MANG LẤY TÂM TƯ TRUYỀN GIÁO
(Nhân Khánh nhật Truyền giáo, nghĩ về sứ mạng của các linh mục)
Ngay trước lúc về trời, Chúa Giêsu trăn trối với đoàn môn đệ, cũng là trăn trối Chúa trao cho Hội Thánh: "Hãy đi giảng dạy muôn dân làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con" (Mt 28, 19-20).
Lời trăn trối mang tính sai đi, cho thấy chính tâm tư truyền giáo của Chúa. Tôi gọi tâm tư ấy là nỗi "trăn trở", "thao thức", "khao khát" vốn luôn luôn đốt cháy cõi lòng Chúa Giêsu.
Dù biết các động từ vừa nêu gần nghĩa của nhau (đều nói đến sự mong mỏi, sự không yên lòng), nhưng tôi vẫn muốn sử dụng chúng gần nhau để làm mạnh, làm rõ hơn nữa tâm tư truyền giáo của Chúa.
1. MANG LẤY TÂM TƯ TRUYỀN GIÁO CỦA CHÚA.
Thánh Phaolô từng dạy: "Anh em hãy mang lấy tâm tư như đã có trong Ðức Kitô Giêsu" (Phili 2, 5). Tôi tin, thánh Phaolô muốn chúng ta hãy mang lấy những "trăn trở", "thao thức", "khao khát" vốn luôn luôn đốt cháy cõi lòng Chúa Giêsu.
Nghĩa là trong tâm tư của Chúa Giêsu, nếu: có trăn trở, cũng phải là trăn trở của ta; có thao thức, cũng phải là thao thức của ta; có khao khát, cũng phải là khao khát của ta.
Người tông đồ rao truyền Lời Chúa, một khi biến con tim thành con tim thổn thức cho việc truyền giáo theo cách Chúa Giêsu ấp ủ, họ sẽ lên đường hết sức kiên định, mạnh mẽ, sẵn sàng đối đầu cùng nghịch cảnh, sẵn sàng chấp nhận thập giá mà dọc đường rao giảng, người tông đồ nào cũng sẽ phải chạm tới.
Đồng thời khi đặt Lời Chúa trong nỗi “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” như chính nó là tâm tư của bản thân, sẽ là lý do mạnh, lý do cấp bách, lý do trên mọi lý do, để người tông đồ nói riêng, Hội Thánh nói chung phải ưu tiên hàng đầu cho việc rao truyền Lời Chúa: Lời chân lý, lời sự sống, Lời giải thoát.
Một khi hiểu được trăn trở, thao thức, khao khát của Chúa, dễ đẩy ta tới tâm thức: Không việc nào quan trọng bằng loan báo Tin Mừng của Chúa. Không hành động nào lớn bằng hành động loan báo Tin Mừng của Chúa. Không đam mê nào ngang hàng đam mê ra đi loan Tin Mừng của Chúa. Không thúc bách nào mạnh mẽ bằng thúc bách xả thân vì Lời của Chúa. Không tình yêu nào cao cả bằng tình yêu được sống chết cho Lời của Chúa...
Với tâm thức ấy, ta quyết làm trọn nỗi chờ mong của Chúa, không chần chừ, không so đo, không ì ạch…
Có thấy, có biết và sống chính tâm tư đầy trăn trở, thao thức, khao khát của Chúa, người truyền thông Lời Chúa mới đón nhận những thúc đẩy từ bản thân, từ đòi hỏi thâm sâu của cõi lòng một cách tự nguyện và tự do, để dấn thân rao truyền Lời Chúa.
Là người phụng sự Chúa, phụng sự Lời Chúa, các Kitô hữu linh mục không được “đứng ngoài” những tâm thức của Chúa.
Nếu Chúa đã và vẫn tiếp tục “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” cho Lời của Người vươn xa, thì linh mục, thừa tác viên của Lời, cũng phải nên như Chúa.
Họ nung đốt tâm hồn, ấp ủ trái tim, tôi luyện ý chí, đào tạo lý trí, để mọi nơi, mọi lúc, Lời Chúa phải tràn ứ, phải thấm nhập, phải luôn là những phản ứng thường xuyên trải dài suốt đời sống, xuyên qua từng khoảnh khắc sống của họ.
Có như thế, các linh mục sẽ rao truyền Lời Chúa sống động, xác tín, đầy quả quyết và quả cảm, như Chúa sống trong họ, như Lời của Chúa nói bằng miệng lưỡi của họ, như chính Chúa hành động trong từng biểu hiện của họ.
2. TRUYỀN GIÁO LÀ NGHĨA VỤ NHƯNG CŨNG LÀ VINH QUANG.
Hội Thánh cất giữ và cố gắng biến lời vừa là di chúc đặc biệt, vừa là mệnh lệnh truyền giáo: "Hãy đi giảng dạy muôn dân...", thành lẽ sống và hành động sống của mình. Hội Thánh ấp ủ từng ngày, để thao thức truyền giáo của Chúa Kitô trở thành nỗi thao thức, niềm say mê của Hội Thánh.
Vì thế, không có bất cứ lý do gì lại có thể ngăn cản linh mục, thành phần ưu tú của Hội Thánh, xao lãng truyền thông Lời Chúa. Hãy nhớ, lệnh truyền ấy vừa là bổn phận, vừa làm cho người thực hiện nó nên vinh quang:
- Bổn phận, vì linh mục phải tiếp tục sứ mạng của Chúa Kitô: Ngài "sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân" (Lc 9, 2).
Một khi thi hành, sứ mạng ấy trở thành nhiệm vụ cốt yếu của cả Hội Thánh và của từng người: “Chúng tôi không thể sao nhãng Lời Thiên Chúa để lo giúp việc bàn ăn” (Cv 6, 2). Thánh Phaolô còn nói mạnh hơn về nghĩa vụ không thể bỏ qua của việc thực thi sứ mạng truyền giáo: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9, 16).
- Còn vinh quang, vì người truyền giáo được cộng tác với Chúa Kitô mang ơn cứu độ cho trần gian. Lời Thiên Chúa là Lời quyền năng, lại được trao vào tay con người. Không phải chỉ hôm nay, nhưng đã có từ muôn thuở: “Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã nói với cha ông chúng ta qua các ngôn sứ” (Dt 1, 1).
Phải truyền thông Lời Chúa. Sứ mạng thiêng liêng, bền bỉ, mang tính sống còn này luôn được Hội Thánh nhắc nhở, đề cao. Hội Thánh xem công tác truyền giáo, ra đi làm sáng danh Chúa, rao giảng lời cứu độ của Chúa đến với muôn dân là việc phải thi hành nhanh chóng, cấp bách. Đó là nhiệm vụ không miễn trừ một ai, không chậm trễ dù ở thời điểm nào.
Ngày xưa, các tổ phụ, các tiên tri nhận lãnh và rao truyền Lời Chúa, thì nay, chúng ta, đặc biệt người linh mục, cũng tiếp tục thực hiện sứ mạng của các ngài.
Nhận lãnh sứ mạng truyền thông Lời Chúa, những con người mỏng dòn, yếu đuối lại tiếp tục trao gởi cho hết thế hệ này đến thế hệ khác Lời sự sống, để mọi thời, từng con người phải ấp ủ cho mình ngày càng trưởng thành, rồi đem Lời luôn được ấp ủ ấy san sẻ cho nhau.
Một khi lên đường dấn thân cho hoạt động truyền giáo, cũng có nghĩa, người linh mục cho thấy Chúa Kitô tin tưởng họ, khi Chúa dám đặt vào tay những con người tội lỗi nơi trần thế cơ đồ mà chính Người đã phải trả bằng giá máu.
Vì thế, khi được giao trách nhiệm công bố Lời Chúa, mỗi một người cần ý thức sự yếu đuối của mình mà cậy dựa vào Chúa, cầu nguyện nhiều, hết lòng khiêm nhường và ăn năn tội thường xuyên. Đồng thời, từng người đón nhận nhiệm vụ được giao với niềm yêu mến, sung sướng để sử dụng mọi khả năng, mọi nhiệt huyết của bản thân mà công bố Lời quyền năng của Chúa.
Hãy ra đi rao giảng Lời Chúa bằng lòng tin tưởng, không bao giờ sợ hãi, nhưng can đảm, mạnh mẽ để “những gì Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà mà rao giảng” (Mt 10, 27).
Hãy gieo lời Chúa chăm chỉ miệt mài như người gieo giống: gieo khắp nơi, gieo trong mọi hoàn cảnh, dù đó là “đất tốt” kết quả đạt đến “gấp trăm, hoặc “sáu mươi”, hoặc “ba mươi”, hay đó chỉ là “vệ đường”, là “nơi sỏi đá”, là “bụi gai” (Mt 13, 3-9).
Gieo Lời Chúa đến cùng, “lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (2Tm 4, 2).
Xin Chúa huấn luyện các linh mục của Chúa thành tông đồ cho thế giới mới, để họ luôn là những nhà thông truyền Lời Chúa chuyên nghiệp, đồng thời tìm vinh danh Chúa cách hết sức nhiệt thành, hiệu quả và đúng đắn.
(Nhân Khánh nhật Truyền giáo, nghĩ về sứ mạng của các linh mục)
Ngay trước lúc về trời, Chúa Giêsu trăn trối với đoàn môn đệ, cũng là trăn trối Chúa trao cho Hội Thánh: "Hãy đi giảng dạy muôn dân làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con" (Mt 28, 19-20).
Lời trăn trối mang tính sai đi, cho thấy chính tâm tư truyền giáo của Chúa. Tôi gọi tâm tư ấy là nỗi "trăn trở", "thao thức", "khao khát" vốn luôn luôn đốt cháy cõi lòng Chúa Giêsu.
Dù biết các động từ vừa nêu gần nghĩa của nhau (đều nói đến sự mong mỏi, sự không yên lòng), nhưng tôi vẫn muốn sử dụng chúng gần nhau để làm mạnh, làm rõ hơn nữa tâm tư truyền giáo của Chúa.
1. MANG LẤY TÂM TƯ TRUYỀN GIÁO CỦA CHÚA.
Thánh Phaolô từng dạy: "Anh em hãy mang lấy tâm tư như đã có trong Ðức Kitô Giêsu" (Phili 2, 5). Tôi tin, thánh Phaolô muốn chúng ta hãy mang lấy những "trăn trở", "thao thức", "khao khát" vốn luôn luôn đốt cháy cõi lòng Chúa Giêsu.
Nghĩa là trong tâm tư của Chúa Giêsu, nếu: có trăn trở, cũng phải là trăn trở của ta; có thao thức, cũng phải là thao thức của ta; có khao khát, cũng phải là khao khát của ta.
Người tông đồ rao truyền Lời Chúa, một khi biến con tim thành con tim thổn thức cho việc truyền giáo theo cách Chúa Giêsu ấp ủ, họ sẽ lên đường hết sức kiên định, mạnh mẽ, sẵn sàng đối đầu cùng nghịch cảnh, sẵn sàng chấp nhận thập giá mà dọc đường rao giảng, người tông đồ nào cũng sẽ phải chạm tới.
Đồng thời khi đặt Lời Chúa trong nỗi “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” như chính nó là tâm tư của bản thân, sẽ là lý do mạnh, lý do cấp bách, lý do trên mọi lý do, để người tông đồ nói riêng, Hội Thánh nói chung phải ưu tiên hàng đầu cho việc rao truyền Lời Chúa: Lời chân lý, lời sự sống, Lời giải thoát.
Một khi hiểu được trăn trở, thao thức, khao khát của Chúa, dễ đẩy ta tới tâm thức: Không việc nào quan trọng bằng loan báo Tin Mừng của Chúa. Không hành động nào lớn bằng hành động loan báo Tin Mừng của Chúa. Không đam mê nào ngang hàng đam mê ra đi loan Tin Mừng của Chúa. Không thúc bách nào mạnh mẽ bằng thúc bách xả thân vì Lời của Chúa. Không tình yêu nào cao cả bằng tình yêu được sống chết cho Lời của Chúa...
Với tâm thức ấy, ta quyết làm trọn nỗi chờ mong của Chúa, không chần chừ, không so đo, không ì ạch…
Có thấy, có biết và sống chính tâm tư đầy trăn trở, thao thức, khao khát của Chúa, người truyền thông Lời Chúa mới đón nhận những thúc đẩy từ bản thân, từ đòi hỏi thâm sâu của cõi lòng một cách tự nguyện và tự do, để dấn thân rao truyền Lời Chúa.
Là người phụng sự Chúa, phụng sự Lời Chúa, các Kitô hữu linh mục không được “đứng ngoài” những tâm thức của Chúa.
Nếu Chúa đã và vẫn tiếp tục “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” cho Lời của Người vươn xa, thì linh mục, thừa tác viên của Lời, cũng phải nên như Chúa.
Họ nung đốt tâm hồn, ấp ủ trái tim, tôi luyện ý chí, đào tạo lý trí, để mọi nơi, mọi lúc, Lời Chúa phải tràn ứ, phải thấm nhập, phải luôn là những phản ứng thường xuyên trải dài suốt đời sống, xuyên qua từng khoảnh khắc sống của họ.
Có như thế, các linh mục sẽ rao truyền Lời Chúa sống động, xác tín, đầy quả quyết và quả cảm, như Chúa sống trong họ, như Lời của Chúa nói bằng miệng lưỡi của họ, như chính Chúa hành động trong từng biểu hiện của họ.
2. TRUYỀN GIÁO LÀ NGHĨA VỤ NHƯNG CŨNG LÀ VINH QUANG.
Hội Thánh cất giữ và cố gắng biến lời vừa là di chúc đặc biệt, vừa là mệnh lệnh truyền giáo: "Hãy đi giảng dạy muôn dân...", thành lẽ sống và hành động sống của mình. Hội Thánh ấp ủ từng ngày, để thao thức truyền giáo của Chúa Kitô trở thành nỗi thao thức, niềm say mê của Hội Thánh.
Vì thế, không có bất cứ lý do gì lại có thể ngăn cản linh mục, thành phần ưu tú của Hội Thánh, xao lãng truyền thông Lời Chúa. Hãy nhớ, lệnh truyền ấy vừa là bổn phận, vừa làm cho người thực hiện nó nên vinh quang:
- Bổn phận, vì linh mục phải tiếp tục sứ mạng của Chúa Kitô: Ngài "sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân" (Lc 9, 2).
Một khi thi hành, sứ mạng ấy trở thành nhiệm vụ cốt yếu của cả Hội Thánh và của từng người: “Chúng tôi không thể sao nhãng Lời Thiên Chúa để lo giúp việc bàn ăn” (Cv 6, 2). Thánh Phaolô còn nói mạnh hơn về nghĩa vụ không thể bỏ qua của việc thực thi sứ mạng truyền giáo: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9, 16).
- Còn vinh quang, vì người truyền giáo được cộng tác với Chúa Kitô mang ơn cứu độ cho trần gian. Lời Thiên Chúa là Lời quyền năng, lại được trao vào tay con người. Không phải chỉ hôm nay, nhưng đã có từ muôn thuở: “Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã nói với cha ông chúng ta qua các ngôn sứ” (Dt 1, 1).
Phải truyền thông Lời Chúa. Sứ mạng thiêng liêng, bền bỉ, mang tính sống còn này luôn được Hội Thánh nhắc nhở, đề cao. Hội Thánh xem công tác truyền giáo, ra đi làm sáng danh Chúa, rao giảng lời cứu độ của Chúa đến với muôn dân là việc phải thi hành nhanh chóng, cấp bách. Đó là nhiệm vụ không miễn trừ một ai, không chậm trễ dù ở thời điểm nào.
Ngày xưa, các tổ phụ, các tiên tri nhận lãnh và rao truyền Lời Chúa, thì nay, chúng ta, đặc biệt người linh mục, cũng tiếp tục thực hiện sứ mạng của các ngài.
Nhận lãnh sứ mạng truyền thông Lời Chúa, những con người mỏng dòn, yếu đuối lại tiếp tục trao gởi cho hết thế hệ này đến thế hệ khác Lời sự sống, để mọi thời, từng con người phải ấp ủ cho mình ngày càng trưởng thành, rồi đem Lời luôn được ấp ủ ấy san sẻ cho nhau.
Một khi lên đường dấn thân cho hoạt động truyền giáo, cũng có nghĩa, người linh mục cho thấy Chúa Kitô tin tưởng họ, khi Chúa dám đặt vào tay những con người tội lỗi nơi trần thế cơ đồ mà chính Người đã phải trả bằng giá máu.
Vì thế, khi được giao trách nhiệm công bố Lời Chúa, mỗi một người cần ý thức sự yếu đuối của mình mà cậy dựa vào Chúa, cầu nguyện nhiều, hết lòng khiêm nhường và ăn năn tội thường xuyên. Đồng thời, từng người đón nhận nhiệm vụ được giao với niềm yêu mến, sung sướng để sử dụng mọi khả năng, mọi nhiệt huyết của bản thân mà công bố Lời quyền năng của Chúa.
Hãy ra đi rao giảng Lời Chúa bằng lòng tin tưởng, không bao giờ sợ hãi, nhưng can đảm, mạnh mẽ để “những gì Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà mà rao giảng” (Mt 10, 27).
Hãy gieo lời Chúa chăm chỉ miệt mài như người gieo giống: gieo khắp nơi, gieo trong mọi hoàn cảnh, dù đó là “đất tốt” kết quả đạt đến “gấp trăm, hoặc “sáu mươi”, hoặc “ba mươi”, hay đó chỉ là “vệ đường”, là “nơi sỏi đá”, là “bụi gai” (Mt 13, 3-9).
Gieo Lời Chúa đến cùng, “lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (2Tm 4, 2).
Xin Chúa huấn luyện các linh mục của Chúa thành tông đồ cho thế giới mới, để họ luôn là những nhà thông truyền Lời Chúa chuyên nghiệp, đồng thời tìm vinh danh Chúa cách hết sức nhiệt thành, hiệu quả và đúng đắn.