Kết quả cuộc bầu cử ở Israel với thắng lợi của thủ tướng Ariel Sharon được đưa ra đúng lúc một vụ tấn công khủng bố nhằm vào người Israel xảy ra ở châu Phi.

Vụ đánh bom khách sạn Paradise ở Mombassa, Kenya, nơi có nhiều du khách Israel đã gây ra một cú choáng đối với người dân và các nhà chính trị nước này.

Phóng viên BBC Mike Williams đã có cuộc phỏng vấn với cựu thủ tướng Israel, ông Ehud Barak. Câu hỏi đầu tiên là ông đã nghĩ gì khi nghe tin vụ đánh bom tại Bắc Phi.

Ehud Barak: Đó là một bằng chứng khác rằng chúng ta đang ở trong một cuộc chiến tranh thế giới với chủ nghĩa khủng bố và rằng toàn bộ thế giới là một sân khấu cho những kẻ khủng bố.

Vụ tấn công này chỉ làm điều này rõ thêm và càng làm tăng quyết tâm đương đầu của Israel. Và tôi hy vọng rằng cả thế giới sẽ thích nghi với bài học này. Israel quyết tâm không đầu hàng trước khủng bố.

Điều thực sự thay đổi trong 15 tháng qua là cả thể giới như một toàn thể, đang đối diện với khủng bố và điều này trở nên rõ ràng hơn là chúng ta phải tập hợp lại trong chính sức mạnh tiềm tàng của mình và cảm nhận được quyết tâm không bao giờ đầu hàng khủng bố

BBC: Thế việc thực tiễn hóa ý tưởng trên ra sao? khi một số kẻ thù của israel đang sống ngay bên cạnh. Israel có thể nắm được họ nhưng sẽ giải quyết những nguy cơ tầm xa và khuyếch tán ra sao?

Ehud Barak: Chúng tôi phải giải quyết nó cũng cùng với một phương pháp đối phó với bệnh sốt rét. Người ta biết là phải đánh trúng vào con muỗi, ở đây nghĩa là kẻ khủng bố, bất kỳ nơi nào, khi nào mà người ta trông thấy nó. Cùng lúc đó người ta phải làm khô những vũng nước tù đọng, môi trường của những con muỗi đó.

BBC: Thưa ông, ông đã từng đàm phán cho một hiệp ước hòa bình với chủ tịch Yasser Arafat, một hiệp ước nhân nhượng nhất so với những gì mà ông Arafat được đề nghị vào lúc này. Ông ta đã bác bỏ nó. Ông đã đánh mấy quyền lực vào tay ông Sharon, và vào lúc này đối với tôi, có lẽ Israel đã đánh mất niềm tin. Một hiệp định của niềm tin vào sức mạnh của đàm phán và thỏa hiệp. Thế ông có nghĩ rằng người ta có thể tạo dựng lại niềm tin này hay không?

Ehud Barak: Kết quả của cuộc đàm phán tại trại David là cái mà ông Arafat thực tế đã trở thành ngày hôm nay, đó là một tên khủng bố. Ông ta đã trở thành khủng bố một tuần tự và ý thức. Và bằng cách nào đó ông ta này lại muốn sai bảo Israel.

Đánh bom tự sát như là một công cụ ngoại giao mà đó là cái mà chúng tôi không bao giờ sẽ không bao giờ chấp nhận. Những người Israel đã rút ra một kết luận rằng đàm phán với ông ta chẳng đem lại lợi ích gì.

Nhưng tôi có thể hứa với ông rằng, sẽ đến thời điểm xuất hiện một lãnh tụ Palestin khác, thời điểm mà chúng tôi sẽ thực thi những cải cách mà tổng thống Bush đòi hỏi, thời điểm mà đa số công chúng Israel ủng hộ những quyết định đau lòng trong việc trao đổi để chấm dứt lập tức cuộc xung đột

BBC: Tôi băn khoăn là người ta nhìn nhận cuộc tấn công tại Mommbasa ra sao. Có quá nhiều điều khủng khiếp tại Israel. Tôi băn khoăn là nếu người dân đánh mất đi khả năng bị kinh hòang vì những điều khủng khiếp đó. đó có phải là một cái gì đó khác biệt hoặc phải cần nhiều chết chóc tàn phá hơn nữa đề người dân Israel, một cách đáng buồn, phải học cách tồn tại với khủng bố.

Ehud Barak: Với tất cả những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, chúng tôi trở nên thích nghi với sự khủng khiếp mà một cách nào đó lại tăng thêm sức mạnh của chúng tôi như một tập thể để đứng vũng.

BBC: Ông nói đến cái làm người Israel mạnh mẽ hơn. Có phải những nguy hiểm làm cho người Isrrael thêm cứng rắn?

Ehud Barak: Phải đứng vững và đối diện với sự khủng bố khiến xã hội trở nên cứng rắn và kiên cường.(BBC)