Ơn Gọi, Chân Dung, và Sứ Mệnh Người Hiệp Sĩ Thánh Thể Việt Nam
Nhằm đáp ứng nhu cầu cho giới trẻ Việt Nam, đặc biệt tại Hoa Kỳ, Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể năm 1990 đã thành lập một ngành sinh hoạt sống đạo mới, đó là ngành Hiệp Sĩ Thánh Thể, dành cho các bạn hữu từ 18 tuổi trở lên. Hiện nay có một số toán Hiệp sĩ sinh hoạt tại các Cộng đoàn Giáo xứ, trong môi trường học đường, và nghề nghiệp giữa đời sống xã hội.
Ba vị đặc trách ngành Hiệp sĩ hiện tại là Lm. Nguyễn Hùng, Lm. Nguyễn Quốc Hưng, FMO, và Ts. Nguyễn Quốc Bảo, SJ, cùng với các vị trách nhiệm PT/TNTTVN/HK là Lm. Chu Vinh Quang, Lm. Trần Quốc Tuấn, và qúy Trưởng Nguyễn Ngọc Linh, Đào Văn Đức.
Các vị đã góp phần xây dưng ngành Hiệp sĩ trong giai đoạn đầu tiên là Đức Ông Phạm Văn Phương, Lm. Vũ Đức Thông, Lm. Vũ Thế Toàn, SJ, và qúy Trưởng Nguyễn Văn Liêm, Phạm Ngọc Anh, Nguyễn Đình Mạnh Trường, Đặng Văn Kiếm.
Sau đây là vài nét tổng quát về Ơn Gọi, Chân Dung, và Sứ Mệnh của Người Hiệp Sĩ Thánh Thể Việt Nam.
I. Ơn Gọi
Ơn gọi là một tiếng gọi yêu thương của Chúa cho con người từ muôn thuở. Tiếng gọi của Ngài dành cho tôi đã phát xuất từ chính Ngài, vang vọng vào không gian, vào vũ trụ vô hình bằng những làn sóng mắt thường không trông thấy, và Ngài mong một ngày nào đó con người nghe được tiếng gọi đó. “Không phải anh em chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Jn 15:16)
1) Người gọi và kẻ được gọi: Lắng nghe, nhận định đâu là ý Chúa và đâu là ý riêng tôi?
2) Làm sao biết được đâu là ơn gọi của Người Hiệp Sĩ Thánh Thể?
a) Người Hiệp Sĩ Thánh Thể được mời gọi để góp phần vào sự kiến tạo Nước Chúa trong thế giới mình đang sống.
b) Nhận biết được con người thật của mình trong mối liên hệ với Thiên Chúa: Tôi là ai đối với Chúa Thánh Thể?
c) Kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể qua đời sống cầu nguyện.
d) Sống đức tin qua việc siêng năng thực hành các phép bí tích và lề luật của Thiên Chúa.
e) Biết chấp nhận sự khác biệt của những người xung quanh và hướng về đời sống cộng đoàn, toán Hiệp Sĩ để chia sẻ đời sống đạo và những vui buồn của cuộc sống qua châm ngôn: Bái Ái, Huynh Đệ, Hiệp Nhất và Phục Vụ.
f) Biết cởi mở học hỏi những điều mới mẻ để nhận biết Thiên Chúa và mối liên hệ với Người qua cuộc sống hàng ngày.
g) Có bản lãnh theo đuổi lý tưởng, sẵn sàng mạo hiểm, kiên trì trong khó khăn thử thách, và biết đứng dậy mỗi khi thất bại.
h) Trong khi người Huynh Trưởng được mời gọi hướng dẩn các em TNTT, ơn gọi của người Hiệp Sĩ Thánh Thể không chỉ gắn liền với các công việc mục vụ trong xứ đoàn và giáo xứ nhưng còn mở rộng ra các môi trường gia đình, xã hội, trường học và nơi làm việc.
II. Chân Dung
Chân dung tuyệt hảo nhất của người Hiệp Sĩ Thánh Thể chính là Chúa Giêsu Thánh Thể, một Thiên Chúa mang hình hài con người, được thanh tẩy, đi rao giảng Tin Mừng và chịu chết trên cây Thánh Giá để chuộc tội cho thế gian. Ngoài ra, người Hiệp Sĩ Thánh Thể còn nhận Mẹ Maria là Nữ Tướng bảo trợ cho gia đình Hiệp Sĩ, các Thánh Tử Đạo Việt Nam là đấng bảo huynh, bảo tỉ, phù trì cho mỗi cá nhân Hiệp Sĩ.
1) Người
a) Yếu tố căn bản:
- - Là hình ảnh của Thiên Chúa,
- - Luôn khao khát được hạnh phúc vỉnh cửu qua Bài Hiến Chương Nước Trời.
- - Mục đích sống của con người là tôn thờ, cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa và dùng các thứ khác như sức khỏe, vật chất, quyền hạn là những phương tiện để đạt đến cứu cánh là được kết hợp với Chúa Thánh Thể đời đời.
- - Nhân: (humanity) Lòng từ ái, có tình có lý.
- - Nghĩa: (Loyalty) Biết dấn thân không cần báo đáp và biết cảm ơn từ trong tấm lòng
- - Lễ: (courteousness) Tạo cho mình phong cách đàng hoàng, biết cách giao tế, và lễ phép với mọi người, “Tiên học lễ, hậu học văn”
- - Trí: (intellectual) Biết siêng năng học hỏi và đón nhận điều hay lẽ phải.
- - Tín (Faithfulness): Sự chân thành, đáng tín nhiệm.
a) Yếu tố căn bản:
- - Là những người có lòng yêu mến Chúa Thánh Thể muốn phục vụ Chúa qua các hoạt động tông đồ và xã hội dưới bóng cờ của Chúa Giêsu.
- - Sống trong tự do và có trách nhiệm về các hành vi của mình.
- - Có đời sống trong sáng, lương tâm ngay lành hướng về Chúa. “Tất cả những gì anh em muốn người khác làm cho mình, thì anh em hãy làm cho họ.” (Mt 7:12)
- - Đời sống luân lý
- - Và có nhân đức:
- o Đối thần: Tin, Cậy, Mến.
- o Nhân đức trụ: Khôn Ngoan, Công Bằng, Dũng Cảm, Tiết Độ,
Người Hiệp Sĩ mang ba phẩm chất của kẻ trượng phu (hero) trong văn hóa Á Đông
- - Sống không buông thả
- - Không thay đổi phẩm giá và căn tính của mình dù trong những khó khăn.
- - Không đầu hàng trước những áp lực của xã hội và sức mạnh. Biết bảo vệ sự thật.
- - Năng động
- - Đạ Dạng
- - Sáng Tạo
- 3) Thánh Thể
- - “Bí Tích của tình yêu, dấu hiệu của sự hiệp nhất, sự liên kết của bác ái. Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Kitô được ban làm lương thực, linh hồn được đổ tràn đầy ân sủng và bảo chứng vinh quang ở đời sau.” (Giáo Lý 1323)
- - Người Hiệp siêng năng tham dự các bí tích và lãnh nhận bí tích Thánh Thể thường xuyên vì:
- o Giúp gia tăng kết hợp với Chúa Kitô. “Ai ăn thịt Thầy và uống máu Thầy, thì ở trong thầy và Thầy ở trong người đó. (Jn 6:57)
- o Giúp bảo toàn, gia tăng và đổi mới sự sống của ân sủng ta nhận được từ phép Rửa Tội.
- o Giúp ta tránh xa tội lỗi.
- o Tăng sức lực cho đức Ái
- o Hiệp nhất của Nhiệm Thể với các thành phần trong Giáo Hội và Kitô Hữu.
- o Thánh thể giúp ta dấn thân cho người nghèo
- - Cây có cội nước có nguồn. Đừng bao giờ mất bản chất của mình là một người Công Giáo Việt Nam đang sống tại hải ngoại. Ví dụ: Người Do Thái.
- - Tự hào và yêu mến truyền thống, lịch sử, văn hóa Việt Nam hơn bốn ngàn năm văn hiến.
- - Noi gương đời sống anh dũng và kiên trung với Đức Tin của các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam.
1) Nối Kết Hiệp Sĩ Với Chúa Giêsu Thánh Thể
- - Đào Luyện và Hướng Dẩn Đời Sống Nội Tâm
- - Học Hỏi Giáo Lý
- - Nhận Định Ơn Gọi Bản Thân
- - Hiểu biết và tham dự các bí tích
- - Đời sống cầu nguyện, tĩnh tâm
- - Học hỏi về truyền thống: Lịch sử Giáo Hội
- - Kinh Thánh
- - Học Hỏi Giáo Lý
- - Tổ chức và tham gia các buổi tìm hiểu về ơn gọi
- - Tìm hiểu và tham dự vào các sinh hoạt của Giáo Hội
- - Biết yêu mến quê hương tổ quốc Việt Nam
- - Phát triển căn tính của người Việt Nam tại Hoa Kỳ
- - Phát triển sâu rộng việc truyền giáo tới mọi thành phần
- - Môi trường cầu nguyện, chầu Mình Thánh Chúa,
- - Tham gia các hoạt động Tông Đồ
- - Hướng về Giáo hội Việt Nam: Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể tại quê nhà
- - Quảng bá và tiếp xúc với người trẻ
- - Cung cấp tài liệu tiếng Anh và Việt về các truyền thống văn hóa
- - Trình bày về Giáo Hội với họ
- - Thành lập các toán Kitô Hữu cầu nguyện
- - Các nhóm hỗ trợ tinh thần
- - Các chương trình uyển chuyển.
- - Tham gia các hoạt động tông đồ
- - Tổ chức các hoạt động hướng về Giáo Hội Việt Nam: Đức Mẹ Lavang, Các Thánh Tử Đạo
- - Tránh các vấn đề ngôn ngữ và văn hóa làm cản trở việc giới thiệu Giáo Hội tới các bạn trẻ và các Hiệp Sĩ khác
- - Đào tạo lương tâm Kitô Giáo
- - Hỏi hỏi và tham gia vào các hoạt động công lý, hòa bình
- - Đào tạo người lãnh đạo cho hiện tại và tương lai
- - Học hỏi và hội thảo về học thuyết xã hội của Công Giáo
- - Cung cấp các chương trình về luân lý và vấn đề nan giải
- - Hình thành các nhóm đạo đức và quảng bá các vấn đề luân lý trong xã hội
- - Thiết lập các ban chuyên lo về công bằng xã hội
- - Đào tạo người lãnh đạo cho hiện tại và tương lai: + Các mẫu người lãnh đạo (Qualities) + Những kỹ thuật lãnh đạo
- - Tìm hiểu căn tính của mình: Tôi là ai?
- - Phát triển kỹ năng tự nhiên: tâm lý, giao tế, truyền thống, lãnh đạo,v.v.
- - Thành lập các toán đức tin giữa người đồng trang lứa
- - Buổi hội thảo về những giá trị sống của người Việt Nam
- - Tổ chức thi viết văn, làm thơ, cổ võ và phát triển văn hóa Việt Nam
- - Học hỏi luật lệ và văn hóa, lối sống tại quốc gia địa phương.
- - Sinh hoạt cho người độc thân
- - Chương trình giúp đỡ người mới kết hôn
- - Hỗ trợ gia đình có con nhỏ