Những Cuộc Bạo Động Hồi Giáo Tiết Lộ Ra Điều Gì (Phần II)

Lược Trích Bài Phỏng Vấn Linh Mục Mitch Pacwa

BIRMINGHAM, Alabama (Zenit.org).- Rất nhiều quan sát viên nhìn cuộc nổi loạn cực đoan Hồi Giáo như là một đáp trả cho việc thiếu mất đi một cơ hội về kinh tế hay là một sự bảo vệ chống lại sự xâm phạm đến các giá trị trần tục từ Phương Tây do việc toàn cầu hóa mang lại.

Sự kích động dấy loạn
Linh Mục Dòng Tên, Cha Mitch Pacwa, một nhà thần học, một học giả về Trung Đông, thì lại nghĩ khác. Cha tin rằng những phong trào cực đoan Hồi Giáo chính là những phản ứng cho việc thất bại của các quốc gia theo chủ nghĩa dân tộc Ả Rập vào thế kỷ thứ 20, mà những người lãnh đạo đang cố gắng để trở thành một Vua Thổ (Sultan) khác hay một Vua Hồi (caliph) khác, tức là người sẽ khôi phục lại đế quốc Hồi Giáo để dấy lên một cuộc thánh chiến Hồi Giáo.

Cha Pacwa, một chuyên gia về Hồi Giáo, và cũng là người cùng cộng sự cho loạt băng DVD về chủ đề: “Hồi Giáo và Kitô Giáo.”

Trước cuộc nổi loạn lan rộng của Hồi Giáo về các bức tranh phiếm họa coi thường Mohammed, Cha Pacwa đã chia sẽ với hãng tin Zenit về cách mà Giáo Hội nên đáp trả lại phong trào cực đoan Hồi Giáo ngày càng gia tăng này là như thế nào.

Hỏi (H): Thưa Cha, trong bối cảnh về sự hợp tác giữa Vaticăn và Hồi Giáo tại các hội nghị của Liên Hiệp Quốc trong thập kỷ qua, là lúc mà họ cũng đứng lên chống lại các chính sách về phá thai và chống đối lại gia đình – thì liệu Giáo Hội Công Giáo có biết tận dụng lợi điểm này để mở rộng đến với Hồi Giáo không?

Cha Pacwa (T): Thưa, có một số lợi điểm đặc biệt mà Giáo Hội Công Giáo có được vì chúng ta đã có những người Công Giáo và Chính Thống Đông Phương sống tại thế giới Hồi Giáo trong suốt nhiều thế kỷ. Và có một số kiểu quan hệ, thường là việc đi nhịp theo, hoặc đôi lúc biến thành bạo động như là cách phản ứng chống lại những người Công Giáo.

Thế nhưng kiểu hợp tác này tại các hội nghị của Liên Hiệp Quốc giữa các quốc gia Hồi Giáo và Vaticăn không được xem như là cách để làm hòa với nhau, mà là để giúp đỡ nhau đạt được những mục đích tối hậu của đôi bên. Và tôi nghĩ là về lâu dài rằng những người Hồi Giáo trên đường phố sẽ có thể nói rằng “chúng ta nên thân thiện hơn với những người Công Giáo.”

Thì đây chính là một điểm mấu chốt trong việc hiểu được về thế giới Hồi Giáo. Họ phân chia thế giới ra thành hai phần: nhà của Hồi Giáo, hay còn gọi là “dar al-Islam;” và “dar al-harb,” tức nhà của chiến tranh. Nếu bạn đang ở một quốc gia Hồi Giáo là nơi mà Shariah chính là thứ luật lệ, và những người Hồi Giáo là đa số, thì bạn đang ở nhà của Hồi Giáo. Nếu bạn đang ở tại một quốc gia không phải là Hồi Giáo, thì bạn đang ở nhà của chiến tranh (home of war) hay nơi xảy ra cuộc chiến tranh. Thì sự phân biệt này rất ư là cơ bản.

Có sự hợp tác lịch sự, và đôi lúc sự hợp tác rất tích cực tại nhiều cấp độ khác nhau, và điều đó có thể là một sự phi thường. Thế nhưng, chúng ta cũng phải nhớ về bối cảnh chia rẻ của thế giới với nhà của chiến tranh và nhà của Hồi Giáo, thì điều này lại chính là điều rất cổ xưa trong Hồi Giáo, và rất ư là cơ bản, vì thế tôi không biết gì về những lợi điểm đặc biệt nào trong việc cố vươn đến với Hồi Giáo.

Lấy ví dụ như tại Indonesia chẳng hạn, là nơi mà một số ít người Hồi Giáo cải đạo sang Công Giáo, thì bạn cũng sẽ phải có rất nhiều vụ hành quyết những người Công Giáo và cũng có rất nhiều người Công Giáo bị giết chết tại đó. Và cũng tại một số nơi mà những người Hồi Giáo trở thành những người Kitô Giáo, cho dẫu là Chính Thống Giáo hay Công Giáo, thì họ chính là đối tượng của một sức ép rất nặng nề, nếu không phải là cái chết, thì cũng tương tự như vậy. Tôi không nghĩ là điều đó đã thay đổi và chúng ta cần phải hiện thực về não trạng này.

(H): Thưa Cha, một câu hỏi bất thường chính là, nếu chúng ta có thể: Thì liệu có những bài học nào mà Giáo Hội có thể học được từ Hồi Giáo ngày hôm nay có liên quan đến việc Hồi Giáo hội nhập vào xã hội Phương Tây? Lấy ví dụ như, có một khía cạnh tích cực nào trong việc giữ một khoảng cách khỏi xã hội trần tục không?

(T): Thưa, chúng ta cho phép các quy chuẩn trần tục thâm nhập vào sứ điệp Phúc Âm với sự liều mạng của riêng chúng ta, và chúng ta cho phép xã hội trần tục ảnh hưởng lên chúng ta quá nhiều. Chúng ta cần phải đứng lên chống lại xã hội hiện đại và không nên chấp nhận tính hiện đại của xã hội là một điều không thể nào tránh khỏi được.

Một số tính hiện đại cần phải quay ngược trở lại và đó đã đang là một trong những vấn đề mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị và Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 đang đề cập đến từ rất lâu rồi cũng như những vấn đề khác nữa.

Vì thế chúng ta phải có riêng căn tính của chúng ta, và khi nó có liên quan đến Phúc Âm hay xã hội trần tục, chúng ta cần phải bám víu vào Phúc Âm của Chúa Kitô, cũng giống hệt như những người Hồi Giáo rất thông minh để cố bám víu vào căn tính tôn giáo của riêng họ hơn là của thế giới hiện đại.

(H): Thưa Cha, Cha nghĩ đâu là cách tốt nhất để cho những người Công Giáo đáp trả lại cho Hồi Giáo và những người Hồi Giáo?

(T): Thưa, trước tiên chúng ta phải bắt đầu với việc kính trọng những người Hồi Giáo và cam kết của họ với Thiên Chúa. Nếu chúng ta không có sự tôn trọng dành cho họ, thì chúng ta không thể làm được bất kỳ điều gì hữu ích cả.

Kế đến, tôi nghĩ rằng chúng ta cũng phải hiểu về căn tính riêng của chúng ta một cách rõ ràng trở lại và chống lại Hồi Giáo, và không trở nên sợ hãi hay bị đối xử như là một đứa trẻ yếu ớt trong việc đối diện với sự bắt nạt vậy. Và đó chính là lý do cho những cuộc nổi loạn. Khi bạn bị ăn hiếp, thì bạn phải đứng lên và đối chọi lại với nó.

Do thế, bạn bày tỏ sự kính trọng, bạn không cần phải đi tìm một cuộc chiến đâu, lẫn bạn chẳng gì phải hạ mình xuống khi chuyện đó mang đến nhà của chúng ta. Vì thế, tôi nghĩ chúng ta nên tham gia vào cuộc thảo luận về những vấn nạn trong Kinh Côran, những gì mà nó nói về Chúa Giêsu và Đức Mẹ, những gì mà nó nói về Thiên Chúa và những hiểu biết sai lệch về Chúa Ba Ngôi.

Lấy ví dục, Kinh Côran hiểu Chúa Ba Ngôi chính là Thiên Chúa, Chúa Giêsu, và Đức Trinh Nữ Maria, thì đó không phải là điều mà chúng ta tin. Hãy bảo chắc về việc minh xác việc chúng ta tin vào một Thiên Chúa trong Ba Ngôi bản thể. Chứ không phải ba thứ thần thánh. Và đây chính là những điều rất căn bản. Chúng ta chuẩn bị có những vụ bất đồng ngay trước mắt. Một trường hợp khác như trong Chương 4 của Kinh Côran, nó được diển dịch rằng Chúa Giêsu không chết trên cậy thập giá mà là một người đàn ông khác chết thay cho Ngài.

Do đó chúng ta phải nói với họ rằng, nhìn này chúng tôi thật sự tin vào việc Chúa Giêsu Kitô đã chết và Đức Mẹ cùng Tông Đồ Gioan chính là những chứng tá cho điều này, và các tông đồ khác chính là chứng tá cho việc phục sinh sống lại của Ngài. Kinh Côran cũng cho rằng những người Kitô Giáo xuyên tạc Sách Tân Ước và Phúc Âm của Chúa Giêsu. Thế thì hãy chỉ cho chúng tôi đó là chổ nào vậy.

Thì đó chính là một trong những kiểu mà chúng ta phải cần làm rõ và đứng lên để minh chứng cho điều đó, chứ không phải tham gia vào cuộc tranh luận hay khai chiến, và chúng ta cũng không thể nào thoái lui về những sai lầm mà những người Hồi Giáo nói và nghĩ suy. Và đó là một phần của riêng thiện chí chúng ta trong việc trở thành những người lớn và hiểu rõ hơn về căn tính của riêng chúng ta, cũng như sẳn sàng tuyên bố Phúc Ấm của Chúa Kitô.

Hy vọng của riêng tôi trong tiến trình này với tư cách là một người Kitô Giáo cũng là cùng hy vọng với những người Hồi Giáo. Tôi hy vọng rằng rồi thì tất cả chúng ta đều trở thành những người Kitô Giáo. Và dĩ nhiên, tất cả họ ước mong rằng chúng ta trở thành những người Hồi Giáo.

Làm thế nào mà chúng ta diện đối với sự khác biệt và nói chuyện với nhau một cách thành thật cho được? Rất thẳng thắng cùng với sự kính trọng tuyệt đối rằng Thiên Chúa đã chọn để yêu thương tất cả chúng ta vô điều kiện. Cách duy nhất mà Thiên Chúa biết cách để yêu thương chính là sự vô vàn. Thì đây chính là điều mà Thiên Chúa ra lệnh chúng ta làm, để yêu thương với trọn con người của chúng ta.

(Hết).