Nhân chứng Giêhôva tin rằng điều luật cấm không được ăn huyết trong Cựu Ước (Gen: 3-4;Lev 17: 14) vẫn còn bị cấm trong Tân Ước (Acts 15: 28-29) và do đó họ đưa ra học thuyết từ chối việc truyền máu. Nhân chứng Giêhôva có truyền thống kết án tiến trình truyền máu, mà họ cho là chẳng khác việc ăn huyết đã bị Thánh kinh cấm trong vài trường hợp, nhất là huyết các loài động vật. Mới đây nhân chứng Giêhova đã nới lỏng ngăn cấm việc ngăn cấm truyền máu trong học tuyết của họ, (Patrick Madrid: Where is that in the Bible, Our Sunday visitor Publishing, p172), nhưng nhiều người còn tẩy chay, coi việc truyền máu là chống lại luật Chúa. Người Công giáo cần dẫn chứng Kinh thánh để làm sáng tỏ việc cấm ăn huyết trong Kinh thánh Cựu ước, là thực phẩm đương thời lúc đó bị cấm, mà ngày nay trong Tân ước đã bãi bỏ. Các Kitô hữu ngày nay rất thong dong coi mọi thứ đồ ăn đều sạch.

1- Trong Tân Ước, chúng ta đọc: “Như vậy là Người tuyên bố mọi thức ăn đều thanh sạch” (Mc 7: 19). Tất nhiên kể cả huyết, là thức ăn rất phổ biến với các lương dân thời ấy. Cũng như ngày nay, nhiều người thích thưởng thức ‘bít tếch’ còn tươi máu, hoặc xúc xích, dồi lòng nhồi huyết. Trong Tông Đồ Công Vụ đoạn 10, Chúa đã cho Phêrô thấy thị kiến để từ đấy chấm dứt tranh cãi giữa đồ ăn sạch và không sạch. Nên nhớ rằng, trong Phúc âm Gioan đoạn 6, Chúa Giêsu đã nói rằng chúng ta phải uống máu Ngài để được sống đời đời. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu truyền phép để rượu trở thành máu thánh của Ngài và Ngài dạy các môn đệ nhận lấy mà uống. Nhân chứng Giêhôva cũng như anh em Tin lành, nghĩ rằng Chúa Giêsu chỉ nói theo nghĩa bóng về sự cần thiết phải uống máu Ngài. Nhưng hiểu theo nghĩa bóng là vô căn cứ, vì Chúa chẳng bao giờ truyền cho chúng ta thể hiện một hành vi độc dữ, dù nó chỉ hàm chứa nghĩa bóng.

2- Trong cựu ước, chẳng những Chúa cấm ăn huyết, nhưng còn cấm nhiều loại thịt chẳng hạn như thịt heo. Những loại đồ ăn này tự nó không xấu xa. Chúa cấm chỉ vì muốn dạy dân Ich-diên bài học cần thiết phải sạch trong tinh thần. Để chứng minh cho lập luận này, chúng ta phải trưng chính những lời Đức Giêsu đã cắt nghĩa riêng cho các môn đệ: “Anh em không hiểu sao, cái gì từ bên ngoài vào trong con người, thì không thể làm cho con người ra ô uế, bởi vì nó không đi vào lòng, nhưng vào bụng người ta, rồi bị thải ra ngoài” (Mc 7: 18-19). Lời Đức Giêsu đã tác động trực tiếp đối với chúng ta hơn là các biểu tượng của Cựu ước đã dạy dỗ chúng ta. “Nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử (Dt 1: 2)

3- Thắc mắc trong Tông Đồ Công vụ 15: 28-29: Công Đồng Giêrusalem đãgiải toả cho các Kitô hữu Do thái và các lương dân trở lại. Theo Công đồng, các anh em ấy không phải ràng buộc những gánh nặng trong luật lệ cựu ước nữa, tuy nhiên có ba điều buộc kiêng: “ Kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết”. Tìm hiểu đoạn trên đây, chúng ta được biết sở dĩ công đồng Giêrusalem đưa ra điều cấm kỵ này vì hai lý do: thứ nhất, vì người Do thái theo Kitô giáo thấy rằng những đồ ăn như thế thật là ghê sợ đối với họ, và các Giáo phụ không muốn giữa Kitô giáo trong các lương dân trở lại và Kitô giáo Do thái này xung đột va chạm trong các bữa ăn tưởng niệm buổi tiệc ly, nói lên tình huynh đệ bác ái giữa các Kitô hữu (Agape). Lý do thứ hai: những đồ ăn ấy thường được dân ngoại dùng để cúng kiếng.

Một khi những lý do trên không còn nữa, thì Giáo hội buổi sơ khai đã bãi bỏ những cấm đoán ấy. Trong thư thứ nhất gửi Corinthô, thánh Phaolô đã bảo các Kitô hữu không phải kiêng những đồ cúng người ta dọn ra, trừ trường hợp là khi ăn đồ cúng như vậy, có nguy cơ trở nên gương mù cho kẻ có lương tâm yếu đuối. Như vậy, ba điều luật phải kiêng trên kia được bãi bỏ vì điều kiện hoàn cảnh đã thay đổi. Ngày nay, các Kitô hữu đều hiểu luật trên kia không còn hiệu lực, vì các luật buộc trong đoạn TDCV 15: 28 - 29 không còn nhằm vào những mục tiêu cần thiết phải kiêng cữ nữa. Các Kitô hữu không quan ngại việc ăn thịt ‘bít tếch’ sống. Nhân chứng Giêhôva không ngần ngại ăn huyết trong miếng thịt còn tươi nguyên, bởi vì họ không cần phải mua thịt đã tẩy huyết, trong khi Chính thống Do thái chỉ mua thịt sau khi đã tẩy huyết (kosher meat). Nhưng Chính thống Do thái lại không ngăn cản việc truyền máu.

Do đó, những ai từ chối và lên án việc truyền máu, cho rằng việc đó chống lại luật Chúa thì rõ ràng là điều không mang tính đồng nhất giữa lý thuyết và thực hành, cũng như không đả thông về Kinh thánh.