Chúa Nhật 18 Thường Niên C
Tin mừng Chúa Nhật hôm nay kể chuyện, một người đến xin Chúa Giêsu làm quan toà chia tài sản giúp cho anh ta. Ngài nói với họ: “Hãy giữ mình khỏi mọi thứ tham lam”.
Và Chúa Giêsu kể dụ ngôn lão phú hộ dại khờ.
Cả một đời lão dùng sức khỏe, tài năng, mồ hôi nước mắt để xây dựng kho lẫm to lớn và ước mơ sẽ ngũ yên, tự tại từ nay. Nhưng bất ngờ, giữa đêm lão ra đi đột ngột. Bỏ lại tất cả. Đó là một kẻ dại khờ. Dại khờ bởi cả một đời, lão chỉ lo vun đắp sao cho có nhiều cơ ngơi, của cải. Lão cứ nghĩ đời này là vĩnh cửu, thật mù lòa. Lão nghĩ rằng mình không bao giờ chết chắc? Và cái dại khờ lớn nhất là lão cứ ngỡ không có đời sau, không có thưởng phạt. Chính vì thế, cả đời lão không hề nghĩ đến đời sau để mà chuẩn bị. Bây giờ nhắm mắt xuôi tay, lão tay trắng không cầm nắm gì được. Cả một đời lão phú hộ lúc nào cũng vất vả, lúc nào bóp mồm bóp miệng, lúc nào cũng gom góp, tằn tiện chi li với mọi người. Bây giờ ra đi để lại tất cả. Cả một đời chẳng dám đi đến đâu. Cả một đời chẳng biết chia sẻ cho ai. Kho lẫm tích trữ để lại cho ai?
Lão phú hộ không có làm điều gì xấu và lão cũng chẳng làm điều chi gây tội lỗi. Lão chỉ tích luỹ tải sản và không có ăn chơi trác táng. Khi của cải thêm nhiều thì việc phá những kho lẫm nhỏ để nới thêm những cái to hơn cũng là điều hiển nhiên thôi. Và, ý nghĩ “cứ nghĩ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã” cũng chỉ xảy ra trong đầu chứ lão cũng chưa biến nó thành hiện thực.
Vậy thì điều gì làm cho lão phú hộ kia trở nên dại khờ? Dụ ngôn cho thấy sai lầm lớn của nhà phú hộ khi cho rằng tiền bạc và của cải là một thứ tài sản có giá trị tuyệt đối. Nó đảm bảo cho cuộc sống hạnh phúc của lão. Núp mình trong đống của cải đồ sộ đó, lão tưởng rằng bản thân mình từ nay sẽ được sung sướng, được an toàn ngay cả mạng sống. Những dự định mà lão cho là khôn ngoan thì đó lại là sự dại khờ.
Lão phú hộ thật dại khờ vì không biết phân định đâu là tài sản đích thực và đâu là tài sản tạm thời chóng qua, mau hư nát. Lão dại khờ vì nghĩ rằng có thể xây dựng cuộc đời mình trên nền tảng là tiền bạc và của cải mà quên đi đó chỉ là những thứ chóng tàn phai, nay còn mai mất. Lão dại khờ vì đã sai lầm trong nhận định đâu là chân giá trị, lão chỉ để ý đến của cải, tiền bạc vốn chỉ có giá trị nhất thời, không chắc chắn mà quên mất thứ tài sản trân quý nhất chỉ đến từ Thiên Chúa, Đấng có thể làm cho lão được sống cũng như có thể lấy mạng sống ông bất cứ lúc nào” "Đồ ngốc, nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì người sắm sẵn đó sẽ về tay ai?". Tiền bạc, của cải, quyền lực, danh vọng, cuối cùng vẫn chỉ là phù vân (Gv 1,2), chẳng có nghĩa lý gì hết, nếu người ta không biết sử dụng nó: “Vì không phải dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu” (Lc 12,15).
Kết thúc dụ ngôn, Chúa Giêsu dạy: Hãy lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa.
Thế nào là ‘làm giàu’ trước mặt Thiên Chúa?
Ai có thể được coi là ‘giàu có’ trước mặt Thiên Chúa? Phải chăng là các bậc tài cao học rộng, những người đạo đức thánh thiện, hay các vị chân tu đạo sĩ…?
Đối với một thương gia thì ‘làm giàu’ là làm ra nhiều tiền của; đối với một nghệ nhân thì giàu là phát triển tài năng thiên phú; đối với nhà thông thái thì lại là trau dồi học thức uyên thâm…
Còn ‘làm giàu trước mặt Chúa’ thì cũng tùy thuộc rất nhiều vào quan niệm chúng ta có về Thiên Chúa. Cựu Ước đề cao hình ảnh một Thiên Chúa quyền phép, thánh thiện, khôn ngoan, công minh. Các mẫu người ‘giàu trước mặt Thiên Chúa’ như Môsê hùng mạnh, như Êlia thánh thiện, như Salômôn khôn ngoan, như Đavít công minh…
Chúa Giêsu khi kêu gọi hãy ‘lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa’, Ngài đang nói hình ảnh nào về Thiên Chúa?
Thiên Chúa mà Đức Giêsu phác họa chắc chắn không thiếu các ưu phẩm trên. Nét nổi bật và độc đáo nhất mà Cựu Ước chưa hề có, hoặc mới chỉ được các ngôn sứ phác thảo chưa rõ ràng, đó là: Thiên Chúa nhân ái và đầy lòng xót thương, một Thiên Chúa cứu độ. Đây mới là nét chân dung trung thực nhất về Thiên Chúa mà Đức Kitô Giêsu, và chỉ duy nhất mình Ngài nói đến. Đó đồng thời cũng là bản chất của ‘vương quốc’ giàu sang mà Ngài công bố và mời gọi chúng ta hết lòng chăm lo tìm kiếm cho bằng được. Hiểu như thế: ‘làm giàu trước mặt Thiên Chúa’ theo cách nói của Đức Giêsu, còn cao xa hơn cả sống thánh thiện, khôn ngoan, công chính, làm phép lạ…nó phải là nội dung trung thực nhất của đời sống Kitô hữu; đó chính là đón nhận lòng nhân ái xót thương vô điều kiện Thiên Chúa ban và thực thi lòng nhân ái đó cách quảng đại đối với tha nhân. (Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty).
Làm giàu trước mặt Thiên Chúa là trở nên giàu có như Chúa Giêsu, luôn “yêu thương, khiêm nhu, hiền từ, đại lượng” (Cl 3,12) và “trên tất cả là lòng mến, giềng mối của mọi trọn lành”. (Cl 3,14).
“Lắm của cải đâu quý bằng danh thơm tiếng tốt, vàng với bạc nào trọng bằng được mến được thương” (Cn 22,1).
Trong cuộc đời này, có biết bao người giàu tình thương, chăm lo cho bệnh nhân, chăm sóc trẻ em tật nguyền, tiếp đón người khổ đau bất hạnh, ưu tư lo lắng cho người sầu khổ, dấn thân phục vụ cho các hoạt động xã hội, bác ái và thăng tiến con người…
Có thể nói được là không ai giàu có, tự do, và mạnh mẽ hơn ‘người giàu trước mặt Chúa”, người mà niềm tin vào Chúa giúp họ vượt lên trên mọi tài sản trần gian, vì đã có “Chúa là nơi họ ẩn náu”(Tv 13,6). Vì thế, mối phúc đầu tiên được dành cho người nghèo, người “đặt niềm tin vào Đức Chúa, và có Đức Chúa làm chỗ nương thân” (Gr 17,7). Người giàu trước mặt Chúa không phải là người có nhiều tài sản, mà là người tài sản chỉ đủ dùng nhưng biết lo tìm kiếm Nước Trời : “Chúng ta đã không mang gì vào trần gian, thì cũng chẳng mang gì ra được. Vậy nếu có cơm ăn áo mặc, ta hãy lấy thế làm đủ” (1Tm 6,7-8).
Phải biết coi trọng con người hơn tiền bạc. Tình người đáng giá hơn giàu sang phú quý. Tiền bạc rồi sẽ hết. Chẳng ai mang theo gia tài khi chết. Có chăng là tình yêu thương đã chia sẻ với tha nhân nơi trần thế này để trở nên “giàu có trước mặt Thiên Chúa” trên Thiên Quốc.
Thánh Phaolô diễn tả: “Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Đức Kitô, anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa… Quê hương đích thực của chúng ta là trời cao. Tại sao chúng ta xả thân miệt mài thu tích của cải dưới đất nơi mối mọt rúc rỉa? Hãy tìm kiếm những sự cao siêu hơn: Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất (Col 3, 1-2).
Để nên giàu có trước mặt Thiên Chúa, hãy sống quảng đại, mở rộng bàn tay để chia sẻ và cảm thông với mọi người, như thánh Phaolô khuyên dạy : “Hãy làm ơn làm nghĩa, hãy giàu có việc lành, hãy hào phóng, rộng rãi chia sẻ để tích trữ vốn liếng cho cuộc đời mai sau”. Của cải duy nhất đáng cho chúng ta tích luỹ là của cải của tâm hồn. Một tâm hồn quảng đại là một kho tàng. Có tâm hồn quảng đại là luôn “tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa” (Cl 3,1).
Tin mừng Chúa Nhật hôm nay kể chuyện, một người đến xin Chúa Giêsu làm quan toà chia tài sản giúp cho anh ta. Ngài nói với họ: “Hãy giữ mình khỏi mọi thứ tham lam”.
Và Chúa Giêsu kể dụ ngôn lão phú hộ dại khờ.
Cả một đời lão dùng sức khỏe, tài năng, mồ hôi nước mắt để xây dựng kho lẫm to lớn và ước mơ sẽ ngũ yên, tự tại từ nay. Nhưng bất ngờ, giữa đêm lão ra đi đột ngột. Bỏ lại tất cả. Đó là một kẻ dại khờ. Dại khờ bởi cả một đời, lão chỉ lo vun đắp sao cho có nhiều cơ ngơi, của cải. Lão cứ nghĩ đời này là vĩnh cửu, thật mù lòa. Lão nghĩ rằng mình không bao giờ chết chắc? Và cái dại khờ lớn nhất là lão cứ ngỡ không có đời sau, không có thưởng phạt. Chính vì thế, cả đời lão không hề nghĩ đến đời sau để mà chuẩn bị. Bây giờ nhắm mắt xuôi tay, lão tay trắng không cầm nắm gì được. Cả một đời lão phú hộ lúc nào cũng vất vả, lúc nào bóp mồm bóp miệng, lúc nào cũng gom góp, tằn tiện chi li với mọi người. Bây giờ ra đi để lại tất cả. Cả một đời chẳng dám đi đến đâu. Cả một đời chẳng biết chia sẻ cho ai. Kho lẫm tích trữ để lại cho ai?
Lão phú hộ không có làm điều gì xấu và lão cũng chẳng làm điều chi gây tội lỗi. Lão chỉ tích luỹ tải sản và không có ăn chơi trác táng. Khi của cải thêm nhiều thì việc phá những kho lẫm nhỏ để nới thêm những cái to hơn cũng là điều hiển nhiên thôi. Và, ý nghĩ “cứ nghĩ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã” cũng chỉ xảy ra trong đầu chứ lão cũng chưa biến nó thành hiện thực.
Vậy thì điều gì làm cho lão phú hộ kia trở nên dại khờ? Dụ ngôn cho thấy sai lầm lớn của nhà phú hộ khi cho rằng tiền bạc và của cải là một thứ tài sản có giá trị tuyệt đối. Nó đảm bảo cho cuộc sống hạnh phúc của lão. Núp mình trong đống của cải đồ sộ đó, lão tưởng rằng bản thân mình từ nay sẽ được sung sướng, được an toàn ngay cả mạng sống. Những dự định mà lão cho là khôn ngoan thì đó lại là sự dại khờ.
Lão phú hộ thật dại khờ vì không biết phân định đâu là tài sản đích thực và đâu là tài sản tạm thời chóng qua, mau hư nát. Lão dại khờ vì nghĩ rằng có thể xây dựng cuộc đời mình trên nền tảng là tiền bạc và của cải mà quên đi đó chỉ là những thứ chóng tàn phai, nay còn mai mất. Lão dại khờ vì đã sai lầm trong nhận định đâu là chân giá trị, lão chỉ để ý đến của cải, tiền bạc vốn chỉ có giá trị nhất thời, không chắc chắn mà quên mất thứ tài sản trân quý nhất chỉ đến từ Thiên Chúa, Đấng có thể làm cho lão được sống cũng như có thể lấy mạng sống ông bất cứ lúc nào” "Đồ ngốc, nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì người sắm sẵn đó sẽ về tay ai?". Tiền bạc, của cải, quyền lực, danh vọng, cuối cùng vẫn chỉ là phù vân (Gv 1,2), chẳng có nghĩa lý gì hết, nếu người ta không biết sử dụng nó: “Vì không phải dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu” (Lc 12,15).
Kết thúc dụ ngôn, Chúa Giêsu dạy: Hãy lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa.
Thế nào là ‘làm giàu’ trước mặt Thiên Chúa?
Ai có thể được coi là ‘giàu có’ trước mặt Thiên Chúa? Phải chăng là các bậc tài cao học rộng, những người đạo đức thánh thiện, hay các vị chân tu đạo sĩ…?
Đối với một thương gia thì ‘làm giàu’ là làm ra nhiều tiền của; đối với một nghệ nhân thì giàu là phát triển tài năng thiên phú; đối với nhà thông thái thì lại là trau dồi học thức uyên thâm…
Còn ‘làm giàu trước mặt Chúa’ thì cũng tùy thuộc rất nhiều vào quan niệm chúng ta có về Thiên Chúa. Cựu Ước đề cao hình ảnh một Thiên Chúa quyền phép, thánh thiện, khôn ngoan, công minh. Các mẫu người ‘giàu trước mặt Thiên Chúa’ như Môsê hùng mạnh, như Êlia thánh thiện, như Salômôn khôn ngoan, như Đavít công minh…
Chúa Giêsu khi kêu gọi hãy ‘lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa’, Ngài đang nói hình ảnh nào về Thiên Chúa?
Thiên Chúa mà Đức Giêsu phác họa chắc chắn không thiếu các ưu phẩm trên. Nét nổi bật và độc đáo nhất mà Cựu Ước chưa hề có, hoặc mới chỉ được các ngôn sứ phác thảo chưa rõ ràng, đó là: Thiên Chúa nhân ái và đầy lòng xót thương, một Thiên Chúa cứu độ. Đây mới là nét chân dung trung thực nhất về Thiên Chúa mà Đức Kitô Giêsu, và chỉ duy nhất mình Ngài nói đến. Đó đồng thời cũng là bản chất của ‘vương quốc’ giàu sang mà Ngài công bố và mời gọi chúng ta hết lòng chăm lo tìm kiếm cho bằng được. Hiểu như thế: ‘làm giàu trước mặt Thiên Chúa’ theo cách nói của Đức Giêsu, còn cao xa hơn cả sống thánh thiện, khôn ngoan, công chính, làm phép lạ…nó phải là nội dung trung thực nhất của đời sống Kitô hữu; đó chính là đón nhận lòng nhân ái xót thương vô điều kiện Thiên Chúa ban và thực thi lòng nhân ái đó cách quảng đại đối với tha nhân. (Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty).
Làm giàu trước mặt Thiên Chúa là trở nên giàu có như Chúa Giêsu, luôn “yêu thương, khiêm nhu, hiền từ, đại lượng” (Cl 3,12) và “trên tất cả là lòng mến, giềng mối của mọi trọn lành”. (Cl 3,14).
“Lắm của cải đâu quý bằng danh thơm tiếng tốt, vàng với bạc nào trọng bằng được mến được thương” (Cn 22,1).
Trong cuộc đời này, có biết bao người giàu tình thương, chăm lo cho bệnh nhân, chăm sóc trẻ em tật nguyền, tiếp đón người khổ đau bất hạnh, ưu tư lo lắng cho người sầu khổ, dấn thân phục vụ cho các hoạt động xã hội, bác ái và thăng tiến con người…
Có thể nói được là không ai giàu có, tự do, và mạnh mẽ hơn ‘người giàu trước mặt Chúa”, người mà niềm tin vào Chúa giúp họ vượt lên trên mọi tài sản trần gian, vì đã có “Chúa là nơi họ ẩn náu”(Tv 13,6). Vì thế, mối phúc đầu tiên được dành cho người nghèo, người “đặt niềm tin vào Đức Chúa, và có Đức Chúa làm chỗ nương thân” (Gr 17,7). Người giàu trước mặt Chúa không phải là người có nhiều tài sản, mà là người tài sản chỉ đủ dùng nhưng biết lo tìm kiếm Nước Trời : “Chúng ta đã không mang gì vào trần gian, thì cũng chẳng mang gì ra được. Vậy nếu có cơm ăn áo mặc, ta hãy lấy thế làm đủ” (1Tm 6,7-8).
Phải biết coi trọng con người hơn tiền bạc. Tình người đáng giá hơn giàu sang phú quý. Tiền bạc rồi sẽ hết. Chẳng ai mang theo gia tài khi chết. Có chăng là tình yêu thương đã chia sẻ với tha nhân nơi trần thế này để trở nên “giàu có trước mặt Thiên Chúa” trên Thiên Quốc.
Thánh Phaolô diễn tả: “Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Đức Kitô, anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa… Quê hương đích thực của chúng ta là trời cao. Tại sao chúng ta xả thân miệt mài thu tích của cải dưới đất nơi mối mọt rúc rỉa? Hãy tìm kiếm những sự cao siêu hơn: Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất (Col 3, 1-2).
Để nên giàu có trước mặt Thiên Chúa, hãy sống quảng đại, mở rộng bàn tay để chia sẻ và cảm thông với mọi người, như thánh Phaolô khuyên dạy : “Hãy làm ơn làm nghĩa, hãy giàu có việc lành, hãy hào phóng, rộng rãi chia sẻ để tích trữ vốn liếng cho cuộc đời mai sau”. Của cải duy nhất đáng cho chúng ta tích luỹ là của cải của tâm hồn. Một tâm hồn quảng đại là một kho tàng. Có tâm hồn quảng đại là luôn “tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa” (Cl 3,1).