Moscow 03/07/06 – Các nhà lãnh đạo của nhiều tôn giáo đã đến Moscow tham dự hội nghị quốc tế kéo dài trong 3 ngày từ 3 đến ngày 5 tháng 7.
Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga đứng ra triệu tập phiên họp với mục đích để các nhà lãnh đạo tôn giáo mọi nơi có dịp thảo luận về các vấn đề như hòa bình, thăng tiến nhân quyền, bảo vệ gia đình và bảo vệ tôn giáo trong xã hội ngày nay. Phát ngôn viên tòa Thượng Phụ Chính Thống Nga cho biết hội nghi tập trung đặc biệt vào vấn đề khủng bố với hy vọng hội nghị sẽ đưa ra bản thông cáo chung lên án việc lạm dụng niềm tin tôn giáo để khuyến khích bạo lực, khủng bố.
Vào ngày 2 tháng 7, khi đọc kinh truyền tin với khách hành hương tại quảng trường thánh Phêrô ở Vatican, ĐGH Bênêđictô XVI đã gửi lời chào mừng đến các phái đoàn tham gia hội nghị. Ngài nhấn mạnh đền tầm quan trọng của hội nghị là thúc đẩy việc đối thoại giữa các nên văn minh để tìm ra một trật tự thế giới mới có công lý và hoà bình hơn. Ngài kỳ vọng hội nghị sẽ tìm ra phương cách mới trong việc hợp tác và giúp các nhà lãnh đạo tôn giáo đối phó với những thách đố của thế giới ngày nay.
Đức TGM Kirill, đặc trách ngoại giao của Giáo Hội Chính Thống Nga minh định rằng hội nghị không phải là cuộc họp thượng đỉnh về thân học mà hoàn toàn nhắm mục tiêu chính trị, tạo cơ hội để các nhà lãnh đạo các tôn giáo có thể ảnh hưởng và gửi sứ điệp tới các nhà lãnh đạo chính trị trên thế giới vì vào trung tuần tháng 7, tại thành phố St. Petersburg ở Nga sẽ diễn ra phiên họp của 8 nhà lãnh đạo 8 cường quốc kinh tế trên thế giới.
Tòa Thánh Vatican đã cộng tác chặt chẽ với Tòa Thượng Phụ Nga để tổ chức hội nghị này. Do vậy, Tòa Thánh Vatican đã gửi một phái đoàn hùng hậu tham dự hội nghị gồm 5 vị Hồng Y, 2 Tổng Giám Mục và một Giám Mục. Đó là các vị:
- Trưởng phái đoàn: ĐHY Walter Kasper Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Hiệp Nhất Kitô Giáo.
- ĐHY Paul Poupard, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thọai Liên Tôn.
- ĐHY Roger Etchegaray, nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình.
- ĐHY Godfried Danneels của Brussels, Bỉ
- ĐHY Theodore McCarrick, mới hồi hưu, nguyên TGM Washington, DC, Hoa Kỳ.
- TGM Diarmuid Martin của thủ đô Dublin, Ái Nhĩ Lan
- TGM Sigitas Tamkeviuis của Kaunas, Lithuania
- ĐGM Joseph Wirth, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Nga.
Nghi hội quy tụ 150 đại biểu gồm đại diện của Chính Thống Giáo, Chính Thống Đông Phương, Công Giáo, Tin lành, Do Thái Giáo, Phật Giáo, Hồi Giáo, và Ấn Độ Giáo.
Tuy nhiên, một sự kiện đáng chú ý là nghị hội kỳ này, về phía Chính Thống Giáo, người ta không thấy có sự hiện diện của Đức Thượng Phụ Bartholomew I của Constantinople, được coi là vị cao cấp nhất của Chính Thống Giáo trên thế giới. Cũng không có sự hiện diện của Đức Thượng Phụ ở Alexandria, ở Jerusalem và Antioch. Lý do là vì vấn đề nghi thức ngoại giao. Nếu các vị này có mặt thì Đức Thượng Phụ Alexei của Chính Thống Nga sẽ phải nhường ghế chủ tọa cho vị cao cấp hơn.
Người ta cũng không thấy sự hiện diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nguồn tin từ tòa Thượng Phụ Nga cho biết Tòa Thượng Phụ không gửi giấy mời đức Lạt Ma vì chính quyền Nga sợ mất lòng chính quyền Trung Quốc, không cấp giấy chiếu khán nhập cảnh cho Ngài.
Tổng Thống Vladimir Putin của Nga đã đến hội nghị đọc diễn văn khai mạc.
Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga đứng ra triệu tập phiên họp với mục đích để các nhà lãnh đạo tôn giáo mọi nơi có dịp thảo luận về các vấn đề như hòa bình, thăng tiến nhân quyền, bảo vệ gia đình và bảo vệ tôn giáo trong xã hội ngày nay. Phát ngôn viên tòa Thượng Phụ Chính Thống Nga cho biết hội nghi tập trung đặc biệt vào vấn đề khủng bố với hy vọng hội nghị sẽ đưa ra bản thông cáo chung lên án việc lạm dụng niềm tin tôn giáo để khuyến khích bạo lực, khủng bố.
Vào ngày 2 tháng 7, khi đọc kinh truyền tin với khách hành hương tại quảng trường thánh Phêrô ở Vatican, ĐGH Bênêđictô XVI đã gửi lời chào mừng đến các phái đoàn tham gia hội nghị. Ngài nhấn mạnh đền tầm quan trọng của hội nghị là thúc đẩy việc đối thoại giữa các nên văn minh để tìm ra một trật tự thế giới mới có công lý và hoà bình hơn. Ngài kỳ vọng hội nghị sẽ tìm ra phương cách mới trong việc hợp tác và giúp các nhà lãnh đạo tôn giáo đối phó với những thách đố của thế giới ngày nay.
Đức TGM Kirill, đặc trách ngoại giao của Giáo Hội Chính Thống Nga minh định rằng hội nghị không phải là cuộc họp thượng đỉnh về thân học mà hoàn toàn nhắm mục tiêu chính trị, tạo cơ hội để các nhà lãnh đạo các tôn giáo có thể ảnh hưởng và gửi sứ điệp tới các nhà lãnh đạo chính trị trên thế giới vì vào trung tuần tháng 7, tại thành phố St. Petersburg ở Nga sẽ diễn ra phiên họp của 8 nhà lãnh đạo 8 cường quốc kinh tế trên thế giới.
Tòa Thánh Vatican đã cộng tác chặt chẽ với Tòa Thượng Phụ Nga để tổ chức hội nghị này. Do vậy, Tòa Thánh Vatican đã gửi một phái đoàn hùng hậu tham dự hội nghị gồm 5 vị Hồng Y, 2 Tổng Giám Mục và một Giám Mục. Đó là các vị:
- Trưởng phái đoàn: ĐHY Walter Kasper Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Hiệp Nhất Kitô Giáo.
- ĐHY Paul Poupard, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thọai Liên Tôn.
- ĐHY Roger Etchegaray, nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình.
- ĐHY Godfried Danneels của Brussels, Bỉ
- ĐHY Theodore McCarrick, mới hồi hưu, nguyên TGM Washington, DC, Hoa Kỳ.
- TGM Diarmuid Martin của thủ đô Dublin, Ái Nhĩ Lan
- TGM Sigitas Tamkeviuis của Kaunas, Lithuania
- ĐGM Joseph Wirth, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Nga.
Nghi hội quy tụ 150 đại biểu gồm đại diện của Chính Thống Giáo, Chính Thống Đông Phương, Công Giáo, Tin lành, Do Thái Giáo, Phật Giáo, Hồi Giáo, và Ấn Độ Giáo.
Tuy nhiên, một sự kiện đáng chú ý là nghị hội kỳ này, về phía Chính Thống Giáo, người ta không thấy có sự hiện diện của Đức Thượng Phụ Bartholomew I của Constantinople, được coi là vị cao cấp nhất của Chính Thống Giáo trên thế giới. Cũng không có sự hiện diện của Đức Thượng Phụ ở Alexandria, ở Jerusalem và Antioch. Lý do là vì vấn đề nghi thức ngoại giao. Nếu các vị này có mặt thì Đức Thượng Phụ Alexei của Chính Thống Nga sẽ phải nhường ghế chủ tọa cho vị cao cấp hơn.
Người ta cũng không thấy sự hiện diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nguồn tin từ tòa Thượng Phụ Nga cho biết Tòa Thượng Phụ không gửi giấy mời đức Lạt Ma vì chính quyền Nga sợ mất lòng chính quyền Trung Quốc, không cấp giấy chiếu khán nhập cảnh cho Ngài.
Tổng Thống Vladimir Putin của Nga đã đến hội nghị đọc diễn văn khai mạc.