Bí thư Đức Thánh Giáo Hòang Gioan Phaolô II
Chủ biên: Đức ông Phanxicô Phạm Văn Phương
Biên tập: Bạch Diện Thư Sinh Trần Vinh
xuất bản năm 2018, số trang 242
Ai muốn có sách này xin liên lạc: hoangsa4000@gmail.com
Năm 2018 là Kỷ niệm 10 năm Phong Thánh 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam. Trong biến cố trọng đại Phong Thánh 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 1988 tại Roma, Đức Ông Thụ đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ làm Cáo Thỉnh Viên và đã góp công 8 Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ lớn trong việc tổ chức Đại Lễ Phong Thánh thành công mỹ mãn. Tất cả chứng tỏ nỗ lực làm việc vô biên, sự khôn ngoan và uy tín của Đức Ông.
Đức Ông Thụ tâm sự, từ ngày nghe tiếng gọi trở thành linh mục của Chúa, Ngài chưa được làm phận sự của một mục tử đích thực. Vừa đi du học về năm 1949, Ngài đã nhận lệnh về làm giáo sư Đại Chủng Viện Phát Diệm. Khoảng một năm sau, lại được điều về làm bí thư cho Đức Cha Lê Hữu Từ. Cuộc di cư vĩ đại 1954 diễn ra, Đức Ông Thụ nhận nhiệm vụ tại Cơ Quan Viện Trợ Công Giáo Hoa Kì, rồi Đức Cha Sài Gòn Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền đặt Ngài phụ trách 10 giáo phận di cư. Vừa xong công tác di cư, Đức Khâm Sứ Giuseppe Caprio tuyển chọn Đức Ông Thụ vào làm bí thư Toà Khâm Sứ Toà Thánh và Ngài phục vụ ở đó suốt 20 năm Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ 9 (1956-1976) cho tới ngày bị chính quyền Cộng Sản trục xuất ra khỏi Việt Nam. Sang tới Roma, Đức Ông Thụ lại làm “công chức” Bộ Ngoại Giao Toà Thánh, và cuối cùng, được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyển chọn làm bí thư suốt 8 năm (1988- 1996).
Đức Ông Thụ tiết lộ thêm, trong mấy chục năm làm công tác văn phòng cho các vị bề trên, có đôi lúc Ngài cảm thấy chán nản việc làm hằng ngày cô đơn và nhàm chán giữa 4 bức tường văn phòng, đến nỗi Ngài đã từng xin phép bề trên cho ra coi xứ, để được thực sự làm việc mục vụ theo ơn gọi linh mục của Ngài. Nhưng không lần nào Đức Ông được toại nguyện. Các vị bề trên nói: “Cha làm việc ở đây cũng là phục vụ Chúa, cũng là làm việc cho Giáo Hội”.
Mùa Thu 2016 vừa qua, nhân chuyến đi công tác cho Giáo Phận Xuân Lộc ở Dallas, tôi được các bạn đồng môn Phát Diệm xưa tổ chức chào đón và rất may mắn, tôi gặp lại người bạn trẻ Trần Vinh là em đôi con dì của Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ. Trần Vinh là lớp đàn em của tôi thời Trung Học. Với ý định phải làm một cái gì về Đức Ông Thụ, tôi nói ngay: “Vinh là em Đức Ông Thụ, nên cố gắng làm một cuốn sách về Đức Ông. Đức Ông Thụ chẳng những đóng góp lớn lao cho GHCGVN mà còn cho cả GHCG hoàn vũ nữa.
Về nội dung, chúng tôi sẽ trình bày 5 phần chính: Tiểu Sử. Về Nhà Cha. 5 bài viết tiêu biểu của Đức Ông Thụ. Các vị thân cận viết về Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ 11 Đức Ông. Những ghi nhớ đặc biệt của Trần Vinh về Đức Ông.
Atlanta, Mùa Xuân 2017
Đức Ông Phanxicô Phạm Văn Phương
Tác giả: Lm. Antôn Lê Quang Trình
xuất bản năm 2014, số trang 896
Kinh thánh Tân Ước - Diễn Ca Bình Dân
Tác giả: Lm. Lê Quang Trình
xuất bản năm 2014, số trang 1058
Trích dụ ngôn Nước Trời
Nước trời giống lưới rùng này
Thả luôn xuống biển bắt đầy cá tôm
Lưới kia đầy ạp kéo luôn
Lên ngay bãi biển ngư ông chọn nào
Cá ngon tốt được bỏ vào
Giỏ kia chứa đựng đầy trào cá ngon
Còn bao cá xấu kia luôn
Bị quăng ra khỏi lưới rùng loại đi
Thời gian tận thế giống y
Các Thiên Thần đến phân chia ra nào:
Kẻ lành kẻ dữ khác nhau
Xếp ra từng loại để hầu thưởng công
Rồi quăng kẻ dữ vào trong
Nơi lò lửa cháy khó ròng nghiến răng
Các ngươi có hiểu chúng không?
Họ liền đáp lại thực lòng: “thưa vâng”
Và Ngài dạy bảo họ rằng:
Mọi kinh sư hiện nay đang trở thành
Môn đồ vương quốc thiên đình
Giống như ông chủ biết tìm rút ra
Từ trong kho lẫm ông ta
Những điều mới cũ để mà noi theo
Sau khi Chúa dạy xong nào
Ngài liền bỏ đó đi mau trở về.
(Nguồn: Kinh Thánh Tân Ước – Diễn ca bình dân)
theo Thomas Merton
Tác giả: Vũ Linh Xuân
Also available as: Perfect Bound Softcover, Dust Jacket Hardcover
Published: August 2017, Pages: 260
Từ dạo nguyên tổ A-dong và E-và rời vườn địa đàng, nhân loại trải qua bao nghìn năm dằng dặc trong lam lũ khổ đau, nhất là phải chết. Nhưng trong đáy lòng các con cháu vẫn hy vọng một ngày kia họ có thể trở về chốn hạnh phúc ấy, nơi một thời đã là gia nghiệp. Thật là một giấc mơ cao qúy và hợp pháp. Thực vậy, từ ngày nguyên tổ A-dong và E- và đã đi xa, vườn thiêng xưa vẫn còn đấy mong chờ từng đứa con nhân loại quay về.
Địa Đàng của Merton trong phân tách cuối cùng thì ở trên mặt đất này, và là một nơi trong nội tâm con người. Nói đúng hơn là một thái độ của con tim, một trạng thái của ý thức trong cuộc hành trình tâm linh. Sự khám phá ra Cõi Địa Đàng xẩy ra khi cái tôi của chúng ta trở nên trống vắng như sa mạc. Cái tôi ồn ào ấy càng mờ nhạt đi thì Cõi Địa Đàng càng hiện ra rõ ràng trong tất cả vẻ đẹp của nó. Nhất là, Cõi Địa Đàng huyền diệu ấy lộ ra Khuôn Mặt của Thiên Chúa, không phải chỉ là một bức tranh tưởng tượng, nhưng là đích thật hiện hữu của Ngài. Khuôn mặt của cái tôi càng nhạt nhoà đi chừng nào thì Tôn Nhan Thiên Chúa càng hiện ra rõ ràng trong vinh quang, quyền năng và thiện hảo. Con đường tu hành sa mạc thiết yếu là cuộc hành trình trong nội tâm hơn là ở ngoài môi trường địa lý của không gian và thời gian. Vì thế, địa đàng xuất hiện trong tâm hồn của tất cả mọi người chứ không phải chỉ dành riêng cho các ẩn sĩ sa mạc.
Theo Thomas Merton, bạn không cần phải là giám mục, linh mục, nam nữ đan sĩ, tu sĩ hay ẩn sĩ; bạn có thể chỉ là một giáo dân bình thường, đi lễ, và rất bận bịu với những bổn phận hằng ngày, nhưng chắc chắn bạn vẫn có thể là "Người Cõi Địa Đàng".
Lm. Vũ Linh Xuân