Giáo dục Việt Nam trước thềm hội nhập: cái nhìn của thầy lang
Góp ý về cái nhìn của Nghiêm Hồng Sơn và bài phỏng vấn của BBC với nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn
Là người đã trong ngành giáo dục nhiều năm và luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục, là sinh viên của cố Giáo Sư, Triết Gia Kim Định, chúng tôi xin góp ý với 2 tác giả một số vấn đề nền tảng về giáo dục. Chúng tôi không nói về mặt tổ chức và quản lý như bài viết đã đề cập vì nếu không có tự do không thể có một nền giáo dục tiến bộ như Giáo Sư Võ Tòng Xuân đã trò truyện với đài BBC gần đây. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý Đại Hoc phải được TỰ TRỊ về quản lý, tổ chức và giảng dạy.
Trước hết, Nghiêm Hồng Sơn đã đi bắt mạch để biết cái bệnh của nền giáo dục hiện tại ở Việt Nam và đã tìm cách bốc thuốc để chữa căn bệnh trầm kha này. Tác gỉa đã chỉ cho ta thấy sự sai trái trong mọi lãnh vực:
- 1. Do sự gian dối của con người,
- 2. Các môi trường có liên hệ đến giáo dục không đáp ứng được nhu cầu của giáo dục,
- 3. Các kế hoạch thực hiện không đúng nên không đạt chỉ tiêu mong đợi,
- 4. Tác giả đã kê một số vị thuốc trị liệu.
Việc đầu tiên chúng ta phải sửa đổi lại thiết tưởng là con người gian dối. Su mang của giáo dục là đào tạo ra con người tốt, cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Vấn đề đặt ra là;
- 1. Con người Việt Nam nói chung, hiện nay chúng ta đánh giá ra sao ?
- 2. Chúng ta muốn đào tạo ra mẫu người nào để đáp ứng nhu cầu xây dựng đất nước ?
1. Nguyên nhân tai đâu vậy ?
Do bị bóc lột và áp bức mà nhiễm những thói hư tật xấu. Bốn tật xấu nền tảng là: gian lận, cẩu thả, thiếu lòng chung và chia rẽ. Vì là một nước nhỏ sống bên cạnh một nước quá lớn, bị đô hộ, phải chịu nhiều bất công, nên nhu yếu sinh tồn bắt buộc phải lươn lẹo để tồn tại. Trước hết là:
a. Sự gian lận: Thi dụ, thời Pháp thuộc, người Pháp độc quyền mua bán muối. Họ mua vào 6 xu, bán ra 9 hào. Với giá mua rẻ mạt như vậy, tất nhiên dân làm muối phải gian lận, giấu đi một ít để bán lậu. Nói là gian lận thì không đúng vì đó là mồ hôi nước mắt của mình bị chiếm đoạt. Yếu thế thì không thể phản kháng được nên phải làm lén, gian lận. Lâu dần thành tật xấu đi vào cá tính của người Việt. Khi có quyền rồi thì thả dàn gian lận, tham nhũng, làm tê liệt đất nước. Ai tố cáo thì đàn áp, bỏ tù như hiện nay !
b. Cẩu thả: Tật xấu này cũng do chiến tranh, nô lệ, tâm trạng ăn sổi ở thì, không có chương trình lâu dài, làm việc bền lâu.
c. Thiếu lòng chung: Không chú ý đến lợi ích công cộng. “Cha chung không ai khóc” Nết xấu này cũng do nô lệ. Bị nô lệ, người ta sẽ tự hỏi, làm cho ai, xây dựng, hy sinh cho ai ? Ý nghĩ này sẽ thành hành động làm cho qua lần chiếu lệ, qua mắt người trên để chỉ lo cho mình và gia đình mình. Thời bị nô lệ không quật khởi được thì phá hoại ngầm bằng đủ mọi hình thức.
d. Óc chia rẽ: Đây là điều tai hại nhất do chính sách chia để trị của thực dân, phong kiến hay cộng sản. Cộng sản là chế độ kinh khủng nhất. Ho day “đạo đức cách mạng” để bảo vệ chính quyền với bạo lực cách mạng, chuyên chính vô sản và chính sách hộ khẩu, phân phối thực phẩm (nói trắng ra là kiểm soát bao tử - dễ bảo thì cho ăn, chống đối thì bỏ đói). Đạo đức không là dạy con người trở nên tốt mà dạy con tố cha, vợ tố chồng, bạn bè tố nhau để mong vào đảng, được nhiều thực phẩm, quyền lợi, địa vị v.v.. . Sự nghi kị chia rẽ là chính sách họ phải làm cho được để dễ cai trị, để trấn áp, để bảo vệ chính quyền. Do vậy sự chia rẽ đã thấm nhập vào đời sống dân Việt từ bao đời nay tưởng không gì nguy hại hơn.
e. Bị vây hãm trong xóm làng. Đây là một nghịch lý. Xóm làng Việt Nam xưa kia được coi là một cái nôi bảo tồn văn hóa Việt. Trở về nguồn cội, Bách Việt xưa làm chủ Văn Hóa Tàu ở miền Nam sông Dương Tử trước khi có người Tầu được hiểu là giống Mông Cổ, Hán, thuộc du mục phương bắc. Vì họ là du mục, chuộng võ nghệ với võ khí mạnh, lãnh đạo giỏi, kỷ luật nghiêm Hết thời du mục họ định cư ở phía Bắc rồi chiếm lãnh phương Nam, nhận văn hóa phương Nam làm của mình, hoàn bị chữ viết, viết nên tứ thư ngũ kinh rồi nhận làm của mình, xây dựng văn minh đô thị, phát triển thương nghiệp và trở nên giầu có, gọi người nông thôn nông nghiệp Bách Việt là dân man di mọi rợ. Đến thời Bắc thuộc Tàu và các vua chúa phong kiến Việt, nông thôn vẫn là thành trì bảo vệ đạo đức và lối sống Việt Nam do đó có câu “phép vua thua lệ làng”. Dân ta vẫn sống với làng xóm ruộng vườn để dùm bọc lấy nhau dù cùng cực đói khổ như mất mùa, hạn hán, bóc lột, cốt giữ được cái gốc Sĩ, Nông của mình. Phần công nghiệp và thương nghiệp người Tàu ở thành thị giữ huyết mạch về kinh tế. Từ đó phú quí sinh lễ nghĩa, nông thôn vẫn nghèo nàn lạc hậu, người Pháp và nay gọi là “nhà quê”. Cái khó nó bó cái khôn, bần cùng sinh đạo tặc, nghèo đói kìm hãm xã hội trong cảnh khốn cùng lạc hậu. Phần khác, nền tảng xã hội Việt Nam là thờ kính tổ tiên, trọng quê cha đất tổ, mồ mả ông bà nên dù ở đâu, xa xôi thế nào cũng tìm về quê ta nếp cũ. Tóm lại cái tội làm thôn quê cách xa thành thị là do chính quyền đã tạo ra cách biệt quá xa giữa giầu và nghèo, văn minh và lac hậu là do kinh tế chứ không phải do văn hóa. Hãy xem các nước tây phương hiện nay, vì có công bằng xã hội, không có giầu nghèo chênh lệch, người ở nông thôn lịch sự tử tế, có lối sống văn minh hơn người ở thành phố. Nhà cửa ở nông thôn đắt hơn nhà ở thành phố v.v. . .
2. Trước thềm hội nhập
a. Tinh thần gia tộc. Đây là điều chúng ta có thể ngửa mặt lên hãnh diện. Nền tảng gia đình tại tây phương giầu có hiện nay đang lung lay tận gốc rễ. Gia đình của họ nay chỉ còn có 2 người vợ và chồng, không muốn có con. Giữa vợ và chồng cũng đang đi đến khế ước sống chung, phân chia tài sản chứ không còn hôn thú nữa. Cha mẹ thì có viện dưỡng lão, khỏi bận tâm ! Gia đình Việt có gốc từ bọc Mẹ Âu Cơ, toàn quốc gọi nhau bằng đồng bào (cùng một bọc của Mẹ), xưng hô với nhau bằng tên gia tộc: bà, con, cô bác, dùm bọc lấy nhau trong hoạn nạn cũng như lúc vui mừng. Cha mẹ hy sinh cho con, con cái hiếu thảo với cha mẹ, anh chị em dùm bọc lấy nhau. Không còn gì quí hơn.
b. Gia đình bền vững thì con em học giỏi. Trẻ Việt học rất giỏi bất cứ ở đâu, ai cũng hãnh diện. Đã có người đi điều tra mãi tận Đông Á, họ thấy không có gì chứng tỏ người Á Đông có thiên phú trội hơn người Âu Tây nên hầu hết đi đến kết luận là nhờ có gia đình bền vững. Điều này cũng xẩy ra cho các gia đình tây phương bậc trung lưu trở lên. Ngoài ra về tiền của, các gia đình trung lưu của người đông phương cũng tiến mau hơn. Một gia đình lỏng lẻo hay ăn cơm tiệm, con cái sớm ra ở riêng, gây tốn phí biết bao.
c. Ở đâu gia đình bền vững thì không có chế độ nô lệ. Điều này dễ hiểu vì người trong gia đình có ai bị bắt làm nô lệ bao giờ. Vậy mà tinh thần gia tộc của ta đã được duy trì từ bao ngàn năm, khởi đầu là Hồng Bàng Thị (chữ Thị nói lên tinh thần gia tộc do Mẹ đứng dầu, con gái đi lấy chồng được gọi là đi gánh vác giang sơn nhà chồng, sứ mạng lớn lao biết bao y như bà Nữ Oa, đội đá vá trời!). Nhờ gia đình, địa vị phụ nữ Việt Nam rất cao so với Tàu, Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc. Địa vị phụ nữ Tây Phương tưởng là cao nhưng thực ra chỉ là một phan cuc của thời kỳ coi phụ nữ là nô lệ và đồ chơi. Cho tới nay phụ nữ tây đâu được quyền chánh tế trong khi các bà ở Việt Nam đã làm chánh tế từ lâu rồi.
d. Xã hội bình sản. Nguyên tắc căn bản là “Phú chi, giáo chi” (Có đủ ăn, giầu có mới nói tới giáo dục được). Nước ta từ rất lâu đời đã có phép công điền công thổ tức ai ai đến tuổi đều được làng cấp cho mấy sào ruộng để cày cấy, một miếng đất để làm nhà, giầu nghèo không quá chênh lệch như các xã hội tư bản. Đến thời Bắc thuộc và nhất là Pháp thuộc chế độ công điền ngày một co lại, tư nhân có đồn điền hàng ngàn mẫu đất. Người tài giỏi được thi cử chọn làm quan, không theo huyết thống dòng tộc. Dân chúng thì có đình làng để bàn việc làng xã. Quan triều đình về làng gia nhập Hội Đồng Kỳ Mục để bảo vệ xã thôn. Chúng ta đã có tự do dân chủ từ lâu rồi (Phép vua thua lệ làng). Ngày nay xã hội đã đổi khác, Đaị Học phải được tự trị, giáo viên và Giáo Sư Đại Học phải có lương bổng cao để không còn phải nghĩ đến chuyện miếng cơm manh áo, để dồn sức cho giáo dục và nghiên cứu phát minh. Có học vị Giáo sư Đại Học phải theo tiêu chuẩn quốc tế, cứ 2 năm phải có một công trình nghiên cứu hoặc sáng tác.
e. Giữ đạo làm người. Xã hội tây phương hiện nay rất bức xúc về mặt đạo đức xã hội. Nhiều cuộc hội thảo kể cả trên truyền thanh truyền hình về việc cần dạy đạo đức cho học sinh trong trường học. Nhưng dạy đạo nào đây vì tây phương chỉ có Tôn Giáo và luân lý chứ không có Đạo Học như Viễn Đông. Dạy đạo này thì đạo kia chống. Ngay trong Thiên Chúa Giáo, niềm tin của Công Giáo cũng khác niềm tin của Tin Lành. Luân lý của Thiên Chúa Giáo cũng khác xa với luân lý của Hồi Giáo, làm sao hòa hợp được. Trong khi đó nền tảng của Đạo Học Đông Phương nằm gọn trong 3 cụm từ: Nhân chủ, Thái hòa và Tâm linh. Nhân Chủ là con người tự làm chủ lấy mình, không lệ thuộc vào thần thánh quỉ thần nào cả. Thái Hòa là sống hòa hợp giữa trời và đất, đạo và đời, vật chất và tinh thần, tình và lý, cá nhân và xã hội.. . Tâm Linh là chí trung với tâm của mình để có chí hòa với ngươi. Kim chỉ nam của mọi hành động ở đời là NHÂN TRÍ DŨNG, khác với TIN vào Chúa, TRÔNG CẬY Chúa, KÍNH MẾN Chúa của các tôn giáo tây phương. Với nền tảng là chữ Tâm lớn như thế của Khổng, của Phật, của Lão đã là 3 nền tảng của đạo học đông phương mà ai cũng phải học để nên người. Không ai bắt buộc mình theo đạo nhân cả mà tự mình bắt buộc mình, vì mọi hành động ở đời đều tạo Nghiệp. Cây tốt thì sinh quả tốt. Mình làm không vì lợi lộc lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục, nhưng chỉ vì muốn nên người để sống tốt cho chính bản thân, cho gia đình và cho xã hội.
3. Ít nét về nền giáo dục Việt Nam tương lai.
a. Cần hội đủ thành nhân và thành công: Cha ông chúng ta bảo: tiên học lễ, hậu học văn - học Lễ để thành nhân, học Văn để thành công. Ngày nay chỉ chú ý học để làm ra tiền, không chú ý tới học làm người để biết cách cư xử ở đời. Khoa học kỹ thuật đã mang lại cho nhân loại một cuộc sống đầy đủ tiện nghi vật chất nhưng không có hạnh phúc vì thiếu tâm hồn. Muốn đào luyện con người có hồn người, chương trình giáo dục phải có Kinh, Triết, Sử, Văn.
b. Kinh là Kinh Điển (Canon) là những sách nền tảng đóng vai trò của Thánh Kinh trong các tôn giáo. Chúng ta không có thánh kinh, chỉ có kinh nghiệm sống của người xưa tàng chứa những chân lý sâu xa, cần có chìa khóa “nhất quán” để mở vào. Những sách thuộc về kinh điển của Việt Nam ta có thể kể như một số truyền kỳ trong Lĩnh Nam Chích Quái, Việt Điện U Linh, Truyền Kỳ Mạn Lục - Một số sách Nho Giáo là của chung các dân tộc Viễn Đông mà Bách Việt đã đóng góp một phần quan trọng (Tam Tự Kinh, Tứ Thư, Ngũ Kinh, Kinh Phật, Đạo Đức Kinh v.v.. . ) - Một số ca dao tục ngữ c?ng là kim chỉ nam cho cuộc sống hàng ngày.
c. Triết là giải nghĩa Kinh Điển cho hợp với cảm quan của thời đại, là con thoi đi từ Kinh Điển vào đời sống, giúp ý thức sâu xa về đạo tâm, về đời. Tùøy trình độ phải rất đơn sơ dễ hiểu. Triết đóng vai trò hiện đại hóa Kinh Điển tới tận nền. Thiếu triết thì Kinh trở nên mớ chữ roi rac, chết khô.
d. Sử. Sử ở đây chỉ là một bản tóm lược rất bao quát về dòng sống thịnh suy, hào hùng của dân tộc kiểu như cuốn Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca, Tam Tự, Kinh, từ nhỏ tới lớn, ai cũng thuộc, tạo nên “mối tình sach giáo khoa”.
e. Văn cũng là một lối mở rộng kinh vào đời sống nhưng đi theo lối nghệ thuật như thi ca, tiểu thuyết, tuồng kịch, ca nhạc. Văn có 2 phần. Trước hết là những áng văn cổ điển kiệt tác như như Truyện Kiều, Chinh Phụ, Cung Oán. Phần hai là những tác động văn học đi sát thời cuộc. Phần này chúng ta có rất nhiều, cần chọn lọc để phản ánh thời cuộc và có phẩm chất. Khi đã có Bộ Sách Dân Tộc và Bộ Sách Giáo Khoa rồi thì ta sẽ hết lung túng khi bảo con cháu tránh nạn vong bản, vì ta đã biết bản gốc nằm ở sách nào rồi. Có thể đưa cho chúng đọc để không bị lúng túng trước rừng sách vở. Làm thế sẽ tránh được cho chúng khỏi mất thì giờ đọc những sách không mấy giá trị, vừa uổng công, vừa mất tin tưởng vào dân tộc.
4. Chương trình giáo dục
a. Tiểu học: luyện trí nhớ. Đây là tuổi thuận lợi nhất cho các em học những bài học về tâm linh, những bài học cần suy nghĩ, nhớ suốt đời. Hãy cho các em học các câu châm ngôn về đạo sống dù các em chưa hiểu gì hết. Hãy kể cho các em những chuyện thần tiên, những huyền thoại làm phát triển óc tưởng tượng và mơ mộng đồng thời ghi sâu vào tâm khảm những tư tưởng nồng cốt về con người và cuộc đời. Đây là giai đoạn quan trọng nhất cho việc thành nhân của các em, cần vun tưới óc tưởng tượng. Thiếu tưởng tượng khó có phát minh, khó có sáng chế khoa học, làm nên thiên tài, hay văn hào. Phát triển óc tưởng tượng là qua các chuyện thần tiên, nhân vật không bị hạn cục của không thời gian, muốn bay lên mây, lặn xuống biển, hô phong hoán vũ đều được cả. Khi hoạn nạn đều được cứu và mãi mãi sống huy hoàng. Khi kể chuyện phải kể thật say sưa, không được nói là truyện giả tưởng, cho tr? tham dự toàn v?n vào câu chuyện, giúp nảy nở trí tưởng tượng là bước đầu của phát minh. Nếu lồng vào câu chuyện là thơ, ca, múa, nhạc vũ nữa thì tuyệt. Khi l?n lên chúng s? hi?u ý ngh?a sâu xa ti?m ?n trong truy?n. Tuổi nhỏ từ 3, 4 tuổi cũng là thời gian thuận lợi nhất cho việc học sinh ngữ (tiếng Anh) và tử ngữ (chữ Hán). Phải cho các em học 2 thứ tiếng này bên cạnh Việt ngữ (Viet ngu hoc ít hon o tieu hoc vì chữ Việt dễ học). Xong bậc tiểu học là đọc thông, nói thạo để sang Trung học đi vào Việt văn, Toán và Khoa Học de luyện óc suy tư lý luận. Sở dĩ học 2 tiếng Anh và chu Han vì sẽ bao gồm được toàn thế giới khoa học, thương mại và văn hóa. Học chữ Hán còn đi vào kho tàng văn minh văn hóa Việt tộc đến tâïn nguồn nguyên thủy của tổ tiên, văn hóa nước nhà. Chữ Hán phải học theo lối viết chân phương cổ, đừng theo lối giản dị vì sẽ khôg đọc được sách cổ, sẽ cắt đứt mất nguồn mạch trở về nguồn tâm linh dân tộc. Ngày nay với phương tiện thông tin, máy móc hiện đại, việc học sinh ngữ, tử ngữ cho từng trường từng lớp không có gì khó khăn.
b. Trung học: luyện óc phân tích, lý luận, suy tư. Khi đã để toàn thời gian tuổi thơ cho óc tưởng tượng và giải quyết xong vấn đề sinh ngữ, tử ngữ rồi. Bước vào Trung Học cho các em học Toán, Khoa Học và phân tích lý luận. Dĩ nhiên có sử, địa, Việt văn và kiến thức tổng quát từ lớp 6 cho tới hết lớp 10. Hai năm cuối cùng cho các em học chuyên ngành tối đa 3, 4 môn mà các em có khiếu, ưa thích nhất. Phải chú trọng nhiều đến thực hành, trong phòng thí nghiệm, thực tập trực tiếp ở các cơ xưởng trong thị trường ngoài đời. Chuẩn bị sẵn sàng cho các em nào muốn bước ra đời đi vào huấn nghệ tay thợ chuyên môn.
c. Đại học là tìm kiếm phát minh. Phần này tôi không cần nói gì thêm vì Giáo Sư Võ Tòng Xuân từ trong nước đã hiểu thực trạng và biết phương hướng hơn ai het. Theo chöông trình Dai hoc nước ngoài, hãy theo các nước tây phương tiền triến nh? Anh, M?, ??c, Úc, Nhật và Hàn Quốc. Đừng theo lối học và dạy từ chương như Pháp mà nguy to.
VU KHANH THANH
An Viet Foundation
12-14 Englefield Road, London N1 4LS
(44) 207 275 7780 – anvietuk@aol.com