1. Nga phủ nhận phóng hỏa tiễn ở biên giới Ba Lan-Ukraine
Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ thông tin cho rằng họ đã phóng hỏa tiễn vào biên giới giữa Ba Lan và Ukraine.
Bất chấp các bằng chứng do Bộ Nội Vụ Ba Lan đưa ra, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, nói rằng những cáo buộc cho rằng Nga phóng hỏa tiễn vào Ba Lan là “hành động khiêu khích có chủ ý nhằm leo thang tình hình”.
Ông ta nói thêm: “Hỏa lực Nga đã không tiến hành cuộc tấn công nào vào khu vực giữa biên giới Ukraine-Ba Lan. Các mảnh vỡ được truyền thông đại chúng Ba Lan công bố từ hiện trường ở Przewodów không liên quan gì đến hỏa lực của Nga.”
Các hỏa tiễn của Nga tấn công vào Ba Lan hôm thứ Ba sẽ là lần đầu tiên lãnh thổ của NATO bị tấn công trong cuộc chiến ở Ukraine. Điện Cẩm Linh đã tiến hành một cuộc tấn công dữ dội vào Ukraine khiến 7 triệu ngôi nhà mất điện.
Hai người thiệt mạng trong vụ nổ ở một ngôi làng phía đông Ba Lan, khiến chính quyền ở Warsaw phải họp khẩn - trong khi vụ tấn công bằng 100 hỏa tiễn vào Ukraine nghiêm trọng đến mức nguồn cung cấp điện ở nước thứ ba là Moldova cũng bị cắt.
2. Điều 4 của Nato là gì?
Phát ngôn nhân của chính phủ Ba Lan Piotr Muller nói trong một cuộc họp báo rằng chính phủ đang xem xét liệu có nên kích hoạt điều 4 sau vụ Nga phóng hỏa tiễn Przewodów hay không. Điều đó có nghĩa là các thành viên NATO sẽ tham khảo ý kiến về các hành động tiếp theo.
Điều 4 của hiệp ước NATO đề cập đến tình huống một quốc gia thành viên cảm thấy bị đe dọa bởi một quốc gia khác hoặc một tổ chức khủng bố.
Điều khoản của hiệp ước nói: “Các bên sẽ tham khảo ý kiến cùng nhau bất cứ khi nào, theo ý kiến của bất kỳ bên nào khi sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị hoặc an ninh của bất kỳ bên nào bị đe dọa.”
30 quốc gia thành viên sau đó bắt đầu tham vấn chính thức theo yêu cầu của thành viên bị đe dọa. Các cuộc đàm phán xem xét liệu một mối đe dọa có tồn tại hay không và cách đối phó với nó, với các quyết định được nhất trí đưa ra.
Tuy nhiên, Điều 4 không có nghĩa là sẽ có áp lực trực tiếp buộc phải hành động.
Cơ chế tham vấn này đã được kích hoạt nhiều lần trong lịch sử của NATO. Một ví dụ là một năm trước, khi các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng trong một cuộc tấn công từ Syria.
Trong trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, Nato đã quyết định tham khảo ý kiến, nhưng không thực hiện bất kỳ hành động nào.
3. Điều 5 của NATO là gì?
Có nhiều lo ngại rằng vụ Nga phóng hỏa tiễn tấn công Ba Lan có thể dẫn đến việc khởi động điều 5 của NATO, nếu người ta phát hiện ra rằng đó là do một cuộc tấn công có chủ ý của người Nga.
Điều 5 tập trung vào phòng thủ tập thể và được đưa ra vào thời điểm khối NATO đang bị đe dọa từ một cuộc tấn công của Liên Xô cũ.
Theo Trang web của Nato: Phòng thủ tập thể có nghĩa là một cuộc tấn công chống lại một đồng minh được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các đồng minh.
Điều 5 chỉ được kích hoạt một lần duy nhất bởi NATO kể từ khi nó được ký vào năm 1949, một ngày sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 vào các tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới và Ngũ Giác Đài ở Hoa Kỳ.
Không có quá trình kích hoạt tự động cho nó. NATO sẽ phải chọn để ban hành các quyết định quân sự. Hiện tại không có dấu hiệu nào cho thấy điều này có khả năng xảy ra và Ba Lan khi nước này vẫn đang điều tra các tình huống đằng sau vụ phóng hỏa tiễn.
Jen Psaki, thư ký báo chí đầu tiên của Tòa Bạch Ốc trong chính quyền của Joe Biden, đã tweet quan điểm này trong khi chúng ta chờ đợi thêm thông tin từ phía Ba Lan.
Rất nhiều người trong chúng ta không biết - nhưng điều quan trọng cần nhớ - Điều 5 chỉ được kích hoạt một lần duy nhất vào ngày 12/9. Không có kích hoạt tự động - toàn bộ NATO phải xác định xem nó có được kích hoạt hay không và phải làm gì. Hoa Kỳ tất nhiên là một phần rất mạnh mẽ của NATO.
4. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã kêu gọi tổ chức một hội nghị thượng đỉnh của NATO để ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga, đồng thời lặp lại yêu cầu gửi máy bay chiến đấu đến nước này.
Phản ứng trước cuộc tấn công cường tập của quân Nga vào Ukraine và Ba Lan, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói: “Ukraine tái khẳng định tình đoàn kết hoàn toàn với Ba Lan và sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết. Phản ứng tập thể đối với các hành động của Nga phải là cứng rắn và có nguyên tắc.”
“Trong số các hành động ngay lập tức: một hội nghị thượng đỉnh của NATO với sự tham gia của Ukraine để xây dựng các hành động chung hơn nữa sẽ buộc Nga phải thay đổi hướng leo thang, xin hãy cung cấp cho Ukraine các máy bay hiện đại như F-15 và F-16, cũng như các hệ thống phòng không, như thế chúng ta có thể đánh chặn bất kỳ hỏa tiễn nào của Nga. Ngày nay, bảo vệ bầu trời Ukraine cũng có nghĩa là bảo vệ NATO.”
5. Latvia họp khẩn cấp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia
Thủ tướng Latvia đã tuyên bố triệu tập một cuộc họp khẩn cấp vào hôm thứ Tư để đánh giá tình hình an ninh, sau các báo cáo về vụ Putin liều lĩnh phóng hỏa tiễn tấn công Ba Lan.
Cùng với thông báo, thủ tướng Latvia nói thêm rằng cuộc họp nhằm giúp cho nước này “sẵn sàng cho các hành động tiếp theo,” Reuters đưa tin.
Tổng thống Latvia Egils Levits nhắc lại một ý tưởng đã được đưa ra một ngày trước đó, kêu gọi thành lập một tòa án đặc biệt để điều tra cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine. Ông Levits kêu gọi cộng đồng quốc tế điều tra hành vi gây hấn của quân đội Nga đối với Ukraine và đưa ra đánh giá pháp lý.
Ông lưu ý rằng “lỗ hổng trong luật pháp quốc tế” là việc điều tra vụ Nga xâm lược Ukraine vẫn không thuộc thẩm quyền của bất kỳ cơ quan tư pháp quốc tế nào. Theo Levits, mặc dù có thể thành lập tòa án đặc biệt từ góc độ pháp lý, nhưng điều này đòi hỏi ý chí chính trị.
Nhà lãnh đạo Latvia đề xuất tạo cơ hội pháp lý để hướng các tài sản của Nga bị các nước phương Tây đóng băng vào các nỗ lực nhằm tái thiết Ukraine. Ông nhấn mạnh, đây sẽ là một biểu hiện rõ ràng của công lý cơ bản.
Levits nói thêm: “Nếu không có một trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế, thế giới sẽ lại rơi vào tình trạng hỗn loạn do quân phiệt gây ra”, đồng thời chỉ ra sự tương đồng giữa cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine và Chủ nghĩa Quốc Xã của Đức trong Thế chiến 2.
Trong bối cảnh đó, ông đánh giá tích cực “sự hiểu biết về quá khứ tàn nhẫn” của xã hội Đức, nhờ đó mà nền tảng vững chắc cho các giá trị dân chủ đã được xây dựng. Levits nói thêm rằng xã hội Nga không bao giờ làm như vậy bất kể sự tàn bạo của người Nga trong thế chiến thứ hai cũng không thua kém bao nhiêu so với Đức.
“Việc không thể thực hiện công việc khó khăn là đánh giá quá khứ đã mở đường cho sự hồi sinh của hệ tư tưởng tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc Nga”
Như đã đưa tin, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Tiệp Jan Lipavsky cho biết, nước ông ủng hộ ý tưởng thành lập một tòa án đặc biệt vì lãnh đạo tối cao của Nga phải chịu trách nhiệm về tội ác của mình.
6. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock bày tỏ quan tâm trước những diễn biến phức tạp do Putin gây ra
Đức cho biết họ đang theo dõi các báo cáo về việc Nga phóng hỏa tiễn vào lãnh thổ Ba Lan, đồng thời cho biết thêm rằng họ đang liên lạc với Ba Lan và các thành viên NATO khác, Reuters đưa tin.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói:
Suy nghĩ của tôi là với Ba Lan, là đồng minh và hàng xóm thân thiết của chúng tôi. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và liên lạc với những người bạn Ba Lan và các đồng minh NATO.