Chế độ Bắc Kinh phải từ bỏ các chính sách kiểm soát sinh đẻ nhằm ngăn chặn sự suy giảm nhân khẩu học, một mối đe dọa đối với sự tăng trưởng và ổn định của đất nước. Lời yêu cầu này đến từ các chuyên gia và học giả. Yêu cầu tương tự đã được Ngân hàng Trung ương đưa ra trước đó. Để đối phó với tình trạng già hóa dân số đang diễn ra, họ cũng khuyến nghị điều chỉnh hệ thống lương hưu.
Vào ngày 11 tháng 5, Văn phòng Thống kê Quốc gia đã công bố kết quả của cuộc điều tra dân số quốc gia. Năm 2020, dân số vượt quá 1.4 tỷ người, nhưng so với năm 2019, số ca sinh mới giảm 18%: từ 14.65 xuống 12 triệu trẻ em, là mức thấp nhất trong vòng 60 năm qua.
Thanh niên Trung Quốc không muốn có con: tốn kém quá nhiều và nhà nước không giúp được gì cho họ. Phụ nữ Trung Quốc ở tuổi mang thai mỗi người sinh 1.3 con, khác xa so với con số 2.1 cần thiết để giữ ổn định dân số.
Nhật Bản là quốc gia có dân số già nhất thế giới. Tuy nhiên, Phụ nữ Nhật Bản ở tuổi mang thai mỗi người sinh 1.37 con. Một số nhà nghiên cứu ước tính rằng trong 10 năm tới, tỷ lệ phụ nữ Trung Quốc từ 22 đến 35 tuổi sẽ giảm hơn 30%.
Đó là sự thất bại của chính sách một con trong quá khứ. Việc nới lỏng vào năm 2016, với khả năng mỗi gia đình có hai con, không thay đổi tình hình được bao nhiêu. Theo Ngân hàng Trung ương, việc “tự do hóa” sinh sản phải được thực hiện ngay bây giờ vì vẫn còn những cặp vợ chồng muốn sinh thêm con. Họ cảnh cáo rằng như đã xảy ra ở các nước phát triển hơn, do các động lực kinh tế xã hội, điều này có thể thay đổi trong tương lai..
Những con số cho thấy Trung Quốc đang già đi: đó là một mối nguy hiểm đối với sự ổn định xã hội của đất nước. Điều tra dân số cho thấy từ năm 2010 đến năm 2020, dân số trong độ tuổi lao động, từ 16 đến 59, đã giảm 40 triệu người. Hơn 18% người Trung Quốc trên 60 tuổi: họ là những người không làm việc và có xu hướng tiết kiệm. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2019 của Học viện Khoa học Trung Quốc, chính phủ có thể cạn kiệt quỹ lương hưu vào năm 2035.
Source:Asia News