Việc tử đạo và trào lưu chính thống Hồi Giáo

Lược Trích Bài Phỏng Vấn với Robert Royal

NEW YORK (Zenit.org).- Những kẻ thủ phạm (culprits) chính đằng sau việc tử đạo của những người Kitô Giáo trông có vẽ như đang chuyển từ các ý thức hệ của quá khứ gần đây (yesteryear) sang trào lưu chính thống Hồi Giáo của thời đại hôm nay.

Hồi giáo cực đoan nổi loạn
Đó là lời nhận xét của Robert Royal, tác giả của cuốn sách xuất bản vào năm 2002 dưới nhan đề “Những Người Công Giáo Tử Vì Đạo của Thế Kỷ Thứ Hai Mươi” (The Catholic Martyrs of the Twentieth Century).

Ví dụ cao cấp điển hình nhất của khuynh hướng này chính là trường hợp của một thanh thiếu niên tại Thổ Nhĩ Kỳ, đã bị bắt vì tội sát hại Linh mục Andrea Santoro. Người thanh niên trẻ tuổi người Thổ này đã nói cho các giới chức chính quyền biết được rằng, lòng căm hận của anh ta dâng trào lên qua những bức tranh hiếm họa về tiên tri Mohammed vừa mới được cho xuất bản tại các báo chí Tây Phương.

Để hiểu rõ hơn khía cạnh sâu sa của vấn nạn này, tờ báo Công Giáo Avvenire đã phỏng vấn ông Royal, chủ tịch của Học Viện Tư Duy và Đức Tin có trụ sở tại Washington, D.C.

Hỏi (H): Thưa Ông, những phản ứng nào mà Ông suy luận ra khi Ông nói về “những người tử vì đạo” trước công chúng thời nay?

Ông Royal (T): Thưa, đó là một khái niệm rất khó hiểu, thậm chí ngay cả đối với những người Công Giáo.

Ai nấy cũng đều nghĩ rằng một điều gì đó vốn chỉ có thể xảy ra trong các thời đại của những người Kitô Giáo đầu tiên, trong các Đại Hý Trường La Mã xưa cổ mà thôi, và chuyện đó ngày nay không còn tái diễn nữa.

Thế nhưng xét về số lượng, thì con số tử vì đạo chưa bao giờ tăng cao đến như vậy trong thời đại ngày nay.

(H): Thưa Ông, điều gì khiến cho chuyện đó có thể xảy ra trong thời đại ngày nay?

(T): Thưa, trong cuốn sách của tôi, tôi đã nêu ra bản chất tự nhiên về ý thức hệ của thế kỷ vừa mới chấm dứt. Thế nhưng, gần đây tôi đang lo ngại và chú ý đến một khuynh hướng mà có lẽ trong vòng một năm trở lại đây, sẽ trở nên quá rõ ràng trong mọi tính chất rất trầm trọng của nó.

Đó chính là sự hận thù (resentment) của rất nhiều người Hồi Giáo theo trào lưu chính thống hướng về những người Phương Tây, và sự dễ dãi và dung túng được chỉ huy bởi những nhà lãnh đạo và những chế độ cấp tiến cực đoan.

(H): Thưa Ông, Ông có thể dẫn chứng ra một ví dụ được không?

(T): Thưa, hãy tự nhìn về Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là nơi rất nguy hiểm cho bất kỳ một linh mục Công Giáo nào. Mặc dầu nó được mô tả và xem như là một chế độ tục trần, nhưng thực chất, sự khoan dung dành cho những người Kitô Giáo là rất thấp.

Chính vì thế, tôi không mấy ngạc nhiên khi Thổ Nhĩ Kỳ là nơi xảy ra vụ sát hại Linh Mục Santoro. Thế nhưng, trường hợp này cho thấy một sự thoái hóa về những diễn tiến mà có thể chúng ta sẽ còn thấy nữa trong một tương lai rất gần, vì lẽ sự căng thẳng ngày càng gia tăng thêm giữa Đông và Tây.

Trong trường hợp của những người Hồi Giáo, việc đó tiên đoán rằng vẫn còn có rất nhiều kẻ cuồng tín (fanatics), sẳn sàng dùng bạo lực là phương cách tối thiểu nhất để khiêu khích (provocation).

(H): Thưa Ông, liệu sự căng thẳng này còn kéo dài mãi đến bao lâu? Có phải nó diễn ra trước ngày 11 tháng 9 và việc tấn công vào đất nước Irắc?

(T): Thưa, theo ý tôi, đúng thế.

Một ví dụ điển hình chính là vụ sát hại Đức Giám Mục John Joseph của Faisalabad tại đất nước Pakistan, người đã chết trong những trường hợp bí hiểm nhất vào tháng 5/1998, vốn phản ánh ngày càng rõ hơn quan điểm của trào lưu chính thống Hồi Giáo về Phương Tây, vốn cũng đã khiến cho những người Hồi Giáo không thể tìm được công ăn việc làm hay tham dự vào đời sống công cộng, và do đó, nảy sinh ra một bầu khí mà sự khủng bố, ngược đãi của họ là điều hoàn toàn hợp lệ.

Nó chính là một dạng áp bức Hồi Giáo hóa của một cuộc vận động vì “sự thuần khiết của tôn giáo” vốn rất phổ biến tại rất nhiều quốc gia Hồi Giáo.

Không phải tất cả các học giả nào chuyên về Kinh Koran hay chuyên về đạo Hồi đều có thể lý giải được hiện trạng này, vì rằng áp lực của những nhà trào lưu chính thống ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Thêm vào đó, một số quốc gia Hồi Giáo đã chính thức yêu cầu Liên Hiệp Quốc cấm việc vẫn thường hay sử dụng từ “Hồi Giáo Hóa” (Islamization) của những nhóm bảo vệ nhân quyền.

(H): Thưa Ông, những quốc gia nào mà những người Kitô Giáo là đối tượng nguy hiểm nhất?

(T): Thưa, có một nước, và chắc chắn đất nước đó chính là Ả Rập Saudi, là nước nguy hiểm hơn cả nước Pakistan. Bất kỳ việc biểu lộ công cộng nào về đức tin Công Giáo đều bị cấm cả và theo lý thuyết, người đó có thể bị bắt khị đang cầu nguyện ngay tại chính nhà riêng của mình.

Khi những người Mỹ có mặt tại Ả Rập Saudi trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất, chẳng hạn, các binh sĩ được lệnh là không được cầu nguyện trước các trận tuyến. Và tại quốc gia đó, cũng như tại bất kỳ nơi nào trong thế giới Hồi Giáo, một người Hồi Giáo nào cải đạo sang Kitô Giáo, đều có thể bị phạt và hành hạ cho đến chết.

Thế nhưng những quyền của những người Kitô Giáo vẫn thường hay bị xâm phạm theo luật lệ, tại các quốc gia như: Kuwait, Quatar, Oman, các Tiểu Vương Quốc Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ. Và mọi chuyện tại đó, ngày càng trở nên thậm tệ và kinh khủng hơn. Lấy ví dụ như tôi đã từng chứng kiến, việc bùng nổ các cuộc bạo động chống lại Kitô Giáo, ngay tại đất nước Ai Cập, và lẽ dĩ nhiên, thêm vào đó, chính là tại Irắc.

(H): Thưa Ông, Ông có nghĩ rằng, trong những năm sắp tới, việc tử vì đạo của những người Kitô Giáo sẽ diễn ra một cách thường xuyên hơn tại các quốc gia Ả Rập Hồi Giáo không?

(T): Thưa, việc đó cũng còn xảy đến tại Trung Cộng và Bắc Hàn, và những mối hiểm họa vẫn hãy còn tồn tại tại chính các quốc gia Tây Phương.

Tại rất nhiều quốc gia ở Châu Âu, chúng ta đang chứng kiến sự ra đời của các phong trào chống lại người Kitô Giáo và chống lại tôn giáo, vốn có thể trở nên những phong trào mang tính chất rất ư là bạo động.

(H): Thưa Ông, Ông có nghĩ rằng sự thù hận tại các quốc gia này là trực tiếp nhắm vào những người Kitô Giáo hay là những người Tây Phương?

(T): Thưa, tại rất nhiều quốc gia thuộc thế giới Hồi Giáo, sự khác biệt này không tồn tại. Thái độ chống đối người Tây Phương được nhân rộng ra cho những người Hoa Kỳ và những người Châu Âu, những người Do Thái và những người Kitô Giáo.

Tôn giáo chẳng hạn như Linh Mục Santoro, được họ xem như là những đại diện cho các chính phủ Tây Phương, và trong cùng một cách thức như vậy, trong thế giới Hồi Giáo, tôn giáo và chính trị là hoàn toàn giống nhau.

Đó là một sự hận thù bắt nguồn từ một giác cảm về sự tự ti, hèn mọn vốn bắt nguồn từ trong lịch sử của các thế kỷ qua, khởi đầu từ cuộc Đại Chiến Thế Giới Lần Thứ I.

Thế nhưng, giờ đây sự thù hận càng trở nên sắc bén và sôi sục. Dĩ nhiên có rất nhiều lý do để lý giải cho thái độ của Phương Tây đối với Trung Đông. Thế nhưng sự khác biệt chính là những người Kitô Giáo đã sẳn sàng cho cuộc đối thoại, trong khi tại các quốc gia Hồi Giáo, thì bầu khí đó vẫn còn bị ô nhiễm rất nặng, để có thể cho phép có được một cuộc chạm trán chân thật và công bằng.

Đủ để mà nói được rằng, mặc dầu đúng là các tranh biếm họa về tiên tri Mohammed là mang tính phỉ báng đối với một người Hồi Giáo, thế nhưng các tranh biếm họa về việc chống lại những người Kitô Giáo và những người Do Thái Giáo và những bài viết, lại là chuyện xảy ra thường ngày trên các tờ báo của các quốc gia Hồi Giáo Ả Rập.

Thế nhưng, rủi thay, lại có rất ít ai dám và sẳn sàng đứng ra thừa nhận điều đó!