Lúc 6 giờ 30 sáng Thứ Hai 15/7/2002, Ðức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, nguyên thư ký của Ðức Giáo Hoàng Phaolô đệ nhị, đã qua đời tại nhà thương bách khoa tại Roma bị nhồi máu cơ tim hưởng thọ 84 tuổi. Ðức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ sinh ngày 12/5/1918 tại họ Ðông Hải, xứ Văn Hải, Giáo Phận Phát Diệm, là người con thứ 4 trong gia đình có 8 người con.
Chú Trần Ngọc Thụ đã theo học trường tiểu học Ba Làng, rồi vào Tiểu Chủng viện Phúc Nhạc. Sau khi mãn khóa, Thầy Thụ được Ðức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng gởi đi du học tại Roma theo học Trường Truyền Giáo từ năm 1937 đến năm 1942. Thầy Thụ được thụ phong Linh Mục vào ngày 20/12/1942, sau đó theo học Ðại Học Truyền Giáo Urbaniana lấy Tiến Sĩ Triết Học vào năm 1945 và lấy Tiến Sĩ Thần Học vào năm 1946. Sau đó Cha Thụ theo học Quốc Tế Công Pháp tại Louvain, Bỉ từ năm 1946 đến năm 1949.
Vào năm 1949, Ðức Cha Lê Hữu Từ kêu Ngài về Phát Diệm làm Giáo Sư Thần Học tại Ðại Chủng Viện Thường Kiệm. Từ năm 1951 đến năm 1954, Cha Thụ là thư ký của Tòa Giám Mục Phát Diệm. Năm 1954, Ngài di cư vào Nam cùng với các Tu Sĩ và Chủng Sinh của Giáo Phận Phát Diệm và thay Ðức Cha Từ lo chỗ ăn ở cho mọi người. Cũng trong thời gian này Ðức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền đặt Ngài coi sóc các dân di cư từ Bắc vào Nam.
Sau khi mãn nhiệm vụ, Cha Thụ được mời làm Thư Ký của Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh Việt Nam từ năm 1957 đến năm 1976. Ngài bị chính quyền Cộng Sản trục xuất khỏi Việt Nam vào ngày 26/7/1976.
Sau hai tháng nghỉ ngơi tại Roma, Ðức Ông Thụ được mời gọi làm việc tại Bộ Ngoại Giao của Tòa Thánh vào ngày 18/9/1976. Ngài được phong tước Ðức Ông Capellano di Sua Santità vào ngày 29/6/1978. Ngày 25/11/1985, Ðức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn ủy nhiệm cho Ngài làm Cáo Thỉnh Viên án phong Thánh cho 117 vị Tử Ðạo tại Việt Nam và Ngài đã tổ chức Lễ Phong Thánh cho các vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam vào ngày 19/6/1988 cùng với hai Thỉnh Nguyện Viên Ða Minh và Hội Thừa Sai Paris.
Từ ngày 7/1/1988- 1995, Ðức Ông Thụ là người Việt Nam đầu tiên được Ðức Thánh Cha chọn làm thư ký riêng. Theo Ðức Giám Mục Stanislaw Dziwisz cho biết Ðức Ông Thụ là một trong những vị làm thư ký riêng cho Ðức Thánh Cha trong thời gian khá lâu dài. Sau đó Ðức Ông Trần Ngọc Thụ được chọn làm Kinh Sĩ Ðền Thờ Thánh Phêrô vào ngày 4/2/1996, Tòa Thánh cũng đã tưởng thưởng cho Ngài Giám Chức Bậc I, Giám Chức Danh Dự và Giám Chức Lục Sự.
Vào ngày 13/11/1997 Ðức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ về hưu.
Ai sống bên Ðức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ đều nhận ra một đời sống thánh thiện, gương mẫu với những nguyên tắc tu đức rõ ràng chắc chắn đã thâu nhận được trong những năm huấn luyện. Là con người lịch thiệp, xã giao tế nhị, nên trong cuộc sống Ngài không làm mất lòng ai. Ngài tận tình giúp đỡ tất cả những ai cần đến Ngài, sự tận tình này đôi khi đã làm Ngài phiền hà không ít, nhưng không ai thấy Ngài hẹp hòi khi thấy người khác cần sự giúp đỡ. Khi không làm được Ngài rất ân hận và tiếc nuối. Ngài luôn nghĩ tới việc chung và không có óc bè phái. Vì thế Ngài rất buồn khi có những chia rẽ giữa nhóm này với nhóm kia. Ngài có tinh thần phục vụ cao độ nhất là những công việc chung của Giáo Phận Phát Diệm, Giáo Hội Việt Nam và công việc của Tòa Thánh. Ngài có tinh thần Giáo Hội sâu xa và được thể hiện qua cung cách và tinh thần tuân phục Ðức Thánh Cha, các Giám Mục và các quyền bính trong Giáo Hội. Với những lý thuyết làm hại Giáo Hội là hại Ðức Tin Công Giáo, Ngài không có thái độ nhân nhượng và luôn có lập trường rõ ràng.
Trong khi thi hành chức vụ được giao phó Ngài luôn thi hành đúng ý của Bề Trên, kín đáo chu toàn mọi công việc cách hiệu quả và luôn im lặng trước các thành công dành tất cả mọi vinh dự cho các Vị đã trao phó cho Ngài. Ngài luôn nghĩ tới các việc làm vinh danh cho dân tộc Việt Nam và cố gắng tránh làm tổn thương tới danh dự của người Việt Nam. Ngài yêu mến quê hương Việt Nam, những năm cuối cùng ước muốn của Ngài là được về thăm quê hương và Giáo Phận Phát Diệm một lần, nhưng ước muốn này đã không thành. Ngài đã hy sinh cầu nguyện cho quê hương và Giáo Hội Việt Nam.
Trong vụ án Phong Thánh cho các Vị Tử Ðạo Việt Nam, Ngài lãnh nhận nhiệm vụ Cáo Thỉnh Viên với tất cả sự vâng lời, vì nhận thức đến công việc rất khó khăn về thời giờ, phương tiện, tiền bạc, đối ngoại với các hoàn cảnh tại Việt Nam và ngoại quốc. Một mình đi tìm tài liệu, thu góp, đánh máy ra văn bản, liên lạc với Bộ Phong Thánh, các Hội Ðồng Giám Mục, Hội Dòng Ða Minh và Hội Thừa Sai Paris. Ngài còn phải lo liệu để công việc được tiến hành tốt đẹp cho các Giám Mục Việt Nam có thể sang tham dự lễ Phong Thánh. Ngài âm thầm làm việc, ban ngày đi làm trong Bộ Ngoại Giao, ban chiều tối về nhà lo vụ Phong Thánh, gõ cọc cạch máy đánh chữ vì thời đó chưa có máy vi tính được thông dụng tại Italia.
Từ cuối năm 2000, Ðức Ông Thụ bị bệnh thận và tim, được chữa trị tại các nhà thương tại Roma, Ngài sống hưu tại nhà hưu dành cho các giáo sĩ Roma. Tại nhà riêng của Ðức Ông, Ngài đã lập nhà nguyện riêng trình bày và để ảnh tượng theo kiểu Việt Nam, trong đó Ngài chỉ để có hai ghế, một dành cho Ngài và một dành cho Ðức Thánh Cha nếu Ðức Thánh Cha tới thăm. Trong những ngày còn sống, Ðức Ông đã ca ngợi Ðức Giáo Hoàng Phaolô đệ nhị là người đầy lòng nhiệt huyết, thánh thiện và thông minh kể cả khả năng ngoại ngữ. Ðức Ông đã từng kể lại một hôm Ðức Thánh Cha tới thăm, Ðức Thánh Cha đã cầm một bài viết của Ðức Ông bằng tiếng Việt, đọc qua một vài phút Ðức Thánh Cha có thể nói nội dung của bài này.
Trong đời của Ðức Ông, có một kỷ niệm đau buồn mà Ðức Ông Thụ kể lại: Một hôm vô tình Ðức Ông đẩy cửa mạnh quá đã làm Ðức Thánh Cha bị thương ngón tay buộc Ðức Thánh Cha phải mang băng trong vài ngày.
Vào đầu năm 1999, nhân khóa Tu Ðức do Ðức Ông Ðinh Ðức Ðạo tổ chức tại Roma và cũng có khóa hướng dẫn Internet dưới sự hướng dẫn của Cha Giám Ðốc Vietcatholic , trên đường đến Văn Phòng Phối Kết Mục Vụ, Linh Mục Giám Ðốc Trần Công Nghị cùng với các cộng tác viên Vietcatholic đã gặp Ðức Ông, Ðức Ông tâm sự nhiều điều và cuối cùng Ngài nhắn nhủ "Chúc Cha và các anh chị em luôn thành công và cố gắng hết sức phục vụ cho Giáo Hội Việt Nam và Giáo Hội Hoàn Vũ"
Ngày 9/7 năm 2002, Ngài được đưa cấp tốc vào nhà thương để điều trị vì bệnh nhồi máu cơ tim. Sáng ngày 14/7 Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ nhị đã cử một Ðức Ông tới thăm và chuyển lời khích lệ của Ðức Thánh Cha cũng như tặng Ngài một cỗ tràng hạt.
Lễ An Táng của Ðức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ sẽ được Ðức Tổng Giám Mục Francesco Marchisano, Tân Giám Quản đền thờ Thánh Phêrô chủ sự vào lúc 9 giờ 30 sáng tại Ðền Thờ Thánh Phêrô vào ngày 20/7/2002 với sự hiện diện của Kinh Sĩ Ðoàn, các Giáo Sĩ Việt Nam và thân nhân bạn bè. Sau đó thi hài Ðức Ông sẽ được chôn cất tại Nghĩa trang tại Trung Ương Thành Phố Roma.
Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa đã cho chúng ta một Giáo Sĩ nhiệt thành và luôn trung thành với Giáo Hội. Chúng ta cầu xin cho linh hồn người tôi tớ sớm được hưởng ánh vinh quang của Thiên Chúa Phục Sinh.
(Chân thành cám ơn LM Gioan Trần Công Nghị- Giám Ðốc Vietcatholic, LM Giuse Trần Ðức Anh- Giám Ðốc Ðài Việt Ngữ Vatican, LM Tâm Duy- Biên Tập viên Vietcatholic và quý Tu Sĩ đã cung cấp tài liệu quý báu này)
Chú Trần Ngọc Thụ đã theo học trường tiểu học Ba Làng, rồi vào Tiểu Chủng viện Phúc Nhạc. Sau khi mãn khóa, Thầy Thụ được Ðức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng gởi đi du học tại Roma theo học Trường Truyền Giáo từ năm 1937 đến năm 1942. Thầy Thụ được thụ phong Linh Mục vào ngày 20/12/1942, sau đó theo học Ðại Học Truyền Giáo Urbaniana lấy Tiến Sĩ Triết Học vào năm 1945 và lấy Tiến Sĩ Thần Học vào năm 1946. Sau đó Cha Thụ theo học Quốc Tế Công Pháp tại Louvain, Bỉ từ năm 1946 đến năm 1949.
Vào năm 1949, Ðức Cha Lê Hữu Từ kêu Ngài về Phát Diệm làm Giáo Sư Thần Học tại Ðại Chủng Viện Thường Kiệm. Từ năm 1951 đến năm 1954, Cha Thụ là thư ký của Tòa Giám Mục Phát Diệm. Năm 1954, Ngài di cư vào Nam cùng với các Tu Sĩ và Chủng Sinh của Giáo Phận Phát Diệm và thay Ðức Cha Từ lo chỗ ăn ở cho mọi người. Cũng trong thời gian này Ðức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền đặt Ngài coi sóc các dân di cư từ Bắc vào Nam.
Sau khi mãn nhiệm vụ, Cha Thụ được mời làm Thư Ký của Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh Việt Nam từ năm 1957 đến năm 1976. Ngài bị chính quyền Cộng Sản trục xuất khỏi Việt Nam vào ngày 26/7/1976.
Sau hai tháng nghỉ ngơi tại Roma, Ðức Ông Thụ được mời gọi làm việc tại Bộ Ngoại Giao của Tòa Thánh vào ngày 18/9/1976. Ngài được phong tước Ðức Ông Capellano di Sua Santità vào ngày 29/6/1978. Ngày 25/11/1985, Ðức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn ủy nhiệm cho Ngài làm Cáo Thỉnh Viên án phong Thánh cho 117 vị Tử Ðạo tại Việt Nam và Ngài đã tổ chức Lễ Phong Thánh cho các vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam vào ngày 19/6/1988 cùng với hai Thỉnh Nguyện Viên Ða Minh và Hội Thừa Sai Paris.
Từ ngày 7/1/1988- 1995, Ðức Ông Thụ là người Việt Nam đầu tiên được Ðức Thánh Cha chọn làm thư ký riêng. Theo Ðức Giám Mục Stanislaw Dziwisz cho biết Ðức Ông Thụ là một trong những vị làm thư ký riêng cho Ðức Thánh Cha trong thời gian khá lâu dài. Sau đó Ðức Ông Trần Ngọc Thụ được chọn làm Kinh Sĩ Ðền Thờ Thánh Phêrô vào ngày 4/2/1996, Tòa Thánh cũng đã tưởng thưởng cho Ngài Giám Chức Bậc I, Giám Chức Danh Dự và Giám Chức Lục Sự.
Vào ngày 13/11/1997 Ðức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ về hưu.
Ai sống bên Ðức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ đều nhận ra một đời sống thánh thiện, gương mẫu với những nguyên tắc tu đức rõ ràng chắc chắn đã thâu nhận được trong những năm huấn luyện. Là con người lịch thiệp, xã giao tế nhị, nên trong cuộc sống Ngài không làm mất lòng ai. Ngài tận tình giúp đỡ tất cả những ai cần đến Ngài, sự tận tình này đôi khi đã làm Ngài phiền hà không ít, nhưng không ai thấy Ngài hẹp hòi khi thấy người khác cần sự giúp đỡ. Khi không làm được Ngài rất ân hận và tiếc nuối. Ngài luôn nghĩ tới việc chung và không có óc bè phái. Vì thế Ngài rất buồn khi có những chia rẽ giữa nhóm này với nhóm kia. Ngài có tinh thần phục vụ cao độ nhất là những công việc chung của Giáo Phận Phát Diệm, Giáo Hội Việt Nam và công việc của Tòa Thánh. Ngài có tinh thần Giáo Hội sâu xa và được thể hiện qua cung cách và tinh thần tuân phục Ðức Thánh Cha, các Giám Mục và các quyền bính trong Giáo Hội. Với những lý thuyết làm hại Giáo Hội là hại Ðức Tin Công Giáo, Ngài không có thái độ nhân nhượng và luôn có lập trường rõ ràng.
Trong khi thi hành chức vụ được giao phó Ngài luôn thi hành đúng ý của Bề Trên, kín đáo chu toàn mọi công việc cách hiệu quả và luôn im lặng trước các thành công dành tất cả mọi vinh dự cho các Vị đã trao phó cho Ngài. Ngài luôn nghĩ tới các việc làm vinh danh cho dân tộc Việt Nam và cố gắng tránh làm tổn thương tới danh dự của người Việt Nam. Ngài yêu mến quê hương Việt Nam, những năm cuối cùng ước muốn của Ngài là được về thăm quê hương và Giáo Phận Phát Diệm một lần, nhưng ước muốn này đã không thành. Ngài đã hy sinh cầu nguyện cho quê hương và Giáo Hội Việt Nam.
Trong vụ án Phong Thánh cho các Vị Tử Ðạo Việt Nam, Ngài lãnh nhận nhiệm vụ Cáo Thỉnh Viên với tất cả sự vâng lời, vì nhận thức đến công việc rất khó khăn về thời giờ, phương tiện, tiền bạc, đối ngoại với các hoàn cảnh tại Việt Nam và ngoại quốc. Một mình đi tìm tài liệu, thu góp, đánh máy ra văn bản, liên lạc với Bộ Phong Thánh, các Hội Ðồng Giám Mục, Hội Dòng Ða Minh và Hội Thừa Sai Paris. Ngài còn phải lo liệu để công việc được tiến hành tốt đẹp cho các Giám Mục Việt Nam có thể sang tham dự lễ Phong Thánh. Ngài âm thầm làm việc, ban ngày đi làm trong Bộ Ngoại Giao, ban chiều tối về nhà lo vụ Phong Thánh, gõ cọc cạch máy đánh chữ vì thời đó chưa có máy vi tính được thông dụng tại Italia.
Từ cuối năm 2000, Ðức Ông Thụ bị bệnh thận và tim, được chữa trị tại các nhà thương tại Roma, Ngài sống hưu tại nhà hưu dành cho các giáo sĩ Roma. Tại nhà riêng của Ðức Ông, Ngài đã lập nhà nguyện riêng trình bày và để ảnh tượng theo kiểu Việt Nam, trong đó Ngài chỉ để có hai ghế, một dành cho Ngài và một dành cho Ðức Thánh Cha nếu Ðức Thánh Cha tới thăm. Trong những ngày còn sống, Ðức Ông đã ca ngợi Ðức Giáo Hoàng Phaolô đệ nhị là người đầy lòng nhiệt huyết, thánh thiện và thông minh kể cả khả năng ngoại ngữ. Ðức Ông đã từng kể lại một hôm Ðức Thánh Cha tới thăm, Ðức Thánh Cha đã cầm một bài viết của Ðức Ông bằng tiếng Việt, đọc qua một vài phút Ðức Thánh Cha có thể nói nội dung của bài này.
Trong đời của Ðức Ông, có một kỷ niệm đau buồn mà Ðức Ông Thụ kể lại: Một hôm vô tình Ðức Ông đẩy cửa mạnh quá đã làm Ðức Thánh Cha bị thương ngón tay buộc Ðức Thánh Cha phải mang băng trong vài ngày.
Vào đầu năm 1999, nhân khóa Tu Ðức do Ðức Ông Ðinh Ðức Ðạo tổ chức tại Roma và cũng có khóa hướng dẫn Internet dưới sự hướng dẫn của Cha Giám Ðốc Vietcatholic , trên đường đến Văn Phòng Phối Kết Mục Vụ, Linh Mục Giám Ðốc Trần Công Nghị cùng với các cộng tác viên Vietcatholic đã gặp Ðức Ông, Ðức Ông tâm sự nhiều điều và cuối cùng Ngài nhắn nhủ "Chúc Cha và các anh chị em luôn thành công và cố gắng hết sức phục vụ cho Giáo Hội Việt Nam và Giáo Hội Hoàn Vũ"
Ngày 9/7 năm 2002, Ngài được đưa cấp tốc vào nhà thương để điều trị vì bệnh nhồi máu cơ tim. Sáng ngày 14/7 Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ nhị đã cử một Ðức Ông tới thăm và chuyển lời khích lệ của Ðức Thánh Cha cũng như tặng Ngài một cỗ tràng hạt.
Lễ An Táng của Ðức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ sẽ được Ðức Tổng Giám Mục Francesco Marchisano, Tân Giám Quản đền thờ Thánh Phêrô chủ sự vào lúc 9 giờ 30 sáng tại Ðền Thờ Thánh Phêrô vào ngày 20/7/2002 với sự hiện diện của Kinh Sĩ Ðoàn, các Giáo Sĩ Việt Nam và thân nhân bạn bè. Sau đó thi hài Ðức Ông sẽ được chôn cất tại Nghĩa trang tại Trung Ương Thành Phố Roma.
Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa đã cho chúng ta một Giáo Sĩ nhiệt thành và luôn trung thành với Giáo Hội. Chúng ta cầu xin cho linh hồn người tôi tớ sớm được hưởng ánh vinh quang của Thiên Chúa Phục Sinh.
(Chân thành cám ơn LM Gioan Trần Công Nghị- Giám Ðốc Vietcatholic, LM Giuse Trần Ðức Anh- Giám Ðốc Ðài Việt Ngữ Vatican, LM Tâm Duy- Biên Tập viên Vietcatholic và quý Tu Sĩ đã cung cấp tài liệu quý báu này)