Những Cuộc Bạo Động Hồi Giáo Tiết Lộ Ra Điều Gì (Phần I)
Lược Trích Bài Phỏng Vấn Linh Mục Mitch Pacwa
BIRMINGHAM, Alabama (Zenit.org).- Những cuộc bạo động vừa mới đây có liên quan đến việc xuất bản ra những tranh phiếm họa chống lại Hồi Giáo trên các báo chí Tây Phương được xem như là phản ứng rộng rãi về tôn giáo đối với tranh biếm họa mang tính xúc phạm đến tiên tri Mohammed.
Thế nhưng theo một chuyên gia về Hồi Giáo, thì những cuộc bạo động đó là do sự kích động của các chính phủ nhằm khống chế cả thế giới Tây Phương lẫn Hồi Giáo vì những mục tiêu chính trị của họ.
Linh Mục Dòng Tên, Cha Mitch Pacwa, một nhà thần học, một học giả về Trung Đông và cũng là người cùng cộng sự cho loạt băng DVD về chủ đề: “Hồi Giáo và Kitô Giáo.”
Các khán thính giả vẫn hằng ngày gặp được Cha trên đài truyền hình Công Giáo EWTN, và Cha cũng thường hay viếng thăm Tổng Giáo Phận Washington và Tổng Giáo Phận Atlanta để nói về chủ đề này, hoặc về chủ đề Thánh Thể tại Hội Nghị Thánh Thể.
Hãng tin Zenit đã có cuộc nói chuyện với Cha về việc làm thế nào mà những cuộc bạo động về tranh biếm họa này chính là một phần nổ lực của phe Hồi Giáo cực đoan trong việc tóm lấy quyền kiểm soát về thế giới Hồi Giáo, và những điều đó có nghĩa là gì với Phương Tây.
Là bài phỏng vấn hay có giá trị tri thức cao, dịch giả xin chuyển ngữ hầu chia sẽ cùng Quý Vị.
Hỏi (H): Thưa Cha, đâu là những suy nghĩ của Cha khi những cuộc bạo động Hồi Giáo về bức tranh phiếm họa về Mohammed được bùng nổ ra khắp cả Châu Âu, Trung Đông và Á Châu?
Cha Pacwa (T): Thưa, có hai dòng suy nghĩ chính mà tôi muốn chia sẽ.
Thứ nhất, về bức tranh phiếm họa của Mohammed, thì tự nó chính là một sự xúc phạm lớn đối với Hồi Giáo, vì thế, chẳng khó khăn gì lắm đối với họ, khi việc đó khuấy động những người Hồi Giáo nổi lên hành động. Thế nhưng, sau khi suy nghĩ kỹ càng, thì rõ ràng là họ đã bị xúi dục để hành động bởi các chính phủ của Xyri và Irăn, những quốc gia mong muốn thái độ của họ phải được hiện thể trên đường phố như là một cách để kích động chống lại Phương Tây.
Giờ đây vấn đề của thời cuộc chính là những người đã vẽ ra những bức tranh phiếm họa đó không phải là những đại diện của Kitô Giáo. Họ chính là những người trần tục bình thường, những người có xác tín rất mạnh mẽ rằng, tự do ngôn luận chính là cách mà Phương Tây vẫn có thói quen nhắm tới. Rủi thay, những người biểu tình trên đường lại đổ lỗi cho những người Kitô Giáo vì rằng họ không thể nào nhận biết được sự khác biệt cơ bản giữa những người trần tục Châu Âu và những người Kitô Giáo ngoan đạo.
Chính vì thế, một trong những điều khủng khiếp đã xảy ra vì sự xúi giục của bạo động rằng có một số người Kitô Giáo đã bị giết chết đi, gồm có ít nhất là hai vị linh mục: một tại Nigeria và một tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đây chính là một kiểu vô trách nhiệm của giới báo chí trần tục về kết quả của những công việc mà họ đã làm. Thì liệu họ có nên quan tâm đến một kiểu tự do ngôn luận như vậy không? Liệu họ có nên quan ngại về những phản ứng của Hồi Giáo không?
Xét theo một nghĩa nào đó họ có thể nói rằng họ không chịu trách nhiệm, thế nhưng vì sự thiếu trách nhiệm của họ đã dẫn đến hàng trăm cái chết xảy ra. Tôi nghĩ là họ cần phải có trách nhiệm hơn nữa về những nhạy cảm của Hồi Giáo.
Về mặt khác, bằng việc báo cáo của họ về điều này, họ cũng cần phải chú ý đến chính những người Hồi Giáo. Họ phải tường thuật theo kiểu mà Xyri, Irăn, và có lẽ là Al-Qaida, đang kích động lên những cuộc bạo loạn này vì những mục tiêu chính trị của họ. Kết quả của những cuộc bạo loạn này chẳng dẫn đến điều gì cả. Họ không thật sự đưa ra được những kết quả khả quan nào cả, ngoại trừ việc ngu muội cho rằng Phương Tây đã không mấy nhạy cảm với Hồi Giáo của họ. Thật ra, họ cũng chẳng đạt được điều gì nhiều cho lắm.
(H): Thưa Cha, những cuộc bùng nổ này đã cho thấy được điều gì về thế giới Hồi Giáo và mối quan hệ của nó với Phương Tây?
(T): Thưa, tôi nghĩ phản ứng đầu tiên đối với thế giới Hồi Giáo và mối quan hệ của nó với Tây Phương chính là thế giới Hồi Giáo vẫn còn bị ảnh hưởng mãi cho đến ngày hôm nay sự sụp đổ của Đế Chế Ottman của Thổ Nhĩ Kỳ trong quá khứ. Và họ đang thực hiện những cuộc thử nghiệm về mặt xã hội để đối phó với sự sụp đổ này.
Một nổ lực đó chính là những việc hình thành nên các chủ nghĩa dân tộc Ả Rập hay đảng Baath tại Syria do Michel Aflaq khởi hứng lên vào cuối những năm của thập niên 1920; các ngọn ngành của đảng này, như đảng Baath tại Irắc cũng vốn là một đảng dân tộc chủ nghĩa, chứ không phải là một đảng phái về tôn giáo, vốn cũng đã thực hiện nhiều cuộc thương lượng (overtures) chủ nghĩa xã hội quốc gia tại Đức, đảng của Phát Xít Đức, và tự xem họ như là những kiểu đồng minh vậy; đảng PLO vốn cũng là một nhóm chủ nghĩa dân tộc khác; và những người trung thành của cựu Tổng Thống Ai Cập là Nasser. Đảng chủ nghĩa dân tộc tại Ai Cập đã từng có ảnh hưởng rất mạnh mẽ, nhưng giờ đây lại bị yếu thế rất nhiều rồi.
Những phong trào chủ nghĩa dân tộc đa dạng này đã có những ảnh hưởng rất lớn lên thế giới Ả Rập như là cách cố để dành được sự công nhận về mặt quốc gia mà trước đây nó đã chưa mấy đạt được.
Trước chủ nghĩa dân tộc, những người Hồi Giáo tự xem họ như là những người Hồi Giáo và thành viên chính thức của Ummah, tức của toàn thể người Hồi Giáo. Và kết quả của việc đó chính là chủ nghĩa dân tộc xem đó như là một ý tưởng để hiện đại hóa thế giới và để công khai đưa ra hình ảnh của họ tại những quốc gia mới này như tại: Syria, Irắc, Libăng, Palestine, Israel và Jordan, mặc dầu Jordan không bị ảnh hưởng bởi kiểu chủ nghĩa dân tộc này cho lắm. Thì đó chính là một kiểu phản ứng cho sự sụp đổ của Đế Chế Ottman Thổ. Thế nhưng nó đã trở nên cực đoan và tàn bạo hơn nhiều so với thời Vua Thổ.
Vì thế những gì mà bạn thấy bây giờ chính là một phản ứng tôn giáo chống lại các lý tưởng của chủ nghĩa dân tộc, vốn được xem như bị các lý tưởng của Tây Phương du nhập vào Trung Đông. Sự bùng nổ này cho thấy việc dùng tình cảm tôn giáo như là động lực thúc đẩy nhằm cố gắng quay trở về một kiểu đồng nhất tôn giáo, thậm chí ngay cả các quốc gia và nhà nước vẫn còn tồn tại.
Một trong những cách mà nó đang được phát triển chính là số người tại Trung Đông đang cố gắng để dành lại ý thức hệ củ của Hồi Giáo thông qua một nhà nước Hồi Giáo mới hơn là một nhà nước theo chủ nghĩa dân tộc. Và kết quả là, họ đang kích động những tín đồ và có rất nhiều kiểu giáo phái khác nhau, và những vị lãnh đạo của các giáo phái này ai cũng muốn trở thành một vị Vua Thổ (Sultan) mới. Đó là một phần của vấn nạn. Vấn đề quan trọng chính là: giáo phái nào hay cá nhân nào sẽ có thể lãnh đạo mọi người và có thể trở thành một Vua Hồi (caliph) mới hay một Vua Thổ mới.
Đó chính là một phần nào của sự căng thẳng, và những nhóm khác nhau, cho dẫu đó là đảng Salafi đến từ Ai Cập, đảng Huynh Đệ Hồi Giáo đến từ Ai Cập, al-Qaida, giáo phái Wahhabi tại Ả Rập, Hezbollah tại LiBăng, Hamas và Hồi Giáo Jihad tại Palestine, hay các phong trào khác nhau đang diễn ra tại Irắc và Irăn đi chăng nữa, thì tất cả đều đang ham muốn về một kiểu kiểm soát và nắm lấy quyền hành đó.
Bạn cũng còn có Abu Sayyaf, có nghĩa là cha của cây kiếm, tại Phi Luật Tân; tất cả họ đang thực hiện cùng một kiểu hành động, và đó chính là hiện tại tức thời của các quốc gia Hồi Giáo. Những nhóm cực đoan chỉ chiếm khoảng 15% những người Hồi Giáo nhưng nó có một vai trò cực kỳ tích cực, trong khi phần lớn chủ yếu không quan tâm hay rất e sợ khi phải đứng lên kình địch lại những nhóm cực đoan này, vì lẽ, những kẻ cực đoan sẽ giết chết họ như là những người ngoại đạo. Đó là lý do tại sao nó đã trở nên tồi tệ tại rất nhiều nơi trong thế giới Hồi Giáo. Vì thế, đó là một tình huống cực kỳ mạo hiểm!
(H): Thưa Cha, trước quan niệm trần tục, và đôi lúc chống đối lại tôn giáo của Phía Tây Châu Âu ngày nay, thì những khó khăn nào đã áp đặt lên cho đại bộ phận người Hồi Giáo - những người cố gắng chung sống hòa bình tại xã hội mà họ đang sinh sống?
(T): Thưa, đại bộ phận người Hồi Giáo, tự họ cố tìm cách tránh xa những đảng có liên quan đến tôn giáo. Nhưng phần lớn trong nhóm đại đa số đó, trong khi chưa sẳn sàng để đấu tranh chống lại cuộc thánh chiến Hồi Giáo (Jihad), thế nhưng họ sẽ bảo vệ cho những ai đã và đang tham gia vào các phong trào của Hồi Giáo, và đó chính là điều quan trọng cần phải hiểu.
Trong khi chỉ có 15% dân số là những người Hồi Giáo cực đoan, họ lại có quyền đa số trên những người còn lại, những người sẳn sàng ẩn nấp sau lưng họ, bảo vệ cho họ, nuôi nấng họ, và thậm chí không có chủ động trực tiếp tham gia cùng với họ, thế nhưng họ vẫn chăm sóc cho những người Hồi Giáo cực đoan này. Đây có vẽ như là nghiên cứu của Tony Blankley trong cuốn sách của Ông có nhan đề “Cơ Hội Cuối Cùng của Tây Phương” (The West’s Last Chance). Đó là một điều cực kỳ khó.
Những người Hồi Giáo ôn hòa, cố sống chung hòa bình nơi xã hội chung quanh họ vẫn còn có một số những khó khăn khác. Khó khăn đầu chính là, Hồi Giáo không cổ võ cho lối sống dân chủ hay trần tục. Không có một ý tưởng về một kiểu xã hội trần tục trong thế giới Hồi Giáo. Mỗi người, bằng cách này hay cách khác, phải có liên hệ gì đó đến hiện thực tôn giáo vốn là một phần của sự hiểu biết của họ về Thiên Chúa.
Chính vì thế, đại đa số những người Hồi Giáo sẽ không thể thích ứng vào một xã hội trần tục chung quanh họ tại Âu Châu. Thêm vào đó, họ còn có một áp lực khác nữa là hoặc là chuyển sang Hồi Giáo cực đoan, hoặc là ủng hộ cho Hồi Giáo cực đoan, vốn đó cũng là một mối căng thẳng khác nữa.
Và đó là lý do tại sao một số giáo sĩ Hồi Giáo tại Tây Phương và Châu Âu nói rằng những người Hồi Giáo không thể bỏ phiếu bầu vào những cuộc bầu cử nào là không phải của Hồi Giáo, vì thế không có một người Hồi Giáo nào nên đi bầu. Họ đang có áp lực không nên tham dự vào cuộc bầu cử địa phương nơi họ ở, tại Tây Phương và Âu Châu.
Và họ cũng còn khuyến khích là không nên cưới những ai không phải là Hồi Giáo, ngoại trừ những cô gái, những người được khuyến khích để trở nên Hồi Giáo trong số các em. Thế nhưng chủ yếu là họ sẽ gởi các con của họ đến những quốc gia có nguồn gốc Hồi Giáo để cưới những cô gái Hồi Giáo.
Vì thế, đây chính là một điều gì đó rất nhỏ nhằm ám chỉ làm thế nào mà những người Hồi Giáo ôn hòa có thể thích ứng vào một thế giới không phải là Hồi Giáo, và tình huống đó cứ thế mà tiếp diễn, và tôi nghĩ đây chính là một kiểu của những người Hồi Giáo cho rằng cam kết của họ với Hồi Giáo thì mạnh mẽ hơn những cam kết của họ với những chính phủ địa phương mà họ đang cư ngụ.
Nhóm duy nhất có thể là khác biệt chính là nhóm Druze. Nhóm Druze tin rằng họ được đòi hỏi để tham gia vào bất kỳ sự lãnh đạo nào tại chính phủ địa phương của họ và dành sự trung tín của họ cho vị lãnh đạo của chính phủ địa phương. Thế nhưng, ngoại trừ nhóm Druze, tức một giáo phái nhỏ của Hồi Giáo, họ không được những người Hồi Giáo khác xem họ như là những người Hồi Giáo, vì rằng những người Hồi Giáo khác đơn giản chỉ cảm thấy rằng chính họ chính là một phần của thế giới, và đó là một sự khó khăn cho nhóm Druze.
(Còn Tiếp…)
Lược Trích Bài Phỏng Vấn Linh Mục Mitch Pacwa
BIRMINGHAM, Alabama (Zenit.org).- Những cuộc bạo động vừa mới đây có liên quan đến việc xuất bản ra những tranh phiếm họa chống lại Hồi Giáo trên các báo chí Tây Phương được xem như là phản ứng rộng rãi về tôn giáo đối với tranh biếm họa mang tính xúc phạm đến tiên tri Mohammed.
Thế nhưng theo một chuyên gia về Hồi Giáo, thì những cuộc bạo động đó là do sự kích động của các chính phủ nhằm khống chế cả thế giới Tây Phương lẫn Hồi Giáo vì những mục tiêu chính trị của họ.
Linh Mục Dòng Tên, Cha Mitch Pacwa, một nhà thần học, một học giả về Trung Đông và cũng là người cùng cộng sự cho loạt băng DVD về chủ đề: “Hồi Giáo và Kitô Giáo.”
Bạo loạn Hồi Giáo |
Hãng tin Zenit đã có cuộc nói chuyện với Cha về việc làm thế nào mà những cuộc bạo động về tranh biếm họa này chính là một phần nổ lực của phe Hồi Giáo cực đoan trong việc tóm lấy quyền kiểm soát về thế giới Hồi Giáo, và những điều đó có nghĩa là gì với Phương Tây.
Là bài phỏng vấn hay có giá trị tri thức cao, dịch giả xin chuyển ngữ hầu chia sẽ cùng Quý Vị.
Hỏi (H): Thưa Cha, đâu là những suy nghĩ của Cha khi những cuộc bạo động Hồi Giáo về bức tranh phiếm họa về Mohammed được bùng nổ ra khắp cả Châu Âu, Trung Đông và Á Châu?
Cha Pacwa (T): Thưa, có hai dòng suy nghĩ chính mà tôi muốn chia sẽ.
Thứ nhất, về bức tranh phiếm họa của Mohammed, thì tự nó chính là một sự xúc phạm lớn đối với Hồi Giáo, vì thế, chẳng khó khăn gì lắm đối với họ, khi việc đó khuấy động những người Hồi Giáo nổi lên hành động. Thế nhưng, sau khi suy nghĩ kỹ càng, thì rõ ràng là họ đã bị xúi dục để hành động bởi các chính phủ của Xyri và Irăn, những quốc gia mong muốn thái độ của họ phải được hiện thể trên đường phố như là một cách để kích động chống lại Phương Tây.
Giờ đây vấn đề của thời cuộc chính là những người đã vẽ ra những bức tranh phiếm họa đó không phải là những đại diện của Kitô Giáo. Họ chính là những người trần tục bình thường, những người có xác tín rất mạnh mẽ rằng, tự do ngôn luận chính là cách mà Phương Tây vẫn có thói quen nhắm tới. Rủi thay, những người biểu tình trên đường lại đổ lỗi cho những người Kitô Giáo vì rằng họ không thể nào nhận biết được sự khác biệt cơ bản giữa những người trần tục Châu Âu và những người Kitô Giáo ngoan đạo.
Chính vì thế, một trong những điều khủng khiếp đã xảy ra vì sự xúi giục của bạo động rằng có một số người Kitô Giáo đã bị giết chết đi, gồm có ít nhất là hai vị linh mục: một tại Nigeria và một tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đây chính là một kiểu vô trách nhiệm của giới báo chí trần tục về kết quả của những công việc mà họ đã làm. Thì liệu họ có nên quan tâm đến một kiểu tự do ngôn luận như vậy không? Liệu họ có nên quan ngại về những phản ứng của Hồi Giáo không?
Xét theo một nghĩa nào đó họ có thể nói rằng họ không chịu trách nhiệm, thế nhưng vì sự thiếu trách nhiệm của họ đã dẫn đến hàng trăm cái chết xảy ra. Tôi nghĩ là họ cần phải có trách nhiệm hơn nữa về những nhạy cảm của Hồi Giáo.
Về mặt khác, bằng việc báo cáo của họ về điều này, họ cũng cần phải chú ý đến chính những người Hồi Giáo. Họ phải tường thuật theo kiểu mà Xyri, Irăn, và có lẽ là Al-Qaida, đang kích động lên những cuộc bạo loạn này vì những mục tiêu chính trị của họ. Kết quả của những cuộc bạo loạn này chẳng dẫn đến điều gì cả. Họ không thật sự đưa ra được những kết quả khả quan nào cả, ngoại trừ việc ngu muội cho rằng Phương Tây đã không mấy nhạy cảm với Hồi Giáo của họ. Thật ra, họ cũng chẳng đạt được điều gì nhiều cho lắm.
(H): Thưa Cha, những cuộc bùng nổ này đã cho thấy được điều gì về thế giới Hồi Giáo và mối quan hệ của nó với Phương Tây?
(T): Thưa, tôi nghĩ phản ứng đầu tiên đối với thế giới Hồi Giáo và mối quan hệ của nó với Tây Phương chính là thế giới Hồi Giáo vẫn còn bị ảnh hưởng mãi cho đến ngày hôm nay sự sụp đổ của Đế Chế Ottman của Thổ Nhĩ Kỳ trong quá khứ. Và họ đang thực hiện những cuộc thử nghiệm về mặt xã hội để đối phó với sự sụp đổ này.
Một nổ lực đó chính là những việc hình thành nên các chủ nghĩa dân tộc Ả Rập hay đảng Baath tại Syria do Michel Aflaq khởi hứng lên vào cuối những năm của thập niên 1920; các ngọn ngành của đảng này, như đảng Baath tại Irắc cũng vốn là một đảng dân tộc chủ nghĩa, chứ không phải là một đảng phái về tôn giáo, vốn cũng đã thực hiện nhiều cuộc thương lượng (overtures) chủ nghĩa xã hội quốc gia tại Đức, đảng của Phát Xít Đức, và tự xem họ như là những kiểu đồng minh vậy; đảng PLO vốn cũng là một nhóm chủ nghĩa dân tộc khác; và những người trung thành của cựu Tổng Thống Ai Cập là Nasser. Đảng chủ nghĩa dân tộc tại Ai Cập đã từng có ảnh hưởng rất mạnh mẽ, nhưng giờ đây lại bị yếu thế rất nhiều rồi.
Những phong trào chủ nghĩa dân tộc đa dạng này đã có những ảnh hưởng rất lớn lên thế giới Ả Rập như là cách cố để dành được sự công nhận về mặt quốc gia mà trước đây nó đã chưa mấy đạt được.
Trước chủ nghĩa dân tộc, những người Hồi Giáo tự xem họ như là những người Hồi Giáo và thành viên chính thức của Ummah, tức của toàn thể người Hồi Giáo. Và kết quả của việc đó chính là chủ nghĩa dân tộc xem đó như là một ý tưởng để hiện đại hóa thế giới và để công khai đưa ra hình ảnh của họ tại những quốc gia mới này như tại: Syria, Irắc, Libăng, Palestine, Israel và Jordan, mặc dầu Jordan không bị ảnh hưởng bởi kiểu chủ nghĩa dân tộc này cho lắm. Thì đó chính là một kiểu phản ứng cho sự sụp đổ của Đế Chế Ottman Thổ. Thế nhưng nó đã trở nên cực đoan và tàn bạo hơn nhiều so với thời Vua Thổ.
Vì thế những gì mà bạn thấy bây giờ chính là một phản ứng tôn giáo chống lại các lý tưởng của chủ nghĩa dân tộc, vốn được xem như bị các lý tưởng của Tây Phương du nhập vào Trung Đông. Sự bùng nổ này cho thấy việc dùng tình cảm tôn giáo như là động lực thúc đẩy nhằm cố gắng quay trở về một kiểu đồng nhất tôn giáo, thậm chí ngay cả các quốc gia và nhà nước vẫn còn tồn tại.
Một trong những cách mà nó đang được phát triển chính là số người tại Trung Đông đang cố gắng để dành lại ý thức hệ củ của Hồi Giáo thông qua một nhà nước Hồi Giáo mới hơn là một nhà nước theo chủ nghĩa dân tộc. Và kết quả là, họ đang kích động những tín đồ và có rất nhiều kiểu giáo phái khác nhau, và những vị lãnh đạo của các giáo phái này ai cũng muốn trở thành một vị Vua Thổ (Sultan) mới. Đó là một phần của vấn nạn. Vấn đề quan trọng chính là: giáo phái nào hay cá nhân nào sẽ có thể lãnh đạo mọi người và có thể trở thành một Vua Hồi (caliph) mới hay một Vua Thổ mới.
Đó chính là một phần nào của sự căng thẳng, và những nhóm khác nhau, cho dẫu đó là đảng Salafi đến từ Ai Cập, đảng Huynh Đệ Hồi Giáo đến từ Ai Cập, al-Qaida, giáo phái Wahhabi tại Ả Rập, Hezbollah tại LiBăng, Hamas và Hồi Giáo Jihad tại Palestine, hay các phong trào khác nhau đang diễn ra tại Irắc và Irăn đi chăng nữa, thì tất cả đều đang ham muốn về một kiểu kiểm soát và nắm lấy quyền hành đó.
Bạn cũng còn có Abu Sayyaf, có nghĩa là cha của cây kiếm, tại Phi Luật Tân; tất cả họ đang thực hiện cùng một kiểu hành động, và đó chính là hiện tại tức thời của các quốc gia Hồi Giáo. Những nhóm cực đoan chỉ chiếm khoảng 15% những người Hồi Giáo nhưng nó có một vai trò cực kỳ tích cực, trong khi phần lớn chủ yếu không quan tâm hay rất e sợ khi phải đứng lên kình địch lại những nhóm cực đoan này, vì lẽ, những kẻ cực đoan sẽ giết chết họ như là những người ngoại đạo. Đó là lý do tại sao nó đã trở nên tồi tệ tại rất nhiều nơi trong thế giới Hồi Giáo. Vì thế, đó là một tình huống cực kỳ mạo hiểm!
(H): Thưa Cha, trước quan niệm trần tục, và đôi lúc chống đối lại tôn giáo của Phía Tây Châu Âu ngày nay, thì những khó khăn nào đã áp đặt lên cho đại bộ phận người Hồi Giáo - những người cố gắng chung sống hòa bình tại xã hội mà họ đang sinh sống?
(T): Thưa, đại bộ phận người Hồi Giáo, tự họ cố tìm cách tránh xa những đảng có liên quan đến tôn giáo. Nhưng phần lớn trong nhóm đại đa số đó, trong khi chưa sẳn sàng để đấu tranh chống lại cuộc thánh chiến Hồi Giáo (Jihad), thế nhưng họ sẽ bảo vệ cho những ai đã và đang tham gia vào các phong trào của Hồi Giáo, và đó chính là điều quan trọng cần phải hiểu.
Trong khi chỉ có 15% dân số là những người Hồi Giáo cực đoan, họ lại có quyền đa số trên những người còn lại, những người sẳn sàng ẩn nấp sau lưng họ, bảo vệ cho họ, nuôi nấng họ, và thậm chí không có chủ động trực tiếp tham gia cùng với họ, thế nhưng họ vẫn chăm sóc cho những người Hồi Giáo cực đoan này. Đây có vẽ như là nghiên cứu của Tony Blankley trong cuốn sách của Ông có nhan đề “Cơ Hội Cuối Cùng của Tây Phương” (The West’s Last Chance). Đó là một điều cực kỳ khó.
Những người Hồi Giáo ôn hòa, cố sống chung hòa bình nơi xã hội chung quanh họ vẫn còn có một số những khó khăn khác. Khó khăn đầu chính là, Hồi Giáo không cổ võ cho lối sống dân chủ hay trần tục. Không có một ý tưởng về một kiểu xã hội trần tục trong thế giới Hồi Giáo. Mỗi người, bằng cách này hay cách khác, phải có liên hệ gì đó đến hiện thực tôn giáo vốn là một phần của sự hiểu biết của họ về Thiên Chúa.
Chính vì thế, đại đa số những người Hồi Giáo sẽ không thể thích ứng vào một xã hội trần tục chung quanh họ tại Âu Châu. Thêm vào đó, họ còn có một áp lực khác nữa là hoặc là chuyển sang Hồi Giáo cực đoan, hoặc là ủng hộ cho Hồi Giáo cực đoan, vốn đó cũng là một mối căng thẳng khác nữa.
Và đó là lý do tại sao một số giáo sĩ Hồi Giáo tại Tây Phương và Châu Âu nói rằng những người Hồi Giáo không thể bỏ phiếu bầu vào những cuộc bầu cử nào là không phải của Hồi Giáo, vì thế không có một người Hồi Giáo nào nên đi bầu. Họ đang có áp lực không nên tham dự vào cuộc bầu cử địa phương nơi họ ở, tại Tây Phương và Âu Châu.
Và họ cũng còn khuyến khích là không nên cưới những ai không phải là Hồi Giáo, ngoại trừ những cô gái, những người được khuyến khích để trở nên Hồi Giáo trong số các em. Thế nhưng chủ yếu là họ sẽ gởi các con của họ đến những quốc gia có nguồn gốc Hồi Giáo để cưới những cô gái Hồi Giáo.
Vì thế, đây chính là một điều gì đó rất nhỏ nhằm ám chỉ làm thế nào mà những người Hồi Giáo ôn hòa có thể thích ứng vào một thế giới không phải là Hồi Giáo, và tình huống đó cứ thế mà tiếp diễn, và tôi nghĩ đây chính là một kiểu của những người Hồi Giáo cho rằng cam kết của họ với Hồi Giáo thì mạnh mẽ hơn những cam kết của họ với những chính phủ địa phương mà họ đang cư ngụ.
Nhóm duy nhất có thể là khác biệt chính là nhóm Druze. Nhóm Druze tin rằng họ được đòi hỏi để tham gia vào bất kỳ sự lãnh đạo nào tại chính phủ địa phương của họ và dành sự trung tín của họ cho vị lãnh đạo của chính phủ địa phương. Thế nhưng, ngoại trừ nhóm Druze, tức một giáo phái nhỏ của Hồi Giáo, họ không được những người Hồi Giáo khác xem họ như là những người Hồi Giáo, vì rằng những người Hồi Giáo khác đơn giản chỉ cảm thấy rằng chính họ chính là một phần của thế giới, và đó là một sự khó khăn cho nhóm Druze.
(Còn Tiếp…)