Bài 40: Nạn Buôn Lậu Tình Dục
Vấn nạn về sự nô lệ tại Hoa Kỳ vẫn chưa chết hẳn. Nó thật sự là một ngành kỹ nghệ đang cố gắng để phát triển mạnh mẽ lên, với doanh thu vào hằng năm khoảng trên 8 triệu Mỹ kim. Và New York không có một đạo luật nào cả để ngăn cấm sự nô lệ này. Gần hơn 20,000 nạn nhân đã được bán và vận chuyển đi bất hợp pháp hằng năm vì những mục tiêu có liên quan đến việc khai thác tình dục tối đa. Con người giờ đây – đã được kinh doanh như là một món hàng, giống thể như nó được mua và bán trên thị trường chứng khoán vậy.
Chúng ta biết được rằng việc buôn bán và vận chuyển tình dục bất hợp pháp hiện đang xảy ra tại những phần khác của thế giới, tuy rằng chúng ta không hề nghĩ rằng nó hiện đang xảy ra ngay trong sân sau nhà của chúng ta.
Một mặt thì chúng ta hứa về “Giấc Mơ Hoa Kỳ” (American Dream), thế nhưng mặt khác, quốc gia chúng ta lại là điểm đến thứ nhì cao nhất về những người phụ nữ, đặc biệt là các em gái trẻ tuổi, được vận chuyển đến đây một cách trái phép, để phục vụ cho nhu cầu tình dục của mọi người thanh niên Hoa Kỳ. Từ Châu Á, từ Trung và Nam Mỹ Châu, từ Nga Sô và các quốc gia thuộc về Đông Châu Âu, những người phụ nữ trẻ cũng như thuộc tuổi trung niên đã được vận chuyển trái phép đến Hoa Kỳ, và cuộc sống của họ hầu như được bán đi chỉ với giá có $2,000 cho những tên bạo dâm nào có tiền để mua.
Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (Central Intelligence Agency hay CIA) cho biết rằng vấn nạn buôn người trái phép là ngành tội phạm lớn nhất, chiếm vị trí thứ 3 trên toàn thế giới, chỉ sau có ma túy và việc buôn lậu súng ống mà thôi. Những kẻ buôn bán tình dục trái phép đã lừa, dụ dỗ, và thu hút hàng trăm ngàn em gái tuyệt vọng với lời hứa về một đời sống mới đầy đủ và tốt đẹp hơn, thế nhưng, khi đến nơi, lại bắt các em làm nô lệ cho chúng.
Một số các em chỉ đơn giản bị bắt cóc hay bị vận chuyển và bán đi chỉ vì sự nghèo khổ, quá bụa tại quê nhà. Đối với hầu hết những em gái này, việc còn sống cũng đồng nghĩa với việc làm việc như là một gái đứng đường, hay một gái nhảy khỏa thân tại một câu lạc bộ thoát y vũ nào đó tại địa phương. Tuổi trung bình của các em gái bị nô lệ tình dục chỉ mới có 11 tuổi đời ngắn ngũi mà thôi.
Chúng ta biết được rằng điều này vẫn được diễn ra mỗi ngày, thế nhưng New York lại không có một thứ luật lệ nào để chống lại những thứ tội phạm này cả.
Điều đó không đúng tí nào cả! Vậy hãy lắng nghe những người phụ nữ sau:
Katya đọc được một quảng cáo trên báo và gọi đến số điện thoại cho sẳn để hòng kiếm được một công việc như là vú nuôi của một gia đình giàu có tại thành phố New York. Với những nổi buồn và dòng lệ rơi trên mi mắt, Cô cảm thấy tuyệt vọng và rất muốn rời khỏi Nga Sô ngay lập tức để có một đời sống tốt đẹp hơn. Thế nhưng khi Katya đến phi trường JFK, thì chẳng có công việc nào là dành cho vú em cả. Mà thay vào đó, hai tên cướp gốc Nga Sô ra chào đón Cô. Họ lấy hộ chiếu của Cô và nói cho Cô gái người Nga này rằng Cô đã nợ chúng số tiền về việc vận chuyển và chổ ở. Những chọn lựa mà chúng đưa ra cho Cô chính là: nhảy thoát y tại New Jersey hay làm việc tại phòng xoa bóp ở Brooklyn.
Rồi tiếp đó có Kika, một người phụ nữ từ Vênêzuêla, vừa mới được dụ dổ đến thành phố New York do một người đàn ông Hoa Kỳ hứa trao cho Cô tình yêu lẫn tình bạn. Thế nhưng người bạn trai “yêu mến” của Cô đã tịch thu hộ chiếu và tiền của Cô, và đòi Cô phải trả nợ số tiền di chuyển đi đến đây. Hắn buộc Cô phải làm việc trong một nhà thổ với các cô gái bị bắt làm nô lệ khác. Khi Cô chống cự, hắn đã đánh Cô đến chết. Đêm đầu tiên Cô nói: “Tôi đã phải làm tình với 19 tên đàn ông.”
Thế nhưng, giây phút tồi tệ nhất trong 3 năm dài địa ngục của Cô chính là lúc Cô chứng kiến việc người bạn Cô đã bị bọn chủ nô giết hại một cách dã man, bởi vì Cô ta từ chối làm tình với một tên buôn bán và vận chuyển tình dục trái phép. Khi cảnh sát đến, họ đã đối xử với Kika như là một tên tội phạm, chứ không phải là một nạn nhân. Cô làm chứng về việc người bạn gái của Cô bị sát hại, và Cô không hề nhận được một sự hổ trợ nào cả từ chính quyền.
Việc cử xử như thế này là chẳng có gì là lạ cả. Những nạn nhân vẫn thường là những người “vô hình” bởi vì họ vẫn thường hay bị cô lập và chẳng nói rành tiếng Anh tí nào cả.
Cô Jane Manning, một luật sư của tổ chức nhân quyền có tên là Equality Now (Sự Công Bằng Ngay Bây Giờ) nói: “Thảm kịch thật sự hiện nay chính là luật lệ tại tiểu bang New York này nói rằng, một người phụ nữ nào đang được bán để làm việc như là gái đứng đường thì người phụ nữ đó chính là thủ phạm gây ra tội ác.”
Làm thế nào mà những người phụ nữ này có thể xuất đầu lộ diện để họ mong nhận được sự bảo vệ của chính quyền khi mà chẳng có thứ luật lệ nào cả để quy tội cho những tên bạo dâm này cơ chứ?
Cô Manning nói: “Chúng tôi nghĩ việc có một luật lệ nào đó để nêu danh, chỉ tánh của những thứ tội phạm buôn người bị bắt ngay tại trận sẽ giúp cho các viên chức thi hành luật pháp biết nhìn nhận ra vấn nạn này và đối phó với chúng, hơn là việc bỏ tù những nạn nhân.”
Tại tiểu bang New York, những người phụ nữ, cũng là những người rất dễ bị tổn thương nhất. Các biên giới và các hải cảng quốc tế, số dân di cư khổng lồ và các du khách đã khiến cho thành phố được mệnh danh là Trái Táo To (Big Apple) này trở thành một điểm chính cho những kẻ buôn lậu người. Vào tháng 5/2005, các viên chức chính quyền đã bắt giữ một người đàn ông New York vì việc biến một người phụ nữ trở thành người nô lệ tình dục cho riêng Ông ta.
Trong suốt thời gian nô lệ và quy phục, hắn đã trói Cô và chiếu việc tra tấn của hắn dành cho Cô ngay trên mạng Internet để cả thế giới có thể nhìn thấy được. Và đó chỉ mới là một sự khởi đầu mà thôi. Việc tóm gọn những tên bạo dâm này thậm chí ngày càng trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn rất nhiều vì rằng các viên chức địa phương phải thường là những người tiếp cận và can thiệp vào những đường dây buôn lậu người này nhiều hơn so với các viên chức của liên bang, mặt khác thì họ chẳng có tí quyền hành nào cả chiếu theo luật lệ của tiểu bang để có thể bắt sống những tên buôn lậu này, và bảo vệ những nạn nhân của chúng.
Vào năm 2000, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo Luật Bảo Vệ Những Nạn Nhân Của Nạn Buôn Người (Trafficking Victims Protection Act hay TVPA), thế nhưng nó lại không nhận được sự tài trợ về ngân sách. Không đủ tiền tương đồng với việc không có đủ các nhân viên thi hành luật pháp. Các công tố viên thuộc cấp liên bang chỉ có thể dò theo những vụ rất lớn mà thôi. Vào đầu năm này, Tổng Thống Bush đã ký vào một dự luật nhằm chống lại tệ nạn buôn người, tức gia hạn lại đạo luật TVPA vào năm 2000. Thì đây đúng là một chuyển hướng đúng của chính phủ liên bang. Thế nhưng, còn về phía các tiểu bang thì sao?
Quốc Hội của tiểu bang New York đã thông qua dự luật 1898-b, có tên Đạo Luật chống lại Tệ Nạn Buôn Người 2006 tạo ra những hình phạt rất nặng dành cho các tội phạm hình sự của nạn buôn người, và hổ trợ cho các nạn nhân bị bắt làm nô lệ tình dục. Không giống như các đề nghị khác, dự luật này định nghĩa việc buôn người theo một nghĩa rất rộng lớn; biến nó trở thành những thứ tội phạm rất dễ được nhận ra và bị quy phạt. Mỗi một hành động từ việc tịch thu hộ chiếu và các giấy tờ di dân cho đến việc lạm dụng và bạo hành thân thể của những người phụ nữ hay việc khống chế đe dọa họ, đều được đề cập đến trong dự luật mới này. Dự luật này cho phép người phụ nữ có quyền tìm đến những lợi ích và các dịch vụ từ liên bang lẫn tiểu bang.
Mặc dầu dự luật đã được sự ủng hộ rộng lớn bởi hầu hết các nhà làm luật và những nhóm phụ nữ, thế nhưng, các vị luật sư bào chữa tranh luận rằng: những hình phạt – cao nhất là việc bỏ tù tới 15 năm cho những kẻ phạm tội – vẫn chưa quá nghiêm khắc. Thế nhưng việc tích cực khống chế và trừng phạt các loại tội phạm này, và việc phạt thuế dân sự, mới là cách duy nhất để có thể ngăn chặn tệ nạn buôn người này mà thôi. Phải khiến nó trở thành một đạo lực hết sức nguy hiểm và quá tốn kém đối với những tay buôn lậu tình dục này, để chúng tởn và còn thực hiện việc kinh doanh đồi bại này nữa.
Hiện tại ngay bây giờ, rất nhiều kẻ bạo dâm (predators) vẫn còn chưa bị trừng phạt bởi vì luật lệ của chúng ta quá yếu đuối hay không có hiện hữu. Đã đến lúc khẩn cấp để trang bị cho tiểu bang New York và cả Hoa Kỳ loại đạn dược bằng luật lệ cần có, để làm chấm dứt ngay tệ nạn buôn lậu tình dục của những người phụ nữ, và nhất là của các em gái trẻ tuổi.
Về phía vai trò của chúng ta, trong tư cách là các bậc phụ huynh của các em gái, chúng ta phải nên mạnh dạn lên tiếng, can thiệp và viết thư tới cho tất cả các vị Dân Biểu, và các Thượng Nghị Sĩ thuộc cả hai cấp liên bang và tiểu bang, để thúc ép họ phải kiên quyết đồng tâm, làm việc cùng nhau, để thông qua và tài trợ đủ kinh phí cho các dự luật hòng tìm cách chấm dứt đi tệ nạn buôn lậu tình dục của các em, và của những người phụ nữ thiếu thốn và khổ đau khác. [ND].
Nguyên bản tiếng Anh của bài viết trên là của Cô Lisa Wiehl, chuyên gia phân tích luật lệ cho hãng tin Fox, dưới nhan đề “Sex Trafficking” được phát trong buổi truyền hình ngày 8 tháng 1 năm 2006 vừa qua, và có thể được truy cập lại trên mạng tại địa chỉ: http://www.foxnews.com/printer_friendly_story/0,3566,198694,00.html. Cô Wiehl hiện cũng còn là Giáo Sư Luật tại trường Đại Học Luật Washington. Cô có bằng Luật Sư từ trường Đại Học Harvard vào năm 1987.
Mời các bậc phu huynh hãy tiếp tục dõi theo bài viết ngắn ngày mai có nhan đề “Teens Talk About Saving Sex and Having Sex.”
Cô Lisa Wiehl |
Chúng ta biết được rằng việc buôn bán và vận chuyển tình dục bất hợp pháp hiện đang xảy ra tại những phần khác của thế giới, tuy rằng chúng ta không hề nghĩ rằng nó hiện đang xảy ra ngay trong sân sau nhà của chúng ta.
Một mặt thì chúng ta hứa về “Giấc Mơ Hoa Kỳ” (American Dream), thế nhưng mặt khác, quốc gia chúng ta lại là điểm đến thứ nhì cao nhất về những người phụ nữ, đặc biệt là các em gái trẻ tuổi, được vận chuyển đến đây một cách trái phép, để phục vụ cho nhu cầu tình dục của mọi người thanh niên Hoa Kỳ. Từ Châu Á, từ Trung và Nam Mỹ Châu, từ Nga Sô và các quốc gia thuộc về Đông Châu Âu, những người phụ nữ trẻ cũng như thuộc tuổi trung niên đã được vận chuyển trái phép đến Hoa Kỳ, và cuộc sống của họ hầu như được bán đi chỉ với giá có $2,000 cho những tên bạo dâm nào có tiền để mua.
Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (Central Intelligence Agency hay CIA) cho biết rằng vấn nạn buôn người trái phép là ngành tội phạm lớn nhất, chiếm vị trí thứ 3 trên toàn thế giới, chỉ sau có ma túy và việc buôn lậu súng ống mà thôi. Những kẻ buôn bán tình dục trái phép đã lừa, dụ dỗ, và thu hút hàng trăm ngàn em gái tuyệt vọng với lời hứa về một đời sống mới đầy đủ và tốt đẹp hơn, thế nhưng, khi đến nơi, lại bắt các em làm nô lệ cho chúng.
Một số các em chỉ đơn giản bị bắt cóc hay bị vận chuyển và bán đi chỉ vì sự nghèo khổ, quá bụa tại quê nhà. Đối với hầu hết những em gái này, việc còn sống cũng đồng nghĩa với việc làm việc như là một gái đứng đường, hay một gái nhảy khỏa thân tại một câu lạc bộ thoát y vũ nào đó tại địa phương. Tuổi trung bình của các em gái bị nô lệ tình dục chỉ mới có 11 tuổi đời ngắn ngũi mà thôi.
Chúng ta biết được rằng điều này vẫn được diễn ra mỗi ngày, thế nhưng New York lại không có một thứ luật lệ nào để chống lại những thứ tội phạm này cả.
Điều đó không đúng tí nào cả! Vậy hãy lắng nghe những người phụ nữ sau:
Katya đọc được một quảng cáo trên báo và gọi đến số điện thoại cho sẳn để hòng kiếm được một công việc như là vú nuôi của một gia đình giàu có tại thành phố New York. Với những nổi buồn và dòng lệ rơi trên mi mắt, Cô cảm thấy tuyệt vọng và rất muốn rời khỏi Nga Sô ngay lập tức để có một đời sống tốt đẹp hơn. Thế nhưng khi Katya đến phi trường JFK, thì chẳng có công việc nào là dành cho vú em cả. Mà thay vào đó, hai tên cướp gốc Nga Sô ra chào đón Cô. Họ lấy hộ chiếu của Cô và nói cho Cô gái người Nga này rằng Cô đã nợ chúng số tiền về việc vận chuyển và chổ ở. Những chọn lựa mà chúng đưa ra cho Cô chính là: nhảy thoát y tại New Jersey hay làm việc tại phòng xoa bóp ở Brooklyn.
Rồi tiếp đó có Kika, một người phụ nữ từ Vênêzuêla, vừa mới được dụ dổ đến thành phố New York do một người đàn ông Hoa Kỳ hứa trao cho Cô tình yêu lẫn tình bạn. Thế nhưng người bạn trai “yêu mến” của Cô đã tịch thu hộ chiếu và tiền của Cô, và đòi Cô phải trả nợ số tiền di chuyển đi đến đây. Hắn buộc Cô phải làm việc trong một nhà thổ với các cô gái bị bắt làm nô lệ khác. Khi Cô chống cự, hắn đã đánh Cô đến chết. Đêm đầu tiên Cô nói: “Tôi đã phải làm tình với 19 tên đàn ông.”
Thế nhưng, giây phút tồi tệ nhất trong 3 năm dài địa ngục của Cô chính là lúc Cô chứng kiến việc người bạn Cô đã bị bọn chủ nô giết hại một cách dã man, bởi vì Cô ta từ chối làm tình với một tên buôn bán và vận chuyển tình dục trái phép. Khi cảnh sát đến, họ đã đối xử với Kika như là một tên tội phạm, chứ không phải là một nạn nhân. Cô làm chứng về việc người bạn gái của Cô bị sát hại, và Cô không hề nhận được một sự hổ trợ nào cả từ chính quyền.
Việc cử xử như thế này là chẳng có gì là lạ cả. Những nạn nhân vẫn thường là những người “vô hình” bởi vì họ vẫn thường hay bị cô lập và chẳng nói rành tiếng Anh tí nào cả.
Cô Jane Manning, một luật sư của tổ chức nhân quyền có tên là Equality Now (Sự Công Bằng Ngay Bây Giờ) nói: “Thảm kịch thật sự hiện nay chính là luật lệ tại tiểu bang New York này nói rằng, một người phụ nữ nào đang được bán để làm việc như là gái đứng đường thì người phụ nữ đó chính là thủ phạm gây ra tội ác.”
Làm thế nào mà những người phụ nữ này có thể xuất đầu lộ diện để họ mong nhận được sự bảo vệ của chính quyền khi mà chẳng có thứ luật lệ nào cả để quy tội cho những tên bạo dâm này cơ chứ?
Cô Manning nói: “Chúng tôi nghĩ việc có một luật lệ nào đó để nêu danh, chỉ tánh của những thứ tội phạm buôn người bị bắt ngay tại trận sẽ giúp cho các viên chức thi hành luật pháp biết nhìn nhận ra vấn nạn này và đối phó với chúng, hơn là việc bỏ tù những nạn nhân.”
Tại tiểu bang New York, những người phụ nữ, cũng là những người rất dễ bị tổn thương nhất. Các biên giới và các hải cảng quốc tế, số dân di cư khổng lồ và các du khách đã khiến cho thành phố được mệnh danh là Trái Táo To (Big Apple) này trở thành một điểm chính cho những kẻ buôn lậu người. Vào tháng 5/2005, các viên chức chính quyền đã bắt giữ một người đàn ông New York vì việc biến một người phụ nữ trở thành người nô lệ tình dục cho riêng Ông ta.
Trong suốt thời gian nô lệ và quy phục, hắn đã trói Cô và chiếu việc tra tấn của hắn dành cho Cô ngay trên mạng Internet để cả thế giới có thể nhìn thấy được. Và đó chỉ mới là một sự khởi đầu mà thôi. Việc tóm gọn những tên bạo dâm này thậm chí ngày càng trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn rất nhiều vì rằng các viên chức địa phương phải thường là những người tiếp cận và can thiệp vào những đường dây buôn lậu người này nhiều hơn so với các viên chức của liên bang, mặt khác thì họ chẳng có tí quyền hành nào cả chiếu theo luật lệ của tiểu bang để có thể bắt sống những tên buôn lậu này, và bảo vệ những nạn nhân của chúng.
Vào năm 2000, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo Luật Bảo Vệ Những Nạn Nhân Của Nạn Buôn Người (Trafficking Victims Protection Act hay TVPA), thế nhưng nó lại không nhận được sự tài trợ về ngân sách. Không đủ tiền tương đồng với việc không có đủ các nhân viên thi hành luật pháp. Các công tố viên thuộc cấp liên bang chỉ có thể dò theo những vụ rất lớn mà thôi. Vào đầu năm này, Tổng Thống Bush đã ký vào một dự luật nhằm chống lại tệ nạn buôn người, tức gia hạn lại đạo luật TVPA vào năm 2000. Thì đây đúng là một chuyển hướng đúng của chính phủ liên bang. Thế nhưng, còn về phía các tiểu bang thì sao?
Quốc Hội của tiểu bang New York đã thông qua dự luật 1898-b, có tên Đạo Luật chống lại Tệ Nạn Buôn Người 2006 tạo ra những hình phạt rất nặng dành cho các tội phạm hình sự của nạn buôn người, và hổ trợ cho các nạn nhân bị bắt làm nô lệ tình dục. Không giống như các đề nghị khác, dự luật này định nghĩa việc buôn người theo một nghĩa rất rộng lớn; biến nó trở thành những thứ tội phạm rất dễ được nhận ra và bị quy phạt. Mỗi một hành động từ việc tịch thu hộ chiếu và các giấy tờ di dân cho đến việc lạm dụng và bạo hành thân thể của những người phụ nữ hay việc khống chế đe dọa họ, đều được đề cập đến trong dự luật mới này. Dự luật này cho phép người phụ nữ có quyền tìm đến những lợi ích và các dịch vụ từ liên bang lẫn tiểu bang.
Mặc dầu dự luật đã được sự ủng hộ rộng lớn bởi hầu hết các nhà làm luật và những nhóm phụ nữ, thế nhưng, các vị luật sư bào chữa tranh luận rằng: những hình phạt – cao nhất là việc bỏ tù tới 15 năm cho những kẻ phạm tội – vẫn chưa quá nghiêm khắc. Thế nhưng việc tích cực khống chế và trừng phạt các loại tội phạm này, và việc phạt thuế dân sự, mới là cách duy nhất để có thể ngăn chặn tệ nạn buôn người này mà thôi. Phải khiến nó trở thành một đạo lực hết sức nguy hiểm và quá tốn kém đối với những tay buôn lậu tình dục này, để chúng tởn và còn thực hiện việc kinh doanh đồi bại này nữa.
Hiện tại ngay bây giờ, rất nhiều kẻ bạo dâm (predators) vẫn còn chưa bị trừng phạt bởi vì luật lệ của chúng ta quá yếu đuối hay không có hiện hữu. Đã đến lúc khẩn cấp để trang bị cho tiểu bang New York và cả Hoa Kỳ loại đạn dược bằng luật lệ cần có, để làm chấm dứt ngay tệ nạn buôn lậu tình dục của những người phụ nữ, và nhất là của các em gái trẻ tuổi.
Về phía vai trò của chúng ta, trong tư cách là các bậc phụ huynh của các em gái, chúng ta phải nên mạnh dạn lên tiếng, can thiệp và viết thư tới cho tất cả các vị Dân Biểu, và các Thượng Nghị Sĩ thuộc cả hai cấp liên bang và tiểu bang, để thúc ép họ phải kiên quyết đồng tâm, làm việc cùng nhau, để thông qua và tài trợ đủ kinh phí cho các dự luật hòng tìm cách chấm dứt đi tệ nạn buôn lậu tình dục của các em, và của những người phụ nữ thiếu thốn và khổ đau khác. [ND].
Nguyên bản tiếng Anh của bài viết trên là của Cô Lisa Wiehl, chuyên gia phân tích luật lệ cho hãng tin Fox, dưới nhan đề “Sex Trafficking” được phát trong buổi truyền hình ngày 8 tháng 1 năm 2006 vừa qua, và có thể được truy cập lại trên mạng tại địa chỉ: http://www.foxnews.com/printer_friendly_story/0,3566,198694,00.html. Cô Wiehl hiện cũng còn là Giáo Sư Luật tại trường Đại Học Luật Washington. Cô có bằng Luật Sư từ trường Đại Học Harvard vào năm 1987.
Mời các bậc phu huynh hãy tiếp tục dõi theo bài viết ngắn ngày mai có nhan đề “Teens Talk About Saving Sex and Having Sex.”