Những Điều Mà Các Bậc Làm Cha-Mẹ Cần Biết Về Cuốn Phim "The Golden Compass"
Lược Trích Bài Phỏng Vấn của Hãng Tin Zenit với Ông Pete Vere và Bà Sandra Miesel
INDIANAPOLIS, Indiana (Zenit.org).-Cuốn phim “Chiếc La Bàn bằng Vàng” (The Golden Compass) không chỉ đơn giản là một cuốn phim dùng chuyện thần thoại hư cấu để kể về một câu chuyện hết sức hấp dẫn cho những người trẻ, mà nó còn làm băng hoại đi hình ảnh của Lewis và Tolkien, cũng như cố tình làm sói mòn đi đức tin của trẻ em và những người trẻ vào Thiên Chúa và vào Giáo Hội, đó là lời nhận xét của Ông Pete Vere – một tác giả Công Giáo.
Ông Pete Vere, J.C.L. là một Luật Sư Công Giáo chuyên về Giáo Luật. Còn Bà Sandra Miesel là người đã từng viết rất nhiều bài có chủ đề về "Dismantling The Da Vinci Code" (Giải Mã Da Vinci Code) của Dan Brown trước kia. Bà là cây bút quen thuộc trong các tạp chí Công Giáo như: Crisis, St, Anthony's, vân vân... Bà có bằng Thạc Sĩ chuyên về Lịch Sử Trung Cổ và Sinh Hóa Học tại trường Đại Học Illinoise.
Trong bài phỏng vấn với hãng tin Zenit vào tuần lể thứ 2 của Tháng 11/2007 vừa qua, Ông Vere và Bà Sandra Miesel bàn thảo về cuốn phim, vốn dựa trên bộ tiểu thuyết hư cấu của Philip Pullman. Cuốn phim do cặp nam-nữ diễn viên Nicole Kidman và Daniel Craig đóng, sẽ được chính thức cho trình chiếu vào đêm vọng Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, tức vào ngày Thứ Sáu – Ngày 7 Tháng 12 Năm 2007 sắp tới trên hơn 22 quốc gia.
Vere và Miesel là hai tác giả của cuốn sách có nhan đề “Người Thổi Sáo Muôn Màu Muôn Vẽ của Chủ Nghĩa Vô Thần: Philip Pullman và Những Câu Chuyện Kỳ Quặc Dành Cho Các Trẻ Em” (Pied Piper of Atheism: Philip Pullman and Children's Fantasy), do Nhà Sách Dòng Tên xuất bản vào đầu tháng này nhân dịp cuốn phim “Chiếc La Bàn bằng Vàng” (The Golden Compass) được tung ra cho công chúng.
Hỏi (H): Cuốn phim đầu tiên mang tên “Chiếc La Bàn bằng Vàng” (The Golden Compass) là một trong bộ 3 cuốn sẽ được tung ra vào Mùa Giáng Sinh này. Thì đối với những ai không mấy quen thuộc cho lắm với loạt tiểu thuyết hư cấu này, thì đây chính là những loại sách theo kiểu gì và chúng được viết ra để nhắm vào đối tượng nào?
Ông Vere: Thưa, ngày từ khởi đầu thì những cuốn sách này được nhắm vào các em thuộc lứa từ 9 đến12 tuổi, như là loại văn chương truyền thống có sức thu hút mạnh giống jiểu của J.R.R. Tolkien, C.S.Lewis, và J.K. Rowling. Những nhà chỉ trích phim nói cho chúng tôi biết rằng: “nếu các em là người hâm mộ các cuốn chuyện tiểu thuyết như ‘Lord of the Rings,’ ‘Narnia’ hay ‘Harry Potter,’ thì chắc hẳn các em sẽ yêu thích Pullman.”
Cá nhân tôi mà nói, tôi không thể nào nhìn thấy một đứa trẻ tự mình có thể chọn ra những cuốn sách này để mà đọc và nghiền ngẫm, vì điều mà tôi thường thấy chính là chính những người lớn mới là những người chọn ra những cuốn sách này và đưa cho con cái họ đọc.
Do đó, cuốn “Chiếc La Bàn bằng Vàng” (The Golden Compass) là cuốn sách đầu tay của Pullman trong bộ 3 cuốn, vốn được viết ra vào năm 1995. Cuốn thứ 2 có nhan đề là "Chiếc Dao Huyền Ảo" (The Subtle Knife) ra đời vào năm 1997, và cuốn thứ 3 có nhan đề là "Kính Thiên Văn Nhỏ Sắc Sảo" (The Amber Spyglass) ra đời vào năm 2000.
Tựu chung lại mà nói, thì bộ tiểu thuyết gồm 3 cuốn được kể trên, cũng còn được biết đến như “Những Tài Liệu Đen Tối Của Hắn” (His Dark Materials) – một thành ngữ được rút ra từ cuốn chuyện của John Milton có nhan đề “Lạc Lõng Nơi Thiêng Đường” (Paradise Lost).
Theo ý kiến và suy nghĩ chính xác của riêng tôi, thì cuốn 2 có nội dung đen tối hơn cuốn 1, và cuốn 3 là cuốn có nội dung đen tối nhất trong số 2 cuốn đầu. Dĩ nhiên là trong những cuốn này, Pullman đều ra sức tấn công rất mãnh liệt, chống lại Giáo Hội Công Giáo và khái niệm về Thiên Chúa trong truyền thống Kitô Giáo lẫn Do Thái Giáo, cũng như việc ông ta mạnh mẽ cổ võ một cách rất khắc nghiệt về chủ nghĩa vô thần.
Lấy ví dụ, một trong những nhân vật đóng vai phụ chính yếu đó là nữ Bác sĩ Mary Malone, một vị cựu-nữ tu Công Giáo, người đã từ bỏ ơn gọi để theo đuổi dục tình và khoa học. Người đọc không gặp đến bà này mãi cho đến cuốn thứ 2, vì đó là khoảng thời gian mà các độc giả trẻ bị cuốn hút và trở nên mê muội. Vào cuốn thứ 3 thì Bác sĩ Malone bắt đầu thực hiện các thủ tục của lạc giáo như kêu ma, gọi hồn, làm bùa phép, vân vân, từ đó dẫn đến việc xuất hiện ra hai nhân vật chính đó là một bé gái và một bé trai 12 tuổi. Cả hai em này tuy tuổi hãy còn nhỏ, nhưng đã ngủ chung trong giường và liên tục làm tình với nhau, cũng như hôn nhau dữ dội. Đây chính là hành động để đôi trẻ này đổi mới lại bộ mặt của vũ trụ rất nhiều lần, dưới sự chủ đạo của Pullman.
Một ví dụ khác về việc phát họa ra hình ảnh của một Thiên Chúa theo truyền thống của Kitô Giáo và Do Thái Giáo mà Pullman đã hư cấu ra, đó là: Pullman gọi Thiên Chúa như là “Đấng Quyền Uy” (The Authority), mặc dầu có rất nhiều đoạn ám chỉ rất rõ rằng đó chính là Thiên Chúa trong Thánh Kinh.
Theo sự nhào nặn của Pullman, thì “Authority” chỉ đơn thuần chính là một kẻ nói láo, và một vị thiên thần tầm thường mà thôi, và trong cuốn thứ 3, độc giả trẻ sẽ khám ra thêm “Authority” lại là một lão già lụ khụ không hơn, không kém.
“Authority” bị nhốt trong một hộp đựng đồ châu báu và bị đức thượng phụ Enoch cầm tù, người mà giờ đây được gọi là Matatron, và là người cai trị thiên hạ nhân danh của “Authority.” Khi hai đứa trẻ tìm thấy hộp đựng đồ châu báu, và vô tình thả “Authority” ra, thì “Authority” trở nên tan rã và chết đi.
Thêm vào đó, Pullman cũng dùng tới hình tượng của C.S.Lewis trong cuốn “Ký Sự Niên Đại của Narnia” (Narnia’s Chronicles).
“Những Tài Liệu Đen Tối Của Hắn” (His Dark Materials) cũng được khai mào bởi hình ảnh của một vị anh thư trong bộ trang phục theo kiểu giáo dục cổ xưa, chuyện trò với một con thú biết nói, khi cô bé khám phá ra những loại thế giới đa dạng. Vì thế các độc giả trẻ sẽ sớm bị ru ngủ với cùng cảm giác như các em đã từng kinh qua khi đọc chuyện của Lewis.
Tuy nhiên, công trình của Pullman không chỉ đơn giản dùng những câu chuyện thần thoại để kể hay ngụ ý về một câu chuyện tốt đẹp hay một kết thúc có hâu, đáng là bài học rất hay để đời như của Lewis, mà những câu chuyện hư cấu của ông ta có ngụ ý và chủ đích hướng các độc giả trẻ từ bỏ đạo Công Giáo hay Kitô Giáo để theo chủ nghĩa vô thần, nhằm phá hủy và làm rạn nứt đi hình ảnh tốt đẹp mà hai tác giả Công Giáo Lewis và Tolkien đã gầy dựng lên trong tâm trí non nớt và cao đẹp của bao thế hệ người trẻ, và để làm sói mòn đức tin của các em vào Thiên Chúa và Giáo Hội.
(H): Rất nhiều người Công Giáo, kể cả William Donohue của Liên Đoàn Công Giáo (Catholic League) đã và hiện vẫn còn đang lên tiếng để chống lại cuốn phim. Thế các bậc làm cha-mẹ nên biết được điều gì trước khi họ để cho các con cái của họ xem qua cuốn phim này?
Ông Vere: Tôi đề nghị là các bậc phụ huynh không nên cho phép con cái của họ xem qua cuốn phim này. Mặc dầu, theo báo cáo cho biết là cuốn phim đã cắt bỏ đi những phần chống lại người Kitô Giáo và các chi tiết chính yếu chống lại tôn giáo, thế nhưng cuốn phim sẽ chẳng có tác dụng gì cả nếu như nó không kêu gợi sự tò mò của các em, để khiến cho các em phải đi tìm, mua, và đọc cho bằng được những cuốn sách của Pullman. Chính bản thân tôi cũng là một người cha. Con cái tôi sẽ nghĩ rằng sẽ là đạo đức giả nếu tôi nói với chúng rằng: coi phim thì chẳng sao cả, thế nhưng các con không được phép đọc các cuốn sách của Pullman.
Cuốn phim này hoàn toàn không thích hợp cho các con trẻ dẫu rằng nó rất có ấn tượng, vì rằng khi đọc qua những câu chuyện giả tạo như vậy sẽ khiến cho các em bắt đầu nghi vấn và xem thường về Thiên Chúa, vì giờ đây các em biết rằng Ngài chỉ là một kẻ nói dối và bị giết chết đi mà thôi. Thì những hành động đó chính là tội trọng, vì đã dám cả gan phạm thượng với Thiên Chúa.
Các cuốn sách đó càng không thích hợp hơn cho các em vì nhân vật anh thư trong câu chuyện lại chính là một sản phẩm của sự thông dâm và sát hại; các linh mục được phát họa như là những người chuyên hành động giống như những kẻ đấm đá, tra tấn một cách rất chuyên nghiệp, và mặc sức thực hành việc thí nghiệm lạc giáo, huyền bí lên trên các trẻ em; còn một vị cựu nữ tu lại gian diếu trong việc thực hành bùa phép, có đời sống tình dục chung chạ rất bừa bãi, và công khai kể những chuyện tục tĩu đó cho một cặp vợ-chồng mới có 12 tuổi đầu; và những vị thiên thần lại nổi loạn lên chống lại Thiên Chúa, và hành động của các vị thiên thần này lại được Pullman ca tụng đến hết lời, trong khi đó những ai chiến đấu về phe của Thiên Chúa, thì được Pullman coi là những kẻ có tội hết thảy. Đây quả thật là điều hết sức sai lầm!
Và mặc dầu giọng điệu đã giảm xuống phần nào đó trong cuốn phim – ít ra đó là những gì mà Hollywood nói cho chúng ta hay – thế nhưng trong các cuốn chuyện thì chuyện hiềm khích và cay độc đến Kitô Giáo và Thiên Chúa vẫn hãy còn rất mạnh mẽ, nếu không muốn nói là có tính rất khắt nghiệt.
Bà Miesel: Thêm nữa, có rất nhiều sự bạo tàn và máu lạnh trong các cuốn sách này, không chỉ là những cuộc chiến, vốn có tính sát hại, có tính ác dâm (sadism), có việc cắt xẻo các bộ phận trong cơ thể (mutilation), có việc tự tử, có việc chết đi một cách êm ái, và thậm chí ngay cả việc ăn thịt người (cannibalism) ghê rợn, thì tất cả đó đều là những hành động có chủ đích cả. Cũng có rất nhiều đoạn nói về sự khoái lạc dâm dục một cách điên cuồng và việc đồng tính luyến ái của các thiên thần – những người được cho là “có tình yêu lý tưởng thuần khiết” (platonic lovers).
Tôi đồng ý với lời đề nghị của Pete. Các bậc làm cha-mẹ nên tránh cho con cái của mình bị nhiễm bởi cả cuốn phim lẫn những cuốn chuyện theo kiểu tồi bại này. Sẽ là tốt nhất nếu như chúng ta giả vờ chẳng tỏ ra phản ứng ngăn cản gì cả, vì rằng đó chỉ là sự quảng cáo miễn phí công cộng mà thôi. Và rằng nếu cuốn phim đầu tiên không đạt được doanh số ngay từ những buổi trình chiếu ban đầu, thì cuốn sách thứ 2 và 3 sẽ không được dựng thành phim đâu.
(H): Ông Pullman – tác giả của bộ 3 cuốn chuyện tiểu thuyết hư cấu này, vốn nổi danh là người vô thần khét tiếng. Thì liệu điều này có được thể hiện trong những cuốn sách và cuốn phim của ông ta như là một người theo chủ nghĩa trần tục hay phần nào được thể hiện dưới dạng chống lại Công Giáo nhiều hơn?
(T): Ông Vere: Thưa, chuyện không chỉ có đơn giản như thế. Những gì vốn khởi đầu như là một cuộc nổi loạn chống đối lại Giáo Hội thì sẽ trở thành một cuộc nổi loạn chống đối lại Thiên Chúa. Và từ đó, nó sẽ dẫn đến điều được khám phá ra rằng thực chất Thiên Chúa và Đạo Kitô Giáo – chỉ là thứ lừa dối mà thôi.
Hai đứa trẻ 12 tuổi giữ vai chính – Lyra và Bill – khám phá ra rằng không có linh hồn bất diệt, lẫn không có thiên đàng hay địa ngục gì cả. Tất cả những gì đợi chờ chúng ta trong cuộc sống đời sau chính là dạng mờ mờ ảo ảo giống kiểu của diêm vương hay âm phủ vậy đó là nơi mà tâm hồn đợi chờ mãi cho đến khi tự nó bị phân hủy đi. Do đó, Pullman dùng luận điệu này như là cách để chống lại Đạo Công Giáo, và là cái cửa ngõ chính để ông ta cổ võ cho thứ chủ nghĩa vô thần.
(H): Bộ 3 cuốn chuyện tiểu thuyết hư cấu này hiện đang được đem ra so sánh với “Harry Potter,” và “The Lord of the Rings.” Thì phải chăng có một sự so sánh nào đó với một trong hai?
(T) Ông Vere: Xét về bề mặt, đúng vậy. Tất cả đều có những thầy pháp (wizards), những vị anh thư (heroines), những vật thể lạ (strange creatures), các thế giới thay đổi nhau (alternate worlds), vân vân … Mặc dầu vì những lý do đã nêu ra, sự so sánh thật sự, bằng cách đảo ngược các hình ảnh nhân vật như trong cuốn “Ký Sự Niên Đại của Narnia” của C.S.Lewis, thì chính bản thân của Pullman đã gọi “The Lord of the Rings” chính là sự “ấu trĩ” (infantile), và ông ta đặc biệt căm ghét “Narnia” của Lewis. Điều này được phản ánh trong việc Pullman lấy các thiết bị mang tính văn chương của Lewis để chuyển hướng chúng sang việc tấn công lại Đạo Kitô Giáo, và cổ võ cho chủ nghĩa vô thần.
Như Pullman đã từng nói trong bài viết của năm 1988 trong tờ “Người Canh Gác” (The Guardian) rằng:
“[Lewis] nói chung là không thích phụ nữ, hay những gì có liên quan đến tình dục, ít ra là vào giai đoạn mà ông viết ra ‘Narnia.’ Ông ta sợ hãi và bị làm cho thất kinh bởi ý niệm muốn được lớn lên. Susan, người muốn được lớn lên, và là người lẽ ra trở thành một nhân vật có tính thu hút nhất trong toàn bộ chu kỳ nếu như cô ta được phép cho là như thế, thì hóa ra chỉ là một cô bó lọ lem trong câu chuyện mà những người chị xấu xí của cô đã chiến thắng.”
Bà Miesel: Câu trích dẫn dơ bẩn đó thực chất đã hoàn toàn sai lầm về mặt sự thật. Lewis bắt đầu việc thư tín với người vợ tương lai của ông vào năm 1950, là năm mà cuốn “Narnia” đầu tiên được cho ra đời, và rồi đã cưới người vơ ấy vào năm 1956, cũng là năm mà cuốn cuối cùng được cho xuất bản ra. Vấn nạn của Susan không phải là “việc lớn lên,” mà suy cho cùng đó chỉ là sự ngờ nghệch và tính tự phụ (conceited) mà thôi. Cô ta thậm chí không có xuất hiện – cũng như chẳng cần gì phải bị đưa xuống địa ngục – trong cuốn cuối cùng có nhan đề “Cuộc Chiến Cuối Cùng” (The Last Battle) cả.
Ông Vere: Chính vì thế điều mà chúng ta nhận thấy được ở đây không phải là sự so sánh, mà thực chất chính là sự tương phản và tính đồi trụy của nó nơi tác phẩm của Pullman. Cũng thế, công trình của Tolkien, Lewis và Rolwing chủ yếu là để khán giả bị lôi cuốn. Vấn đề chính là một người đọc bình dân khi mua về những công trình này, đọc chúng, rồi biến cho chúng trở nên nổi tiếng.
Còn công trình của Pullman thì trái lại. Chúng bị lôi cuốn bởi những người chỉ trích chúng. Người duy nhất mà tôi biết đề nghị đọc qua công trình của Pullman chính là những giáo sư đại học và những giáo sư chuyên về Anh Ngữ mà thôi. Tôi không biết rằng liệu một anh thợ điện, một cô làm tóc, hay một kế toán viên lại có thể đi quảng cáo bằng miệng về công trình của Pullman cho được. Vì thế những cuốn sách này chưa được trình bày một cách hợp lý với một người độc giả bình dân so với “Narnia,” “Harry Potter,” hay “The Lord of the Rings” có thể làm được. Đó là một sự so sánh rất khập khiễng thực chất mà nói như vậy!
(H): Nicole Kidman, một người Công Giáo thủ vai trong cuốn phim này, và cô ta đã từng nói rằng cô ta sẽ không nhận vai này nếu cô ta nghĩ cuốn phim là chống đối lại Công Giáo. Thế ý kiến của Quý Vị là như thế nào?
(T): Ông Vere: Cuốn phim chưa được tung ra, vì thế tôi không thể nào bình luận gì về nó cả.
Tuy nhiên, Chúa Kitô trong các Sách Phúc Âm đã hỏi một cách rất thẳng thắn rằng: Liệu một cây tốt tươi lại có có thể mang những trái hư thối được không?
Cuốn phim chính là hoa trái của những cuốn sách và của trí tưởng tượng bệnh hoạn của Pullman. Đây là những kiểu suy nghĩ tự căn bản của chúng đã là vô thần và chống đối lại Đạo Kitô Giáo rồi. Làm sao một người nào đó có thể gột rửa điều này ra khỏi cuốn phim mà không thể ra khỏi đầu óc điên dại của Pullman trong những câu chuyện của ông ta cho được?
Trong suốt cuộc phỏng vấn với nhà viết kịch bản của Hollywood là Barbara Nicolosi cách đây một vài tháng, tôi đã hỏi Cô ta là liệu có thể nào làm cho dịu giọng chống lại Kitô Giáo trong cuốn phim có được không. Nicolosi chính là chủ tịch của công ty Act One – một tổ chức chuyên đào tạo và hướng dẫn cho những người Kitô Giáo nào bắt đầu khởi hành phim sang Hollywood.
Cô ta nói để cho Cô ta suy nghĩ. Một vài năm trước đây, một trong những người bạn của Cô ta – một người Tin Lành bảo thủ - cũng đã từng được công ty của Cô ta hỏi tới về dự án này, có nghĩa là đề nghị viết lại kịch bản sao cho hợp với cuốn phim “Chiếc La Bàn bằng Vàng.”
Cô Nicolosi nói cho tôi biết rằng:
“Chúng tôi đã đọc qua cuốn sách, và không có cách nào mà chúng tôi có thể làm dịu đi cái gịọng điệu chống đối lại Kitô Giáo cả. Vũ trụ quan huyền ảo của Pullman chính là thứ chủ nghĩa hư vô (nihilistic) và nó có cội rể từ sự hỗn loạn. Bạn không thể nào sửa chửa được điều đó trong phiên bản viết lại mà không làm thay đổi câu chuyện mà Pullman đang muốn nói cho độc giả - đó là: thứ chủ nghĩa vô thần, sự giận dữ và có lúc mang tính khiêu khích hay luận chiến (polemical).”
Nhưng giả sử như việc đó là có thể làm được đi chăng nữa. Giả sử như Nicole Kidman là đúng đi, và rằng cuốn phim đã được gọt rủa đi những đoạn chống lại Đạo Công Giáo. Thì các cuốn sách của Pullman vẫn còn mang tính chất đối chọi lại Kitô Giáo một cách rất hà khắc và có tính luận chiến.
Thế tại sao lại phải cổ võ cho một cuốn phim, vốn chỉ dấy lên sự ham thích của những người trẻ vào những cuốn sách ác độc đó, vốn chẳng có ấn tượng gì cả đối với các em?
Đối với các bậc làm cha-mẹ Kitô Giáo, thì cuốn phim chẳng là gì khác hơn ngoài sự đầu độc về mặt tâm linh cho các em – vì suy cho cùng, cuốn phim chính là hoa trái của một cuốn sách được viết ra bởi một người nổi tiếng là vô thần và trần tục hóa mà thôi.
Lược Trích Bài Phỏng Vấn của Hãng Tin Zenit với Ông Pete Vere và Bà Sandra Miesel
Cặp Tình Nhân 12 Tuổi Với Các Con Thú chính là Quỷ Biết Nói |
Ông Pete Vere, J.C.L. là một Luật Sư Công Giáo chuyên về Giáo Luật. Còn Bà Sandra Miesel là người đã từng viết rất nhiều bài có chủ đề về "Dismantling The Da Vinci Code" (Giải Mã Da Vinci Code) của Dan Brown trước kia. Bà là cây bút quen thuộc trong các tạp chí Công Giáo như: Crisis, St, Anthony's, vân vân... Bà có bằng Thạc Sĩ chuyên về Lịch Sử Trung Cổ và Sinh Hóa Học tại trường Đại Học Illinoise.
Trong bài phỏng vấn với hãng tin Zenit vào tuần lể thứ 2 của Tháng 11/2007 vừa qua, Ông Vere và Bà Sandra Miesel bàn thảo về cuốn phim, vốn dựa trên bộ tiểu thuyết hư cấu của Philip Pullman. Cuốn phim do cặp nam-nữ diễn viên Nicole Kidman và Daniel Craig đóng, sẽ được chính thức cho trình chiếu vào đêm vọng Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, tức vào ngày Thứ Sáu – Ngày 7 Tháng 12 Năm 2007 sắp tới trên hơn 22 quốc gia.
Vere và Miesel là hai tác giả của cuốn sách có nhan đề “Người Thổi Sáo Muôn Màu Muôn Vẽ của Chủ Nghĩa Vô Thần: Philip Pullman và Những Câu Chuyện Kỳ Quặc Dành Cho Các Trẻ Em” (Pied Piper of Atheism: Philip Pullman and Children's Fantasy), do Nhà Sách Dòng Tên xuất bản vào đầu tháng này nhân dịp cuốn phim “Chiếc La Bàn bằng Vàng” (The Golden Compass) được tung ra cho công chúng.
Hỏi (H): Cuốn phim đầu tiên mang tên “Chiếc La Bàn bằng Vàng” (The Golden Compass) là một trong bộ 3 cuốn sẽ được tung ra vào Mùa Giáng Sinh này. Thì đối với những ai không mấy quen thuộc cho lắm với loạt tiểu thuyết hư cấu này, thì đây chính là những loại sách theo kiểu gì và chúng được viết ra để nhắm vào đối tượng nào?
Ông Vere: Thưa, ngày từ khởi đầu thì những cuốn sách này được nhắm vào các em thuộc lứa từ 9 đến12 tuổi, như là loại văn chương truyền thống có sức thu hút mạnh giống jiểu của J.R.R. Tolkien, C.S.Lewis, và J.K. Rowling. Những nhà chỉ trích phim nói cho chúng tôi biết rằng: “nếu các em là người hâm mộ các cuốn chuyện tiểu thuyết như ‘Lord of the Rings,’ ‘Narnia’ hay ‘Harry Potter,’ thì chắc hẳn các em sẽ yêu thích Pullman.”
Cá nhân tôi mà nói, tôi không thể nào nhìn thấy một đứa trẻ tự mình có thể chọn ra những cuốn sách này để mà đọc và nghiền ngẫm, vì điều mà tôi thường thấy chính là chính những người lớn mới là những người chọn ra những cuốn sách này và đưa cho con cái họ đọc.
Do đó, cuốn “Chiếc La Bàn bằng Vàng” (The Golden Compass) là cuốn sách đầu tay của Pullman trong bộ 3 cuốn, vốn được viết ra vào năm 1995. Cuốn thứ 2 có nhan đề là "Chiếc Dao Huyền Ảo" (The Subtle Knife) ra đời vào năm 1997, và cuốn thứ 3 có nhan đề là "Kính Thiên Văn Nhỏ Sắc Sảo" (The Amber Spyglass) ra đời vào năm 2000.
Tựu chung lại mà nói, thì bộ tiểu thuyết gồm 3 cuốn được kể trên, cũng còn được biết đến như “Những Tài Liệu Đen Tối Của Hắn” (His Dark Materials) – một thành ngữ được rút ra từ cuốn chuyện của John Milton có nhan đề “Lạc Lõng Nơi Thiêng Đường” (Paradise Lost).
Theo ý kiến và suy nghĩ chính xác của riêng tôi, thì cuốn 2 có nội dung đen tối hơn cuốn 1, và cuốn 3 là cuốn có nội dung đen tối nhất trong số 2 cuốn đầu. Dĩ nhiên là trong những cuốn này, Pullman đều ra sức tấn công rất mãnh liệt, chống lại Giáo Hội Công Giáo và khái niệm về Thiên Chúa trong truyền thống Kitô Giáo lẫn Do Thái Giáo, cũng như việc ông ta mạnh mẽ cổ võ một cách rất khắc nghiệt về chủ nghĩa vô thần.
Lấy ví dụ, một trong những nhân vật đóng vai phụ chính yếu đó là nữ Bác sĩ Mary Malone, một vị cựu-nữ tu Công Giáo, người đã từ bỏ ơn gọi để theo đuổi dục tình và khoa học. Người đọc không gặp đến bà này mãi cho đến cuốn thứ 2, vì đó là khoảng thời gian mà các độc giả trẻ bị cuốn hút và trở nên mê muội. Vào cuốn thứ 3 thì Bác sĩ Malone bắt đầu thực hiện các thủ tục của lạc giáo như kêu ma, gọi hồn, làm bùa phép, vân vân, từ đó dẫn đến việc xuất hiện ra hai nhân vật chính đó là một bé gái và một bé trai 12 tuổi. Cả hai em này tuy tuổi hãy còn nhỏ, nhưng đã ngủ chung trong giường và liên tục làm tình với nhau, cũng như hôn nhau dữ dội. Đây chính là hành động để đôi trẻ này đổi mới lại bộ mặt của vũ trụ rất nhiều lần, dưới sự chủ đạo của Pullman.
Một ví dụ khác về việc phát họa ra hình ảnh của một Thiên Chúa theo truyền thống của Kitô Giáo và Do Thái Giáo mà Pullman đã hư cấu ra, đó là: Pullman gọi Thiên Chúa như là “Đấng Quyền Uy” (The Authority), mặc dầu có rất nhiều đoạn ám chỉ rất rõ rằng đó chính là Thiên Chúa trong Thánh Kinh.
Theo sự nhào nặn của Pullman, thì “Authority” chỉ đơn thuần chính là một kẻ nói láo, và một vị thiên thần tầm thường mà thôi, và trong cuốn thứ 3, độc giả trẻ sẽ khám ra thêm “Authority” lại là một lão già lụ khụ không hơn, không kém.
“Authority” bị nhốt trong một hộp đựng đồ châu báu và bị đức thượng phụ Enoch cầm tù, người mà giờ đây được gọi là Matatron, và là người cai trị thiên hạ nhân danh của “Authority.” Khi hai đứa trẻ tìm thấy hộp đựng đồ châu báu, và vô tình thả “Authority” ra, thì “Authority” trở nên tan rã và chết đi.
Thêm vào đó, Pullman cũng dùng tới hình tượng của C.S.Lewis trong cuốn “Ký Sự Niên Đại của Narnia” (Narnia’s Chronicles).
“Những Tài Liệu Đen Tối Của Hắn” (His Dark Materials) cũng được khai mào bởi hình ảnh của một vị anh thư trong bộ trang phục theo kiểu giáo dục cổ xưa, chuyện trò với một con thú biết nói, khi cô bé khám phá ra những loại thế giới đa dạng. Vì thế các độc giả trẻ sẽ sớm bị ru ngủ với cùng cảm giác như các em đã từng kinh qua khi đọc chuyện của Lewis.
Tuy nhiên, công trình của Pullman không chỉ đơn giản dùng những câu chuyện thần thoại để kể hay ngụ ý về một câu chuyện tốt đẹp hay một kết thúc có hâu, đáng là bài học rất hay để đời như của Lewis, mà những câu chuyện hư cấu của ông ta có ngụ ý và chủ đích hướng các độc giả trẻ từ bỏ đạo Công Giáo hay Kitô Giáo để theo chủ nghĩa vô thần, nhằm phá hủy và làm rạn nứt đi hình ảnh tốt đẹp mà hai tác giả Công Giáo Lewis và Tolkien đã gầy dựng lên trong tâm trí non nớt và cao đẹp của bao thế hệ người trẻ, và để làm sói mòn đức tin của các em vào Thiên Chúa và Giáo Hội.
(H): Rất nhiều người Công Giáo, kể cả William Donohue của Liên Đoàn Công Giáo (Catholic League) đã và hiện vẫn còn đang lên tiếng để chống lại cuốn phim. Thế các bậc làm cha-mẹ nên biết được điều gì trước khi họ để cho các con cái của họ xem qua cuốn phim này?
Ông Vere: Tôi đề nghị là các bậc phụ huynh không nên cho phép con cái của họ xem qua cuốn phim này. Mặc dầu, theo báo cáo cho biết là cuốn phim đã cắt bỏ đi những phần chống lại người Kitô Giáo và các chi tiết chính yếu chống lại tôn giáo, thế nhưng cuốn phim sẽ chẳng có tác dụng gì cả nếu như nó không kêu gợi sự tò mò của các em, để khiến cho các em phải đi tìm, mua, và đọc cho bằng được những cuốn sách của Pullman. Chính bản thân tôi cũng là một người cha. Con cái tôi sẽ nghĩ rằng sẽ là đạo đức giả nếu tôi nói với chúng rằng: coi phim thì chẳng sao cả, thế nhưng các con không được phép đọc các cuốn sách của Pullman.
Cuốn phim này hoàn toàn không thích hợp cho các con trẻ dẫu rằng nó rất có ấn tượng, vì rằng khi đọc qua những câu chuyện giả tạo như vậy sẽ khiến cho các em bắt đầu nghi vấn và xem thường về Thiên Chúa, vì giờ đây các em biết rằng Ngài chỉ là một kẻ nói dối và bị giết chết đi mà thôi. Thì những hành động đó chính là tội trọng, vì đã dám cả gan phạm thượng với Thiên Chúa.
Các cuốn sách đó càng không thích hợp hơn cho các em vì nhân vật anh thư trong câu chuyện lại chính là một sản phẩm của sự thông dâm và sát hại; các linh mục được phát họa như là những người chuyên hành động giống như những kẻ đấm đá, tra tấn một cách rất chuyên nghiệp, và mặc sức thực hành việc thí nghiệm lạc giáo, huyền bí lên trên các trẻ em; còn một vị cựu nữ tu lại gian diếu trong việc thực hành bùa phép, có đời sống tình dục chung chạ rất bừa bãi, và công khai kể những chuyện tục tĩu đó cho một cặp vợ-chồng mới có 12 tuổi đầu; và những vị thiên thần lại nổi loạn lên chống lại Thiên Chúa, và hành động của các vị thiên thần này lại được Pullman ca tụng đến hết lời, trong khi đó những ai chiến đấu về phe của Thiên Chúa, thì được Pullman coi là những kẻ có tội hết thảy. Đây quả thật là điều hết sức sai lầm!
Và mặc dầu giọng điệu đã giảm xuống phần nào đó trong cuốn phim – ít ra đó là những gì mà Hollywood nói cho chúng ta hay – thế nhưng trong các cuốn chuyện thì chuyện hiềm khích và cay độc đến Kitô Giáo và Thiên Chúa vẫn hãy còn rất mạnh mẽ, nếu không muốn nói là có tính rất khắt nghiệt.
Bà Sandra Miesel |
Tôi đồng ý với lời đề nghị của Pete. Các bậc làm cha-mẹ nên tránh cho con cái của mình bị nhiễm bởi cả cuốn phim lẫn những cuốn chuyện theo kiểu tồi bại này. Sẽ là tốt nhất nếu như chúng ta giả vờ chẳng tỏ ra phản ứng ngăn cản gì cả, vì rằng đó chỉ là sự quảng cáo miễn phí công cộng mà thôi. Và rằng nếu cuốn phim đầu tiên không đạt được doanh số ngay từ những buổi trình chiếu ban đầu, thì cuốn sách thứ 2 và 3 sẽ không được dựng thành phim đâu.
(H): Ông Pullman – tác giả của bộ 3 cuốn chuyện tiểu thuyết hư cấu này, vốn nổi danh là người vô thần khét tiếng. Thì liệu điều này có được thể hiện trong những cuốn sách và cuốn phim của ông ta như là một người theo chủ nghĩa trần tục hay phần nào được thể hiện dưới dạng chống lại Công Giáo nhiều hơn?
(T): Ông Vere: Thưa, chuyện không chỉ có đơn giản như thế. Những gì vốn khởi đầu như là một cuộc nổi loạn chống đối lại Giáo Hội thì sẽ trở thành một cuộc nổi loạn chống đối lại Thiên Chúa. Và từ đó, nó sẽ dẫn đến điều được khám phá ra rằng thực chất Thiên Chúa và Đạo Kitô Giáo – chỉ là thứ lừa dối mà thôi.
Hai đứa trẻ 12 tuổi giữ vai chính – Lyra và Bill – khám phá ra rằng không có linh hồn bất diệt, lẫn không có thiên đàng hay địa ngục gì cả. Tất cả những gì đợi chờ chúng ta trong cuộc sống đời sau chính là dạng mờ mờ ảo ảo giống kiểu của diêm vương hay âm phủ vậy đó là nơi mà tâm hồn đợi chờ mãi cho đến khi tự nó bị phân hủy đi. Do đó, Pullman dùng luận điệu này như là cách để chống lại Đạo Công Giáo, và là cái cửa ngõ chính để ông ta cổ võ cho thứ chủ nghĩa vô thần.
(H): Bộ 3 cuốn chuyện tiểu thuyết hư cấu này hiện đang được đem ra so sánh với “Harry Potter,” và “The Lord of the Rings.” Thì phải chăng có một sự so sánh nào đó với một trong hai?
(T) Ông Vere: Xét về bề mặt, đúng vậy. Tất cả đều có những thầy pháp (wizards), những vị anh thư (heroines), những vật thể lạ (strange creatures), các thế giới thay đổi nhau (alternate worlds), vân vân … Mặc dầu vì những lý do đã nêu ra, sự so sánh thật sự, bằng cách đảo ngược các hình ảnh nhân vật như trong cuốn “Ký Sự Niên Đại của Narnia” của C.S.Lewis, thì chính bản thân của Pullman đã gọi “The Lord of the Rings” chính là sự “ấu trĩ” (infantile), và ông ta đặc biệt căm ghét “Narnia” của Lewis. Điều này được phản ánh trong việc Pullman lấy các thiết bị mang tính văn chương của Lewis để chuyển hướng chúng sang việc tấn công lại Đạo Kitô Giáo, và cổ võ cho chủ nghĩa vô thần.
Như Pullman đã từng nói trong bài viết của năm 1988 trong tờ “Người Canh Gác” (The Guardian) rằng:
“[Lewis] nói chung là không thích phụ nữ, hay những gì có liên quan đến tình dục, ít ra là vào giai đoạn mà ông viết ra ‘Narnia.’ Ông ta sợ hãi và bị làm cho thất kinh bởi ý niệm muốn được lớn lên. Susan, người muốn được lớn lên, và là người lẽ ra trở thành một nhân vật có tính thu hút nhất trong toàn bộ chu kỳ nếu như cô ta được phép cho là như thế, thì hóa ra chỉ là một cô bó lọ lem trong câu chuyện mà những người chị xấu xí của cô đã chiến thắng.”
Bà Miesel: Câu trích dẫn dơ bẩn đó thực chất đã hoàn toàn sai lầm về mặt sự thật. Lewis bắt đầu việc thư tín với người vợ tương lai của ông vào năm 1950, là năm mà cuốn “Narnia” đầu tiên được cho ra đời, và rồi đã cưới người vơ ấy vào năm 1956, cũng là năm mà cuốn cuối cùng được cho xuất bản ra. Vấn nạn của Susan không phải là “việc lớn lên,” mà suy cho cùng đó chỉ là sự ngờ nghệch và tính tự phụ (conceited) mà thôi. Cô ta thậm chí không có xuất hiện – cũng như chẳng cần gì phải bị đưa xuống địa ngục – trong cuốn cuối cùng có nhan đề “Cuộc Chiến Cuối Cùng” (The Last Battle) cả.
Ông Vere: Chính vì thế điều mà chúng ta nhận thấy được ở đây không phải là sự so sánh, mà thực chất chính là sự tương phản và tính đồi trụy của nó nơi tác phẩm của Pullman. Cũng thế, công trình của Tolkien, Lewis và Rolwing chủ yếu là để khán giả bị lôi cuốn. Vấn đề chính là một người đọc bình dân khi mua về những công trình này, đọc chúng, rồi biến cho chúng trở nên nổi tiếng.
Còn công trình của Pullman thì trái lại. Chúng bị lôi cuốn bởi những người chỉ trích chúng. Người duy nhất mà tôi biết đề nghị đọc qua công trình của Pullman chính là những giáo sư đại học và những giáo sư chuyên về Anh Ngữ mà thôi. Tôi không biết rằng liệu một anh thợ điện, một cô làm tóc, hay một kế toán viên lại có thể đi quảng cáo bằng miệng về công trình của Pullman cho được. Vì thế những cuốn sách này chưa được trình bày một cách hợp lý với một người độc giả bình dân so với “Narnia,” “Harry Potter,” hay “The Lord of the Rings” có thể làm được. Đó là một sự so sánh rất khập khiễng thực chất mà nói như vậy!
(H): Nicole Kidman, một người Công Giáo thủ vai trong cuốn phim này, và cô ta đã từng nói rằng cô ta sẽ không nhận vai này nếu cô ta nghĩ cuốn phim là chống đối lại Công Giáo. Thế ý kiến của Quý Vị là như thế nào?
(T): Ông Vere: Cuốn phim chưa được tung ra, vì thế tôi không thể nào bình luận gì về nó cả.
Tuy nhiên, Chúa Kitô trong các Sách Phúc Âm đã hỏi một cách rất thẳng thắn rằng: Liệu một cây tốt tươi lại có có thể mang những trái hư thối được không?
Cuốn phim chính là hoa trái của những cuốn sách và của trí tưởng tượng bệnh hoạn của Pullman. Đây là những kiểu suy nghĩ tự căn bản của chúng đã là vô thần và chống đối lại Đạo Kitô Giáo rồi. Làm sao một người nào đó có thể gột rửa điều này ra khỏi cuốn phim mà không thể ra khỏi đầu óc điên dại của Pullman trong những câu chuyện của ông ta cho được?
Trong suốt cuộc phỏng vấn với nhà viết kịch bản của Hollywood là Barbara Nicolosi cách đây một vài tháng, tôi đã hỏi Cô ta là liệu có thể nào làm cho dịu giọng chống lại Kitô Giáo trong cuốn phim có được không. Nicolosi chính là chủ tịch của công ty Act One – một tổ chức chuyên đào tạo và hướng dẫn cho những người Kitô Giáo nào bắt đầu khởi hành phim sang Hollywood.
Cô ta nói để cho Cô ta suy nghĩ. Một vài năm trước đây, một trong những người bạn của Cô ta – một người Tin Lành bảo thủ - cũng đã từng được công ty của Cô ta hỏi tới về dự án này, có nghĩa là đề nghị viết lại kịch bản sao cho hợp với cuốn phim “Chiếc La Bàn bằng Vàng.”
Cô Nicolosi nói cho tôi biết rằng:
“Chúng tôi đã đọc qua cuốn sách, và không có cách nào mà chúng tôi có thể làm dịu đi cái gịọng điệu chống đối lại Kitô Giáo cả. Vũ trụ quan huyền ảo của Pullman chính là thứ chủ nghĩa hư vô (nihilistic) và nó có cội rể từ sự hỗn loạn. Bạn không thể nào sửa chửa được điều đó trong phiên bản viết lại mà không làm thay đổi câu chuyện mà Pullman đang muốn nói cho độc giả - đó là: thứ chủ nghĩa vô thần, sự giận dữ và có lúc mang tính khiêu khích hay luận chiến (polemical).”
Nhưng giả sử như việc đó là có thể làm được đi chăng nữa. Giả sử như Nicole Kidman là đúng đi, và rằng cuốn phim đã được gọt rủa đi những đoạn chống lại Đạo Công Giáo. Thì các cuốn sách của Pullman vẫn còn mang tính chất đối chọi lại Kitô Giáo một cách rất hà khắc và có tính luận chiến.
Thế tại sao lại phải cổ võ cho một cuốn phim, vốn chỉ dấy lên sự ham thích của những người trẻ vào những cuốn sách ác độc đó, vốn chẳng có ấn tượng gì cả đối với các em?
Đối với các bậc làm cha-mẹ Kitô Giáo, thì cuốn phim chẳng là gì khác hơn ngoài sự đầu độc về mặt tâm linh cho các em – vì suy cho cùng, cuốn phim chính là hoa trái của một cuốn sách được viết ra bởi một người nổi tiếng là vô thần và trần tục hóa mà thôi.