dụ ngôn trên bằng lời của Abraham : “ Mô-sê và các ngôn sứ mà họ chẳng còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ chẳng chịu tin”. Câu kết này làm ta nhớ lại lời của Chúa Giê-su : ‘họ có mắt mà không thấy, có tai mà chẳng nghe’. Đúng hơn, họ có nhìn mà không muốn thấy, có nghe mà chẳng chịu tin, tức là nghe theo. Thấy điều phải làm, nghe điều phải đạo mà vẫn làm ngơ hay tìm cách bào chữa, hẳn có nhiều nguyên cớ. Có thể là do tự cao tự mãn, vì mình học cao biết rộng không cần ai dạy; có thể là do có quyền có chức, không muốn ai chỉ bày vì như thế là mình kém phẩm; có thể bởi những lý do khác, nhưng cái lý do mà dụ ngôn này muốn nói chính là sự giàu có, nhiều tiền, đầy đủ của cải vật chất, đủ đầy tiện nghi.
‘Tiền của càng phình ra thì con tim càng bó hẹp lại’. Một câu nói đáng cho ta cảnh tỉnh. Xin được thêm chút mắm muối vào câu chuyện cha Antony de Mello kể. Tại một giáo xứ giàu ở phương Tây, nhà xứ đã sang trọng nhưng còn kém Nhà thờ. Mọi vật dụng hầu như toàn bằng đá cẩm thạch, kể cả nền nhà và các băng ghế. Chỉ duy tượng Chúa chịu nạn là bằng gổ nhưng là một thứ gổ rất quý. Vào một đêm đông giá rét, “ông từ” gõ cửa nhà xứ : “Cha ơi có người ăn xin muốn ngủ nhờ”. Sau khi xem xét người bất hạnh giây lát, cha xứ nghĩ thầm : vào nhà xứ thì không tiện, đành cho anh này trú tại nhà thờ vậy. Lấy gì để anh ta đắp đây? Chăn nệm nhà xứ sẽ bẩn mất. Thôi, anh này quen chịu lạnh rồi, một đêm không đến nỗi gì”. Thế là ngài quyết định cho anh ta ngủ nhờ tại nhà thờ sau khi không quên dặn dò ông từ nhớ khoá kỷ càng các tủ đựng áo lễ, chén thánh... Đêm ấy dường như ngài ngủ không ngon giấc. Chẳng biết lý do gì. Chợt trở mình ngài thoáng thấy có ánh lửa bập bùng phía nhà thờ. Nhè nhẹ mở cửa, trời ơi, anh ăn xin đang sưởi ấm bên đống lửa gần tàn. “Ôi lạy Chúa”- cha xứ giơ hai tay lên trời – “Quân vô đạo này đã đốt cháy Chúa chết rồi” . Bức tượng chịu nạn đang cháy gần hết. Bổng ngài nghe văng vẳng tiếng ai đó bên tai : “ Nếu ta bị đốt chết cháy thì con hãy đến bên đống lửa khơi xem thử còn xương của ta không?’. Lời ấy lại tiếp tục vang lên : ‘Sao con mãi băn hăn, bó hó, lo cho cái ảnh tượng bất động của ta mà lại hững hờ, vô tâm với hình ảnh sống động của ta ! Giả như ta đang tại thế, thì ta cũng tự nguyện chết đi cho con người được sống. Hãy xem lại lòng con, cách hành xử của con đối với ảnh tượng bất động của ta. Dù cho chúng ở trên nhà thờ sang trọng hay ở trên ngực các đấng vị vọng, tất cả cộng lại, chúng có xứng với một hình ảnh sống động của ta chăng?’ Cha xứ im lặng trở về mở sách giáo luật, phụng vụ, thần học… Câu trả lời ở đâu đây ? Các bạn giúp ngài một tay !
Ôi dào, tầm phào vu vơ chuyện tây. Ăn cơm ta phải bàn chuyện ta chứ. Xin phép tưởng tượng một chuyện bịa như thật : Sau biến cố 1975, một nhà dòng truyền giáo kia cùng số phận với nhều dòng tu khác, cơ sở bị trưng thu. Dân An-nam, nói rộng hơn, người Đông phương ít khi ‘cạn tào ráo máng’ khi hành xử với nhau. Nhà dòng này hưởng nhờ tập quán tốt đẹp ấy. Một số đất kha khá được cấp cho nhưng là thuộc xóm dân dã quê nghèo. Đón nhận thánh ý Chúa tuy chẳng vui gì nhưng không tủi phận vì đâu chỉ dòng ta vương nạn. Còn khối Hội Dòng còn long đong số phận hơn ta nhiều.
Thánh giá nào lại không thô nhám, đau vai khi còn mới. Lâu ngày, đôi vai dần quen, nhiều khi lai thấy êm êm. Sống giữa bà con dân dã mới hiểu thế nào là bà con xa không bằng láng giềng gần. Rỗ khoai mới, không ăn một mình. Lứa bắp đầu mùa, nhà nào cũng được chia. Không phải để ăn cho no nhưng ai ai cũng ấm cái tình, tình làng nghĩa xóm. Nếu tính về vật chất, nhà dòng nhận nhiều hơn chia, nhưng về tinh thần, không gia đình nào thay được. Nhà dòng trở thành trung tâm của sự gặp gỡ, liên đới, hiệp nhất. Bóng hình các tu sĩ xuất hiện ở các nhà lân cận không còn ai bỡ ngỡ. Thăm một cụ già yếu liệt, giúp đám trẻ học kinh bổn, giáo lý, chia sẻ một ít thuốc thang quý hiếm đã trở thành chuyện thường tình. Cái tình khi đã trở thành chuyện bình thường phải chăng chính là nhân đức ? Cái ‘đức nhân ‘ẩn hiện muôn màu muôn vẻ.
Ngót nghét gần hai muơi năm trôi. Đất nước mở cửa. Kinh tế nhà nhà đi lên. Số phận nhà dòng may mắn hơn. Nhờ sự giúp đỡ của quý cơ quan nước ngoài, nhà cửa xây mới, trụ sở khang trang bốn năm lầu đẹp đẽ. Phải có cơ sở để đào tạo. Nhà tập, học viện, nhà nguyện…từ từ vươn lên giữa bầu trời xanh. Nhu cầu thật chính đáng. Đã có nhà đẹp thì phải có cổng lớn. Cổng lớn thì hàng rào phải cao. Không chỉ cao mà còn phải có chông hay giây thép gai bảo vệ. Cũng thật là chính đáng. Một sự thật ngoài ý đã đến. Tình thân giữa nhà dòng với bà con lối xóm giảm dần vì gần nhà mà xa cửa ngõ. Cách mặt thì xa lòng, chuyện bình thường như nhiên xưa nay vẫn vậy.
Một chiều kia, theo lời mời của vị bề trên tổng quyền, các đấng vị vọng các hội dòng khác đều có mặt. Nội dụng cuộc họp mặt rất thời sự và rất thánh : “sống yêu thương – phục vụ ”. Chủ đề thảo luận là ưu tiên phục vụ người nghèo, người thấp cổ bé phận hay kém may mắn... Tin mừng Luca : Dụ ngôn người Sa-ma-ri-ta-nô nhân hậu ( Lc 10,29-37) được đọc lên cách trang trọng. Sau vài ba tham luận mang tình bác học, các vị tham dự góp ý cực kỳ sôi nổi và dĩ nhiên không thể thiếu các luận chứng thần học Thánh kinh, thần học mục vụ cũng như truyền giáo học.
Bỗng một hồi tiếng đập cửa dồn dập vang lên. Tu sĩ giữ cổng không cầm được sự nóng giận : “Có chuyện gì thì bấm chuông, sao mà đập cửa ồn ào thế, không biết nhà dòng đang hội nghị hay sao ?” “ Dạ thưa…Bà em đang ho ghê lắm, bà..bà khó thở, cho em gặp bề trên” một bé gái vừa nhón gót cho tới lỗ trống của cánh cổng vừa hổn hển thưa. “Đi về đi, ho mãi rồi sẽ hết ho. Nhà dòng đang có hội nghị. Có biết người ta đang thảo luận đề tài : sống đạo hôm nay là yêu thương phục vụ không ? Đang làm chuyện rất quan trọng, đừng làm phiền bề trên”, vị tu sĩ nói dứt khoát. Miếng tôn che lổ trống của cánh cổng được sập xuống.
Hội Nghị thành công mỹ mãn. Sau hội nghị dĩ nhiên có liên hoan. Có liên hoan thì có ca hát. Một bài hát không thể thiếu trong buổi liên hoan ấy được cất lên để hát chung là bài “Cùng nhau cất bước theo Chúa đi vào đời. Hành trang ta mang nặngg vai phục vụ mọi nơi…”(Bài ca phục vụ - Nhạc và lời: Mi Trầm) . Rất hợp chủ đề, bài ca được tất cả hoà giọng. Trùng hợp thay, tiếng ca của bài hát càng lớn dần thì cơn ho của bà lão xóm giềng cũng nhỏ dần, nhỏ dần và tắt hẳn.
Chẳng thể cứ mãi mê chuyện bịa. Xin hầu một chuyện thật, thật như bịa.
Mẹ Tê-rê-xa kể : “Lần kia tôi đi dự một hội nghị ở Bom Bay về việc cứu giúp những người nghèo. Đến cửa phòng hội, tôi thấy một người đang hấp hối. Tôi đưa người ấy về nhà, sau đó người ấy chết, chết vì đói. Đang lúc đó bên trong phòng hội, hàng trăm người đang hăng hái bàn luận về nạn đói và về vấn đề lương thực, để có cái này, để có cái kia…Đang lúc họ vạch kế hoạch cho cả 15 năm, thì người này phải chết vì đói”. Mẹ Tê-rê-xa Calcutta nói :”Tôi luôn nghĩ rằng tình thương phải bắt đầu từ gia đình mình trước, rồi đến khu xóm, đến thành phố…Yêu thương những người ở xa thì rất dễ, nhưng yêu thương người đang sống với mình hoặc đang ở sát cửa nhà mình mới là khó. Tôi không đồng ý với những cách làm ồn ào. Tình thương phải bắt đầu từ một cá nhân: muốn yêu thương một người bạn phải tiếp xúc người đó”. Mẹ nói tiếp : “ Tôi không bao giờ nhìn đám đông như là trách nhiệm của tôi. Tôi chỉ nhìn đến những cá nhân, bởi vì mỗi lần tôi chỉ yêu thương được một người. Tôi đã đưa một người về nhà, nhưng nếu tôi không đưa người ấy về nhà thì tôi đã không đưa được 42.000 người về nhà. Toàn thể công việc của tôi chỉ là một giọt nước trong đại dương. Nhưng nếu tôi không góp một giọt nước ấy thì đại dương sẽ thiếu đi một giọt”.
Cha Anthony De Mello cảm nhận sự thật : “Một cái thực đơn dù có ngon đi mấy và bắt mắt đi mấy cũng không thể nào ăn được”. Một mùa xuân trong tranh vẽ, tuy đẹp đấy nhưng chẳng phải là mùa xuân. Một con én không thể làm nên mùa xuân, nhưng sẽ chẳng bao giờ có mùa xuân nếu không có từng con chim én một.
Lắm khi ta tự thích thú, hài lòng về vẻ đẹp của tranh để bù trừ cho sự thiếu thốn của hiện thực. Thực hiện một bài diễn thuyết uyên bác về tình yêu, về sự phục vụ vẫn chưa hẳn đã có một tấm lòng yêu thương. Là Ki-tô hữu ‘thực sự’, ít có ai lại nỡ vô tình với người đồng loại. Nhưng nhiều khi chính những tiện nghi bên ngoài làm ta xa cách với người lân cận. Xa mặt thì dễ cách lòng. Nếu không thức tỉnh thì tiện nghi vật chất có khi lại dẫn ta đến chỗ vô tâm vô tình mà ta chẳng hay.