27. CỔ TAY LƯỠNG TRIỀU
Buổi sáng, Tiền Khiêm Ích du lãm núi Hổ Khâu ở Tô Châu, mặc áo không có cổ, tay áo thật lớn. Có một thư sinh đến trước mặt vòng tay thi lễ và hỏi tại sao ông ta mặc áo như thế?
Tiền Khiêm Ích trả lời:
- “Không có cổ tức là áo của quan triều hôm nay (nhà Thanh), tay áo lớn là áo của quan triều trước, bởi vì ta làm quan triều trước rất lâu nên quen rồi”.
Thư sinh ấy bèn giả bộ cung kính nói:
- “Có thể nói đại nhân là “cổ tay (1) lưỡng triều”.
(Ký Viên Ký Sở Ký)
Suy tư 27:
Có một vài phần tử của Giáo Hội muốn tuân giữ cách cử hành thánh lễ bằng tiếng La tin của thời xa xưa, họ muốn trung thành với truyền thống xưa nên lìa bỏ Giáo Hội; có một số người muốn Giáo Hội từ bỏ truyền thống và kỷ luật thánh thiện là sự độc thân của linh mục, nên họ ra sức vận động và nại nhiều lý do để phá vỡ truyền thống ấy, thế là họ tách khỏi Giáo Hội...
Vì thói quen mà ông quan đại thần mặc áo không có cổ của thời nay và tay rộng của thời trước, cho nên trở thành lập dị kỳ quặc, làm người khác nhìn không quen mắt.
Cái áo đẹp nhất và hợp với mọi thời đại nhất của người Ki-tô hữu là sự khiêm tốn và vâng phục, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã mặc áo khiêm tốn này khi sinh ra trong hang lừa hôi hám tại Bê Lem, và cũng chính Ngài đã mặc áo vâng phục này khi chịu chết trên thánh giá trên đồi Golgotha, cho nên sẽ không lập dị chút nào khi chúng ta -người Ki-tô hữu- mặc lấy chiếc áo này để đi vào cuộc sống hôm nay.
Khiêm tốn và vâng phục không phải là một thói quen, nhưng là những nhân đức phải tập tành mới có được dưới sự hướng dẫn ánh sáng yêu thương của Đức Chúa Thánh Thần.
(1) 領袖 vừa là lãnh tụ, vừa là cổ áo và tay áo, thư sinh chơi chữ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Buổi sáng, Tiền Khiêm Ích du lãm núi Hổ Khâu ở Tô Châu, mặc áo không có cổ, tay áo thật lớn. Có một thư sinh đến trước mặt vòng tay thi lễ và hỏi tại sao ông ta mặc áo như thế?
Tiền Khiêm Ích trả lời:
- “Không có cổ tức là áo của quan triều hôm nay (nhà Thanh), tay áo lớn là áo của quan triều trước, bởi vì ta làm quan triều trước rất lâu nên quen rồi”.
Thư sinh ấy bèn giả bộ cung kính nói:
- “Có thể nói đại nhân là “cổ tay (1) lưỡng triều”.
(Ký Viên Ký Sở Ký)
Suy tư 27:
Có một vài phần tử của Giáo Hội muốn tuân giữ cách cử hành thánh lễ bằng tiếng La tin của thời xa xưa, họ muốn trung thành với truyền thống xưa nên lìa bỏ Giáo Hội; có một số người muốn Giáo Hội từ bỏ truyền thống và kỷ luật thánh thiện là sự độc thân của linh mục, nên họ ra sức vận động và nại nhiều lý do để phá vỡ truyền thống ấy, thế là họ tách khỏi Giáo Hội...
Vì thói quen mà ông quan đại thần mặc áo không có cổ của thời nay và tay rộng của thời trước, cho nên trở thành lập dị kỳ quặc, làm người khác nhìn không quen mắt.
Cái áo đẹp nhất và hợp với mọi thời đại nhất của người Ki-tô hữu là sự khiêm tốn và vâng phục, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã mặc áo khiêm tốn này khi sinh ra trong hang lừa hôi hám tại Bê Lem, và cũng chính Ngài đã mặc áo vâng phục này khi chịu chết trên thánh giá trên đồi Golgotha, cho nên sẽ không lập dị chút nào khi chúng ta -người Ki-tô hữu- mặc lấy chiếc áo này để đi vào cuộc sống hôm nay.
Khiêm tốn và vâng phục không phải là một thói quen, nhưng là những nhân đức phải tập tành mới có được dưới sự hướng dẫn ánh sáng yêu thương của Đức Chúa Thánh Thần.
(1) 領袖 vừa là lãnh tụ, vừa là cổ áo và tay áo, thư sinh chơi chữ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info