Cuốn sách của bà là một khích lệ cho những ai đang đau khổ vì nhóm Hồi Giáo Trung Dung đã không có tiếng nói để chống lại Nhóm Hồi Giáo Bảo Thủ. Cuốn sách này đã làm được việc này một cách hùng hồn và thâm thúy, trong khi cũng đưa ra được vài giải pháp khá quyết liệt.

Câu chuyện về đời tư của bà Darwish thật là cảm động. Bà là con gái của một sĩ quan Ai Cập nổi tiếng bị giết chết như một người shahid (tử đạo), và đưa gia đình của bà lên hàng đầu trong xã hội Ai Cập. Chương sách hay nhất nói về “Hôn Nhân và Các Mối Liên Hệ Gia Ðình”, cho chúng ta hiểu được gốc rễ của sự quá khích dưới con mắt của một phụ nữ và một người mẹ.

Bà gọi xã hội Hồi Giáo là một “bộ máy đàn áp khổng lồ của một tầng lớp xã hội này đối với một tầng lớp khác”, với phụ nữ và trẻ em ở tầng thấp nhất. Bà viết, “Ðiều mỉa mai to lớn là, trong thế giới Hồi Giáo của phái nam, người phụ nữ trong gia đình là kẻ duy nhất trên họ anh ta có quyền hành.”

Bà viết, “Một văn hóa của sự ganh ghét và nhục nhã” đối với Tây Phương và nhất là đối với những thành quả của người Do Thái tại Trung Ðông khiến cho những hành động tốt và những chào mời thân thiện của những ai không phải là người Hồi Giáo không được chấp nhận. Ðây là một nhắc nhở đau thương về những thiếu sót của Hồi Giáo:

“Họ được dậy dỗ để nghĩ rằng họ là hạng người tốt nhất, rằng tôn giáo của họ tốt nhất, và lối sống của họ tốt nhất. Cuối cùng khi họ trưởng thành và phải đối phó với niềm tự tin và khả năng của nam giới Tây Phương thì họ không thể nào chịu đựng được.”

Bà Darwish mô tả cách thức cấu trúc các gia đình Hồi Giáo bóp méo các mối liên hệ và tạo nên những sự thù nghịch, nhất là giữa những người vợ và mẹ vợ. “Chế độ đa thê ngăn không cho nam giới có được sự thân mật gần gũi, yêu thương và an toàn của mối tình mà một người đàn bà duy nhất có thể cung ứng”.

Những người Hồi Giáo nam nghèo nàn phải cạnh tranh với những người đàn ông khác già hơn, giầu có hơn và đã có vợ, để lấy đưiợc những phụ nữ còn độc thân. Quý vị có thể thấy đám người trẻ này, giận dữ, sôi sục đang tạo nên làn sóng căm thù trên các nẻo đường Ả Rập.”

Vì thế, bà Darwish viết, một sự cải tổ phải được khởi sự ngay từ các gia đình Hồi Giáo – “cải tổ giao ước hôn nhân Hồi Giáo sẽ đem lại cho cả phái nam lẫn phái nữ quyền bình đẳng trong việc cưới hỏi và ly dị, cũng như thiết lập chế độ một vợ một chồng”. “Một sự chung thủy của người Hồi Giáo nam với một người vợ, một gia đình nuôi dưỡng và đầm ấm sẽ là yếu tố làm cân bằng và thúc đẩy một đời sống yêu thương, thay vì khuyến khích sự thoát ly.”

Bà cũng kêu gọi những sự cải tổ khác: Hủy bỏ đạo luật shari ngăn cấm việc người Hồi Giáo theo các tôn giáo khác. “Khi có một thị trường tự do về các tư tưởng thì Hồi Giáo sẽ bị bó buộc phải cạnh tranh để sống còn, và sẽ buộc lòng phải cải tổ.”

Phải ngưng ngay cái trò đổ lỗi cho Do Thái và Tây Phương. “Chỉ khi nào thế giới Ả Rập không còn có những mục tiêu để phỉ báng, thì họ mới nhìn vào nội bộ và chấp nhận trách nhiệm cho những thất bại của thế giới của họ và buộc giới lãnh đạo của họ phải nhận lỗi.”

Những kẻ phê bình Darwish cho rằng, vì bà là một người đã bỏ Hồi Giáo để theo Thiên Chúa Giáo, bà đã mất tín nhiệm đối với người Hồi Giáo. Tuy nhiên, trước phản ứng của nhữngï đàn áp và đe dọa đối với những kẻ chống đối ngay trong giới Hồi Giáo, phải có người đứng lên để phá bức tường băng đá. Phải có người khởi sự và lãnh đạo. Hy vọng là nhóm người dám hành động như bà mỗi ngày một đông hơn.