Chân Phước Damien De Veuster, là một linh mục truyền giáo trẻ, đã phục vụ chín năm ở Hạ uy di. Ðược ơn gọi đặc biệt, ngài xin phép Bề trên đến phục vụ trên đảo Molokai dành riêng cho người bệnh phong cùi.
Người Tây phương đến Hạ uy di vào cuối thế kỷ 18 thì dân số trên các hòn đảo có khoảng chừng ba trăm ngàn người, nhưng trong khoảng một trăm năm sau dân số chỉ còn khoảng năm chục ngàn. Trong những bệnh truyền nhiểm đang lan tràn trên các đảo, bệnh phong cùi là nguy hiểm và thiệt hại nhiều hơn hết.
Không thể kiểm soát dịch phong cùi, chính quyền thành lập một nơi xa xôi dành riêng cho người cùi trên đảo Molokai. Theo luật những người mang bệnh cùi đều bị đày đến đảo này cho đến chết.
Tình trạng trên đảo thật là bi đát. Họ sống trong các chòi lá hoặc trong các hóc đá. Tự tìm lấy thức ăn để sống qua ngày, vô luật lệ và vô luân lý. Chính trong tình trạng này mà cha Damien đã đến đây. Ngài tổ chức lại mọi việc như trong một giáo xứ. Công việc đầu tiên là đem lại cho họ nhân phẩm, tổ chức việc ma chay thật tiêm tất để kính trọng người chết thay vì vất ra ngoài ven rừng làm mồi cho thú rừng như dân ở đây đã từng làm trước kia.
Trước tiên ngài xây một ngôi thánh đường, rồi dọc theo đường dẫn đến nhà thờ ngài khuyến khích họ xây những ngôi nhà sạch sẽ. Chỉ trong ít năm trên đảo đã hoàn toàn thay đổi, cảnh tượng u ám xâu xé lẫn nhau không còn nữa, một cộng đồng an vui dù đang ở trong hoàn cảnh bệnh tật.
Mặc dù ngài đã nâng cao tính tự trọng nơi dân chúng, cha Damien vẫn không dám tiếp xúc gần gủi thân cận với họ. Trên tòa giảng ngài thường nói “anh chị em thân mến” hoặc “chúng ta là những người cùi hủi”.
Rồi một ngày những lời trên mang đến cho ngài một ý nghĩa mới là ngài phải hoàn toàn kết hợp với họ trong niềm đau khổ và chua xót của người cùi. Cha Damien thật sự mang chứng bệnh ghê rợn đó và kết thúc cuộc đời tại Molokai với họ. Dù chứng bệnh làm cho thân xác ngài tàn tạ nhưng ngài không ngừng cố gắng thực hiện mọi kế hoạch cải tiến đời sống người dân trên đảo.
Trong những năm cuối đời, ngài chua xót với nổi niềm cô đơn vì tình đời đen bạc, ngài hoàn toàn bị cô lập, không có linh mục để xưng tội và nhận lảnh phép lành. Chỉ một lần, ngài được chèo thuyền đến gần tàu của một vị Giám mục mà xưng tội lớn tiếng.
Cha Damien qua đời ngày 15 tháng 4 năm 1889 vì bệnh phong cùi. Lúc bây giờ danh tiếng của ngài đã vang dội khắp cùng thế giới. Ngài được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao lồ II tôn phong Chân phước vào năm 1995.
Người Tây phương đến Hạ uy di vào cuối thế kỷ 18 thì dân số trên các hòn đảo có khoảng chừng ba trăm ngàn người, nhưng trong khoảng một trăm năm sau dân số chỉ còn khoảng năm chục ngàn. Trong những bệnh truyền nhiểm đang lan tràn trên các đảo, bệnh phong cùi là nguy hiểm và thiệt hại nhiều hơn hết.
Không thể kiểm soát dịch phong cùi, chính quyền thành lập một nơi xa xôi dành riêng cho người cùi trên đảo Molokai. Theo luật những người mang bệnh cùi đều bị đày đến đảo này cho đến chết.
Tình trạng trên đảo thật là bi đát. Họ sống trong các chòi lá hoặc trong các hóc đá. Tự tìm lấy thức ăn để sống qua ngày, vô luật lệ và vô luân lý. Chính trong tình trạng này mà cha Damien đã đến đây. Ngài tổ chức lại mọi việc như trong một giáo xứ. Công việc đầu tiên là đem lại cho họ nhân phẩm, tổ chức việc ma chay thật tiêm tất để kính trọng người chết thay vì vất ra ngoài ven rừng làm mồi cho thú rừng như dân ở đây đã từng làm trước kia.
Trước tiên ngài xây một ngôi thánh đường, rồi dọc theo đường dẫn đến nhà thờ ngài khuyến khích họ xây những ngôi nhà sạch sẽ. Chỉ trong ít năm trên đảo đã hoàn toàn thay đổi, cảnh tượng u ám xâu xé lẫn nhau không còn nữa, một cộng đồng an vui dù đang ở trong hoàn cảnh bệnh tật.
Mặc dù ngài đã nâng cao tính tự trọng nơi dân chúng, cha Damien vẫn không dám tiếp xúc gần gủi thân cận với họ. Trên tòa giảng ngài thường nói “anh chị em thân mến” hoặc “chúng ta là những người cùi hủi”.
Rồi một ngày những lời trên mang đến cho ngài một ý nghĩa mới là ngài phải hoàn toàn kết hợp với họ trong niềm đau khổ và chua xót của người cùi. Cha Damien thật sự mang chứng bệnh ghê rợn đó và kết thúc cuộc đời tại Molokai với họ. Dù chứng bệnh làm cho thân xác ngài tàn tạ nhưng ngài không ngừng cố gắng thực hiện mọi kế hoạch cải tiến đời sống người dân trên đảo.
Trong những năm cuối đời, ngài chua xót với nổi niềm cô đơn vì tình đời đen bạc, ngài hoàn toàn bị cô lập, không có linh mục để xưng tội và nhận lảnh phép lành. Chỉ một lần, ngài được chèo thuyền đến gần tàu của một vị Giám mục mà xưng tội lớn tiếng.
Cha Damien qua đời ngày 15 tháng 4 năm 1889 vì bệnh phong cùi. Lúc bây giờ danh tiếng của ngài đã vang dội khắp cùng thế giới. Ngài được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao lồ II tôn phong Chân phước vào năm 1995.