Mừng 50 năm Kỷ niệm Vatican gia nhập Tổ chức UNESCO
Paris 11/12/2002 (Zenit. org). - Đức Gioan Phaolô II khuyến khích UNESCO nuôi
dưỡng Đối thoại giữa các nền văn hóa, trong một bức thư đánh dấu lần kỷ niệm thứ 50 việc Vatican gia nhập vào Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc.
Văn kiện được đọc hôm chiều thứ Ba tại tổng hành dinh UNESCO tại Paris, trong một cuộc hội nghị chuyên đề kỷ niệm chủ đề "Giáo hội Đề nghị Chân lý và Tự do. "Hồng Y Paul Poupard, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Về Văn hóa, và Hồng Y Jean-Marie Lustiger, tổng giám mục Paris, đã tham gia biến cố này.
Trong hội nghị, có nhắc tới văn kiện tháng 5/1952 trong đó Monsignor Giovanni Battista Montini (Paul VI tương lai), người thay thế Quốc Vụ Khanh Vatican, nói với tổng giám đốc UNESCO rằng Giáo Hoàng Pius XII chỉ định Tổng giám mục Angelo Giuseppe Roncalli (Đức Gioan XXIII tương lai) như quan sát viên thường trực Vatican trước tổ chức này.
Trong thư của ngài, Đức Gioan Phaolô II đã nói rõ vai trò cơ chế này hệ tại "xây dựng những chiếc cầu giữa con người" hay là "tái kiến thiết chúng" sau chiến tranh, cách riêng bằng "sự đào tạo lương tâm. "
Theo Đức Giáo Hoàng, đây là "một trong những thách đố quan trọng nhất của việc toàn cầu hóa, biến cố này không nên dẫn tới chỗ san bằng các giá trị, cũng không tới chỗ phải tuân theo mà thôi các luật thị trường, nhưng đúng hơn tới khả năng góp chung những tài sản hợp pháp của mổi nước để phục phục lợi ích cho mọi người. "
Hồng Y Poupard, trong một phỏng vấn phổ biến ngày Chúa nhật trong báo Ý Avvenire, nói sự gia nhập Vatican vào UNESCO là chóp đỉnh của một sự chuẩn bị 5 năm, sự chuẩn bị bắt đầu với một nhận xét quyết định của ông Jacques Maritain, nhà trí thức lớn Công giáo, và đồng thời chủ tịch tạm của tổ chức.
Theo Hồng Y, sự đóng góp của Vatican cho UNESCO đã là "luôn luôn đặt sự linh hứng nhân đạo trong trung tâm của sự chú ý. "
Hôm nay, ngài nói thêm, khi Chíến Tranh Lạnh chấm dứt, UNESCO có thách đố đáp ứng với những sự sợ mới của nhân loại: "nạn khủng bố đui mù và những biên giới gây áy náy của sinh đạo đức học. "
Hơn nữa, nó cũng phải đáp ứng với vấn đề dân chúng tự hỏi mình ngày nay: " Vận mạng của một con người bị qui về " 'homo oeconomicus--con người kinh tế' là gì?"
Paris 11/12/2002 (Zenit. org). - Đức Gioan Phaolô II khuyến khích UNESCO nuôi
dưỡng Đối thoại giữa các nền văn hóa, trong một bức thư đánh dấu lần kỷ niệm thứ 50 việc Vatican gia nhập vào Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc.
Văn kiện được đọc hôm chiều thứ Ba tại tổng hành dinh UNESCO tại Paris, trong một cuộc hội nghị chuyên đề kỷ niệm chủ đề "Giáo hội Đề nghị Chân lý và Tự do. "Hồng Y Paul Poupard, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Về Văn hóa, và Hồng Y Jean-Marie Lustiger, tổng giám mục Paris, đã tham gia biến cố này.
Trong hội nghị, có nhắc tới văn kiện tháng 5/1952 trong đó Monsignor Giovanni Battista Montini (Paul VI tương lai), người thay thế Quốc Vụ Khanh Vatican, nói với tổng giám đốc UNESCO rằng Giáo Hoàng Pius XII chỉ định Tổng giám mục Angelo Giuseppe Roncalli (Đức Gioan XXIII tương lai) như quan sát viên thường trực Vatican trước tổ chức này.
Trong thư của ngài, Đức Gioan Phaolô II đã nói rõ vai trò cơ chế này hệ tại "xây dựng những chiếc cầu giữa con người" hay là "tái kiến thiết chúng" sau chiến tranh, cách riêng bằng "sự đào tạo lương tâm. "
Theo Đức Giáo Hoàng, đây là "một trong những thách đố quan trọng nhất của việc toàn cầu hóa, biến cố này không nên dẫn tới chỗ san bằng các giá trị, cũng không tới chỗ phải tuân theo mà thôi các luật thị trường, nhưng đúng hơn tới khả năng góp chung những tài sản hợp pháp của mổi nước để phục phục lợi ích cho mọi người. "
Hồng Y Poupard, trong một phỏng vấn phổ biến ngày Chúa nhật trong báo Ý Avvenire, nói sự gia nhập Vatican vào UNESCO là chóp đỉnh của một sự chuẩn bị 5 năm, sự chuẩn bị bắt đầu với một nhận xét quyết định của ông Jacques Maritain, nhà trí thức lớn Công giáo, và đồng thời chủ tịch tạm của tổ chức.
Theo Hồng Y, sự đóng góp của Vatican cho UNESCO đã là "luôn luôn đặt sự linh hứng nhân đạo trong trung tâm của sự chú ý. "
Hôm nay, ngài nói thêm, khi Chíến Tranh Lạnh chấm dứt, UNESCO có thách đố đáp ứng với những sự sợ mới của nhân loại: "nạn khủng bố đui mù và những biên giới gây áy náy của sinh đạo đức học. "
Hơn nữa, nó cũng phải đáp ứng với vấn đề dân chúng tự hỏi mình ngày nay: " Vận mạng của một con người bị qui về " 'homo oeconomicus--con người kinh tế' là gì?"