YÊN BÁI, Việt Nam -- 9 giờ sáng hôm nay, 28/9, nước suối Lao, suối Phà tại địa phận xã Cát Thịnh huyện Văn Chấn (Yên Bái) dâng cao gây ra trận lũ ống dữ dội làm ít nhất 42 người chết và mất tích, 60 ngôi nhà bị cuốn trôi, quốc lộ 37 bị sạt lở hàng trăm điểm.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 7, mưa to kéo dài đã làm cho nước lũ dâng nhanh tại các suối Nậm Đông, suối Thia, suối Lung trên địa bàn thị xã Nghĩa lộ. Đã có nhiều ngôi nhà và tài sản của người dân bị lũ nhấn chìm. Một số công trình giao thông bị phá huỷ làm đình trệ giao thông, mất điện toàn thị xã, thông tin liên lạc bị ảnh hưởng.
Ngay địa phận thị tứ Mỵ, xã Tân Thịnh (huyện Văn Chấn) là hai điểm sạt lở lớn, gây ách tắc giao thông hoàn toàn, không còn phương tiện nào khác, hàng trăm người và phương tiện đã mắc kẹt lại. Cách duy nhất để đến Cát Thịnh là đi bộ, lội bùn vượt qua.
10 giờ sáng, cảnh tượng hoang tàn, tang tóc của Cát Thịnh đã hiện ra trước mắt, đến nửa thị tứ Ngã Ba phồn thịnh là thế mà bây giờ chìm trong bùn, nước, rác và các loại tài sản hư hỏng. Hàng nghìn người dân với vẻ mặt vô cùng kinh hoàng và mệt nhọc đang cố lượm những món đồ ít ỏi mà dòng nước chưa kịp cuốn đi. Những khuôn mặt đau khổ vì?mất người thân, những vẻ mặt ngơ ngác vì chỉ mới hôm qua toàn bộ nhà cửa, tài sản của mình là thế mà hôm nay chỉ còn lại đống gạch vụn.
Tại khu cổng Trường THPT Văn Chấn, hàng chục ông bố, bà mẹ đang khóc lóc kêu than bởi chưa biết tin tức gì về những đứa con của mình học trọ ở quanh khu vực trường.
Theo số báo cáo ban đầu, tất cả các thôn của xã Cát Thịnh đều có nước ngập; 1 người bị đá lăn chết, 23 người bị lũ cuốn, trong đó có 3 gia đình bị chết và mất tích cả nhà, 60 gia đình bị lũ cuốn trôi hoàn toàn nhà cửa và tài sản, hàng trăm gia đình bị ngập nhà trong nước, toàn bộ những cây cầu qua các khe suối từ trung tâm xã về các thôn bản bị lũ cuốn trôi.
Thị xã Nghĩa Lộ: Bão lũ gây thiệt hại trên 10 tỷ đồng
Theo?báo Yên Bái?Điện tử, phường Cầu Thia là địa bàn thiệt hại lớn nhất với 5 nhà dân bị cuốn trôi; nhiều tài sản, diện tích lúa và hoa màu bị chìm trong nước lũ. Có 3 người trong lực lượng ứng cứu bị thương nặng. Nghiêm trọng hơn là trên 40 mét đường dẫn lên cầu Thia (phía thị xã Nghĩa Lộ) bị lũ cuốn trôi, cắt đứt huyết mạch giao thông duy nhất ra huyện Văn Chấn và thành phố Yên Bái tỉnh lỵ.
Phường Pú Trạng có 60 nhà dân ở các tổ 23, 30, 31 chìm trong nước, 3 nhà bị cuốn trôi, 15 ha lúa và hoa màu bị ngập, trong đó 10 ha mất trắng; nhiều kè chắn lũ bị sạt vỡ, hàng trăm gia súc, gia cầm bị lũ cuốn. Thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn phường có thể lên tới 800 triệu đồng.
Xã Nghĩa Phúc bị ngập trên 10 ha ruộng, 30 ha ao hồ, hỏng kè chắn lũ bản Pưn và Pú Lo. Xã Nghĩa Lợi 8 nhà bị cuốn trôi, 11 nhà bị ảnh hưởng. Xã Nghĩa An bị sạt nhiều đường giao thông, đổ cột điện dân dụng. Nhà máy nước Nghĩa Lộ bị cuốn trôi 30 mét đường xuống trạm bơm cấp I. Thống kê sơ bộ thiệt hại có thể lên tới trên 10 tỷ đồng.
Lực lượng cứu hộ Bộ CHQS tỉnh Yên Bái đã nhanh chóng triển khai hai mũi để đón vớt xác các nạn nhân bị lũ cuốn. 11 giờ đã có hai nạn nhân đã vớt được xác và 2 nạn nhân khác đã tìm thấy xác.
Khoảng 12 giờ có tin từ xã Nghĩa Tâm cùng ở huyện Văn Chấn (cách xã Cát Thịnh khoảng 10km), lũ ống làm 8 người chết (7 người đã vớt được xác) và 3 ngôi nhà bị lũ cuốn trôi.
Ngay khi bão lũ xảy ra, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Phùng Quốc Hiển đã trực tiếp đến nơi xảy ra hoạn nạn để chỉ đạo các lực lượng ứng cứu. Các thành viên của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão tỉnh Yên Bái, lãnh đạo huyện Văn Chấn và lãnh đạo các ngành, đoàn thể của tỉnh đã đến Cát Thịnh và các nơi chịu ảnh hưởng của cơn bão số 7 để huy động lực lượng và hỗ trợ khắc phục hậu quả lũ lụt.
Theo thông tin đến 15 giờ 30 phút ngày 28-9, lũ lụt đã làm 42 người trên địa bàn tỉnh Yên Bái chết và mất tích. Trong đó có 24 người ở xã Cát Thịnh, 8 người ở xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn; 7 người ở xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu và 1 người ở xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên.
Ngoài ra theo báo điện tử VnExpress thì bão số 7 cũng đã cướp đi sinh mạng 1 người Quảng Ninh, 1 người ở Thanh Hoá và 1 người ở Ninh Bình bị ngã chết trong khi chằng chống nhà.
Số người bị thương do cây đổ, nhà sập là 10, trong đó Quảng Ninh 3, Thanh Hoá 5, Nghệ An có 2 người.
Nam Định ước tính tổng thiệt hại là 387 tỷ đồng. Là nơi tâm bão đi qua, nhưng tỉnh này đến chiều 28/9 vẫn chưa có thông báo thiệt hại về người. Trước đó, Nam Định đã thực hiện đợt sơ tán dân lớn nhất từ trước tới nay, với 80.000 người. Có 14 trên tổng số 90 km đê biển chạy qua tỉnh bị tàn phá tan hoang. Tại huyện Hải Hậu, đê Táo Khoai vỡ tới 1.000 m, đê Cồn Tròn vỡ 40 m, đê Hải Thịnh 3 vỡ 40 m. Hiện nay, 24.300 nhân khẩu của thị trấn Thịnh Long, xã Hải Triều, Hải Hòa, Hải Chính và Hải Lý đang phải sống trong cảnh màn trời vì nhà cửa đã bị sóng biển phá huỷ.
Theo những người dân nơi đây ruộng vườn bị nhiễm mặn nặng, nên trong 2 năm đầu sẽ không có khả năng canh tác.
Tại huyện Giao Thuỷ, đoạn đê từ Tiền Lang đến cống số 9 thuộc xã Giao Hải và Giao Long bị sóng biển phạt mất 1/3 mặt đê, sạt lở phía đồng khoảng 100 m. Đê chạy qua xã Bạch Long cũng bị sạt, sóng bào mòn khiến mặt đê bị hạ thấp từ 0,5 đến 1 m, nước tràn vào nội đồng. Tuyến đê chạy qua huyện Nghĩa Hưng cũng trong tình trạng bị sạt lở và phải mất nhiều thời gian mới khôi phục được.
Gió bão giật cấp 12 đã kéo đổ 4 ngôi nhà, làm tốc mái 44 nhà khác. Toàn tỉnh có 80.000 ha lúa bị ảnh hưởng, mất hoặc giảm năng suất. Sản lượng lương thực thiệt hại là 17 vạn tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản bị vỡ, ngập tràn hoặc mất trắng là 6.000 ha. 500 tấn nguyên liệu làm nước mắm đã làm mồi cho cá biển.
Thiệt hại ban đầu của Hải Phòng khoảng 17 tỷ đồng. Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố, bão số 7 làm 150 nhà, phòng học, trụ sở cơ quan bị tốc mái, 4 tàu thuyền bị va đập, hư hỏng, 5 cột điện bị đổ... Hệ thống thông tin liên lạc trên đảo Bạch Long Vỹ bị ngừng trệ từ 8h sáng 26 đến 9h sáng 27/9.
Tại huyện Cát Hải, sóng biển cao 3-4 m, tràn qua hầu hết các đoạn đê, gây xói lở nghiêm trọng. Một số đoạn trên tuyến đê Hoàng Châu - Văn Chấn bị vỡ khiến toàn bộ khu dân cư ngập lụt từ 0,6 đến 1 m.
Tại khu du lịch Đồ Sơn, nhiều đoạn kè bê tông, kè đá, vỉa hè của khu 1, khu 2, khu 295 hư hại nghiêm trọng.
Hầu hết các đầm nuôi trồng thuỷ sản ngoài đê tại nhiều địa phương đều bị ngập trong nước biển. Hàng nghìn ha lúa đang trỗ bông bị mất trắng.
Hôm nay tại Nam Định, Thanh Hoá, trời đã quang, không còn mưa to. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn phải tá túc trong các nhà thờ, trường học, trụ sở cơ quan bởi đê vỡ, thủy triều lên, nhà cửa vẫn đang ngập. Nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng và theo như Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NN&PTNT) Cao Đức Phát, phải mất vài năm mới khôi phục được.
Bộ NN&PTNT sáng nay đã cử 3 đoàn công tác xuống 3 tỉnh bị vỡ đê (Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hoá), khẩn cấp hàn khẩu lại đê, chỉ đạo việc cứu đói, giúp dân trở lại sinh hoạt bình thường, khôi phục đời sống.
Nhiều tuyến quốc lộ qua tỉnh Sơn La cũng có nhiều đoạn bị xói lở dẫn đến giao thông trên tuyến như quốc lộ 43 (đoạn Mộc Châu đi Lào), quốc lộ 37 (huyện Phù Bắc Yên), quốc lộ 6.. bị đình trệ.
Hàng chục tuyến đường đồng bằng qua các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An... đều bị ngập nước. Trong đó, bị ngập trên diện rộng là những tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Quốc lộ 15A qua Nghệ An trung bình bị nước ngập từ 0,5 đến 1m, nhiều tuyến tỉnh lộ khác cũng bị nước ngập sâu 1,5 - 2 m.
Quốc lộ 8A, 8B qua Hà Tĩnh cũng bị sạt lở, quốc lộ 7 từ huyện Đô Lương đến huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) dài 300 km bị lở nghiêm trọng.
Hội chữ thập đỏ Việt Nam cử hai đoàn cán bộ đi thăm hỏi và cứu trợ khẩn cấp 800 thùng hàng gia đình cho đồng bào bị thiên tai tại Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Bình và Ninh Bình.
(Theo báo Yên Bái Điện tử và VnExpress)
Do ảnh hưởng của cơn bão số 7, mưa to kéo dài đã làm cho nước lũ dâng nhanh tại các suối Nậm Đông, suối Thia, suối Lung trên địa bàn thị xã Nghĩa lộ. Đã có nhiều ngôi nhà và tài sản của người dân bị lũ nhấn chìm. Một số công trình giao thông bị phá huỷ làm đình trệ giao thông, mất điện toàn thị xã, thông tin liên lạc bị ảnh hưởng.
Nước lũ dâng cao tại nhiều khu vực ở thị xã Nghĩa Lộ |
10 giờ sáng, cảnh tượng hoang tàn, tang tóc của Cát Thịnh đã hiện ra trước mắt, đến nửa thị tứ Ngã Ba phồn thịnh là thế mà bây giờ chìm trong bùn, nước, rác và các loại tài sản hư hỏng. Hàng nghìn người dân với vẻ mặt vô cùng kinh hoàng và mệt nhọc đang cố lượm những món đồ ít ỏi mà dòng nước chưa kịp cuốn đi. Những khuôn mặt đau khổ vì?mất người thân, những vẻ mặt ngơ ngác vì chỉ mới hôm qua toàn bộ nhà cửa, tài sản của mình là thế mà hôm nay chỉ còn lại đống gạch vụn.
Tại khu cổng Trường THPT Văn Chấn, hàng chục ông bố, bà mẹ đang khóc lóc kêu than bởi chưa biết tin tức gì về những đứa con của mình học trọ ở quanh khu vực trường.
Theo số báo cáo ban đầu, tất cả các thôn của xã Cát Thịnh đều có nước ngập; 1 người bị đá lăn chết, 23 người bị lũ cuốn, trong đó có 3 gia đình bị chết và mất tích cả nhà, 60 gia đình bị lũ cuốn trôi hoàn toàn nhà cửa và tài sản, hàng trăm gia đình bị ngập nhà trong nước, toàn bộ những cây cầu qua các khe suối từ trung tâm xã về các thôn bản bị lũ cuốn trôi.
Thị xã Nghĩa Lộ: Bão lũ gây thiệt hại trên 10 tỷ đồng
Theo?báo Yên Bái?Điện tử, phường Cầu Thia là địa bàn thiệt hại lớn nhất với 5 nhà dân bị cuốn trôi; nhiều tài sản, diện tích lúa và hoa màu bị chìm trong nước lũ. Có 3 người trong lực lượng ứng cứu bị thương nặng. Nghiêm trọng hơn là trên 40 mét đường dẫn lên cầu Thia (phía thị xã Nghĩa Lộ) bị lũ cuốn trôi, cắt đứt huyết mạch giao thông duy nhất ra huyện Văn Chấn và thành phố Yên Bái tỉnh lỵ.
Cảnh đổ nát ở thị tứ Ngã Ba sau khi lũ đi qua |
Xã Nghĩa Phúc bị ngập trên 10 ha ruộng, 30 ha ao hồ, hỏng kè chắn lũ bản Pưn và Pú Lo. Xã Nghĩa Lợi 8 nhà bị cuốn trôi, 11 nhà bị ảnh hưởng. Xã Nghĩa An bị sạt nhiều đường giao thông, đổ cột điện dân dụng. Nhà máy nước Nghĩa Lộ bị cuốn trôi 30 mét đường xuống trạm bơm cấp I. Thống kê sơ bộ thiệt hại có thể lên tới trên 10 tỷ đồng.
Lực lượng cứu hộ Bộ CHQS tỉnh Yên Bái đã nhanh chóng triển khai hai mũi để đón vớt xác các nạn nhân bị lũ cuốn. 11 giờ đã có hai nạn nhân đã vớt được xác và 2 nạn nhân khác đã tìm thấy xác.
Khoảng 12 giờ có tin từ xã Nghĩa Tâm cùng ở huyện Văn Chấn (cách xã Cát Thịnh khoảng 10km), lũ ống làm 8 người chết (7 người đã vớt được xác) và 3 ngôi nhà bị lũ cuốn trôi.
Ngay khi bão lũ xảy ra, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Phùng Quốc Hiển đã trực tiếp đến nơi xảy ra hoạn nạn để chỉ đạo các lực lượng ứng cứu. Các thành viên của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão tỉnh Yên Bái, lãnh đạo huyện Văn Chấn và lãnh đạo các ngành, đoàn thể của tỉnh đã đến Cát Thịnh và các nơi chịu ảnh hưởng của cơn bão số 7 để huy động lực lượng và hỗ trợ khắc phục hậu quả lũ lụt.
Theo thông tin đến 15 giờ 30 phút ngày 28-9, lũ lụt đã làm 42 người trên địa bàn tỉnh Yên Bái chết và mất tích. Trong đó có 24 người ở xã Cát Thịnh, 8 người ở xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn; 7 người ở xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu và 1 người ở xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên.
Ngoài ra theo báo điện tử VnExpress thì bão số 7 cũng đã cướp đi sinh mạng 1 người Quảng Ninh, 1 người ở Thanh Hoá và 1 người ở Ninh Bình bị ngã chết trong khi chằng chống nhà.
Số người bị thương do cây đổ, nhà sập là 10, trong đó Quảng Ninh 3, Thanh Hoá 5, Nghệ An có 2 người.
Nam Định ước tính tổng thiệt hại là 387 tỷ đồng. Là nơi tâm bão đi qua, nhưng tỉnh này đến chiều 28/9 vẫn chưa có thông báo thiệt hại về người. Trước đó, Nam Định đã thực hiện đợt sơ tán dân lớn nhất từ trước tới nay, với 80.000 người. Có 14 trên tổng số 90 km đê biển chạy qua tỉnh bị tàn phá tan hoang. Tại huyện Hải Hậu, đê Táo Khoai vỡ tới 1.000 m, đê Cồn Tròn vỡ 40 m, đê Hải Thịnh 3 vỡ 40 m. Hiện nay, 24.300 nhân khẩu của thị trấn Thịnh Long, xã Hải Triều, Hải Hòa, Hải Chính và Hải Lý đang phải sống trong cảnh màn trời vì nhà cửa đã bị sóng biển phá huỷ.
Theo những người dân nơi đây ruộng vườn bị nhiễm mặn nặng, nên trong 2 năm đầu sẽ không có khả năng canh tác.
Tại huyện Giao Thuỷ, đoạn đê từ Tiền Lang đến cống số 9 thuộc xã Giao Hải và Giao Long bị sóng biển phạt mất 1/3 mặt đê, sạt lở phía đồng khoảng 100 m. Đê chạy qua xã Bạch Long cũng bị sạt, sóng bào mòn khiến mặt đê bị hạ thấp từ 0,5 đến 1 m, nước tràn vào nội đồng. Tuyến đê chạy qua huyện Nghĩa Hưng cũng trong tình trạng bị sạt lở và phải mất nhiều thời gian mới khôi phục được.
Gió bão giật cấp 12 đã kéo đổ 4 ngôi nhà, làm tốc mái 44 nhà khác. Toàn tỉnh có 80.000 ha lúa bị ảnh hưởng, mất hoặc giảm năng suất. Sản lượng lương thực thiệt hại là 17 vạn tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản bị vỡ, ngập tràn hoặc mất trắng là 6.000 ha. 500 tấn nguyên liệu làm nước mắm đã làm mồi cho cá biển.
Thiệt hại ban đầu của Hải Phòng khoảng 17 tỷ đồng. Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố, bão số 7 làm 150 nhà, phòng học, trụ sở cơ quan bị tốc mái, 4 tàu thuyền bị va đập, hư hỏng, 5 cột điện bị đổ... Hệ thống thông tin liên lạc trên đảo Bạch Long Vỹ bị ngừng trệ từ 8h sáng 26 đến 9h sáng 27/9.
Tại huyện Cát Hải, sóng biển cao 3-4 m, tràn qua hầu hết các đoạn đê, gây xói lở nghiêm trọng. Một số đoạn trên tuyến đê Hoàng Châu - Văn Chấn bị vỡ khiến toàn bộ khu dân cư ngập lụt từ 0,6 đến 1 m.
Tại khu du lịch Đồ Sơn, nhiều đoạn kè bê tông, kè đá, vỉa hè của khu 1, khu 2, khu 295 hư hại nghiêm trọng.
Hầu hết các đầm nuôi trồng thuỷ sản ngoài đê tại nhiều địa phương đều bị ngập trong nước biển. Hàng nghìn ha lúa đang trỗ bông bị mất trắng.
Hôm nay tại Nam Định, Thanh Hoá, trời đã quang, không còn mưa to. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn phải tá túc trong các nhà thờ, trường học, trụ sở cơ quan bởi đê vỡ, thủy triều lên, nhà cửa vẫn đang ngập. Nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng và theo như Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NN&PTNT) Cao Đức Phát, phải mất vài năm mới khôi phục được.
Bộ NN&PTNT sáng nay đã cử 3 đoàn công tác xuống 3 tỉnh bị vỡ đê (Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hoá), khẩn cấp hàn khẩu lại đê, chỉ đạo việc cứu đói, giúp dân trở lại sinh hoạt bình thường, khôi phục đời sống.
Nhiều tuyến quốc lộ qua tỉnh Sơn La cũng có nhiều đoạn bị xói lở dẫn đến giao thông trên tuyến như quốc lộ 43 (đoạn Mộc Châu đi Lào), quốc lộ 37 (huyện Phù Bắc Yên), quốc lộ 6.. bị đình trệ.
Hàng chục tuyến đường đồng bằng qua các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An... đều bị ngập nước. Trong đó, bị ngập trên diện rộng là những tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Quốc lộ 15A qua Nghệ An trung bình bị nước ngập từ 0,5 đến 1m, nhiều tuyến tỉnh lộ khác cũng bị nước ngập sâu 1,5 - 2 m.
Quốc lộ 8A, 8B qua Hà Tĩnh cũng bị sạt lở, quốc lộ 7 từ huyện Đô Lương đến huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) dài 300 km bị lở nghiêm trọng.
Hội chữ thập đỏ Việt Nam cử hai đoàn cán bộ đi thăm hỏi và cứu trợ khẩn cấp 800 thùng hàng gia đình cho đồng bào bị thiên tai tại Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Bình và Ninh Bình.
(Theo báo Yên Bái Điện tử và VnExpress)