LTS: Người Việt hải ngoại thường nghe về chuyện gian lận thi cử ở Việt Nam từ cấp trung học phổ thông đến cấp bậc cao cấp nhất là học vị tiến sĩ. Tình trạng này nghiêm trong đến mức độ nào ? Đó là một câu hỏi mà chỉ người trong nước mới có thẩm quyền trả lời. VietCatholic xin trích đăng bài viết: “Gian Lận Trong Thi Cử: Khổ Lắm Nói Mãi” trong tờ An Ninh Thế Giới, cơ quan ngôn luận của nhà nước Việt Nam, để cống hiến độc giả.
Gian lận trong thi cử: Khổ lắm nói mãi!
Đối với dư luận xã hội, việc quay cóp, gian lận được giám thị tiếp tay mà thầy giáo Đỗ Việt Khoa, giáo viên Trường THPT Vân Tảo đã tố cáo trong kỳ thi THPT tại Trường THPT Phú Xuyên A, tỉnh Hà Tây, nơi thầy làm giám thị mới đây là chuyện sửng sốt, thậm chí “tày trời”, thì với những người trong cuộc, đặc biệt là những giáo viên thường xuyên trực tiếp đi coi thi, đó chỉ là chuyện... thường ngày, chuyện mùa thi nào chả có!
Gian lận... bắt đầu từ giám thị!
Câu hỏi đầu tiên và có lẽ khó giải đáp nhất trong hàng loạt những câu hỏi về việc “vẽ đường cho hươu chạy” của các giám thị dành cho học sinh trong các kỳ thi THPT đối với người “ngoại đạo” là: từ lúc soạn thảo đến lúc công bố đề thi luôn được giữ bí mật và niêm phong cẩn thận. Hơn nữa, số đề thi phát ra vừa đúng với số thí sinh dự thi, vậy làm thế nào và lấy đâu ra đề thi tuồn ra ngoài để giải, sau đó lại đưa vào phòng thi cho học sinh chép?
Đối với giáo viên câu hỏi này chẳng có gì khó thực hiện ngay cả khi mọi nguyên tắc bảo mật được thực hiện nghiêm túc. Vấn đề là giáo viên trong Hội đồng thi có đồng tâm hợp lực không, có tổ chức thành hẳn... một đường dây giải và ném bài cho học sinh không?
Lợi dụng quy định thí sinh phải có mặt trước giờ G hàng tiếng đồng hồ tại nơi thi, một số giám thị đã lấy đề thi tuồn ra ngoài bằng cách: khi đã nhận đủ số đề thi tương ứng với số thí sinh trong phòng (mỗi thí sinh một đề), một giám thị nhanh tay rút một đề rồi chuyển ngay cho giám thị khác, người nhận “nhiệm vụ” mang đi phôtô sau đó phân phát cho những người chịu trách nhiệm giải đề.
Để “bù” vào chỗ đề vừa bị rút, giám thị nói trên mang tập đề đã bị rút ruột đến trước mặt người chịu trách nhiệm phát đề của trường thông báo lại: “Anh đếm thiếu cho tôi rồi. Phòng tôi có 24 thí sinh mà ở đây chỉ có 23 đề. Phải bổ sung một đề nữa mới đủ”.
Thế là, không cần kiểm tra, không hẹp hòi gì, hơn nữa lại thực hiện đúng quy định mỗi thí sinh một đề, người phát đề phát thêm ngay một đề nữa mà không hề cấn cá. Vì trong lúc hỗn mang, bao nhiêu giám thị đến nhận đề cùng một lúc, nhầm lẫn là chuyện thường!
Đề rút ra được nhân bản nhanh chóng và phân phát ngay cho những giám thị có trách nhiệm giải và phải giải thật nhanh để kịp khi thí sinh vào phòng cũng là lúc đề thi được giải xong. Để làm được như vậy, nhóm giám thị giải bài thi phân công nhau mỗi người thực hiện một phần. Nhằm tránh trường hợp xấu xảy ra, họ đặt ra một nguyên tắc: không được giải đề thi bằng “giấy trắng mực đen” vì khi có chuyện, nó sẽ trở thành tang chứng. Cho nên chỉ được giải trên máy tính.
Mà máy tính chỉ khu vực văn phòng mới có trong khi nội quy của ngành giáo dục đã nói rõ: niêm phong tất cả những phòng không sử dụng trong kỳ thi. Vậy làm thế nào? “Cái khó ló cái khôn”, họ tập trung vào một phòng có máy tính, sau đó, khóa cửa và niêm phong phòng (do một người ở ngoài cùng đường dây) đúng theo quy định rồi ung dung ngồi bên trong giải. Giải xong, các phần được ghép lại thành một bài thi hoàn chỉnh, họ lại mau chóng mang đi phôtô rồi phát cho học sinh.
Nếu việc rút đề và giải đề các giám thị phải thực hiện trong “bóng tối” thì việc phôtô bài giải công khai hơn. Không chỉ họ, nhiều người khác, thậm chí cả thanh tra, cán bộ an ninh... cũng có nhu cầu “giúp đỡ” một số thí sinh là con em hoặc người thân trong kỳ thi. Một giáo viên đã tả lại cảnh phôtô bài giải tại một trường ở Hà Nội rất giống một... cái chợ. Người ta cứ nhao nhao lên, trong đó có cả giáo viên lẫn thanh tra...: “Cho tôi xin một bản”; “Photo cho tôi một bản”...
Và khi không được thì họ tranh giành và còn “cướp” của nhau những bản đã photo. Chuyện tưởng... như đùa như vậy không chỉ xảy ra ở giai đoạn đầu, trước khi vào phòng thi, mà ngay cả lúc đã vào phòng thi hay đến tận “hậu” phòng thi vẫn còn lắm chuyện rất nực cười. Hai việc khó nhất là lấy đề, giải đề và phôtô bài giải đã thực hiện được thì việc “ném” bài cho học sinh trong phòng thi đối với giám thị không có gì là phức tạp. Họ thiếu gì “chiêu” để bày cho học sinh.
“Chiêu” thứ nhất, vào phòng thi được khoảng 30 phút, thí sinh (đã được dặn trước) xin đi vệ sinh. Ra đến nhà vệ sinh hoặc là đã có sẵn một giáo viên đứng đợi ở đó để đưa bài giải hoặc như đã giao hẹn: “Cứ đến chỗ để giấy vệ sinh mà lấy”, hay: “Lấy ở trong lõi của cuộn giấy vệ sinh ấy”.
Chiêu thứ hai, dựng một màn kịch không mất thời gian mà lại hiệu quả: gọi thí sinh ra ngoài hành lang, miệng ra vẻ mắng: “Tên và số báo danh cậu phải ghi rõ ràng chứ, sao lại mờ thế này...”, trong khi đó giám thị lại dúi vào thí sinh đề thi đã giải sẵn. Có một chuyện mà sau đợt thi THPT vừa rồi trở thành giai thoại, đó là một thí sinh sau khi tìm kiếm hoài trong... nhà vệ sinh không thấy bài giải, quay ra định trở về phòng thi thì bất chợt gặp một thầy giáo đi ngược chiều với mình.
Như “vớ được vàng” thí sinh này vội giật tay thầy và lễ phép: “Con thưa thầy, con tìm mãi mà không thấy trong nhà vệ sinh ạ”. Thầy giáo ngạc nhiên hỏi lại: “Tìm gì mà không thấy?”. “Dạ... dạ.. bài giải”. “Thế tìm chỗ nào mà không thấy?”. Thế là học sinh kia vội vàng dẫn thầy vào nhà vệ sinh và tay vừa bới đống giấy vệ sinh miệng vừa trình bày: “Con nghe dặn rất kỹ là bài giải giấu trong đống này, vậy mà con tìm mãi không được. Đây, thầy xem đây này”.
Học sinh có ngờ đâu, người thầy em đang trình bày lại chính là thanh tra của ngành giáo dục xuống kiểm tra tình hình thi cử tại trường. May cho em là lúc ấy đã không tìm thấy bài giải chứ nếu tìm thấy, chắc chắn học sinh đó bị lập biên bản về hành vi gian lận thi cử.
Quay cóp không trừ... cán bộ!
Một chuyện khác cũng không kém phần giai thoại. Chả là, được phân công bảo vệ cho kỳ thi THPT ở Hà Nội được diễn ra an toàn, trong sạch, một cán bộ an ninh đã nhất nhất xin thủ trưởng thực hiện nhiệm vụ tại chính nơi con anh dự thi. Tưởng rằng sự có mặt của anh ở đó sẽ khiến cho không khí làm bài của các thí sinh, trong đó có con trai anh an toàn và quan trọng hơn sẽ là nguồn động viên thiết thực đối với con trai anh.
Nào ngờ, anh ở đó chẳng khác gì như “bia đỡ đạn” cho con. Sau khi xin bản phôtô bài giải như đã nói, anh cũng “tung” cho con. Nhưng không hiểu lộ liễu thế nào trong quá trình chép, con anh bị bắt quả tang về tội quay cóp. Đang chuẩn bị lập biên bản, thì anh vội vàng đến xin cho con chỉ chịu phạt cảnh cáo.
Nhân nói đến chuyện quay cóp ở đây, xin kể một câu chuyện cũng về gian lận thi cử nhưng không phải của học sinh mà của một cán bộ cấp cao. Trong kỳ thi nghiên cứu sinh để trở thành tiến sĩ của Học viện Hành chính quốc gia mới đây, ông Đ.N.D. đã bị bắt quả tang quay cóp trong khi đang làm bài thi và phải lập biên bản. Và sau sự việc ấy, chúng tôi nhận ra rằng hình như: không gian lận bất thành... sĩ tử (?!).
Đến giai đoạn “hậu” phòng thi, nghĩa là lúc bắt đầu chấm bài thi cho thí sinh. Cứ ngỡ, khâu này giáo viên khó mà “nhận” ra học sinh của mình để tiếp tay, dung túng cho hành vi gian lận thi cử. Vậy mà tam thập lục kế của Tôn Tử có thể giúp họ nhận dạng tất cả, không sót một học sinh nào. Nguyên tắc trong chấm thi là bài thi phải rọc phách để không còn tên tuổi của thí sinh; thứ hai là bài thi không chấm theo trật tự từng trường mà đảo lộn lẫn các trường với nhau.
Để vượt qua những rào cản này, có một quy ước để thầy dễ dàng “nhận” ra trò: chẳng hạn chữ B trong chữ “Bài làm” phải viết đúng theo giáo viên quy định (Có thể viết chữ in, hoa hoặc thêm một nét phẩy) hoặc chữ I cũng trong chữ “Bài làm” thay vì dấu chấm tròn phải viết hình sao hoặc hoa thị ở phía trên chữ I v.v... và v.v... Nói chung có 1.001 cách quy ước để nhận ra nhau. Vấn đề là “nhận ra nhau”, còn chất lượng bài thi như thế nào không quan trọng.
Vì một khi thầy đã tìm được trò qua bài thi thì bài thi ấy không bao giờ đạt điểm... dưới giỏi. Học sinh nào vô tình có những đặc điểm giống như quy ước của giáo viên nào đó đã quy định trong bài thi thì coi như học sinh đó may mắn được làm... “từ thiện” vì được hưởng điểm cao. Còn học sinh nào, dù đã đánh dấu theo giao ước nhưng bài thi không đến được tay người “cần tìm” thì số điểm chấm chỉ đúng theo khả năng. Học sinh ấy coi như... gặp hạn!
Tất cả việc làm trên đây không phải xảy ra cá biệt ở một trường, một học sinh hay một kỳ thi nào mà khá phổ biến trong học đường hiện nay. Định hướng cho việc làm ấy, buồn thay lại chính là tư duy của không ít giáo viên: thi tốt nghiệp THPT hay chuyển cấp từ THCS lên THPT như một “lễ phóng sinh”.
Mà đã là "lễ phóng sinh" thì giáo viên không nên nghiêm túc, thậm chí cần tiếp tay, dung túng cho hành động trái pháp luật của học sinh trong việc gian lận thi cử. Không biết khi thực hiện quy trình được gọi là “phóng sinh” này, giáo viên, những người đã “vẽ đường cho hươu chạy” có ý thức được rằng họ đang làm suy đồi một nền giáo dục và hơn nữa làm suy đồi cả một thế hệ trẻ sẽ làm chủ đất nước mai này không chỉ về kiến thức mà cả về nhân cách con người?
Để làm rõ tình trạng giám thị tiếp tay hành động gian lận thi cử cho học sinh cũng như nạn quay cóp trong học đường, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Bá Giao, Phó chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT.
* Thưa ông, sự việc “giám thị tố cáo giám thị” của thầy giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Tây vừa qua có là chuyện lạ đối với một người làm thanh tra như ông?
- Mấy năm trước, tôi đã từng nghe chính thức lẫn không chính thức những chuyện như vậy. Nó xảy ra ở một số địa phương vào mùa thi.
* Và ngành giáo dục xử lý thế nào những trường hợp ấy, thưa ông?
- Vì xảy ra ở địa phương nên Sở GD-ĐT ở những địa phương ấy tự giải quyết những trường hợp sai phạm dựa trên quy chế của ngành giáo dục. Theo tôi biết, có trường hợp buộc thôi việc, chuyển công tác khác... như ở Hà Nội, Đà Nẵng.
Nặng hơn thì chuyển Cơ quan điều tra của Công an để xử lý hình sự. Chẳng hạn như ở TP HCM, giáo viên ở một trường đại học tổ chức hẳn một đường dây để tiếp tay cho học sinh gian lận thi cử nhằm “ăn” tiền đã bị xử lý như vậy. Nói chung tùy theo mức độ sai phạm của từng trường hợp để xử lý.
* Nhưng theo ông, có phải trường hợp sai phạm nào cũng xử lý nghiêm minh như thế để trở thành bài học răn đe cho những người khác?
- Thực tế có những trường hợp kỷ luật chưa thỏa đáng cho nên chưa trở thành bài học “đắt giá” cho giáo viên trong việc tiếp tay gian lận thi cử cho học sinh.
* Và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến quy trình được coi là “phóng sinh” của giáo viên dành cho học sinh trong các mùa thi tốt nghiệp trở nên phổ biến như hiện nay, thưa ông?
- Tôi đã nghe thực tế này và phải nói rằng nó bắt đầu từ những căn nguyên sâu xa hơn. Những căn nguyên ấy không chỉ tác động mạnh đến việc tiếp tay của giáo viên trong gian lận thi cử mà còn đến cả nạn quay cóp của học sinh hiện nay. Đó là ba nguyên nhân: thứ nhất là “bệnh” thành tích. Bệnh này thực tế mà nói, tự các trường nghĩ ra để nâng cao uy tín của mình chứ hoàn toàn ngành giáo dục không coi đây là mục đích chính để đánh giá chất lượng giáo dục của các trường.
Thứ hai là quan niệm trọng bằng cấp trong xã hội. Và đây có thể xem là nguyên nhân quan trọng nhất cùng với nguyên nhân thứ ba trong việc tồn tại gian lận thi cử. Người ta cho rằng cứ phải có bằng cấp mới thành người, mới có địa vị trong xã hội. Thực tế hiện nay cho thấy nhiều cơ quan, tổ chức trong xã hội khi tuyển dụng lao động, dù chỉ làm lao công cũng đòi hỏi bằng đại học, ngoại ngữ, tin học v.v... trong khi công việc ấy đâu cần đến vậy. Đã có sự phân công lao động rõ ràng trong xã hội, ai đủ khả năng thì làm thầy, không thì làm thợ. Mà làm thợ có gì xấu...
Chính tư duy này đã dẫn đến bi kịch hiện nay là bằng mọi cách kể cả gian lận để người ta trở thành thầy trong xã hội. Nguyên nhân thứ ba là giáo dục hiện không coi trọng giáo dục nhân cách cho học sinh. Đối với trí thức, nhất là lớp trí thức trước đây, ăn cắp kiến thức của người khác hiếm khi xảy ra thì hiện nay học sinh coi đây là chuyện... bình thường, chẳng có gì phải xấu hổ.
Vì thế các em cứ chép, cứ “quay” trong các kỳ thi tự nhiên như... "nó phải thế". Từ ba nguyên nhân trên, theo tôi không chỉ ngành giáo dục mà nhiều ngành khác trong xã hội cần đồng tâm hiệp lực để trả lại sự trong sạch, chân thật nơi học đường.
* Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Theo An Ninh Thế Giới
Gian lận trong thi cử: Khổ lắm nói mãi!
Đối với dư luận xã hội, việc quay cóp, gian lận được giám thị tiếp tay mà thầy giáo Đỗ Việt Khoa, giáo viên Trường THPT Vân Tảo đã tố cáo trong kỳ thi THPT tại Trường THPT Phú Xuyên A, tỉnh Hà Tây, nơi thầy làm giám thị mới đây là chuyện sửng sốt, thậm chí “tày trời”, thì với những người trong cuộc, đặc biệt là những giáo viên thường xuyên trực tiếp đi coi thi, đó chỉ là chuyện... thường ngày, chuyện mùa thi nào chả có!
Gian lận... bắt đầu từ giám thị!
Câu hỏi đầu tiên và có lẽ khó giải đáp nhất trong hàng loạt những câu hỏi về việc “vẽ đường cho hươu chạy” của các giám thị dành cho học sinh trong các kỳ thi THPT đối với người “ngoại đạo” là: từ lúc soạn thảo đến lúc công bố đề thi luôn được giữ bí mật và niêm phong cẩn thận. Hơn nữa, số đề thi phát ra vừa đúng với số thí sinh dự thi, vậy làm thế nào và lấy đâu ra đề thi tuồn ra ngoài để giải, sau đó lại đưa vào phòng thi cho học sinh chép?
Đối với giáo viên câu hỏi này chẳng có gì khó thực hiện ngay cả khi mọi nguyên tắc bảo mật được thực hiện nghiêm túc. Vấn đề là giáo viên trong Hội đồng thi có đồng tâm hợp lực không, có tổ chức thành hẳn... một đường dây giải và ném bài cho học sinh không?
Lợi dụng quy định thí sinh phải có mặt trước giờ G hàng tiếng đồng hồ tại nơi thi, một số giám thị đã lấy đề thi tuồn ra ngoài bằng cách: khi đã nhận đủ số đề thi tương ứng với số thí sinh trong phòng (mỗi thí sinh một đề), một giám thị nhanh tay rút một đề rồi chuyển ngay cho giám thị khác, người nhận “nhiệm vụ” mang đi phôtô sau đó phân phát cho những người chịu trách nhiệm giải đề.
Để “bù” vào chỗ đề vừa bị rút, giám thị nói trên mang tập đề đã bị rút ruột đến trước mặt người chịu trách nhiệm phát đề của trường thông báo lại: “Anh đếm thiếu cho tôi rồi. Phòng tôi có 24 thí sinh mà ở đây chỉ có 23 đề. Phải bổ sung một đề nữa mới đủ”.
Thế là, không cần kiểm tra, không hẹp hòi gì, hơn nữa lại thực hiện đúng quy định mỗi thí sinh một đề, người phát đề phát thêm ngay một đề nữa mà không hề cấn cá. Vì trong lúc hỗn mang, bao nhiêu giám thị đến nhận đề cùng một lúc, nhầm lẫn là chuyện thường!
Đề rút ra được nhân bản nhanh chóng và phân phát ngay cho những giám thị có trách nhiệm giải và phải giải thật nhanh để kịp khi thí sinh vào phòng cũng là lúc đề thi được giải xong. Để làm được như vậy, nhóm giám thị giải bài thi phân công nhau mỗi người thực hiện một phần. Nhằm tránh trường hợp xấu xảy ra, họ đặt ra một nguyên tắc: không được giải đề thi bằng “giấy trắng mực đen” vì khi có chuyện, nó sẽ trở thành tang chứng. Cho nên chỉ được giải trên máy tính.
Mà máy tính chỉ khu vực văn phòng mới có trong khi nội quy của ngành giáo dục đã nói rõ: niêm phong tất cả những phòng không sử dụng trong kỳ thi. Vậy làm thế nào? “Cái khó ló cái khôn”, họ tập trung vào một phòng có máy tính, sau đó, khóa cửa và niêm phong phòng (do một người ở ngoài cùng đường dây) đúng theo quy định rồi ung dung ngồi bên trong giải. Giải xong, các phần được ghép lại thành một bài thi hoàn chỉnh, họ lại mau chóng mang đi phôtô rồi phát cho học sinh.
Nếu việc rút đề và giải đề các giám thị phải thực hiện trong “bóng tối” thì việc phôtô bài giải công khai hơn. Không chỉ họ, nhiều người khác, thậm chí cả thanh tra, cán bộ an ninh... cũng có nhu cầu “giúp đỡ” một số thí sinh là con em hoặc người thân trong kỳ thi. Một giáo viên đã tả lại cảnh phôtô bài giải tại một trường ở Hà Nội rất giống một... cái chợ. Người ta cứ nhao nhao lên, trong đó có cả giáo viên lẫn thanh tra...: “Cho tôi xin một bản”; “Photo cho tôi một bản”...
Và khi không được thì họ tranh giành và còn “cướp” của nhau những bản đã photo. Chuyện tưởng... như đùa như vậy không chỉ xảy ra ở giai đoạn đầu, trước khi vào phòng thi, mà ngay cả lúc đã vào phòng thi hay đến tận “hậu” phòng thi vẫn còn lắm chuyện rất nực cười. Hai việc khó nhất là lấy đề, giải đề và phôtô bài giải đã thực hiện được thì việc “ném” bài cho học sinh trong phòng thi đối với giám thị không có gì là phức tạp. Họ thiếu gì “chiêu” để bày cho học sinh.
“Chiêu” thứ nhất, vào phòng thi được khoảng 30 phút, thí sinh (đã được dặn trước) xin đi vệ sinh. Ra đến nhà vệ sinh hoặc là đã có sẵn một giáo viên đứng đợi ở đó để đưa bài giải hoặc như đã giao hẹn: “Cứ đến chỗ để giấy vệ sinh mà lấy”, hay: “Lấy ở trong lõi của cuộn giấy vệ sinh ấy”.
Chiêu thứ hai, dựng một màn kịch không mất thời gian mà lại hiệu quả: gọi thí sinh ra ngoài hành lang, miệng ra vẻ mắng: “Tên và số báo danh cậu phải ghi rõ ràng chứ, sao lại mờ thế này...”, trong khi đó giám thị lại dúi vào thí sinh đề thi đã giải sẵn. Có một chuyện mà sau đợt thi THPT vừa rồi trở thành giai thoại, đó là một thí sinh sau khi tìm kiếm hoài trong... nhà vệ sinh không thấy bài giải, quay ra định trở về phòng thi thì bất chợt gặp một thầy giáo đi ngược chiều với mình.
Như “vớ được vàng” thí sinh này vội giật tay thầy và lễ phép: “Con thưa thầy, con tìm mãi mà không thấy trong nhà vệ sinh ạ”. Thầy giáo ngạc nhiên hỏi lại: “Tìm gì mà không thấy?”. “Dạ... dạ.. bài giải”. “Thế tìm chỗ nào mà không thấy?”. Thế là học sinh kia vội vàng dẫn thầy vào nhà vệ sinh và tay vừa bới đống giấy vệ sinh miệng vừa trình bày: “Con nghe dặn rất kỹ là bài giải giấu trong đống này, vậy mà con tìm mãi không được. Đây, thầy xem đây này”.
Học sinh có ngờ đâu, người thầy em đang trình bày lại chính là thanh tra của ngành giáo dục xuống kiểm tra tình hình thi cử tại trường. May cho em là lúc ấy đã không tìm thấy bài giải chứ nếu tìm thấy, chắc chắn học sinh đó bị lập biên bản về hành vi gian lận thi cử.
Quay cóp không trừ... cán bộ!
Một chuyện khác cũng không kém phần giai thoại. Chả là, được phân công bảo vệ cho kỳ thi THPT ở Hà Nội được diễn ra an toàn, trong sạch, một cán bộ an ninh đã nhất nhất xin thủ trưởng thực hiện nhiệm vụ tại chính nơi con anh dự thi. Tưởng rằng sự có mặt của anh ở đó sẽ khiến cho không khí làm bài của các thí sinh, trong đó có con trai anh an toàn và quan trọng hơn sẽ là nguồn động viên thiết thực đối với con trai anh.
Nào ngờ, anh ở đó chẳng khác gì như “bia đỡ đạn” cho con. Sau khi xin bản phôtô bài giải như đã nói, anh cũng “tung” cho con. Nhưng không hiểu lộ liễu thế nào trong quá trình chép, con anh bị bắt quả tang về tội quay cóp. Đang chuẩn bị lập biên bản, thì anh vội vàng đến xin cho con chỉ chịu phạt cảnh cáo.
Nhân nói đến chuyện quay cóp ở đây, xin kể một câu chuyện cũng về gian lận thi cử nhưng không phải của học sinh mà của một cán bộ cấp cao. Trong kỳ thi nghiên cứu sinh để trở thành tiến sĩ của Học viện Hành chính quốc gia mới đây, ông Đ.N.D. đã bị bắt quả tang quay cóp trong khi đang làm bài thi và phải lập biên bản. Và sau sự việc ấy, chúng tôi nhận ra rằng hình như: không gian lận bất thành... sĩ tử (?!).
Đến giai đoạn “hậu” phòng thi, nghĩa là lúc bắt đầu chấm bài thi cho thí sinh. Cứ ngỡ, khâu này giáo viên khó mà “nhận” ra học sinh của mình để tiếp tay, dung túng cho hành vi gian lận thi cử. Vậy mà tam thập lục kế của Tôn Tử có thể giúp họ nhận dạng tất cả, không sót một học sinh nào. Nguyên tắc trong chấm thi là bài thi phải rọc phách để không còn tên tuổi của thí sinh; thứ hai là bài thi không chấm theo trật tự từng trường mà đảo lộn lẫn các trường với nhau.
Để vượt qua những rào cản này, có một quy ước để thầy dễ dàng “nhận” ra trò: chẳng hạn chữ B trong chữ “Bài làm” phải viết đúng theo giáo viên quy định (Có thể viết chữ in, hoa hoặc thêm một nét phẩy) hoặc chữ I cũng trong chữ “Bài làm” thay vì dấu chấm tròn phải viết hình sao hoặc hoa thị ở phía trên chữ I v.v... và v.v... Nói chung có 1.001 cách quy ước để nhận ra nhau. Vấn đề là “nhận ra nhau”, còn chất lượng bài thi như thế nào không quan trọng.
Vì một khi thầy đã tìm được trò qua bài thi thì bài thi ấy không bao giờ đạt điểm... dưới giỏi. Học sinh nào vô tình có những đặc điểm giống như quy ước của giáo viên nào đó đã quy định trong bài thi thì coi như học sinh đó may mắn được làm... “từ thiện” vì được hưởng điểm cao. Còn học sinh nào, dù đã đánh dấu theo giao ước nhưng bài thi không đến được tay người “cần tìm” thì số điểm chấm chỉ đúng theo khả năng. Học sinh ấy coi như... gặp hạn!
Tất cả việc làm trên đây không phải xảy ra cá biệt ở một trường, một học sinh hay một kỳ thi nào mà khá phổ biến trong học đường hiện nay. Định hướng cho việc làm ấy, buồn thay lại chính là tư duy của không ít giáo viên: thi tốt nghiệp THPT hay chuyển cấp từ THCS lên THPT như một “lễ phóng sinh”.
Mà đã là "lễ phóng sinh" thì giáo viên không nên nghiêm túc, thậm chí cần tiếp tay, dung túng cho hành động trái pháp luật của học sinh trong việc gian lận thi cử. Không biết khi thực hiện quy trình được gọi là “phóng sinh” này, giáo viên, những người đã “vẽ đường cho hươu chạy” có ý thức được rằng họ đang làm suy đồi một nền giáo dục và hơn nữa làm suy đồi cả một thế hệ trẻ sẽ làm chủ đất nước mai này không chỉ về kiến thức mà cả về nhân cách con người?
Để làm rõ tình trạng giám thị tiếp tay hành động gian lận thi cử cho học sinh cũng như nạn quay cóp trong học đường, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Bá Giao, Phó chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT.
* Thưa ông, sự việc “giám thị tố cáo giám thị” của thầy giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Tây vừa qua có là chuyện lạ đối với một người làm thanh tra như ông?
- Mấy năm trước, tôi đã từng nghe chính thức lẫn không chính thức những chuyện như vậy. Nó xảy ra ở một số địa phương vào mùa thi.
* Và ngành giáo dục xử lý thế nào những trường hợp ấy, thưa ông?
- Vì xảy ra ở địa phương nên Sở GD-ĐT ở những địa phương ấy tự giải quyết những trường hợp sai phạm dựa trên quy chế của ngành giáo dục. Theo tôi biết, có trường hợp buộc thôi việc, chuyển công tác khác... như ở Hà Nội, Đà Nẵng.
Nặng hơn thì chuyển Cơ quan điều tra của Công an để xử lý hình sự. Chẳng hạn như ở TP HCM, giáo viên ở một trường đại học tổ chức hẳn một đường dây để tiếp tay cho học sinh gian lận thi cử nhằm “ăn” tiền đã bị xử lý như vậy. Nói chung tùy theo mức độ sai phạm của từng trường hợp để xử lý.
* Nhưng theo ông, có phải trường hợp sai phạm nào cũng xử lý nghiêm minh như thế để trở thành bài học răn đe cho những người khác?
- Thực tế có những trường hợp kỷ luật chưa thỏa đáng cho nên chưa trở thành bài học “đắt giá” cho giáo viên trong việc tiếp tay gian lận thi cử cho học sinh.
* Và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến quy trình được coi là “phóng sinh” của giáo viên dành cho học sinh trong các mùa thi tốt nghiệp trở nên phổ biến như hiện nay, thưa ông?
- Tôi đã nghe thực tế này và phải nói rằng nó bắt đầu từ những căn nguyên sâu xa hơn. Những căn nguyên ấy không chỉ tác động mạnh đến việc tiếp tay của giáo viên trong gian lận thi cử mà còn đến cả nạn quay cóp của học sinh hiện nay. Đó là ba nguyên nhân: thứ nhất là “bệnh” thành tích. Bệnh này thực tế mà nói, tự các trường nghĩ ra để nâng cao uy tín của mình chứ hoàn toàn ngành giáo dục không coi đây là mục đích chính để đánh giá chất lượng giáo dục của các trường.
Thứ hai là quan niệm trọng bằng cấp trong xã hội. Và đây có thể xem là nguyên nhân quan trọng nhất cùng với nguyên nhân thứ ba trong việc tồn tại gian lận thi cử. Người ta cho rằng cứ phải có bằng cấp mới thành người, mới có địa vị trong xã hội. Thực tế hiện nay cho thấy nhiều cơ quan, tổ chức trong xã hội khi tuyển dụng lao động, dù chỉ làm lao công cũng đòi hỏi bằng đại học, ngoại ngữ, tin học v.v... trong khi công việc ấy đâu cần đến vậy. Đã có sự phân công lao động rõ ràng trong xã hội, ai đủ khả năng thì làm thầy, không thì làm thợ. Mà làm thợ có gì xấu...
Chính tư duy này đã dẫn đến bi kịch hiện nay là bằng mọi cách kể cả gian lận để người ta trở thành thầy trong xã hội. Nguyên nhân thứ ba là giáo dục hiện không coi trọng giáo dục nhân cách cho học sinh. Đối với trí thức, nhất là lớp trí thức trước đây, ăn cắp kiến thức của người khác hiếm khi xảy ra thì hiện nay học sinh coi đây là chuyện... bình thường, chẳng có gì phải xấu hổ.
Vì thế các em cứ chép, cứ “quay” trong các kỳ thi tự nhiên như... "nó phải thế". Từ ba nguyên nhân trên, theo tôi không chỉ ngành giáo dục mà nhiều ngành khác trong xã hội cần đồng tâm hiệp lực để trả lại sự trong sạch, chân thật nơi học đường.
* Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Theo An Ninh Thế Giới