Triết gia người Ðức, ông Ralph Waldo Emerson, đã viết một câu thật ý nghĩa sâu sắc: "Ðời sống con người thật ngắn ngủi. Trái lại thế giới thì mênh mông bao la và kỳ diệu muôn màu sắc. Nhưng người ta có thể phá vỡ nghịch lý trên đây bằng những chuyến du lịch đó đây đầy hứng thú khó quên."
Quả thật, tư tưởng đượm màu sắc triết lý trên đây của triết gia Raph Waldo Emerson đã thúc đẩy mỗi năm hàng trăm triệu du khách trên thế giới, sau những năm tháng mệt mỏi cặm cụi với công việc, đã quyết tâm lên đường khám phá những vùng đất mới, thăm viếng những chân trời mới, để đời sống bớt tẻ nhạt, đồng thời mở mang kiến thức như cha ông chúng ta thường nói: "Ði một ngày đàng, học một sàng khôn".
Tháng tư dương lịch năm 2001 vừa qua, một linh mục bạn thân mời tôi sang giúp giảng chuẩn bị mừng Ðại Lễ Phục Sinh cho hai Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam Hamilton và Kitchener-Waterloo tại tỉnh bang Ontario trong ba tuần lễ, tôi đã hân hạnh có dịp thăm viếng hầu hết những thành phố lớn, những danh lam thắng cảnh của hai tỉnh bang Ontario và Québec, thuộc miền cực Nam và Ðông Nam Canada, một quốc gia láng giềng nằm sát cạnh trên nước Mỹ thuộc vùng Bắc Mỹ Châu.
Canada xưa nay vẫn nổi tiếng là một quốc gia trù phú, đất rộng người thưa, người dân với nếp sống hiền hòa thanh thản, không bon chen ganh đua, không hối hả tất bật như đa số người dân Mỹ, đã từng được nhà văn Trần Trung Lương, bút hiệu Trà Lũ, định cư tại thành phố Toronto, được coi như một người Việt Nam biết nhiều nhất về đất nước Canada, đã từng ghi lại những nhận định sâu sắc, những suy tư dí dỏm đặc thù, với lối hành văn tạp ký nhẹ nhàng bóng bẩy duyên dáng trong 7 tác phẩm được liên tiếp xuất bản từ năm 1989 đến nay. Ðó là các tác phẩm mang tựa đề: Miền Ðất Hạnh Phúc, Ðất Mới, Miền Ðất Hứa, Ðất Thiên Ðàng, Ðất Yêu Thương, Ðất Lạnh Tình Nồng và gần đây Ðất Quê Ngoại.
Với tôi, tuy không được hân hạnh biết nhiều về đất nước Canada như nhà văn Trà Lũ, nhưng trong thâm tâm tôi vẫn đinh ninh với suy nghĩ được diễm phúc đi đó đây, chúng tôi có nhiệm vụ ghi lại những điều mắt thấy tai nghe để cống hiến quý độc giả, nhất là những ai chưa có hoàn cảnh thăm viếng miền "đất lạnh tình nồng " này. Do đó, xin kính mời quý độc giả lên đường du lịch với loạt bài giới thiệu Ðất Nước Canada khởi đầu từ hôm nay.
GIỚI THIỆU ÐẤT NƯỚC CANADA.
Vài Nét Nguồn Gốc Lịch Sử Dân Tộc Canada.
Theo các sử gia Peevy Steller và Paul Ricard cũng như các tài liệu văn phòng du lịch cung cấp, nguồn gốc quốc hiệu Canada là một danh từ xuất phát từ các bộ lạc người Da Ðỏ có nghĩa là "Ngôi Làng" (Kanata). Và những bộ lạc người Da Ðỏ (Indian) là những cư dân đầu tiên đến chiếm lãnh miền đất hoang sơ màu mỡ này. Sử sách gọi họ là thổ dân Inuit hoặc Eskimo. Trải qua các thời đại và vượt qua những biến chuyển thăng trầm của lịch sử, mãi cho đến nay những bộ lạc Eskimo này vẫn kiên trì định cư tại các vùng lạnh buốt quanh năm tuyết phủ trải dài khắp miền cực bắc Canada.
Các sử gia cũng ghi nhận rằng: Mãi cho đến năm 1000 sau Công Nguyên, nhà thám hiểm người Na Uy, ông Leif Eriksson, đã đổ bộ lên bờ biền miền Ðông Nam Canada, hiện nay là vùng Labrador, tỉnh bang Nova Scotia. Nhưng phải công bằng nhìn nhận rằng nguồn gốc lịch sử tổ tiên người da trắng đến chiếm lãnh Canada chỉ bắt đầu vào năm 1497 với ông John Cabot. Ông là một người Ý, sinh tại Genoa, tên trên giấy khai sinh là Giovanni Caboto, vì bất mãn với chính quyền Ý, ông di cư sang sống tại Anh Quốc. Là một nhà thám hiểm, ông thỉnh cầu Hoàng Ðế Anh Henri VII tài trợ cho cuộc hành trình đi tìm Tân Thế Giới. Ðược nhà vua chấp thuận, ông cải tên là John Cabot. Cuộc hành trình đầy mạo hiểm phiêu lưu khởi hành vào tháng 6 năm 1497, từ cảng Bristol, trên con thuyền buồm mang tên The Matthew. Sau 52 ngày lênh đênh trên Ðại Tây Dương, ông và đoàn thủy thủ đã tới bờ biển Bonavista, nay thuộc tỉnh bang New Foundland của Canada.
Ngày 24 tháng 6 năm 1997 vừa qua, kỷ niệm 500 năm ngày John Cabot đặt chân đến miền đất này, Chính quyền Canada đã cho đóng một thuyền buồm đúng y hệt kích thước và hình dáng con tàu The Matthew thời xa xưa. Con tàu cũng khởi hành từ Bristol bên Anh, cũng lênh đênh 52 ngày trên biển cả, cũng thuyền trưởng và đoàn thủy thủ trang phục như ngày xưa. Và đúng ngày lịch sử 24 tháng 6 năm 1997, con tàu tiến vào bến Bonavista giữa tiếng reo hò của mọi người, cùng với sự chứng kiến của Nữ Hoàng Anh Quốc Elizabeth II chào mừng con tàu lịch sử của con cháu cụ tổ John Cabot.
Là một vùng đất bao la màu mỡ phì nhiêu, năm 1534 nhà thám hiểm người Pháp, ông Jacques Cartier, đến xâm chiếm Canada, đặt tên cho miền đất này là"Tân Pháp Quốc" (New France). Năm 1604, người Pháp thành lập hải cảng Port Royale tại miền Nam Canada, nay là Nova Scotia. Năm 1608, người Pháp khởi đầu thiết lập thành phố Québec như một vùng đất thuộc địa của Pháp.- Trong khi đó, người Anh cũng muốn thành lập những vùng đất thuộc địa trên đất nước Canada. Sau cuộc chiến 7 năm (Seven Years War) kéo dài từ năm 1756 đến 1763, người Pháp thua trận và người Anh hoàn toàn kiểm soát miền Bắc Mỹ Châu.
Trong cuộc nội chiến với việc thành lập 13 tiểu bang đầu tiên tại miền Ðông và Ðông Nam Hoa Kỳ, để sau này trở thành lãnh thổ Hiệp Chủng Quốc Mỹ, một số đông cư dân vẫn trung thành với mẫu quốc Anh đã kéo nhau về định cư tại Canada, lập thành hai tỉnh bang Ontario và New Brunswick hiện nay. Năm 1840, sau những cuộc tranh đấu bền bỉ, Quốc hội Anh Quốc đã phải ban hành hiệp ước cho Canada quyền tự trị. Nhưng mãi đến cuối thế kỷ XIX, sau một thời gian dài xây dựng, phát triển và củng cố nhờ công lao của vị Thủ Tướng đầu tiên, Sir John A.Mac Donald, mua thêm vùng đất nay gọi là lãnh địa Northwest Territories và thiết lập hệ thống đường sắt xuyên bang, Canada ngày càng trở thành một quốc gia trưởng thành và dần dần tách khỏi ảnh hưởøng mẫu quốc là Anh Quốc. Nhưng người ta phải chờ mãi cho đến ngày 17 tháng 4 năm 1982, Nữ Hoàng Elizabeth II qua Hiệp Ước Constitution Act chính thức tách lìa Canada khỏi Anh Quốc. Nhưng hiệp ước này vẫn duy trì Canada là một thành viên của Khối Thịnh Vượng Chung và Nữ Hoàng Elizabeth vẫn là Nữ Hoàng của đất nước Canada mặc dầu với tính cách tượng trưng.
Vài Nét về Ðịa Lý, Hành Chánh và Kinh Tế Canada.
Canada là một quốc gia rộng mênh mông bát ngát, chiều ngang chạy dài suốt từ Ðông sang Tây ngang miền đất Bắc Mỹ Châu, với 8 múi giờ và phi cơ phản lực phải bay liên tục 7 tiếng. Lãnh thổ Canada nối liền Ðại Tây Dương bờ phía Ðông với Thái Bình Dương bờ phía Tây, diện tích rộng đứng thứ hai trên thế giới với 9,976,140 cây số vuông (3,851,809 sq.mi.) chỉ sau Liên Xô với diện tích 17,075,200 cây số vuông (6,592,800 sq.mi.). Nhưng dân số Canada quá ít, chỉ có 31,006,347 người. Mật độ dân số là 8 người cho mỗi dặm vuông. Do đó người ta không lạ gì khi thấy Canada có chính sách uyển chuyển về di trú, dễ dàng cho những người ngoại quốc đến định cư, trong đó có hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam của chúng ta.
Thống kê dân số năm 2000 phân tích: Trong tổng số dân Canada là trên 31 triệu, người Canada gốc Anh Quốc chiếm 40%; gốc Pháp 27%; gốc các nước Âu Châu khác như Ý, Ðức, Hungary 20%; người bản xứ Da Ðỏ 1.5% và gốc Á Châu (Tàu, Nhật, Việt Nam) 11.5%. Xét theo tôn giáo: 56% người dân Canada theo Công Giáo; 16% theo Tin Lành; 10% theo Anh Giáo không kể các tôn giáo khác. Theo tỷ lệ chỉ có 56% dân Canada là Công giáo, nhưng ảnh hưởng Thiên Chúa Giáo rất sâu đậm, bằng chứng chính quyền đã chọn ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (Good Friday) là ngày quốc lễ, cấm bán thịt. Mọi công tư chức đều nghỉ có lương và các công tư sở đều đóng cửa. Riêng ngày 24 tháng 6 hàng năm là ngày cụ tổ John Cabot tìm thấy Canada, trùng ngày lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Baotixita, cũng là ngày nghỉ lễ mừng Thánh Bổn Mạng của người Canada nói tiếng Pháp. Hai tỉnh bang đông Công giáo nhất Canada là Québec với 80% dân số và Ontario có 55% giáo dân công giáo.
Theo hành chánh và địa lý, Quốc Gia Canada phân chia thành 10 tỉnh bang (Province) và 3 lãnh địa (Territory). Ðể có một cái nhìn tổng quát tương đối đầy đủ, kính mời quý độc giả đi tham quan các tỉnh bang và lãnh địa này từ miền Tây sang miền Ðông:
1 - Tỉnh bang British Columbia nằm trên bờ Thái Bình Dương phía Tây, với thủ phủ là thị trấn Prince George. Vancouver với dân số 1,831,665 người là thành phố đông dân thứ ba của Canada sau hai thành phố lớn Toronto và Montréal. Ðặc điểm của tỉnh bang này là nơi còn lưu lại những di tích tổ vật (totem) của thổ dân Da Ðỏ và Cộng đồng người Trung Hoa khá đông ngang ngửa với Toronto và San Francisco.
2 - Cạnh đó là tỉnh bang Alberta có hai thành phố Edmonton với 839,000 người và Calgary với 754,000 dân. Cả hai thành phố này có khá đông người Việt định cư. Hiện nay tỉnh bang này nổi tiếng thế giới, vì còn di tích những con khủng long (Dinosaur) sống cách đây 70 triệu năm được trình bày trong viện bảo tàng Royal Terry Museum.
3 - Sau Alberta là tỉnh bang Saskatchewan với thủ phủ là thành phố Regina có 177,923 người và thành phố Saskatoon 185,678 dân. Tỉnh bang này với rất nhiều nông trại lớn được coi như vựa lúa mì của người dân Canada. Nới đây cũng là nơi sản xuất 2/3 chất bồ tạt (potash) và 26% chất uranium của thế giới.
4 - Tỉnh bang Manibota nằm ngay trung tâm nước Canada, với một hồ lớn và thủ phủ mang cùng tên Winnipeg. Manibota được coi như tỉnh bang nòng cốt của Canada quy tụ trên 30 sắc dân Âu Châu như người Ái Nhĩ Lan, Anh, Áo, Thụy Ðiển, Ðức, Nga, Pháp, Mỹ, Do Thái, Ba Lan, Ukrainian. Mỗi năm vào mùa hè các sắc dân này tổ chức Ðại Hội Folklorama kéo dài hai tuần lễ.
5 - Cạnh Manibota là tỉnh bang Ontario, lớn thứ hai sau tỉnh bang Québec, với trên 10 triệu cư dân. Tỉnh bang Ontario chính là trung tâm chính trị kinh tế tài chánh của Canada với Thủ đô Ottawa, Thành phố và Tháp Toronto, Thác Niagara kỳ quan của thế giới và Ngũ Ðại Hồ: Hồ Superior, Hồ Michigan, Hồ Huron, Hồ Erie và Hồ Ontario. Tỉnh bang Ontario có những đồng bằng màu mỡ bát ngát do dòng sông St Lawrence tạo thành. Thành phố Toronto lớn nhất Canada với 4,263,757 dân cũng là thủ phủ tỉnh bang Ontario. Hàng năm vào ngày 1 tháng 7 là ngày Quốc Khánh Canada (Canada Day) cũng là ngày khai sinh tỉnh bang Ontario.
6 - Sau Ontario là tỉnh bang Québec có diện tích lớn nhất Canada, tọa lạc tại miền Ðông Bắc Canada, với dân số 6,8 triệu, mật độ dân số đứng thứ nhì sau Ontario. Ðặc điểm tỉnh bang Québec là 95% dân cư nói tiếng Pháp và Pháp ngữ là ngôn ngữ chính thức của tỉnh bang Québec. Thành phố Montréal với 3,8 triệu dân là nơi nói tiếng Pháp nhiều nhất trên thế giới sau Pháp Quốc. Québec cũng là tỉnh bang nổi tiếng với Tháp Montréal, nơi tổ chức Hội Chợ Quốc Tế năm 1967 và Thế Vận Hội Mùa Hèø năm 1976, với Ðền Thánh Giuse do Chân Phước Anrê thành lập, mỗi năm thu hút trên 3 triệu du khách khắp thế giới và Vương Cung Thánh Ðường kính Ðức Mẹ.
7 - 10: Bốn tỉnh bang còn lại là những quần đảo hoặc đảo nhỏ nằm về phía Ðông và Ðông Nam nước Canada như New Foundland, New Brunswick, Nova Scotia và Prince Island. Bốn tỉnh bang nhỏ này nằm trên bờ Ðại Tây Dương.
Sau 10 tỉnh bang nói trên, đất nước Canada còn có 3 lãnh địa về phía Bắc, hầu hết là những phần đất hoang sơ quanh năm tuyết phủ, dân cư thưa thớt, do những thổ dân Eskimo định cư. Ðó là Lãnh địa NorthWest Territories có 67,000 dân; Lãnh địa Ukon Territory với 31,700 người và Lãnh Ðịa Nunavut Territory tiếp giáp miền Bắc Cực, chỉ có 25,000 thổ dân Inuit, mới được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1999, với thủ phủ là thị trấn Iqaluit.
Vì Canada là một quốc gia thành viên thuộc Khối Thịnh Vượng Chung Anh Quốc, nên trong tất cả 10 tỉnh bang và 3 lãnh địa, bên cạnh vị Thủ Hiến điều hành về hành chánh đều có một vị Ðại Thống Ðốc đại diện cho Nữ Hoàng Anh. Từ năm 1993, Thủ tướng Jean Chrétien, thuộc đảng Tự Do là người điều hành Chính Phủ Trung Ương Canada. Và từ năm 1995, vị đại diện Nữ Hoàng Anh tại chính phủ trung ương là bà Roméo LeBlanc, một người Canada gốc Trung Hoa, do Thủ Tướng đề nghị và được Nữ Hoàng Elizabeth II chấp thuận.
Quốc kỳ của Canada hình chữ nhật, nền màu trắng, hai đầu có viền khung lớn màu đỏ và ở giữa là hình lá cây phong (Maple Leaf) màu đỏ tươi. Người dân Canada chọn lá cây phong tượng trưng cho xứ sở của họ trên quốc kỳ, vì cây phong là một thứ cây được trồng khắp đất nước Canada và nhựa của cây này sản xuất thành một loại đường ăn rất thơm ngon. Quốc ca Canada là bài "Oh Canada". Ðơn vị tiền tệ của Canada là đồng Gia Kim (Canadian dollar), trị giá hối xuất so sánh với một đồng Mỹ Kim bằng 1,62 Gia Kim. - Ngôn ngữ chính thức của Canada là Anh ngữ và Pháp ngữ, do đó trong tất cả các tài liệu của chính phủ sử dụng trong dân chúng đều là song ngữ Anh Pháp.
Ðối với thế giới, Canada là một trong 7 siêu cường về kinh tế và ảnh hưởng chính trị. (Hoa Kỳ, Anh Quốc, Pháp Quốc, Ý Quốc, Ðức Quốc, Canada và Nhật Bản). Tổng sản lượng quốc gia năm 1998 là 658 tỷ mỹ kim, chia đều cho mỗi người dân là 21,700 mỹ kim. Canada có lực lượng lao động là 15,3 triệu công nhân. Năm 1998, tổng trị giá hàng xuất cảng là 208,6 tỷ mỹ kim, bao gồm dầu thô, gỗ, ấn phẩm, khí thiên nhiên, nhôm, máy móc, xe hơi và phụ tùng. Trong khi đó tổng trị giá hàng nhập cảng là 194,4 tỷ mỹ kim, gồm hàng tiêu dùng, máy điện toán, trang bị truyền thông và phụ tùng. Những quốc gia là khách hàng buôn bán thường xuyên với Canada có Hoa Kỳ, Nhật bản, Anh quốc, Ðức quốc, Nam Hàn, Pháp quốc, Trung quốc, Ðài Loan, Hòa Lan và Mễ Tây Cơ.
Vài Nét về Cộng Ðồng Người Việt tại Canada.
Thật là một thiếu sót lớn lao, nếu giới thiệu đất nước Canada mà quên không đề cập đến Cộng Ðồng Người Việt Nam đang sinh sống tại quốc gia này. Như chúng ta đã biết mối liên hệ giữa hai quốc gia Việt Nam và Canada chỉ trở nên gần gũi vào những thập niên cuối thế kỷ XX, khi Canada tham gia Ủy Hội Quốc Tế Ðình Chiến tại Việt Nam sau Hiệp Ðịnh Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954. Và sau này Canada là một trong những nước đầu tiên công nhận quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, thời Ðệ Nhất Cộng Hòa. Nhưng sau biến cố tháng Tư đen năm 1975, khi từng đoàn người Việt bỏ nước vượt biển đi tìm tự do, sau Hoa Kỳ, Canada là một quốc gia đã mở rộng vòng tay đón tiếp nhiều đợt thuyền nhân Việt Nam đến lập nghiệp. Trước đó, Canada chỉ là nơi có một số nhỏ thanh niên thiếu nữ thụ hưởng Chương Trình Du Học Colombo hoặc gia đình tự túc du học. Như một vùng đất lành chim đậu, từng đoàn thuyền nhân Việt Nam tại các trại tỵ nạn Ðông Nam Á và Hồng Kông đã được Chính phủ Canada bảo trợ song song với chương trình đoàn tụ gia đình, từ đó tạo thành Cộng Ðồng Người Việt tại Canada. Tại đây không có chương trình định cư cựu tù nhân chính trị (HO) và con lai như tại Hoa Kỳ.
Theo thống kê bán chính thức, Cộng Ðồng Người Việt tại Canada có tổng số ước tính là 180,000 người. Phần đông sinh sống tại thành phố lớn Toronto (70,000 người) và vùng phụ cận như Hamilton, Kitchener Waterloo, Missisauga, Brampton, London, North York và một số nhỏ độ 3,000 người Việt tại Thủ đô Ottawa thuộc tỉnh bang Ontario; thành phố Montréal (40,000 người) và Sherbrooke thuộc tỉnh bang Québec; thành phố Winnipeg tỉnh bang Manibota; hai thành phố Saskatoon và Regina tỉnh bang Saskatchewan; hai thành phố Calgary và Edmonton tỉnh bang Alberta và đặc biệt thành phố Vancouver (35,000) thuộc tỉnh bang British Columbia miền Viễn Tây Canada.
Nơi tập trung đông đảo người Việt nhất tại Canada phải kể đến Thành phố Toronto, nơi đây có hàng trăm cơ sở thương mại, nhà hàng, quán ăn, siêu thị, văn phòng dịch vụ, tiệm kim hoàn rất sầm uất tranh đua vơiù những cơ sở người Trung Hoa, cho chúng ta và du khách ngoại quốc nhìn thấy sự thành công của người Việt tại Canada. Về phương diện tôn giáo, nguyên tại Toronto có 6 ngôi chùa Việt Nam như chùa A Di Ðà, Hoa Nghiêm, Xá Lợi, Linh Sơn, Long Hoa và 3 nhà thờ Tin Lành, một thánh thất Cao Ðài.
Riêng phía Công Giáo, theo thống kê tại Canada có 17,000 giáo dân Việt Nam, 72 linh mục và hàng trăm nam nữ tu sĩ. Ngoài Phụ Tỉnh Dòng Ða Minh tại Calgary với tam cá nguyệt san Chân Lý, có nữ đan viện Dòng Kín và các nữ tu viện Dòng Thăm Viếng, Mến Thánh Giá và Dòng Nữ Chúa Cứu Thế. Ngay tại trung tâm Thành phố Toronto có một Giáo Xứ Việt Nam lớn là Giáo Xứ Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam gần 6,000 giáo dân với nhiều hội đoàn và những sinh hoạt rất sôi động. Tỉnh bang Ontario còn có Giáo Xứ Mẹ Việt Nam tại thành phố Hamilton và Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại thành phố Kitchener Waterloo, cả hai có trên 1,200 giáo dân.
Ngoài ra, Cộng Ðồng Việt Nam tại Canada còn có nhiều sinh hoạt văn hóa xã hội khác như bán tuần san Thời báo Canada, các tuần báo Viễn Ðông, Làng Văn, Bạn Việt, Saigon Canada, Kinh Tế Thị Trường, các nguyệt san Thẩm Mỹ, Ðiện Ảnh, Nghệ Thuật, Chương trình Phát Thanh Việt Ngữ Việt Nam Radio và Truyền Hình Việt Nam.
Phải công bằng nhìn nhận Cộng Ðồng Người Việt tại Canada là một cộng đồng năng động với nhiều sinh hoạt văn hóa, chính trị phong phú và khá nhiều hội đoàn như Hội Người Việt Toronto, Hội Phụ Nữ, Hội Y Sĩ, Hội Cao Niên, Văn Bút Việt Nam, Hiệp Hội Chuyên gia Việt Nam, Hội Cựu Quân Nhân, Ái Hữu Hải Quân v.v. Cộng Ðồng Người Việt tại đây đã ghi được một thành tích là tổ chức diễn hành và mít tinh khá lớn, nhân kỷ niệm 50 quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa. Và cờ vàng ba sọc đỏ đã được kéo lên ngay tại kỳ đài cao tại tòa Thị Chính thành phố Toronto. Và thành phố Montréal cũng là nơi được chọn để tổ chức Ðại Hội Nha Y Dược Việt Nam trên toàn thế giới.
Những Cái Nhất Thế Giới và Phát Minh của Canada.
+ Tổ chức Liên Hiệp Quốc đã đánh giá liên tục 7 năm liền (1993 - 2000), Canada là một trong 175 quốc gia đáng sống nhất trên trái đất, vì cuộc sống thanh thản, an bình, không bon chen tất bật và trợ cấp xã hội y tế bảo đảm đời sống cho mọi người dân.
+ Canada cũng là nơi có nhiều hồ, nhiều đảo và có lượng nước ngọt lớn nhất thế giới. Khu rừng già tại tỉnh bang British Columbia tiếp giáp Thái Bình Dương còn có những cây cổ thụ vừa lớn vừa già cỗi lâu đời nhất thế giới.
+ Lộ trình thể thao The Trans-Canada Trail để dân chúng đi bộ, đi xe đạp, tập thể dục, giải trí là lộ trình thể thao dài nhất thế giới, nối kết các tỉnh bang, dài 15,000 cây số, mới được khánh thành ngày quốc khánh 1 tháng 7 năm 2000 vừa qua.
+ Con đường Yonge thuộc tỉnh bang Ontario là con đường dài nhất thế giới, 1,886 cây số, được ghi trong sách Guiness về các kỷ lục thế giới.
+ Tại miền Nam tỉnh bang Aberta về mùa hè thường có những cơn gió nóng kinh khủng, gọi là "Chinook", mỗi giờ có thể tăng độ nóng lên 15 độ C.
+ Con cá voi xanh ở biển miền Ðông nước Canada là loài cá lớn nhất thế giới: dài 27 thước tây và nặng 132 tấn.
+ Ðiện thoại viễn liên hiện đang được xử dụng trên khắp thế giới là phát minh năm 1876 của ông Alexander Graham Bell, quê thị trấn Brantford, tỉnh bang Ontario.
+ Nhân vật giả tưởng siêu phàm trong hoạt họa, với tên gọi là Superman, là sáng tác của ông Joe Schuster, người Canada.
+ Những thanh kẹo chocolate có nhân đậu, hiện đang được bày bán trên khắp thế giới, là sản phẩm chế biến đầu tiên của Công ty Kẹo Norman Breakey năm 1940 của người Canada.
+ Canada là nước đầu tiên xử dụng vệ tinh viễn thông cho các dịch vụ thương mại. Vệ tinh đầu tiên được Canada phóng lên không gian năm 1972 có tên là Anik - 1.
+ Về điện ảnh, hiện nay người ta có thể chiếu hình trên những bức màn cao 6 tầng nhà. Ðây là phát minh của Canada có tên là Imax tại Hội Chợ Quốc Tế năm 1967.
+ Giây fermeture (zipper) để thay thế cúc áo, cúc quần, hiện đang được xử dụng trên khắp thế giới là phát minh của Canada năm 1925 tại thị trấn St Catherines, tỉnh bang Ontario.
Những Ðặc Ðiểm Khác Nhau và Giống Nhau Giữa Canada và Mỹ.
+ Tỉnh bang Québec là cái nôi đào tạo nhân tài Canada. Phần lớn các lãnh tụ cao cấp điều hành guồng máy chính trị kinh tế Canada đều xuất thân tại đây và ảnh hưởng văn hóa Pháp còn khá mạnh. Do đó cộng đồng dân Canada nói tiếng Pháp đã nhiều lần vận động, trong các năm 1983, 1997, thành lập vùng tự trị Québec nhưng không thành công.
+ Do ảnh hưởng Hiệp Ước Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ (NAFTA) bao gồm Canada, Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ, đến thăm viếng đất nước Canada nơi đâu du khách cũng thấy những công ty đa quốc gia đặc biệt của Mỹ xuất hiện. Về khách sạn như Holiday Inn, Quality Inn, Hilton, Confort Inn, Econo lodge; về thức ăn nhanh như Mc Donald's, Burger King, Wenny's, Pizza; về cửa hàng bách hóa như Wal-Mart, Sears, K' Mart, Giant, Toys R' Us; về xe hơi như Ford, Renault, Saturn, Chevrolet, Honda, Volvo, Nissan; về các hãng xăng như Shell, Sunoco, Esso v.v… Tất cả những hình ảnh này tạo cho những du khách từ Hoa Kỳ sang Canada có cảm tưởng như đang sống trên đất Mỹ.
+ Ðiểm khác biệt giữa Canada và Hoa Kỳ là hệ thống đo lường: Ðo chiều dài, Canada xử dụng đơn vị thập phân mét (meter) mà ta gọi là thước tây. Trên các hệ thống xa lộ xuyên bang hoặc tiểu bang và trên toàn quốc, chiều dài tính theo cây số (kilomètre) thay vì dặm (mile) như Mỹ. Ðo đó xe hơi lưu hành tại Canada, đồng hồ ghi theo cây số thay vì dặm. Về dung tích (capacity), Canada xử dụng hệ thống lít (Litre) thay cho pint hoặc gallon. Tại những cây xăng, người ta bán xăng theo lít thay vì gallon.
+ Ðiểm đặc biệt trên toàn hệ thống xa lộ Canada: Tại ranh giới phân chia giữa các thành phố đều có bảng ghi tên của tỉnh bang, tên của thành phố và dân số mà bạn sắp tới. Thí dụ khi lái xe vào thành phố Missisauga, du khách sẽ nhìn thấy bảng: Ontario trên cùng (tên tỉnh bang); Missisauga (tên thành phố) ở giữa và Dân số (Population): 575.000 dưới cùng. Những con số này được thay đổi mỗi năm, đồng thời cho du khách hình dung được đây là thị trấn hoặc thành phố lớn hay nhỏ, cư dân bao nhiêu.
+ Ðặc điểm khác của Canada với Mỹ: Về trợ cấp xã hội và y tế Canada đứng đầu thế giới, người dân Canada rất tự hào về điểm này. Chính quyền Canada rất quý trọng trẻ em, vì đất quá rộng mà người rất thưa (trên 31 triệu dân sống trên lãnh thổ gần 10 triệu cây số vuông), đàng khác các bà lại không chịu sanh! Chính quyền khuyến khích thưởng tiền cho các bà mẹ khi sanh và còn ân cần nhắc người dân với những khẩu hiệu bằng điện tử vắt ngang xa lộ liên bang như: "Children are precious. Keep them safe in their seat belts" hoặc "Your Children are precious. Use seat belts correctly." (Con cái quý vị rất đáng quý. Hãy giữ chúng an toàn trong ghế ngồi).
+ Trong khi đó, tạp chí Maclean's số đặc biệt về giáo dục đại học cho biết: Trong thời gian 7 năm (1989 - 1996) đã có trên 35,000 nhân tài của Canada bỏ sang sống tại Hoa Kỳ. Nhân tài nói đây là bác sĩ, kỹ sư, khoa học gia v.v... Có người đã so sánh nước Mỹ khác nào thỏi nam châm thu hút nhân tài khắp thiên hạ, Hoa Kỳ dụ dỗ họ bằng việc làm tốt, lương bổng hậu và tương lai bảo đảm, hơn nữa có môi trường thuận lợi để nghiên cứu phát triển tri thức.
Quả thật, tư tưởng đượm màu sắc triết lý trên đây của triết gia Raph Waldo Emerson đã thúc đẩy mỗi năm hàng trăm triệu du khách trên thế giới, sau những năm tháng mệt mỏi cặm cụi với công việc, đã quyết tâm lên đường khám phá những vùng đất mới, thăm viếng những chân trời mới, để đời sống bớt tẻ nhạt, đồng thời mở mang kiến thức như cha ông chúng ta thường nói: "Ði một ngày đàng, học một sàng khôn".
Tháng tư dương lịch năm 2001 vừa qua, một linh mục bạn thân mời tôi sang giúp giảng chuẩn bị mừng Ðại Lễ Phục Sinh cho hai Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam Hamilton và Kitchener-Waterloo tại tỉnh bang Ontario trong ba tuần lễ, tôi đã hân hạnh có dịp thăm viếng hầu hết những thành phố lớn, những danh lam thắng cảnh của hai tỉnh bang Ontario và Québec, thuộc miền cực Nam và Ðông Nam Canada, một quốc gia láng giềng nằm sát cạnh trên nước Mỹ thuộc vùng Bắc Mỹ Châu.
Canada xưa nay vẫn nổi tiếng là một quốc gia trù phú, đất rộng người thưa, người dân với nếp sống hiền hòa thanh thản, không bon chen ganh đua, không hối hả tất bật như đa số người dân Mỹ, đã từng được nhà văn Trần Trung Lương, bút hiệu Trà Lũ, định cư tại thành phố Toronto, được coi như một người Việt Nam biết nhiều nhất về đất nước Canada, đã từng ghi lại những nhận định sâu sắc, những suy tư dí dỏm đặc thù, với lối hành văn tạp ký nhẹ nhàng bóng bẩy duyên dáng trong 7 tác phẩm được liên tiếp xuất bản từ năm 1989 đến nay. Ðó là các tác phẩm mang tựa đề: Miền Ðất Hạnh Phúc, Ðất Mới, Miền Ðất Hứa, Ðất Thiên Ðàng, Ðất Yêu Thương, Ðất Lạnh Tình Nồng và gần đây Ðất Quê Ngoại.
Với tôi, tuy không được hân hạnh biết nhiều về đất nước Canada như nhà văn Trà Lũ, nhưng trong thâm tâm tôi vẫn đinh ninh với suy nghĩ được diễm phúc đi đó đây, chúng tôi có nhiệm vụ ghi lại những điều mắt thấy tai nghe để cống hiến quý độc giả, nhất là những ai chưa có hoàn cảnh thăm viếng miền "đất lạnh tình nồng " này. Do đó, xin kính mời quý độc giả lên đường du lịch với loạt bài giới thiệu Ðất Nước Canada khởi đầu từ hôm nay.
GIỚI THIỆU ÐẤT NƯỚC CANADA.
Vài Nét Nguồn Gốc Lịch Sử Dân Tộc Canada.
Theo các sử gia Peevy Steller và Paul Ricard cũng như các tài liệu văn phòng du lịch cung cấp, nguồn gốc quốc hiệu Canada là một danh từ xuất phát từ các bộ lạc người Da Ðỏ có nghĩa là "Ngôi Làng" (Kanata). Và những bộ lạc người Da Ðỏ (Indian) là những cư dân đầu tiên đến chiếm lãnh miền đất hoang sơ màu mỡ này. Sử sách gọi họ là thổ dân Inuit hoặc Eskimo. Trải qua các thời đại và vượt qua những biến chuyển thăng trầm của lịch sử, mãi cho đến nay những bộ lạc Eskimo này vẫn kiên trì định cư tại các vùng lạnh buốt quanh năm tuyết phủ trải dài khắp miền cực bắc Canada.
Các sử gia cũng ghi nhận rằng: Mãi cho đến năm 1000 sau Công Nguyên, nhà thám hiểm người Na Uy, ông Leif Eriksson, đã đổ bộ lên bờ biền miền Ðông Nam Canada, hiện nay là vùng Labrador, tỉnh bang Nova Scotia. Nhưng phải công bằng nhìn nhận rằng nguồn gốc lịch sử tổ tiên người da trắng đến chiếm lãnh Canada chỉ bắt đầu vào năm 1497 với ông John Cabot. Ông là một người Ý, sinh tại Genoa, tên trên giấy khai sinh là Giovanni Caboto, vì bất mãn với chính quyền Ý, ông di cư sang sống tại Anh Quốc. Là một nhà thám hiểm, ông thỉnh cầu Hoàng Ðế Anh Henri VII tài trợ cho cuộc hành trình đi tìm Tân Thế Giới. Ðược nhà vua chấp thuận, ông cải tên là John Cabot. Cuộc hành trình đầy mạo hiểm phiêu lưu khởi hành vào tháng 6 năm 1497, từ cảng Bristol, trên con thuyền buồm mang tên The Matthew. Sau 52 ngày lênh đênh trên Ðại Tây Dương, ông và đoàn thủy thủ đã tới bờ biển Bonavista, nay thuộc tỉnh bang New Foundland của Canada.
Ngày 24 tháng 6 năm 1997 vừa qua, kỷ niệm 500 năm ngày John Cabot đặt chân đến miền đất này, Chính quyền Canada đã cho đóng một thuyền buồm đúng y hệt kích thước và hình dáng con tàu The Matthew thời xa xưa. Con tàu cũng khởi hành từ Bristol bên Anh, cũng lênh đênh 52 ngày trên biển cả, cũng thuyền trưởng và đoàn thủy thủ trang phục như ngày xưa. Và đúng ngày lịch sử 24 tháng 6 năm 1997, con tàu tiến vào bến Bonavista giữa tiếng reo hò của mọi người, cùng với sự chứng kiến của Nữ Hoàng Anh Quốc Elizabeth II chào mừng con tàu lịch sử của con cháu cụ tổ John Cabot.
Là một vùng đất bao la màu mỡ phì nhiêu, năm 1534 nhà thám hiểm người Pháp, ông Jacques Cartier, đến xâm chiếm Canada, đặt tên cho miền đất này là"Tân Pháp Quốc" (New France). Năm 1604, người Pháp thành lập hải cảng Port Royale tại miền Nam Canada, nay là Nova Scotia. Năm 1608, người Pháp khởi đầu thiết lập thành phố Québec như một vùng đất thuộc địa của Pháp.- Trong khi đó, người Anh cũng muốn thành lập những vùng đất thuộc địa trên đất nước Canada. Sau cuộc chiến 7 năm (Seven Years War) kéo dài từ năm 1756 đến 1763, người Pháp thua trận và người Anh hoàn toàn kiểm soát miền Bắc Mỹ Châu.
Trong cuộc nội chiến với việc thành lập 13 tiểu bang đầu tiên tại miền Ðông và Ðông Nam Hoa Kỳ, để sau này trở thành lãnh thổ Hiệp Chủng Quốc Mỹ, một số đông cư dân vẫn trung thành với mẫu quốc Anh đã kéo nhau về định cư tại Canada, lập thành hai tỉnh bang Ontario và New Brunswick hiện nay. Năm 1840, sau những cuộc tranh đấu bền bỉ, Quốc hội Anh Quốc đã phải ban hành hiệp ước cho Canada quyền tự trị. Nhưng mãi đến cuối thế kỷ XIX, sau một thời gian dài xây dựng, phát triển và củng cố nhờ công lao của vị Thủ Tướng đầu tiên, Sir John A.Mac Donald, mua thêm vùng đất nay gọi là lãnh địa Northwest Territories và thiết lập hệ thống đường sắt xuyên bang, Canada ngày càng trở thành một quốc gia trưởng thành và dần dần tách khỏi ảnh hưởøng mẫu quốc là Anh Quốc. Nhưng người ta phải chờ mãi cho đến ngày 17 tháng 4 năm 1982, Nữ Hoàng Elizabeth II qua Hiệp Ước Constitution Act chính thức tách lìa Canada khỏi Anh Quốc. Nhưng hiệp ước này vẫn duy trì Canada là một thành viên của Khối Thịnh Vượng Chung và Nữ Hoàng Elizabeth vẫn là Nữ Hoàng của đất nước Canada mặc dầu với tính cách tượng trưng.
Vài Nét về Ðịa Lý, Hành Chánh và Kinh Tế Canada.
Canada là một quốc gia rộng mênh mông bát ngát, chiều ngang chạy dài suốt từ Ðông sang Tây ngang miền đất Bắc Mỹ Châu, với 8 múi giờ và phi cơ phản lực phải bay liên tục 7 tiếng. Lãnh thổ Canada nối liền Ðại Tây Dương bờ phía Ðông với Thái Bình Dương bờ phía Tây, diện tích rộng đứng thứ hai trên thế giới với 9,976,140 cây số vuông (3,851,809 sq.mi.) chỉ sau Liên Xô với diện tích 17,075,200 cây số vuông (6,592,800 sq.mi.). Nhưng dân số Canada quá ít, chỉ có 31,006,347 người. Mật độ dân số là 8 người cho mỗi dặm vuông. Do đó người ta không lạ gì khi thấy Canada có chính sách uyển chuyển về di trú, dễ dàng cho những người ngoại quốc đến định cư, trong đó có hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam của chúng ta.
Thống kê dân số năm 2000 phân tích: Trong tổng số dân Canada là trên 31 triệu, người Canada gốc Anh Quốc chiếm 40%; gốc Pháp 27%; gốc các nước Âu Châu khác như Ý, Ðức, Hungary 20%; người bản xứ Da Ðỏ 1.5% và gốc Á Châu (Tàu, Nhật, Việt Nam) 11.5%. Xét theo tôn giáo: 56% người dân Canada theo Công Giáo; 16% theo Tin Lành; 10% theo Anh Giáo không kể các tôn giáo khác. Theo tỷ lệ chỉ có 56% dân Canada là Công giáo, nhưng ảnh hưởng Thiên Chúa Giáo rất sâu đậm, bằng chứng chính quyền đã chọn ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (Good Friday) là ngày quốc lễ, cấm bán thịt. Mọi công tư chức đều nghỉ có lương và các công tư sở đều đóng cửa. Riêng ngày 24 tháng 6 hàng năm là ngày cụ tổ John Cabot tìm thấy Canada, trùng ngày lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Baotixita, cũng là ngày nghỉ lễ mừng Thánh Bổn Mạng của người Canada nói tiếng Pháp. Hai tỉnh bang đông Công giáo nhất Canada là Québec với 80% dân số và Ontario có 55% giáo dân công giáo.
Theo hành chánh và địa lý, Quốc Gia Canada phân chia thành 10 tỉnh bang (Province) và 3 lãnh địa (Territory). Ðể có một cái nhìn tổng quát tương đối đầy đủ, kính mời quý độc giả đi tham quan các tỉnh bang và lãnh địa này từ miền Tây sang miền Ðông:
1 - Tỉnh bang British Columbia nằm trên bờ Thái Bình Dương phía Tây, với thủ phủ là thị trấn Prince George. Vancouver với dân số 1,831,665 người là thành phố đông dân thứ ba của Canada sau hai thành phố lớn Toronto và Montréal. Ðặc điểm của tỉnh bang này là nơi còn lưu lại những di tích tổ vật (totem) của thổ dân Da Ðỏ và Cộng đồng người Trung Hoa khá đông ngang ngửa với Toronto và San Francisco.
2 - Cạnh đó là tỉnh bang Alberta có hai thành phố Edmonton với 839,000 người và Calgary với 754,000 dân. Cả hai thành phố này có khá đông người Việt định cư. Hiện nay tỉnh bang này nổi tiếng thế giới, vì còn di tích những con khủng long (Dinosaur) sống cách đây 70 triệu năm được trình bày trong viện bảo tàng Royal Terry Museum.
3 - Sau Alberta là tỉnh bang Saskatchewan với thủ phủ là thành phố Regina có 177,923 người và thành phố Saskatoon 185,678 dân. Tỉnh bang này với rất nhiều nông trại lớn được coi như vựa lúa mì của người dân Canada. Nới đây cũng là nơi sản xuất 2/3 chất bồ tạt (potash) và 26% chất uranium của thế giới.
4 - Tỉnh bang Manibota nằm ngay trung tâm nước Canada, với một hồ lớn và thủ phủ mang cùng tên Winnipeg. Manibota được coi như tỉnh bang nòng cốt của Canada quy tụ trên 30 sắc dân Âu Châu như người Ái Nhĩ Lan, Anh, Áo, Thụy Ðiển, Ðức, Nga, Pháp, Mỹ, Do Thái, Ba Lan, Ukrainian. Mỗi năm vào mùa hè các sắc dân này tổ chức Ðại Hội Folklorama kéo dài hai tuần lễ.
5 - Cạnh Manibota là tỉnh bang Ontario, lớn thứ hai sau tỉnh bang Québec, với trên 10 triệu cư dân. Tỉnh bang Ontario chính là trung tâm chính trị kinh tế tài chánh của Canada với Thủ đô Ottawa, Thành phố và Tháp Toronto, Thác Niagara kỳ quan của thế giới và Ngũ Ðại Hồ: Hồ Superior, Hồ Michigan, Hồ Huron, Hồ Erie và Hồ Ontario. Tỉnh bang Ontario có những đồng bằng màu mỡ bát ngát do dòng sông St Lawrence tạo thành. Thành phố Toronto lớn nhất Canada với 4,263,757 dân cũng là thủ phủ tỉnh bang Ontario. Hàng năm vào ngày 1 tháng 7 là ngày Quốc Khánh Canada (Canada Day) cũng là ngày khai sinh tỉnh bang Ontario.
6 - Sau Ontario là tỉnh bang Québec có diện tích lớn nhất Canada, tọa lạc tại miền Ðông Bắc Canada, với dân số 6,8 triệu, mật độ dân số đứng thứ nhì sau Ontario. Ðặc điểm tỉnh bang Québec là 95% dân cư nói tiếng Pháp và Pháp ngữ là ngôn ngữ chính thức của tỉnh bang Québec. Thành phố Montréal với 3,8 triệu dân là nơi nói tiếng Pháp nhiều nhất trên thế giới sau Pháp Quốc. Québec cũng là tỉnh bang nổi tiếng với Tháp Montréal, nơi tổ chức Hội Chợ Quốc Tế năm 1967 và Thế Vận Hội Mùa Hèø năm 1976, với Ðền Thánh Giuse do Chân Phước Anrê thành lập, mỗi năm thu hút trên 3 triệu du khách khắp thế giới và Vương Cung Thánh Ðường kính Ðức Mẹ.
7 - 10: Bốn tỉnh bang còn lại là những quần đảo hoặc đảo nhỏ nằm về phía Ðông và Ðông Nam nước Canada như New Foundland, New Brunswick, Nova Scotia và Prince Island. Bốn tỉnh bang nhỏ này nằm trên bờ Ðại Tây Dương.
Sau 10 tỉnh bang nói trên, đất nước Canada còn có 3 lãnh địa về phía Bắc, hầu hết là những phần đất hoang sơ quanh năm tuyết phủ, dân cư thưa thớt, do những thổ dân Eskimo định cư. Ðó là Lãnh địa NorthWest Territories có 67,000 dân; Lãnh địa Ukon Territory với 31,700 người và Lãnh Ðịa Nunavut Territory tiếp giáp miền Bắc Cực, chỉ có 25,000 thổ dân Inuit, mới được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1999, với thủ phủ là thị trấn Iqaluit.
Vì Canada là một quốc gia thành viên thuộc Khối Thịnh Vượng Chung Anh Quốc, nên trong tất cả 10 tỉnh bang và 3 lãnh địa, bên cạnh vị Thủ Hiến điều hành về hành chánh đều có một vị Ðại Thống Ðốc đại diện cho Nữ Hoàng Anh. Từ năm 1993, Thủ tướng Jean Chrétien, thuộc đảng Tự Do là người điều hành Chính Phủ Trung Ương Canada. Và từ năm 1995, vị đại diện Nữ Hoàng Anh tại chính phủ trung ương là bà Roméo LeBlanc, một người Canada gốc Trung Hoa, do Thủ Tướng đề nghị và được Nữ Hoàng Elizabeth II chấp thuận.
Quốc kỳ của Canada hình chữ nhật, nền màu trắng, hai đầu có viền khung lớn màu đỏ và ở giữa là hình lá cây phong (Maple Leaf) màu đỏ tươi. Người dân Canada chọn lá cây phong tượng trưng cho xứ sở của họ trên quốc kỳ, vì cây phong là một thứ cây được trồng khắp đất nước Canada và nhựa của cây này sản xuất thành một loại đường ăn rất thơm ngon. Quốc ca Canada là bài "Oh Canada". Ðơn vị tiền tệ của Canada là đồng Gia Kim (Canadian dollar), trị giá hối xuất so sánh với một đồng Mỹ Kim bằng 1,62 Gia Kim. - Ngôn ngữ chính thức của Canada là Anh ngữ và Pháp ngữ, do đó trong tất cả các tài liệu của chính phủ sử dụng trong dân chúng đều là song ngữ Anh Pháp.
Ðối với thế giới, Canada là một trong 7 siêu cường về kinh tế và ảnh hưởng chính trị. (Hoa Kỳ, Anh Quốc, Pháp Quốc, Ý Quốc, Ðức Quốc, Canada và Nhật Bản). Tổng sản lượng quốc gia năm 1998 là 658 tỷ mỹ kim, chia đều cho mỗi người dân là 21,700 mỹ kim. Canada có lực lượng lao động là 15,3 triệu công nhân. Năm 1998, tổng trị giá hàng xuất cảng là 208,6 tỷ mỹ kim, bao gồm dầu thô, gỗ, ấn phẩm, khí thiên nhiên, nhôm, máy móc, xe hơi và phụ tùng. Trong khi đó tổng trị giá hàng nhập cảng là 194,4 tỷ mỹ kim, gồm hàng tiêu dùng, máy điện toán, trang bị truyền thông và phụ tùng. Những quốc gia là khách hàng buôn bán thường xuyên với Canada có Hoa Kỳ, Nhật bản, Anh quốc, Ðức quốc, Nam Hàn, Pháp quốc, Trung quốc, Ðài Loan, Hòa Lan và Mễ Tây Cơ.
Vài Nét về Cộng Ðồng Người Việt tại Canada.
Thật là một thiếu sót lớn lao, nếu giới thiệu đất nước Canada mà quên không đề cập đến Cộng Ðồng Người Việt Nam đang sinh sống tại quốc gia này. Như chúng ta đã biết mối liên hệ giữa hai quốc gia Việt Nam và Canada chỉ trở nên gần gũi vào những thập niên cuối thế kỷ XX, khi Canada tham gia Ủy Hội Quốc Tế Ðình Chiến tại Việt Nam sau Hiệp Ðịnh Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954. Và sau này Canada là một trong những nước đầu tiên công nhận quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, thời Ðệ Nhất Cộng Hòa. Nhưng sau biến cố tháng Tư đen năm 1975, khi từng đoàn người Việt bỏ nước vượt biển đi tìm tự do, sau Hoa Kỳ, Canada là một quốc gia đã mở rộng vòng tay đón tiếp nhiều đợt thuyền nhân Việt Nam đến lập nghiệp. Trước đó, Canada chỉ là nơi có một số nhỏ thanh niên thiếu nữ thụ hưởng Chương Trình Du Học Colombo hoặc gia đình tự túc du học. Như một vùng đất lành chim đậu, từng đoàn thuyền nhân Việt Nam tại các trại tỵ nạn Ðông Nam Á và Hồng Kông đã được Chính phủ Canada bảo trợ song song với chương trình đoàn tụ gia đình, từ đó tạo thành Cộng Ðồng Người Việt tại Canada. Tại đây không có chương trình định cư cựu tù nhân chính trị (HO) và con lai như tại Hoa Kỳ.
Theo thống kê bán chính thức, Cộng Ðồng Người Việt tại Canada có tổng số ước tính là 180,000 người. Phần đông sinh sống tại thành phố lớn Toronto (70,000 người) và vùng phụ cận như Hamilton, Kitchener Waterloo, Missisauga, Brampton, London, North York và một số nhỏ độ 3,000 người Việt tại Thủ đô Ottawa thuộc tỉnh bang Ontario; thành phố Montréal (40,000 người) và Sherbrooke thuộc tỉnh bang Québec; thành phố Winnipeg tỉnh bang Manibota; hai thành phố Saskatoon và Regina tỉnh bang Saskatchewan; hai thành phố Calgary và Edmonton tỉnh bang Alberta và đặc biệt thành phố Vancouver (35,000) thuộc tỉnh bang British Columbia miền Viễn Tây Canada.
Nơi tập trung đông đảo người Việt nhất tại Canada phải kể đến Thành phố Toronto, nơi đây có hàng trăm cơ sở thương mại, nhà hàng, quán ăn, siêu thị, văn phòng dịch vụ, tiệm kim hoàn rất sầm uất tranh đua vơiù những cơ sở người Trung Hoa, cho chúng ta và du khách ngoại quốc nhìn thấy sự thành công của người Việt tại Canada. Về phương diện tôn giáo, nguyên tại Toronto có 6 ngôi chùa Việt Nam như chùa A Di Ðà, Hoa Nghiêm, Xá Lợi, Linh Sơn, Long Hoa và 3 nhà thờ Tin Lành, một thánh thất Cao Ðài.
Riêng phía Công Giáo, theo thống kê tại Canada có 17,000 giáo dân Việt Nam, 72 linh mục và hàng trăm nam nữ tu sĩ. Ngoài Phụ Tỉnh Dòng Ða Minh tại Calgary với tam cá nguyệt san Chân Lý, có nữ đan viện Dòng Kín và các nữ tu viện Dòng Thăm Viếng, Mến Thánh Giá và Dòng Nữ Chúa Cứu Thế. Ngay tại trung tâm Thành phố Toronto có một Giáo Xứ Việt Nam lớn là Giáo Xứ Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam gần 6,000 giáo dân với nhiều hội đoàn và những sinh hoạt rất sôi động. Tỉnh bang Ontario còn có Giáo Xứ Mẹ Việt Nam tại thành phố Hamilton và Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại thành phố Kitchener Waterloo, cả hai có trên 1,200 giáo dân.
Ngoài ra, Cộng Ðồng Việt Nam tại Canada còn có nhiều sinh hoạt văn hóa xã hội khác như bán tuần san Thời báo Canada, các tuần báo Viễn Ðông, Làng Văn, Bạn Việt, Saigon Canada, Kinh Tế Thị Trường, các nguyệt san Thẩm Mỹ, Ðiện Ảnh, Nghệ Thuật, Chương trình Phát Thanh Việt Ngữ Việt Nam Radio và Truyền Hình Việt Nam.
Phải công bằng nhìn nhận Cộng Ðồng Người Việt tại Canada là một cộng đồng năng động với nhiều sinh hoạt văn hóa, chính trị phong phú và khá nhiều hội đoàn như Hội Người Việt Toronto, Hội Phụ Nữ, Hội Y Sĩ, Hội Cao Niên, Văn Bút Việt Nam, Hiệp Hội Chuyên gia Việt Nam, Hội Cựu Quân Nhân, Ái Hữu Hải Quân v.v. Cộng Ðồng Người Việt tại đây đã ghi được một thành tích là tổ chức diễn hành và mít tinh khá lớn, nhân kỷ niệm 50 quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa. Và cờ vàng ba sọc đỏ đã được kéo lên ngay tại kỳ đài cao tại tòa Thị Chính thành phố Toronto. Và thành phố Montréal cũng là nơi được chọn để tổ chức Ðại Hội Nha Y Dược Việt Nam trên toàn thế giới.
Những Cái Nhất Thế Giới và Phát Minh của Canada.
+ Tổ chức Liên Hiệp Quốc đã đánh giá liên tục 7 năm liền (1993 - 2000), Canada là một trong 175 quốc gia đáng sống nhất trên trái đất, vì cuộc sống thanh thản, an bình, không bon chen tất bật và trợ cấp xã hội y tế bảo đảm đời sống cho mọi người dân.
+ Canada cũng là nơi có nhiều hồ, nhiều đảo và có lượng nước ngọt lớn nhất thế giới. Khu rừng già tại tỉnh bang British Columbia tiếp giáp Thái Bình Dương còn có những cây cổ thụ vừa lớn vừa già cỗi lâu đời nhất thế giới.
+ Lộ trình thể thao The Trans-Canada Trail để dân chúng đi bộ, đi xe đạp, tập thể dục, giải trí là lộ trình thể thao dài nhất thế giới, nối kết các tỉnh bang, dài 15,000 cây số, mới được khánh thành ngày quốc khánh 1 tháng 7 năm 2000 vừa qua.
+ Con đường Yonge thuộc tỉnh bang Ontario là con đường dài nhất thế giới, 1,886 cây số, được ghi trong sách Guiness về các kỷ lục thế giới.
+ Tại miền Nam tỉnh bang Aberta về mùa hè thường có những cơn gió nóng kinh khủng, gọi là "Chinook", mỗi giờ có thể tăng độ nóng lên 15 độ C.
+ Con cá voi xanh ở biển miền Ðông nước Canada là loài cá lớn nhất thế giới: dài 27 thước tây và nặng 132 tấn.
+ Ðiện thoại viễn liên hiện đang được xử dụng trên khắp thế giới là phát minh năm 1876 của ông Alexander Graham Bell, quê thị trấn Brantford, tỉnh bang Ontario.
+ Nhân vật giả tưởng siêu phàm trong hoạt họa, với tên gọi là Superman, là sáng tác của ông Joe Schuster, người Canada.
+ Những thanh kẹo chocolate có nhân đậu, hiện đang được bày bán trên khắp thế giới, là sản phẩm chế biến đầu tiên của Công ty Kẹo Norman Breakey năm 1940 của người Canada.
+ Canada là nước đầu tiên xử dụng vệ tinh viễn thông cho các dịch vụ thương mại. Vệ tinh đầu tiên được Canada phóng lên không gian năm 1972 có tên là Anik - 1.
+ Về điện ảnh, hiện nay người ta có thể chiếu hình trên những bức màn cao 6 tầng nhà. Ðây là phát minh của Canada có tên là Imax tại Hội Chợ Quốc Tế năm 1967.
+ Giây fermeture (zipper) để thay thế cúc áo, cúc quần, hiện đang được xử dụng trên khắp thế giới là phát minh của Canada năm 1925 tại thị trấn St Catherines, tỉnh bang Ontario.
Những Ðặc Ðiểm Khác Nhau và Giống Nhau Giữa Canada và Mỹ.
+ Tỉnh bang Québec là cái nôi đào tạo nhân tài Canada. Phần lớn các lãnh tụ cao cấp điều hành guồng máy chính trị kinh tế Canada đều xuất thân tại đây và ảnh hưởng văn hóa Pháp còn khá mạnh. Do đó cộng đồng dân Canada nói tiếng Pháp đã nhiều lần vận động, trong các năm 1983, 1997, thành lập vùng tự trị Québec nhưng không thành công.
+ Do ảnh hưởng Hiệp Ước Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ (NAFTA) bao gồm Canada, Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ, đến thăm viếng đất nước Canada nơi đâu du khách cũng thấy những công ty đa quốc gia đặc biệt của Mỹ xuất hiện. Về khách sạn như Holiday Inn, Quality Inn, Hilton, Confort Inn, Econo lodge; về thức ăn nhanh như Mc Donald's, Burger King, Wenny's, Pizza; về cửa hàng bách hóa như Wal-Mart, Sears, K' Mart, Giant, Toys R' Us; về xe hơi như Ford, Renault, Saturn, Chevrolet, Honda, Volvo, Nissan; về các hãng xăng như Shell, Sunoco, Esso v.v… Tất cả những hình ảnh này tạo cho những du khách từ Hoa Kỳ sang Canada có cảm tưởng như đang sống trên đất Mỹ.
+ Ðiểm khác biệt giữa Canada và Hoa Kỳ là hệ thống đo lường: Ðo chiều dài, Canada xử dụng đơn vị thập phân mét (meter) mà ta gọi là thước tây. Trên các hệ thống xa lộ xuyên bang hoặc tiểu bang và trên toàn quốc, chiều dài tính theo cây số (kilomètre) thay vì dặm (mile) như Mỹ. Ðo đó xe hơi lưu hành tại Canada, đồng hồ ghi theo cây số thay vì dặm. Về dung tích (capacity), Canada xử dụng hệ thống lít (Litre) thay cho pint hoặc gallon. Tại những cây xăng, người ta bán xăng theo lít thay vì gallon.
+ Ðiểm đặc biệt trên toàn hệ thống xa lộ Canada: Tại ranh giới phân chia giữa các thành phố đều có bảng ghi tên của tỉnh bang, tên của thành phố và dân số mà bạn sắp tới. Thí dụ khi lái xe vào thành phố Missisauga, du khách sẽ nhìn thấy bảng: Ontario trên cùng (tên tỉnh bang); Missisauga (tên thành phố) ở giữa và Dân số (Population): 575.000 dưới cùng. Những con số này được thay đổi mỗi năm, đồng thời cho du khách hình dung được đây là thị trấn hoặc thành phố lớn hay nhỏ, cư dân bao nhiêu.
+ Ðặc điểm khác của Canada với Mỹ: Về trợ cấp xã hội và y tế Canada đứng đầu thế giới, người dân Canada rất tự hào về điểm này. Chính quyền Canada rất quý trọng trẻ em, vì đất quá rộng mà người rất thưa (trên 31 triệu dân sống trên lãnh thổ gần 10 triệu cây số vuông), đàng khác các bà lại không chịu sanh! Chính quyền khuyến khích thưởng tiền cho các bà mẹ khi sanh và còn ân cần nhắc người dân với những khẩu hiệu bằng điện tử vắt ngang xa lộ liên bang như: "Children are precious. Keep them safe in their seat belts" hoặc "Your Children are precious. Use seat belts correctly." (Con cái quý vị rất đáng quý. Hãy giữ chúng an toàn trong ghế ngồi).
+ Trong khi đó, tạp chí Maclean's số đặc biệt về giáo dục đại học cho biết: Trong thời gian 7 năm (1989 - 1996) đã có trên 35,000 nhân tài của Canada bỏ sang sống tại Hoa Kỳ. Nhân tài nói đây là bác sĩ, kỹ sư, khoa học gia v.v... Có người đã so sánh nước Mỹ khác nào thỏi nam châm thu hút nhân tài khắp thiên hạ, Hoa Kỳ dụ dỗ họ bằng việc làm tốt, lương bổng hậu và tương lai bảo đảm, hơn nữa có môi trường thuận lợi để nghiên cứu phát triển tri thức.