Vatican – Vào đầu tháng 7 tuần tới đây sẽ có cuộc hội Họp thượng đỉnh giữa các vị lãnh đạo các tôn giáo ở Moscow.
Cuộc họp này sáng kiến của Thượng phụ giáo chủ Moscow, muốn mời các vị đại diện các tôn giáo như: Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Phật giáo, Lão giáo và Ấn độ giáo đến để bàn thảo làm cách nào các tôn giáo trên thế giới có thể giúp tìm ra câu trả lời luân lý cho những thách đố mà thế giới đang phải đối diện.
Các vị hy vọng là bản tuyên ngôn thành quả của Hội nghị sẽ được trình bày tại cuộc họp Thượng đỉnh G8 các cường quốc vào tháng 7 ở tại St. Petersburg, thuộc Nga.
ĐGH Benedictô sẽ không tham dự cuộc họp này, nhưng sẽ có đại diện Công giáo là ĐHY Paul Poupard, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa và Đối thoại tôn giáo; ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hợp Nhất Kitô giáo; và Giám mục Joseph Werth của giáo phận Transfiguration thuộc miền Đông nước Nga tham dự.
Từ tháng Hai năm 2002 sự căng thẳng giữa Giáo hội Công giáo và Chính thống Nga trở nên tồi tệ hơn vì Chính thống giáo Nga sô cáo buộc Vatican có chính sách mới xâm chiếm Nga sau khi Vatican thiết lập 4 giáo phận Công giáo tại Nga. Tuy nhiên về phía Vatican thì cho rằng đây chỉ là việc tái lập bình thường lại cơ cấu của Giáo hội mà trước đây đã có trước thời Cộng sản Số Viết mà thôi.
Cuộc họp này sáng kiến của Thượng phụ giáo chủ Moscow, muốn mời các vị đại diện các tôn giáo như: Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Phật giáo, Lão giáo và Ấn độ giáo đến để bàn thảo làm cách nào các tôn giáo trên thế giới có thể giúp tìm ra câu trả lời luân lý cho những thách đố mà thế giới đang phải đối diện.
Các vị hy vọng là bản tuyên ngôn thành quả của Hội nghị sẽ được trình bày tại cuộc họp Thượng đỉnh G8 các cường quốc vào tháng 7 ở tại St. Petersburg, thuộc Nga.
ĐGH Benedictô sẽ không tham dự cuộc họp này, nhưng sẽ có đại diện Công giáo là ĐHY Paul Poupard, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa và Đối thoại tôn giáo; ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hợp Nhất Kitô giáo; và Giám mục Joseph Werth của giáo phận Transfiguration thuộc miền Đông nước Nga tham dự.
Từ tháng Hai năm 2002 sự căng thẳng giữa Giáo hội Công giáo và Chính thống Nga trở nên tồi tệ hơn vì Chính thống giáo Nga sô cáo buộc Vatican có chính sách mới xâm chiếm Nga sau khi Vatican thiết lập 4 giáo phận Công giáo tại Nga. Tuy nhiên về phía Vatican thì cho rằng đây chỉ là việc tái lập bình thường lại cơ cấu của Giáo hội mà trước đây đã có trước thời Cộng sản Số Viết mà thôi.