Milan: Trưởng Ban Nghi Lễ Giáo Hoàng, Đức Tổng Giám Mục Piero Marini nói những nghi lễ phụng vụ được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cử hành đang được thay đổi.
Đức Tổng Giám Mục Piero Marini,cũng là Trưởng Ban Nghi Lễ Giáo Hoàng dưới triều Đức Gioan Phaolô II, nhận xét rằng đối với Đức Giáo Hoàng Biển Đức "tôi có một sự chú ý hơn bởi vì Ngài là một vị chuyên môn trong phụng vụ".
Đức Tổng Giám Mục Marini năm nay 64 tuổi, đã phục vụ tại Vatican từ năm 1965 nhận định thêm "thế nhưng công việc ấy mang lại cho tôi sự hài lòng bởi vì Đức Thánh Cha luôn luôn nhìn nhận đến công việc đã được làm và chúng tôi cùng nhau nói đến công việc đó".
Trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh 13/4, Đức Giáo Hoàng Biển Đức đã trở lại việc cử hành đã được áp dụng trước năm 1985, đó là việc rửa chân 12 giáo dân trong Thánh Lễ Tiệc Ly tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô, là nhà thờ Chánh Tòa của Giáo Phận Roma.
Từ năm 1985 đến năm 2001, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã rửa chân cho 12 linh mục trong Thánh Lễ Tiệc Ly hàng năm. Bắt đầu từ năm 2002 trở đi, vì thể lý yếu đuối, đi đứng khó khăn và nhất là phải đứng lên cúi xuống, Đức Giáo Hoàng đã ủy nhiệm việc rửa chân cho một hồng y, thế nhưng những người được rửa chân vẫn là 12 linh mục.
Tuy nhiên trong 6 năm đầu tiên dưới triều Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Ngài đã theo tiền lệ của vị tiền nhiệm Đức Giáo Hoàng Phaolô VI là rửa chân cho giáo dân.
Năm 1974, Đức Phaolô VI đã rửa chân cho 12 trẻ em đang trong thời kỳ chữa bệnh mắc bệnh tủy xám.
Năm 1977, Đức Phaolô VI rửa chân cho các tiểu chủng sinh từ 12-14 tuổi đang theo học tại Tiểu Chủng Viện của Giáo Phận Roma.
Trong nhiều năm, Đức Phaolô VI đã rửa chân cho những vị cao niên bao gồm một số người vô gia cư đang sống tại một trung tâm của Dòng Thừa Sai Bác Ái vào năm 1980. Năm 1983, Ngài rửa chân cho 12 thanh niên trong Nhóm Boys Town tại Italia và năm 1984, 12 người được rửa chân là các Thanh Niên trong các Nhóm Trẻ thuộc Giáo Phận Roma.
Trả lời cho cuộc phỏng vấn vào cuối tháng 3 với trang mạng Affari Italiani có trụ sở tại Milan- Italia, Đức Tổng Giám Marini cho biết ngài và Đức Giáo Hoàng Biển Đức "đang thảo luận một cách chi tiết đến các nghi lễ Giáo Hoàng".
"Tôi gởi cho Ngài những ghi chú của tôi và Ngài hồi âm trở lại với chữ ký là một dấu chỉ chuẩn y, còn không thì Ngài sẽ đề nghị, sửa đổi".
Thế nhưng Đức Tổng Marini đã không đưa ra những chi tiết nào trong nghi lễ phụng vụ sẽ thay đổi. Đức Tổng cũng cho biết duới mỗi triều giáo hoàng có những thay đổi khác nhau, nhất là đối với các nghi lễ mà Đức Thánh Cha chủ sự có tầm vóc quốc tế.
"Đối với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tôi được một chút tự do; chúng tôi đã có một sự thỏa thuận hoàn toàn trong việc này, bởi vì Ngài là một người của sự cầu nguyện chứ không phải của phụng vụ".
Trong cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về những lạm dụng phụng vụ và đối với những người theo Nhóm của Đức Tổng Giám Mục người Pháp Marcel Lefebver đã từ khước việc cải cách phụng vụ sau Công Đồng chung Vaticanô 2.
Đức Tổng nói "sau mỗi công đồng, luôn luôn có một thời kỳ căng thẳng. Luôn luôn có một số người họ không đồng ý hay không thừa nhận những gì đã làm. Nhưng sự thật là, chúng tôi không có công an để gởi đi buộc người tín hữu phải chấp thuận những gì Công Đồng Chung Vaticanô đã quyết định".
Đức Tổng Giám Mục Marini cũng nói thêm rằng đúng là có một số người đã phóng đại những thử nghiệm của họ đối phụng vụ đã được sửa đổi.
"Tại Bỉ và tại Hoà Lan, trong thời gian thử ngiệm, đã có hơn 300 Kinh Nguyện Tạ Ơn được hình thành" trong khi tại hầu hết các quốc gia thì không có tới 10 quốc gia cho phép xử dụng. Rồi từ từ mọi sự đã trở lại bình thường".
Giờ này đây Đức Tổng Giám Mục Marini sợ rằng sẽ có một bước tiến hướng về "chủ nghĩa nghi thức mới, tức là đối với các linh mục, vị chủ tế trong thánh lễ nghĩ rằng: 'thôi được rồi, tôi sẽ cử hành thánh lễ theo nghi thức của thông cáo mới, tôi sẽ đúng'. Điều này không tốt lành, vì việc cử hành không phải là sự tôn trọng một cách mù quáng đối với những nguyên tắc phụng vụ. Luôn luôn lúc nào cũng có một chút tự do suy nghĩ và hành động đối với chủ tế.
"Nhưng đi xa hơn điều này là đi ra ngoài giáo hội. Nếu phụng vụ là dấu chỉ sự hiệp nhất của giáo hội, bạn không thể lập nên những nhóm để cầu nguyện theo một đường lối nhất định nào trong ngày đó vào giờ đó, rồi một tiếng đồng hồ sau lại có một nhóm khác cầu nguyện theo một kiểu khác".
"Trên hết tất cả chúng ta phải hiểu rằng phụng vụ là một dấu chỉ sự hiệp nhất. Nó không phải là vấn đề của việc cử hành thánh lễ một cách tự do hay bất cứ việc gì khác. Nó chỉ còn là một câu hỏi đặt ra trong việc chấp nhận giáo hội ngày hôm nay, chỉ có thế".
Đức Tổng Giám Mục Piero Marini,cũng là Trưởng Ban Nghi Lễ Giáo Hoàng dưới triều Đức Gioan Phaolô II, nhận xét rằng đối với Đức Giáo Hoàng Biển Đức "tôi có một sự chú ý hơn bởi vì Ngài là một vị chuyên môn trong phụng vụ".
Đức Tổng Giám Mục Marini năm nay 64 tuổi, đã phục vụ tại Vatican từ năm 1965 nhận định thêm "thế nhưng công việc ấy mang lại cho tôi sự hài lòng bởi vì Đức Thánh Cha luôn luôn nhìn nhận đến công việc đã được làm và chúng tôi cùng nhau nói đến công việc đó".
Trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh 13/4, Đức Giáo Hoàng Biển Đức đã trở lại việc cử hành đã được áp dụng trước năm 1985, đó là việc rửa chân 12 giáo dân trong Thánh Lễ Tiệc Ly tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô, là nhà thờ Chánh Tòa của Giáo Phận Roma.
Từ năm 1985 đến năm 2001, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã rửa chân cho 12 linh mục trong Thánh Lễ Tiệc Ly hàng năm. Bắt đầu từ năm 2002 trở đi, vì thể lý yếu đuối, đi đứng khó khăn và nhất là phải đứng lên cúi xuống, Đức Giáo Hoàng đã ủy nhiệm việc rửa chân cho một hồng y, thế nhưng những người được rửa chân vẫn là 12 linh mục.
Tuy nhiên trong 6 năm đầu tiên dưới triều Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Ngài đã theo tiền lệ của vị tiền nhiệm Đức Giáo Hoàng Phaolô VI là rửa chân cho giáo dân.
Năm 1974, Đức Phaolô VI đã rửa chân cho 12 trẻ em đang trong thời kỳ chữa bệnh mắc bệnh tủy xám.
Năm 1977, Đức Phaolô VI rửa chân cho các tiểu chủng sinh từ 12-14 tuổi đang theo học tại Tiểu Chủng Viện của Giáo Phận Roma.
Trong nhiều năm, Đức Phaolô VI đã rửa chân cho những vị cao niên bao gồm một số người vô gia cư đang sống tại một trung tâm của Dòng Thừa Sai Bác Ái vào năm 1980. Năm 1983, Ngài rửa chân cho 12 thanh niên trong Nhóm Boys Town tại Italia và năm 1984, 12 người được rửa chân là các Thanh Niên trong các Nhóm Trẻ thuộc Giáo Phận Roma.
Trả lời cho cuộc phỏng vấn vào cuối tháng 3 với trang mạng Affari Italiani có trụ sở tại Milan- Italia, Đức Tổng Giám Marini cho biết ngài và Đức Giáo Hoàng Biển Đức "đang thảo luận một cách chi tiết đến các nghi lễ Giáo Hoàng".
"Tôi gởi cho Ngài những ghi chú của tôi và Ngài hồi âm trở lại với chữ ký là một dấu chỉ chuẩn y, còn không thì Ngài sẽ đề nghị, sửa đổi".
Thế nhưng Đức Tổng Marini đã không đưa ra những chi tiết nào trong nghi lễ phụng vụ sẽ thay đổi. Đức Tổng cũng cho biết duới mỗi triều giáo hoàng có những thay đổi khác nhau, nhất là đối với các nghi lễ mà Đức Thánh Cha chủ sự có tầm vóc quốc tế.
"Đối với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tôi được một chút tự do; chúng tôi đã có một sự thỏa thuận hoàn toàn trong việc này, bởi vì Ngài là một người của sự cầu nguyện chứ không phải của phụng vụ".
Trong cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về những lạm dụng phụng vụ và đối với những người theo Nhóm của Đức Tổng Giám Mục người Pháp Marcel Lefebver đã từ khước việc cải cách phụng vụ sau Công Đồng chung Vaticanô 2.
Đức Tổng nói "sau mỗi công đồng, luôn luôn có một thời kỳ căng thẳng. Luôn luôn có một số người họ không đồng ý hay không thừa nhận những gì đã làm. Nhưng sự thật là, chúng tôi không có công an để gởi đi buộc người tín hữu phải chấp thuận những gì Công Đồng Chung Vaticanô đã quyết định".
Đức Tổng Giám Mục Marini cũng nói thêm rằng đúng là có một số người đã phóng đại những thử nghiệm của họ đối phụng vụ đã được sửa đổi.
"Tại Bỉ và tại Hoà Lan, trong thời gian thử ngiệm, đã có hơn 300 Kinh Nguyện Tạ Ơn được hình thành" trong khi tại hầu hết các quốc gia thì không có tới 10 quốc gia cho phép xử dụng. Rồi từ từ mọi sự đã trở lại bình thường".
Giờ này đây Đức Tổng Giám Mục Marini sợ rằng sẽ có một bước tiến hướng về "chủ nghĩa nghi thức mới, tức là đối với các linh mục, vị chủ tế trong thánh lễ nghĩ rằng: 'thôi được rồi, tôi sẽ cử hành thánh lễ theo nghi thức của thông cáo mới, tôi sẽ đúng'. Điều này không tốt lành, vì việc cử hành không phải là sự tôn trọng một cách mù quáng đối với những nguyên tắc phụng vụ. Luôn luôn lúc nào cũng có một chút tự do suy nghĩ và hành động đối với chủ tế.
"Nhưng đi xa hơn điều này là đi ra ngoài giáo hội. Nếu phụng vụ là dấu chỉ sự hiệp nhất của giáo hội, bạn không thể lập nên những nhóm để cầu nguyện theo một đường lối nhất định nào trong ngày đó vào giờ đó, rồi một tiếng đồng hồ sau lại có một nhóm khác cầu nguyện theo một kiểu khác".
"Trên hết tất cả chúng ta phải hiểu rằng phụng vụ là một dấu chỉ sự hiệp nhất. Nó không phải là vấn đề của việc cử hành thánh lễ một cách tự do hay bất cứ việc gì khác. Nó chỉ còn là một câu hỏi đặt ra trong việc chấp nhận giáo hội ngày hôm nay, chỉ có thế".