BA NGÔI - KIỂU MẪU
CỦA TÌNH YÊU HIỆP THÔNG
Tự bản tính, tình yêu nội tại cung lòng Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần đã là tình yêu hiệp nhất. Bởi sự liên hệ trong tình yêu giữa Ngôi Cha và Ngôi Con tròn đầy đến nỗi phát sinh Ngôi Thánh Thần. Còn Thánh Thần, Đấng liên hệ và nối kết đậm đặc, bền chặt, duy nhất giữa Ngôi Cha và Ngôi Con.
Chính trong tình yêu hiệp thông cao cả như vậy, ta mới có thể hiểu phần nào Ba Ngôi mà lại một Chúa: Ba mà Một - Một nhưng vẫn là Ba.
1. Trong giáo huấn của Chúa Giêsu.
Tình yêu hiệp thông chẳng những không bao giờ lỏng lẻo, mà còn đầy đặn vĩnh cửu ấy, được Chúa Giêsu nhiều lần khẳng định: “Thầy với Chúa Cha là một” (Ga 10, 30). Hoặc: "Cha ở trong Con và Con ở trong Cha" (Ga 17, 20).
Tình yêu hiệp thông trong chiều kích Ba Ngôi khắng khít đến nỗi: Chúa Thánh Thần "không tự mình mà nói, nhưng Ngài nghe gì thì sẽ nói vậy... Ngài sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con. Tất cả những gì Cha có đều là của Thầy, vì thế Thầy đã nói: Ngài sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con". (Ga 16, 13-15).
Tình yêu hiệp thông nơi cung lòng Thiên Chúa còn trọn vẹn đến nỗi một Ngôi là biểu hiện của cả Ba Ngôi: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9).
Trong giáo huấn về mầu nhiệm tình yêu mà Ba Ngôi trao đổi cho nhau, Chúa Giêsu còn cho biết: “Chúa Cha yêu thương người Con và đã giao mọi sự trong tay Ngài” (Ga 3, 35). Hay:“Con yêu Cha nên Con làm mọi sự đúng như Cha đã truyền dạy” (Ga 14, 31) cho dù phải “vâng lời (Chúa Cha trong mọi sự) cho đến chết và chết trên thập giá” (Phil 2, 8).
Chỉ trong tương quan tình yêu, mới khả dĩ cắt nghĩa được khía cạnh ngôi hiệp trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.
2. Hội Thánh tuyên xưng mầu nhiệm Ba Ngôi.
Tin tưởng và trung thành rao giảng mầu nhiệm Ba Ngôi, Hội Thánh luôn khẳng định và tuyên xưng: Chúa Thánh Thần "bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra. Ngài được phụng thờ với Chúa cha và Chúa Con" (kinh Tin kính).
Hội Thánh chúc tụng tình yêu hiệp nhất của Ba Ngôi: "Chính nhờ Người với Người và trong Người mà mọi danh dự và vinh quang đều quy về Chúa là Cha toàn năng, trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời" (Vinh tụng ca).
Hội Thánh luôn luôn cầu nguyện nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi: "Nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa, Chúa chúng con. Người hằng sống hằng trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời".
Hội Thánh khắc ghi lời cầu nguyện của Chúa Giêsu: "Xin cho chúng nên một như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha" (Ga 17,21), để duy trì và luôn hướng đời sống, sinh hoạt của mình trong tình yêu hiệp thông của mầu nhiệm ba Ngôi.
3. Sống tình yêu hiệp thông theo khuôn mẫu tình yêu Ba Ngôi.
- Chúng ta hiệp thông với Chúa Ba Ngôi bằng chính lòng yêu mến và đức tôn thờ của mình. Tấm gương của Christophe Colombus, nhà hằng hải nổi tiếng của Tây Ban Nha, và là người khám phá châu Mỹ, là kiểu mẫu cho chúng ta về sự gắn mình với Thiên Chúa.
Christophe Colombus có lòng sùng kính Chúa Ba Ngôi cách rất đặc biệt. Trước mọi hoạt động, ông đều kêu cầu Chúa Ba Ngôi, cũng như luôn khởi đầu những gì mình viết bằng dòng chữ: “Nhân danh Chúa Ba Ngôi cực thánh”.
Trong cuộc khởi hành thứ 3 vào năm 1498, Christophe thề hứa sẽ dâng Chúa Ba Ngôi phần đất nào ông khám phá đầu tiên. Vì thế hòn đảo ông đặt chân đến đầu tiên trong cuộc hành trình thám hiểm tân thế giới ấy cho đến nay vẫn được gọi là “Trinidad” (đảo Chúa Ba Ngôi).
Như ông, ta đặt Thiên Chúa làm chủ và gia nghiệp của cuộc đời mình, để bất cứ làm việc gì, suy nghĩ gì, hành động gì, dự án gì, tương quan nào..., ta cũng đều đặt chúng trong ánh nhìn của Thiên Chúa. Sẵn sàng hiến dâng Thiên Chúa và quy về Thiên Chúa mọi kết quả của đời mình.
Hãy nhân danh Ba Ngôi và dâng hiến cho Ngài tất cả mọi chiều kích, mọi thời gian, mọi hoàn cảnh của chính mình và của những ai có ảnh hưởng tới mình hay mình ảnh hưởng trên họ.
- Đời sống thường ngày, ta biết đặt tinh thần hiệp nhất lên trên tất cả mọi nỗ lực, mọi ý hướng để luôn cộng tác với anh chị em xung quanh trong sự tôn trọng và yêu thương, để làm việc và xây dựng Nước Chúa nơi môi trường, hay hoàn cảnh cụ thể mà mình đang hiện diện.
Biết từng chút, kiên nhẫn gọt giũa cái tôi cồng kềnh của bản thân để hợp lực cùng nhau phát triển Hội Thánh, là tác phẩm độc đáo của Thiên Chúa ngày càng sinh động, ngày càng uyển chuyển và tràn đầy sức sống của đức tin mạnh mẽ, kiên cường.
Từng Kitô hữu hãy dâng hiến bản thân, ý thức việc cho đi, biết chia sẻ, biết bỏ ý riêng và sống chan hoà tình bác ái. Tất cả mọi thành viên trong cùng một cộng đoàn đức tin hãy quyết tìm thánh ý Chúa để mưu cầu sự thánh thiện và ân huệ của Thiên Chúa cho từng cá nhân trong cộng đoàn của mình.
Chúng ta hãy luôn cầu nguyện, nài xin Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần yêu thương, sẵn lòng tha thứ cho những bất toàn của từng cá nhân. Xin Thánh Thần của Ngài kiến tạo mỗi cá nhân thành khuôn mẫu của sự thánh thiện mà Ngài luôn mời gọi hướng tới.
CỦA TÌNH YÊU HIỆP THÔNG
Tự bản tính, tình yêu nội tại cung lòng Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần đã là tình yêu hiệp nhất. Bởi sự liên hệ trong tình yêu giữa Ngôi Cha và Ngôi Con tròn đầy đến nỗi phát sinh Ngôi Thánh Thần. Còn Thánh Thần, Đấng liên hệ và nối kết đậm đặc, bền chặt, duy nhất giữa Ngôi Cha và Ngôi Con.
Chính trong tình yêu hiệp thông cao cả như vậy, ta mới có thể hiểu phần nào Ba Ngôi mà lại một Chúa: Ba mà Một - Một nhưng vẫn là Ba.
1. Trong giáo huấn của Chúa Giêsu.
Tình yêu hiệp thông chẳng những không bao giờ lỏng lẻo, mà còn đầy đặn vĩnh cửu ấy, được Chúa Giêsu nhiều lần khẳng định: “Thầy với Chúa Cha là một” (Ga 10, 30). Hoặc: "Cha ở trong Con và Con ở trong Cha" (Ga 17, 20).
Tình yêu hiệp thông trong chiều kích Ba Ngôi khắng khít đến nỗi: Chúa Thánh Thần "không tự mình mà nói, nhưng Ngài nghe gì thì sẽ nói vậy... Ngài sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con. Tất cả những gì Cha có đều là của Thầy, vì thế Thầy đã nói: Ngài sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con". (Ga 16, 13-15).
Tình yêu hiệp thông nơi cung lòng Thiên Chúa còn trọn vẹn đến nỗi một Ngôi là biểu hiện của cả Ba Ngôi: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9).
Trong giáo huấn về mầu nhiệm tình yêu mà Ba Ngôi trao đổi cho nhau, Chúa Giêsu còn cho biết: “Chúa Cha yêu thương người Con và đã giao mọi sự trong tay Ngài” (Ga 3, 35). Hay:“Con yêu Cha nên Con làm mọi sự đúng như Cha đã truyền dạy” (Ga 14, 31) cho dù phải “vâng lời (Chúa Cha trong mọi sự) cho đến chết và chết trên thập giá” (Phil 2, 8).
Chỉ trong tương quan tình yêu, mới khả dĩ cắt nghĩa được khía cạnh ngôi hiệp trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.
2. Hội Thánh tuyên xưng mầu nhiệm Ba Ngôi.
Tin tưởng và trung thành rao giảng mầu nhiệm Ba Ngôi, Hội Thánh luôn khẳng định và tuyên xưng: Chúa Thánh Thần "bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra. Ngài được phụng thờ với Chúa cha và Chúa Con" (kinh Tin kính).
Hội Thánh chúc tụng tình yêu hiệp nhất của Ba Ngôi: "Chính nhờ Người với Người và trong Người mà mọi danh dự và vinh quang đều quy về Chúa là Cha toàn năng, trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời" (Vinh tụng ca).
Hội Thánh luôn luôn cầu nguyện nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi: "Nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa, Chúa chúng con. Người hằng sống hằng trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời".
Hội Thánh khắc ghi lời cầu nguyện của Chúa Giêsu: "Xin cho chúng nên một như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha" (Ga 17,21), để duy trì và luôn hướng đời sống, sinh hoạt của mình trong tình yêu hiệp thông của mầu nhiệm ba Ngôi.
3. Sống tình yêu hiệp thông theo khuôn mẫu tình yêu Ba Ngôi.
- Chúng ta hiệp thông với Chúa Ba Ngôi bằng chính lòng yêu mến và đức tôn thờ của mình. Tấm gương của Christophe Colombus, nhà hằng hải nổi tiếng của Tây Ban Nha, và là người khám phá châu Mỹ, là kiểu mẫu cho chúng ta về sự gắn mình với Thiên Chúa.
Christophe Colombus có lòng sùng kính Chúa Ba Ngôi cách rất đặc biệt. Trước mọi hoạt động, ông đều kêu cầu Chúa Ba Ngôi, cũng như luôn khởi đầu những gì mình viết bằng dòng chữ: “Nhân danh Chúa Ba Ngôi cực thánh”.
Trong cuộc khởi hành thứ 3 vào năm 1498, Christophe thề hứa sẽ dâng Chúa Ba Ngôi phần đất nào ông khám phá đầu tiên. Vì thế hòn đảo ông đặt chân đến đầu tiên trong cuộc hành trình thám hiểm tân thế giới ấy cho đến nay vẫn được gọi là “Trinidad” (đảo Chúa Ba Ngôi).
Như ông, ta đặt Thiên Chúa làm chủ và gia nghiệp của cuộc đời mình, để bất cứ làm việc gì, suy nghĩ gì, hành động gì, dự án gì, tương quan nào..., ta cũng đều đặt chúng trong ánh nhìn của Thiên Chúa. Sẵn sàng hiến dâng Thiên Chúa và quy về Thiên Chúa mọi kết quả của đời mình.
Hãy nhân danh Ba Ngôi và dâng hiến cho Ngài tất cả mọi chiều kích, mọi thời gian, mọi hoàn cảnh của chính mình và của những ai có ảnh hưởng tới mình hay mình ảnh hưởng trên họ.
- Đời sống thường ngày, ta biết đặt tinh thần hiệp nhất lên trên tất cả mọi nỗ lực, mọi ý hướng để luôn cộng tác với anh chị em xung quanh trong sự tôn trọng và yêu thương, để làm việc và xây dựng Nước Chúa nơi môi trường, hay hoàn cảnh cụ thể mà mình đang hiện diện.
Biết từng chút, kiên nhẫn gọt giũa cái tôi cồng kềnh của bản thân để hợp lực cùng nhau phát triển Hội Thánh, là tác phẩm độc đáo của Thiên Chúa ngày càng sinh động, ngày càng uyển chuyển và tràn đầy sức sống của đức tin mạnh mẽ, kiên cường.
Từng Kitô hữu hãy dâng hiến bản thân, ý thức việc cho đi, biết chia sẻ, biết bỏ ý riêng và sống chan hoà tình bác ái. Tất cả mọi thành viên trong cùng một cộng đoàn đức tin hãy quyết tìm thánh ý Chúa để mưu cầu sự thánh thiện và ân huệ của Thiên Chúa cho từng cá nhân trong cộng đoàn của mình.
Chúng ta hãy luôn cầu nguyện, nài xin Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần yêu thương, sẵn lòng tha thứ cho những bất toàn của từng cá nhân. Xin Thánh Thần của Ngài kiến tạo mỗi cá nhân thành khuôn mẫu của sự thánh thiện mà Ngài luôn mời gọi hướng tới.