Chân lý là Tình yêu
Rom. 5. 7.2006 (ZENIT. Org) Trong một lọat bài bào của tờ “Osservatore Romano”, nhật báo bán chính thức của Vatican đã làm sáng tỏ những khía cạnh tình yêu kitô giáo được trình bày trong hiến chế Deus caritas est của Đức Bênêđictô XVI.
1- Chân lý là tình yêu
Chân lý là tình yêu đó là nhận định đầu tiên của Đức Hồng y Renato Martino, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa Bình vào ngày 10.5.2006. Đối với ngài tâm điểm của hiến chế đầu tiên của Đức Thánh cha chính là công bình và tình yêu hội tụ trong Kitô giáo và như thế Kitô giáo là tôn giáo của sự hiệp thông và duy nhất của tòan thể nhân lọai. Đức Hồng y viết: “Chân lý” đưa con ngừơi lại với nhau, vì chân lý giải thóat con ngừơi khỏi những ý kíên chủ quan, và tình yêu dẫn con ngừơi đến với nhau, vì tình yêu làm cho con người vượt thắng được tính ích kỷ cá nhân”. Kitô giáo kết nối cả hai chiếu kích nói và tuyên bố: “chân lý là tình yêu”.
Nếu con ngừơi tiếp nhận Tin mừng: Thiên Chúa là tình yêu, họ sẽ thiết chế một nền tảng chung để có thể chiến thắng được những cuộc xung đột, và giúp con người lọai bỏ được “cái tôi” riêng tư. Tình yêu Thiên Chúa làm cho chúng ta nhận biết không chỉ phẩm giá của riêng chúng ta, nhưng tình yêu đó còn giúp chúng ta hiểu chính phẩm giá đó ở nơi ngừơi khác.
“Nguồn gốc của xã hội nhân lọai không phải là chuộc chiến chống lại nhau để được công nhận, nhưng là kinh nhgiệm được yêu thương. Sự nhận thức đó làm cho chúng ta có khả năng yêu thương ngừơi khác”. Đối với Đức hồng y Martino tình yêu kitô giáo, đức ái, là qùa tặng lớn nhất mà Giáo hội trao ban cho nhân lọai trong hành động. Đức hồng y giải thích: Hôn nhân và gia đình, mối tương quan quốc tế cũng nhưng cuộc chiến chống lại nạn nghèo đói đó chỉ là một số lãnh vực mà ánh sáng tình yêu chiếu giãi vào.
2- Học thuyết xã hội của Giáo hội, biểu lộ tình yêu
Ngày 13.05 Giám mục Giampaolo Crepaldi, thư ký hội đồng Giáo hòang về Công lý và Hòa bình đã trình bày mối tương quan giữa học thuyết xã hội của Giáo hội và Đức ái. Đặc biệt, đức Giám mục nói đến hiến chế xã hội đầu tiên “Rerum Novarum” trong sự kết nối với tình yêu.
Học thuyết xã hội của Giáo hội có thể và phải được nhìn như “sự biểu lộ tình yêu kitô giáo”. Điều đó cũng có gía trị đối Giáo huấn luân lý Kitô giáo, mà điểm chính yếu của giáo huấn luân lý không là gì khác ngòai tình yêu. Tình yêu không xảy đến như là cái gì từ bân ngòai thêm vào, nhưng nó thuộc về bản chất đời sống Kitô hữu.
Giữa tình yêu và công bằng không có điểm mâu thuẫn nào. Tình yêu phục vụ trong việc làm cho sự công bằng được tinh tuyền. “Tình yêu không đối chọi với công bằng, nhưng làm cho công bằng hít thở bầu khí tự do và nhờ đó công bằng hòan tòan thể hiện chính mình mà không rơi vào mối nguy hiểm chỉ có cái nhìn về phía mình”.
Lm Hà văn Minh
Rom. 5. 7.2006 (ZENIT. Org) Trong một lọat bài bào của tờ “Osservatore Romano”, nhật báo bán chính thức của Vatican đã làm sáng tỏ những khía cạnh tình yêu kitô giáo được trình bày trong hiến chế Deus caritas est của Đức Bênêđictô XVI.
1- Chân lý là tình yêu
Chân lý là tình yêu đó là nhận định đầu tiên của Đức Hồng y Renato Martino, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa Bình vào ngày 10.5.2006. Đối với ngài tâm điểm của hiến chế đầu tiên của Đức Thánh cha chính là công bình và tình yêu hội tụ trong Kitô giáo và như thế Kitô giáo là tôn giáo của sự hiệp thông và duy nhất của tòan thể nhân lọai. Đức Hồng y viết: “Chân lý” đưa con ngừơi lại với nhau, vì chân lý giải thóat con ngừơi khỏi những ý kíên chủ quan, và tình yêu dẫn con ngừơi đến với nhau, vì tình yêu làm cho con người vượt thắng được tính ích kỷ cá nhân”. Kitô giáo kết nối cả hai chiếu kích nói và tuyên bố: “chân lý là tình yêu”.
Nếu con ngừơi tiếp nhận Tin mừng: Thiên Chúa là tình yêu, họ sẽ thiết chế một nền tảng chung để có thể chiến thắng được những cuộc xung đột, và giúp con người lọai bỏ được “cái tôi” riêng tư. Tình yêu Thiên Chúa làm cho chúng ta nhận biết không chỉ phẩm giá của riêng chúng ta, nhưng tình yêu đó còn giúp chúng ta hiểu chính phẩm giá đó ở nơi ngừơi khác.
“Nguồn gốc của xã hội nhân lọai không phải là chuộc chiến chống lại nhau để được công nhận, nhưng là kinh nhgiệm được yêu thương. Sự nhận thức đó làm cho chúng ta có khả năng yêu thương ngừơi khác”. Đối với Đức hồng y Martino tình yêu kitô giáo, đức ái, là qùa tặng lớn nhất mà Giáo hội trao ban cho nhân lọai trong hành động. Đức hồng y giải thích: Hôn nhân và gia đình, mối tương quan quốc tế cũng nhưng cuộc chiến chống lại nạn nghèo đói đó chỉ là một số lãnh vực mà ánh sáng tình yêu chiếu giãi vào.
2- Học thuyết xã hội của Giáo hội, biểu lộ tình yêu
Ngày 13.05 Giám mục Giampaolo Crepaldi, thư ký hội đồng Giáo hòang về Công lý và Hòa bình đã trình bày mối tương quan giữa học thuyết xã hội của Giáo hội và Đức ái. Đặc biệt, đức Giám mục nói đến hiến chế xã hội đầu tiên “Rerum Novarum” trong sự kết nối với tình yêu.
Học thuyết xã hội của Giáo hội có thể và phải được nhìn như “sự biểu lộ tình yêu kitô giáo”. Điều đó cũng có gía trị đối Giáo huấn luân lý Kitô giáo, mà điểm chính yếu của giáo huấn luân lý không là gì khác ngòai tình yêu. Tình yêu không xảy đến như là cái gì từ bân ngòai thêm vào, nhưng nó thuộc về bản chất đời sống Kitô hữu.
Giữa tình yêu và công bằng không có điểm mâu thuẫn nào. Tình yêu phục vụ trong việc làm cho sự công bằng được tinh tuyền. “Tình yêu không đối chọi với công bằng, nhưng làm cho công bằng hít thở bầu khí tự do và nhờ đó công bằng hòan tòan thể hiện chính mình mà không rơi vào mối nguy hiểm chỉ có cái nhìn về phía mình”.
Lm Hà văn Minh