THÚC GIỤC NHẸ NHÀNG CỦA ÂN SỦNG
“Ngài liền dẫn một trẻ nhỏ tới, để đứng bên cạnh Ngài”.
Chuyện kể về D. Bonhoeffer, một thần học gia chống lại các chính sách của Hitler. Ngày kia, trong tù, theo quy định, ông chào một sĩ quan Đức, “Hoan hô Hitler!” khi viên sĩ quan đi qua. Bonhoeffer thấy một tù nhân khác tỏ vẻ khó chịu; anh này từ chối chào. Ông thì thầm vào tai anh, “Chào đi, đồ ngốc. Điều này không đáng để chết! Phải lựa chọn các trận chiến một cách cẩn thận!”.
Kính thưa Anh Chị em,
D. Bonhoeffer đã thì thầm vào tai bạn mình để thức tỉnh anh, phải chọn chỗ mà chết; ‘đại dương’ chứ không phải ‘một vũng nước’. Tin Mừng hôm nay cũng nói đến ‘một lời thì thầm’ Chúa Giêsu dành cho các môn đệ khi giữa họ đang chào xáo, ai sẽ là người cao trọng nhất! Luca rất tinh tế khi viết, “Chúa Giêsu thấu biết tư tưởng trong lòng các ông, Ngài liền dẫn một trẻ nhỏ tới, để đứng bên cạnh Ngài”. Thay vì thì thầm vào tai như D. Bonhoeffer, Chúa Giêsu đưa ra một cử chỉ. Cử chỉ này được coi như một nhắc nhở không lời; đúng hơn, một ‘thúc giục nhẹ nhàng của ân sủng’.
Rõ ràng, đã xảy ra một sự ganh đua, vốn âm ỉ theo bản tính tự nhiên của con người; nó đã bắt đầu nhen nhúm và bộc lộ giữa các môn đệ. Phải chăng họ đã ghen tị vì Phêrô đã tuyên tín Thầy là Đấng Messia của Thiên Chúa? Hoặc phải chăng nhiều người trong họ không được đưa lên núi để chứng kiến việc Thầy biến hình? Nhưng dù nguyên nhân là gì đi nữa, thì giữa họ cũng đã có một sự tranh chấp quyền lực nhất định!
Điều quan trọng cần hiểu ở đây là, Chúa Giêsu luôn mong muốn giải quyết tội lỗi của chúng ta ngay khi nó mới bắt đầu. Nếu chúng ta sẵn sàng đón nhận những ‘thúc giục nhẹ nhàng của ân sủng’ từ Ngài, tức là đón nhận sự dịu dàng dịch chuyển bánh lái hành động của mình ngay khi mới bắt đầu chệch hướng, thì sự chú ý đến lời quở trách yêu thương của Chúa Giêsu sẽ giúp chúng ta không bắt rễ sâu hơn vào tội lỗi, cho dù đó có thể là gì. Việc thiết lập một thói quen xét mình thường xuyên sẽ giúp ích rất nhiều trong việc này; nhờ luôn ‘nội soi’, chúng ta không thấy Thiên Chúa là một Thẩm Phán khắc nghiệt, hay phê phán; đúng hơn, thấy Ngài trong sự dịu dàng và chăm sóc.
Sự dịu dàng của Thiên Chúa một lần nữa được gặp thấy trong bài đọc Zacharia hôm nay, “Ta sẽ cứu dân Ta thoát khỏi đất phía mặt trời mọc và phía mặt trời lặn. Ta sẽ dẫn chúng về cư ngụ giữa Giêrusalem”. Đó là một Thiên Chúa tìm kiếm, chữa lành và là một Thiên Chúa tái tạo, như lời Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng, “Chúa sẽ xây dựng lại Sion, sẽ xuất hiện quang vinh rực rỡ!”.
Anh Chị em,
Như các môn đệ, ước mong thống trị, ham muốn chức quyền đều tồn tại trong chúng ta. Chúa Giêsu, vị Thầy tuyệt vời biết hết, hiểu hết những hư tưởng ấy. Ngài đang thì thầm bên tai chúng ta bằng những ‘thúc giục nhẹ nhàng của ân sủng’; qua Lời Ngài, qua tiếng nói của tha nhân, hay qua các biến cố lớn nhỏ, ngõ hầu chúng ta không phải ngốc ngếch mà chết trong ‘những vũng nước’ của ma quỷ hay thói đời. Là con cái của Thiên Chúa, được cứu chuộc bằng chính máu Chúa Kitô, được giải thoát khỏi những hão huyền của thế gian…, chúng ta hãy tỉnh thức, đừng để mình bị quàng vào ách nô lệ của bất cứ tội lỗi nào ngay cả khi nó mới chớm nở.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa đã đến với con nhiều cách qua những ‘thúc giục nhẹ nhàng của ân sủng’. Xin giúp con thấy rõ những gì con phải đổi thay, để ngay cả những hạt mầm của một tội nhỏ nhất, nó cũng được nhổ bỏ”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ngài liền dẫn một trẻ nhỏ tới, để đứng bên cạnh Ngài”.
Chuyện kể về D. Bonhoeffer, một thần học gia chống lại các chính sách của Hitler. Ngày kia, trong tù, theo quy định, ông chào một sĩ quan Đức, “Hoan hô Hitler!” khi viên sĩ quan đi qua. Bonhoeffer thấy một tù nhân khác tỏ vẻ khó chịu; anh này từ chối chào. Ông thì thầm vào tai anh, “Chào đi, đồ ngốc. Điều này không đáng để chết! Phải lựa chọn các trận chiến một cách cẩn thận!”.
Kính thưa Anh Chị em,
D. Bonhoeffer đã thì thầm vào tai bạn mình để thức tỉnh anh, phải chọn chỗ mà chết; ‘đại dương’ chứ không phải ‘một vũng nước’. Tin Mừng hôm nay cũng nói đến ‘một lời thì thầm’ Chúa Giêsu dành cho các môn đệ khi giữa họ đang chào xáo, ai sẽ là người cao trọng nhất! Luca rất tinh tế khi viết, “Chúa Giêsu thấu biết tư tưởng trong lòng các ông, Ngài liền dẫn một trẻ nhỏ tới, để đứng bên cạnh Ngài”. Thay vì thì thầm vào tai như D. Bonhoeffer, Chúa Giêsu đưa ra một cử chỉ. Cử chỉ này được coi như một nhắc nhở không lời; đúng hơn, một ‘thúc giục nhẹ nhàng của ân sủng’.
Rõ ràng, đã xảy ra một sự ganh đua, vốn âm ỉ theo bản tính tự nhiên của con người; nó đã bắt đầu nhen nhúm và bộc lộ giữa các môn đệ. Phải chăng họ đã ghen tị vì Phêrô đã tuyên tín Thầy là Đấng Messia của Thiên Chúa? Hoặc phải chăng nhiều người trong họ không được đưa lên núi để chứng kiến việc Thầy biến hình? Nhưng dù nguyên nhân là gì đi nữa, thì giữa họ cũng đã có một sự tranh chấp quyền lực nhất định!
Với trình thuật này, thánh Cyrilô Alexandria lưu ý, “Trong cuộc chiến thiêng liêng, mưu chước đầu tiên của ma quỷ là khơi dậy những ham muốn xác thịt bên trong, khiến chúng ta bị ràng buộc bởi việc ước muốn những thú vui đó. Tuy nhiên, khi một người có thể thoát khỏi những ham muốn hạ đẳng xác thịt này, ma quỷ sẽ khơi lên một tội thầm kín khác; tên gọi của nó là ‘háo danh’, hạt mầm của kiêu ngạo. Đây là điều mà các môn đệ đã phải đấu tranh. “Thấu biết tư tưởng lòng họ”, một nhận xét rất quan trọng, Chúa Giêsu biết sự háo danh nơi các môn sinh như chỉ mới bắt đầu; nó tựa hồ cỏ dại mới mọc, sẽ dễ dàng để nhổ lên. Nhưng nếu cứ để như thế, cây mọc lên, sẽ khó nhổ hơn. Cũng vậy, đối với một tội lỗi! Thật tinh tế, Ngài nhẹ nhàng dẫn một đứa trẻ vào và nói, “Kẻ nào bé nhỏ nhất trong các con, đó là người cao trọng nhất”. Ngài đã kịp giúp họ loại bỏ ‘cỏ dại’ của tội háo danh trước khi nó bám rễ quá sâu; và Chúa Giêsu tiếp tục trò chuyện với sự dịu dàng, giải quyết những vướng mắc trong lý luận của họ.
Điều quan trọng cần hiểu ở đây là, Chúa Giêsu luôn mong muốn giải quyết tội lỗi của chúng ta ngay khi nó mới bắt đầu. Nếu chúng ta sẵn sàng đón nhận những ‘thúc giục nhẹ nhàng của ân sủng’ từ Ngài, tức là đón nhận sự dịu dàng dịch chuyển bánh lái hành động của mình ngay khi mới bắt đầu chệch hướng, thì sự chú ý đến lời quở trách yêu thương của Chúa Giêsu sẽ giúp chúng ta không bắt rễ sâu hơn vào tội lỗi, cho dù đó có thể là gì. Việc thiết lập một thói quen xét mình thường xuyên sẽ giúp ích rất nhiều trong việc này; nhờ luôn ‘nội soi’, chúng ta không thấy Thiên Chúa là một Thẩm Phán khắc nghiệt, hay phê phán; đúng hơn, thấy Ngài trong sự dịu dàng và chăm sóc.
Sự dịu dàng của Thiên Chúa một lần nữa được gặp thấy trong bài đọc Zacharia hôm nay, “Ta sẽ cứu dân Ta thoát khỏi đất phía mặt trời mọc và phía mặt trời lặn. Ta sẽ dẫn chúng về cư ngụ giữa Giêrusalem”. Đó là một Thiên Chúa tìm kiếm, chữa lành và là một Thiên Chúa tái tạo, như lời Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng, “Chúa sẽ xây dựng lại Sion, sẽ xuất hiện quang vinh rực rỡ!”.
Anh Chị em,
Như các môn đệ, ước mong thống trị, ham muốn chức quyền đều tồn tại trong chúng ta. Chúa Giêsu, vị Thầy tuyệt vời biết hết, hiểu hết những hư tưởng ấy. Ngài đang thì thầm bên tai chúng ta bằng những ‘thúc giục nhẹ nhàng của ân sủng’; qua Lời Ngài, qua tiếng nói của tha nhân, hay qua các biến cố lớn nhỏ, ngõ hầu chúng ta không phải ngốc ngếch mà chết trong ‘những vũng nước’ của ma quỷ hay thói đời. Là con cái của Thiên Chúa, được cứu chuộc bằng chính máu Chúa Kitô, được giải thoát khỏi những hão huyền của thế gian…, chúng ta hãy tỉnh thức, đừng để mình bị quàng vào ách nô lệ của bất cứ tội lỗi nào ngay cả khi nó mới chớm nở.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa đã đến với con nhiều cách qua những ‘thúc giục nhẹ nhàng của ân sủng’. Xin giúp con thấy rõ những gì con phải đổi thay, để ngay cả những hạt mầm của một tội nhỏ nhất, nó cũng được nhổ bỏ”, Amen.
(Tgp. Huế)